Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện game trong một số học sinh hiện nay

40 điểm

htdt08

Trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng nghiện game trong một số học sinh hiện nay

Tổng hợp câu trả lời [1]

I. Mở bài Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng nghiện game của học sinh trong xã hội hiện nay. Khái quát suy nghĩ, nhận định của bản thân về vấn đề này [nghiêm trọng, cấp thiết, mang tính xã hội,…]. II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường 1. Giải thích khái niệm: - Game là gì? Cách gọi chung của các trò chơi điện tử có thể tìm thấy trên các thiết bị như máy tính, điện thoại di động,...được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của con người ngày nay. - Nghiện là gì? Là trạng thái tâm lý tiêu cực gây ra do việc quá phụ thuộc hoặc sa đà quá mức vào một thứ gì đó có thể gây ảnh hưởng xấu đến người sử dụng hoặc thường xuyên tiếp xúc nó. - Nghiện game là gì? Là hiện tượng đầu nhập quá mức vào trò chơi điện tử dẫn đến những tác hại không mong muốn. 2. Thực trạng: - Nhiều học sinh, sinh viên dành trên 4 giờ mỗi ngày cho việc chơi game. - Nhiều tiệm net vẫn hoạt động ngoài giờ cho phép do nhu cầu chơi game về đêm của học sinh. - Ngày càng nhiều hậu quả tiêu cực xảy ra trong xã hội có liên quan đến nghiện game. 3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện game: - Các trò chơi ngày càng đa dạng, phong phú và nhiều tính năng thu hút giới trẻ. - Lứa tuổi học sinh chưa được trang bị tâm lý vững vàng, dễ bị lạc mình trong thế giới ảo. - Nhu cầu chứng tỏ bản thân và ganh đua với bè bạn do tuổi nhỏ. - Phụ huynh và nhà trường chưa quản lý học sinh chặt chẽ. 4. Hậu quả của nghiện game: - Học sinh bỏ bê việc học, thành tích học tập giảm sút. - Ảnh hưởng đến sức khỏe, hao tốn tiền của. - Dễ bị lôi kéo vào tệ nạn xã hội. 5. Giải pháp khắc phục hiện tượng nghiện game: - Bản thân học sinh nên tự xây dựng ý thức học tập tốt, giải trí vừa phải. - Cần có biện pháp giáo dục, nâng cao ý cho học sinh đồng thời tuyên truyền tác hại của việc nghiện game trong nhà trường, gia đình và xã hội. - Các cơ quan nên có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề phát hành và phổ biến game. III. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề [tác hại của nghiện game online, vấn đề nghiêm trọng cần giải quyết kịp thời,...]. Đúc kết bài học kinh nghiệm, đưa ra lời kêu gọi, nhắn nhủ.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
  • Giọng điệu trong văn học là gì
  • Trong văn bản “Cô bé bán diêm”, cô bé bán diêm có gia cảnh như thế nào?
  • Trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, bản thân Đôn Ki-hô-tê tự đánh giá cuộc giao tranh của mình với những chiếc cối xay gió như thế nào? A. Là một cuộc giao tranh lớn. B. Là một cuộc giao tranh cân bằng giữa hai đối thủ. C. Là một cuộc giao tranh không phân thắng bại. D. Là một cuộc giao tranh điên cuồng và không cân sức.
  • Tắt đèn của Ngô Tất Tố được viết theo thể loại nào A. Bút kí. B. Truyện ngắn. C. Tiểu thuyết. D. Truyện vừa.
  • Văn bản “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” được làm theo thể loại [thể thơ] nào?
  • Mở đầu đoạn trích, tác giả đã giới thiệu cảnh ngộ của chú bé Hồng như thế nào? Cảnh ngộ đó tạo nên thân phận của bé Hồng ra sao?
  • Từ nội dung đoạn thơ "Tạ ơn cây" của tác giả Vũ Quần Phương, em hãy viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] nói về tầm quan trọng việc trồng và bảo vệ cây xanh.
  • Trong Bàn về phép học tác giả đã phê phán những lối học sai trái nào? ? Tác giả đã thẳng thắn chỉ ra tác hại của lối học ấy là gì ?
  • Các câu văn sau nằm trong phần nào của bài thuyết minh về “cách nấu canh rau ngót với thịt lợn nạc”: “ - Rau ngót chọn lá nhỏ, tươi non, tuốt lấy lá, bỏ cọng, rửa sạch, vò hơi giập. - Thịt lợn nạc rửa sạch, thái miếng mỏng [Hoặc băm nhỏ ]. - Cho thịt vào nước lã, đun sôi, hớt bọt, nêm nước mắm, muối vừa ăn, cho rau vào đun sôi khoảng 2 phút, cho chút mì chính rồi bắc ra ngay.” A. Nguyên liệu B. Yêu cầu thành phẩm C. Cách làm D. Không nằm ở phần nào

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 8 hay nhất

xem thêm

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về việc nghiện game ở học sinh

2. Thân bài:

  • Game online là những trò chơi qua mạng Internet
    • Tình trạng nghiện game online ở học sinh đang diễn ra rất nhiều
    • Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm
  • Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía.
    • Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần
    • Bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. 
  • Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại.
    • Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, đầu óc không tỉnh táo. 
  • Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?
    •  Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện 

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về vấn đề ấy

Bài văn:

Game online thực ra là một trò chơi giải trí lành mạnh giúp cho đầu óc thư giãn và thoải mái sau những căng thằng. Nhưng hiện nay, game online đối với một số bạn trẻ đã không còn giữ được sự trong sáng đó nữa. Vấn đề nghiện game online đang khiến cho phụ huynh và rất nhiều người khác nhức nhối vì chưa giải quyết triệt để.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về việc nghiện game ở học sinh

2. Thân bài:

  • Nạn chơi game online đang ngốn rất nhiều thời gian của các bạn.
  • Các công ty giải trí vẫn tung ra những game mới cho cư dân mạng 
  • Vậy nguyên nhân của những hiện tượng trên là do đâu?
    • Là do các bạn ham chơi, lười học nên tìm đến những trò chơi giải trí
    • Do bạn bè rủ rê, lôi kéo, hay do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đìnho
  • Chơi game quá nhiều dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ, lười vận động.
    • Chơi game bạo lực, game không lành mạnh sẽ gây tổn hại hệ thần kin
    • Nghiện game dẫn đến bỏ bê việc học, và rất dễ đánh mất tuổi trẻ 
  • Đây thực sự là một vấn đề rất nan giải đối với gia đình, nhà trường và xã hội. 
    • Học sinh bản thân phải tự ý thức được việc này
    • Nhà nước phải có biện pháp mạnh hơn nữa
    • Phụ huynh cần quan tâm, bám sát con em mình.
    • Nhà trường cũng phải có biện pháp quản lí chặt hơn

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về vấn đề ấy

Bài văn:

Chúng ta đang được sống trong một xã hội văn minh, hiện đại, một xã hội mà ngành công nghệ đang phát triển mạnh mẽ. Ngày càng có nhiều trò giải trí ra đời. Đó cũng chính là nguyên nhân của hiện tượng rất nhiều học sinh nam trốn học đi chơi điện tử. Vậy làm sao để giải quyết được vấn đề này?

Vấn đề này hiện nay rất phổ biến và đang được đề cập rất nhiều trên các báo. Như chúng ta đã biết xã hội càng phát triển thì ngày càng nhiều trò chơi điện tử ra đời. Bên cạnh những trò giải trí lành mạnh thì không ít những trò giải trí bạo lực vẫn tồn tại và gây ảnh hưởng rất xấu đến toàn xã hội. Thực tế là nạn chơi điện tử hay nói cách khác là game online đang ngốn rất nhiều thời gian của các bạn. Mặc dù rất nhiều cơ quan nhà nước đã có nhiều biện pháp nhưng chưa đủ mạnh để giải quyết triệt để vấn đề này. Các công ty giải trí vẫn tung ra những game mới cho cư dân mạng và những trò chơi ấy cũng như ma tuý đã dính vào là không thể bỏ qua được. Chúng ta hãy thử di một vòng quanh quàn NET, chúng ta sẽ gặp phải rất nhiều hình ảnh phản cảm và gây sốc cho dư luận vì chỉ vì ham chơi quá mà họ đánh mất giá trị của người học sinh hay có lẽ là do “con ma” điện tử mà họ đã đánh mất chính mình. Chúng ta còn có thể thấy được rất nhiều hiện tượng trong trường học của chúng ta như : thức khuya, dậy sớm để chơi game, bỏ học, lừa cha mẹ, thầy cô để lấy tiền di chơi game.

Vậy nguyên nhân của những hiện tượng trên là do đâu? Là do các bạn ham chơi, lười học nên tìm đến những trò chơi giải trí, ban đầu các bạn cứ nghĩ rằng chơi để giải trí sau những giờ học căng thẳng nhưng rồi càng chơi càng thích thú nên dẫn đến nghiện game hoặc có thể do bạn bè rủ rê, lôi kéo, hay do thiếu sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, do không có nghị lực, mất niềm tin vào việc học tập nên đã dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến chính bản thân họ và nhà trường, xã hội… Do chơi game quà nhiều , chơi từ sang đến khuya thậm chí không cần ăn dẫn đến ảnh hưởng sức khoẻ, ngồi chơi nhiều sẽ hại mắt, do không tiếp xúc với môi trường ngoài nên tác phong chậm chạp, lười vận động. Chơi game bạo lực, game không lành mạnh sẽ gây tổn hại hệ thần kinh, ảnh hưởng đến đạo đức, cử chỉ hằng ngày như hay cáu giận, bực mình với bạn bè, người thân. Nghiện game dẫn đến bỏ bê việc học, và rất dễ đánh mất tuổi trẻ và quãng đời học sinh tươi đẹp của mình.

Đây thực sự là một vấn đề rất nan giải đối với gia đình, nhà trường và xã hội. 2000 Vậy vấn đề này có thể giải quyết được không? Chúng ta phải làm thế nào để giúp các bạn cai nghiện điện tử? Theo em, trước hết, học sinh bản thân phải tự ý thức được việc này, phải hiểu rõ được tác hại của nó, tiếp đó là nhà nước phải có biện pháp mạnh hơn nữa đối với các công ty cung cấp dịch vụ giải trí ngừng cung cấp các game bạo lực và phụ huynh cần quan tâm, bám sát con em mình. Nhà trường cũng phải có biện pháp quản lí chặt hơn, chúng ta phải tuyên truyền về những tác hại của điện tử, cùng động viên, khuyến khích các bạn học tập, giúp các bạn “cai nghiện” điện tử.

Do đó chúng ta phải tự rút ra bài học riêng cho mình, phải tỉnh táo để nhìn nhận sự việc này một cách đúng đắn để không sa ngã, không đánh mất chính mình. Chúng ta đừng làm gì để sau này phải hối hận các bạn nhé

Dàn bài:

1. Mở bài: Giới thiệu về việc nghiện game ở học sinh

2. Thân bài:

  • “nghiện game” được WHO công nhận như một dạng  rối loạn tâm lý
    • Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian
    • Luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game 
  • Nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. 
    • Nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. 
    • Đồng thời, nghiện game gây ảnh hưởng tới gia đình, nhà trường và xã hội.
  • Nguyên nhân ngày càng có nhiều học sinh nghiện các trò chơi điện tử?
    • Sự giáo dục của nhà trường vẫn chưa toàn diện,
    • Sự quản lí của gia đình vẫn còn lỏng lẻo, xã hội vẫn chưa có sự quan tâm
    • Do học sinh chưa nhận thức được sự nguy hại của việc nghiện game.
  • Chúng ta cùng chung tay hành động cho một môi trường phát triển tốt đẹp
    • Gia đình, nhà trường cần có sự kết hợp trong việc giáo dục
    • Hãy biết bảo vệ lấy chính bản thân mình để không sa vào các tệ nạn

3. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về vấn đề ấy

Bài văn:

Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.

Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng  rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.

Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…

Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.

Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.

Nguyên nhân từ đâu mà ngày càng có nhiều học sinh nghiện các trò chơi điện tử? Có thể thấy, sự giáo dục của nhà trường vẫn chưa toàn diện, chưa cho học sinh thấy hết được các tác hại nguy hiểm của việc nghiện game, sự quản lí của gia đình vẫn còn lỏng lẻo, xã hội vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức khi vẫn đễ cho các quán internet mọc lên ồ ạt mà không có sự kiểm soát sát sao, hơn hết là do ý thức chưa tốt của một số học sinh, chưa nhận thức được sự nguy hại của việc nghiện game.

Đã đến lúc tất cả chúng ta cùng chung tay hành động cho một môi trường phát triển tốt đẹp và toàn diện của học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước. Gia đình, nhà trường cần có sự kết hợp trong việc giáo dục và quản lí con em mình, các game đưa ra thị trường cần có sự quản lí, kiểm soát để đảm bảo đủ sự lành mạnh cho người dùng….Lứa tuổi học sinh là độ tuổi còn bồng bột, dễ bị thu hút bởi những điều mới lạ, nhưng hãy biết bảo vệ lấy chính bản thân mình để không sa vào các tệ nạn, trong đó có nghiện game điện tử, đừng biến mình thành “con sâu làm rầu nồi canh”, thay vì là người làm chủ cuộc đời, làm chủ đất nước lại biến mình trở thành nỗi lo của xã hội.

Chơi game là một hình thức giải trí tuyệt vời để giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Tuy nhiên, nếu không thể kiểm soát tốt bản thân ta có thể trở thành “nô lệ” của trò chơi điện tử lúc nào không hay. Hãy là một người chơi thông thái bạn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề