Trong còn đồng tại sao ta thấy chớp loé sáng trước khi nghe thấy sấm

Sấm và chớp là hai hiện tượng thiên nhiên đầu tiên khiến cho con người sơ khai sợ hãi và thần bí hóa nhiều nhất. Khi thấy chớp lóe lên kèm theo tiếng nổ ầm, tiếp đó là tiếng ù ù rền rền như tiếng trống liên hồi, người sơ khai tin rằng thần linh đang nổi cơn thịnh nộ. Và sấm, sét chính là cách thức thần linh trừng phạt con người. Để hiểu chớp, sét và sấm, ta cần nhớ lại những hiểu biết về điện. Nhưng trước hết, cần nói rõ chớp và sét tuy mang hai tên nhưng chỉ là một hiện tượng. Khi ta chỉ nhìn thấy tia sáng nháy nháy mà không nghe thấy tiếng nổ, hoặc nghe rất xa, ta gọi đó là chớp. Khi thấy tia sáng lóe, tiếng nổ gần và lớn, ta gọi đó là sét.

Ta biết rằng mọi vật liệu đều có khả năng nhiễm điện và tích điện - điện “dương” hoặc điện “âm”. Dương điện có sức hút rất mạnh đối với âm điện. Điện tích càng lớn thì sức hút nhau càng mạnh. Khi điện tích đạt tới cực điểm - nghĩa là đến mức “quá tải” - thì vật chứa điện sẽ bị “đập bể”. Sự phóng điện - đập bể bình chứa - chính là để giải tỏa sức căng do sự quá tải để làm cho hai điện tích đó được cân bằng về điện. Hiện tượng sét xảy ra theo đúng quá trình vừa mô tả. Một đám mây chứa điện tích trái với điện tích của một đám mây khác hoặc với điện tích của một vật ở dưới đất [cái nhà chẳng hạn]. Khi điện áp giữa hai vật chứa đủ mạnh để có thể “bẻ gãy” sự ngăn cách của không khí giữa chúng với nhau thì một tia lửa điện bật lên. Sự phóng điện sẽ theo con đường có sức đề kháng yếu nhất. Do đó, chớp thường ngoằn ngoèo chữ chi là vậy. khả năng dẫn điện của không khí tùy thuộc nhiệt độ, tỷ trọng và độ ẩm. Không khí khô là vật cách điện rất tốt. Nhưng không khí ẩm lại là vật dẫn điện khá tốt. Đó là lý do tại sao khi đã bắt đầu mưa rồi thì sấm chớp cũng giảm lần rồi ngưng. Không khí ẩm tạo thành vật dẫn điện khiến cho các đám mây điện tích có thể “giao lưu” một cách thoải mái nên không có trường hợp tích điện quá căng nữa.

Thế còn sấm là gì? Khi có hiện tượng phóng điện, không khí quanh chỗ bị dãn ra sau đó co lại cực nhanh. Sự đụng chạm giữa dãn và co cực nhanh và mạnh giữa hai luồng khí này gây ra tiếng nổ. Tiếng rền rền chính là tiếng vang của sấm từ các đám mây khác phản dội lại. Ánh sáng truyền đi với vận tốc 300.000 km/giây, trong khi đó âm ba [tức sóng âm] chỉ truyền đi với vận tốc 340 m/giây trong không khí, do đó ta luôn thấy chớp rồi sau đó mới nghe thấy sấm.

Cách phòng chống sét đánh an toàn nhất là gì?

  • Khi ở trong nhà nên đứng xa cửa sổ, cửa ra vào, các đồ dùng điện, tránh các chỗ ẩm ướt như buồng tắm, bể nước, vòi nước, không nên dùng điện thoại trừ trường hợp rất cần thiết.
  • Nên rút phích cắm các thiết bị điện trước lúc có giông gần xảy ra. Với các đường dây điện thoại hay dây điện vì nối với lưới bên ngoài nên rất có thể bị ảnh hưởng sét đánh lan truyền.
  • Nên tránh xa các dây này và các vật dùng điện với khoảng cách ít nhất là 1m. Cần rút ăng ten ra khỏi ti vi khi có dông.
  • Nếu ở ngoài trời, tuyệt đối không dùng cây cối làm chỗ trú mưa, tránh các khu vực cao hơn xung quanh, tránh xa các vật dụng kim loại như xe đạp, máy, hàng rào sắt…
  • Nên tìm chỗ khô ráo, nếu xung quanh có cây cao hơn thì nên tìm chỗ thấp, tìm vị trí cây thấp. Người ở vị trí càng thấp càng tốt, tay ôm cổ, phần tiếp xúc của người với mặt đất là ít nhất; nhón chân, không được nằm xuống đất. Đặc biệt, không đứng thành nhóm người gần nhau.
  • Nếu như bạn cảm thấy tóc bị dựng lên [như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt ti-vi] thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào, lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

Từ khóa tìm kiếm: sấm sét là gì, lí giải hiện tượng sấm sét, cách phòng tránh sấm sét, hiện tượng thiên nhiên

35. Vì sao trước tiên nhìn thấy chớp, sau đó mới nghe tiếng sấm?

Về mùa hè thường có chớp và sấm [sét]. Khi điện trường giữa các điện tích dương và các điện tích âm trong đám mây mưa chênh nhau đến mức độ nhất định thì hai loại điện tích này sẽ phát sinh trung hòa và gây sét. Hiện tượng đó gọi là phóng điện sét. Khi sét đánh thì có chớp ánh sáng chói mãnh liệt, hơn nữa trên đường chớp sản sinh nhiệt độ rất cao, khiến cho không khí chung quanh đột nhiên giãn nở ra, phát sinh tiếng nổ dữ dội. Ánh chớp sáng lòe chói chính là luồng sét, còn tiếng nổ là tiếng sấm.

Khi có sét thì chớp và sấm phát sinh đồng thời, nhưng vì sao ta thấy chớp trước sau đó mới nghe tiếng sấm? Đó là vì tốc độ của ánh sáng nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ truyền âm. Ánh sáng truyền trong không khí với tốc độ 300000 km/s, tương đương với đi hết 7,5 vòng chu vi xích đạo trong một giây. Còn tốc độ âm thanh trong không khí chỉ là 340 m/s, chỉ bằng một phần mấy mươi vạn của tốc độ ánh sáng. Thời gian từ khi ánh chớp phát sinh truyền đến mặt đất chỉ bằng một phần mấy mươi vạn của giây, nhưng với cự ly đó tiếng sấm phải đi một thời gian khá dài. Căn cứ vào điều đó ta có thể lợi dụng thời gian từ khi nhìn thấy ánh chớp đến khi nghe thấy tiếng sấm để tính ra chỗ phóng điện cách ta khoảng bao xa.

Có lúc chỉ thấy chớp mà không nghe tiếng sấm, đó là vì đám mây phóng điện sét cách ta quá xa, hoặc là tiếng sấm vang ra không đủ vọng đến. Vì năng lượng âm thanh truyền trong không khí ngày càng giảm dần cho nên cuối cùng ta không nghe thấy được.

Đã đành một lần có chớp thì sẽ có tiếng sấm tương ứng, nhưng vì sao có lúc chỉ nhìn thấy một chớp lóe mà tiếng sấm lại kéo dài, râm ran mãi một chốc mới ngừng?

Đó là vì ánh chớp rất dài, có những ánh chớp dài đến 2 - 3 km, thậm chí đến 10 km. Vì ánh chớp cách ta với những khoảng cách khác nhau cho nên thời gian tiếng sấm truyền đến tai ta trước và sau cũng khác nhau. Mặt khác ánh chớp thường không phát sinh một lần là hết mà là trong nháy mắt liên tục phát sinh mấy lần. Vì vậy khi tiếng sấm của ánh chớp đầu tiên chưa kết thúc thì đã truyền đến tiếng sấm của ánh chớp thứ hai, thứ ba,…Các tiếng sấm đó hỗn hợp lại với nhau gây thành tiếng sấm vang rền mãi.

Ngoài ra khi mưa gặp phải mặt đất, các công trình kiến trúc, núi cao hoặc các đám mây, đều phát sinh âm thanh phản xạ, gây ra hồi âm. Thời gian những hồi âm này truyền đến tai ta cũng khác nhau rất xa, vì vậy làm cho tiếng sấm vang thêm. Có lúc do nhiều nguyên nhân cùng xảy ra làm cho tiếng sấm vang mãi, kéo dài khoảng một phút mới dứt.

Từ khoá: Sét; Sấm.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

  • Tác phẩm: 10 vạn câu hỏi vì sao về trái đất
  • Dịch giả: Nguyễn Văn Mậu
  • Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
  • Nguồn: tve-4u

Tốc độ ánh sáng nhanh hơn âm thanh nên tia chớp truyền đến mắt cũng nhanh hơn tiếng sấm.  

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

tiếng sét và tia chớp dược tạo ra gần như cùng một lúc nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét . hãy giải thích vì sao

Các câu hỏi tương tự

Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét. Hãy giải thích tại sao ?

Tiếng sét và tia chớp được tạo ra gần như cùng một lúc, nhưng ta thường thấy chớp trước tiếng thấy tiếng sét. Hãy giải thích.

Đây là một trong những câu hỏi mà ai cũng đã từng suy nghĩ khi gặp sấm chớp, thường thì bạn nhìn thấy chớp hoặc sét rồi một lúc sau [thường là một đến vài giây] sẽ thấy tiếng sấm.

Trong cơn giông, thông thường bạn nhìn thấy chớp hoặc sét rồi một vài giây sau sẽ nghe tiếng sấm. Vậy có phải là sấm và sét được tạo ra không cùng nhau, sét được tạo ra trước, sấm được tạo ra sau nên chúng ta mới nhìn thấy sét trước khi nghe thấy sấm. Nguyên nhân đằng sau gây ra hiện tượng này là gì?

Cách đây 2300 năm, nhà bác học Hy Lạp cổ đại Aristotle cho rằng sấm được tạo ra khi có một khối không khí bị “giam hãm” trong các đám mây được giải phóng ra. Sau đó, sét mới được hình thành do khối không khí này bị đốt cháy và chúng ta thường nhìn thấy sét trước nên chúng ta nghĩ rằng sét tạo ra trước. Quan điểm này gần giống với nhận thức khoa học ngày nay.

Chúng ta thường cho rằng sét được tạo ra trước vì nhìn thấy thấy sét trước. [Ảnh: gineersnow.com]

Sấm và sét được tạo thành gần như cùng lúc. Sét là hiện tượng phóng điện giữa các điện cực trái dấu được tích điện vô cùng lớn giữa đám mây hoặc giữa mây và mặt đất.Không khí xung quanh sự phóng điện này bị đốt cháy bởi một lượng nhiệt vô cùng lớn, khoảng50,000°F [27,760°C – gấp 5 lần nhiệt độ Mặt Trời], sức nóng khủng khiếp nàytạo ra một sóng xung kích trong không khí xung quanh, tương tự như một vụ nổ. Sóng lan truyền trong khí đến tai chúng ta và tạo nên âm thanh mà ta gọi là sấm.

Sự hình thành sấm sét. [Ảnh: SciBreak]

Vậy tại sao chúng ta lại thấy sét trước?

Điểm khác biệt làvận tốc của âm thanh nhỏ hơn rất nhiều so với vận tốc ánh sáng:Ánh sáng di chuyển trong không khí ở vận tốc xấp xỉ 300,000 km/s, còn âm thanh chỉ khoảng 344 m/s [vận tốc ánh sáng gấp hơn 1 triệu lần vận tốc âm thanh]. Tuy cùng xảy ra tại một thời điểm nhất định nhưng ánh sáng lại xuất hiện trước mắt chúng ta nhanh hơn rất nhiều âm thanh, điều này chẳng khác nào chúng ta tổ chức cuộc đua giữa một chiếc xe đạp thông thường với một chiếc phản lực chiến đấu có vận tốc siêu thanh.

Tại sao sấm có khi nổ lớn hoặc rền vang trong một thời gian ngắn?

Nguyên nhân là do sự sai khác về thời gian khi âm thanh truyền đến tai chúng ta. Âm thanh xuất hiện gần như đồng thời theo suốt chiều dài tia chép khi hình thành; nếu tia sét ở gần thì sóng âm không mất nhiều thời gian để đến tai nên ta sẽ nghe tiếng nổ rất lớn, còn nếu ở xa thì âm thanh bên trên di chuyển quãng đường dài hơn so với bên dưới nên ta mới nghe thấy nhỏ.

[Ảnh: Pia´s kennel]

Tại sao đôi khi ta lại thấysét mà không nghe tiếng sấm hoặc ngược lại?

Bởi vì âm thanh của tiếng sấm chỉ đi xa 16 km trong không khí, kém hơn rất nhiều so với quãng đường mà ánh sáng đi được nên đôi khi chỉ thấy sét xuất hiện chứ không kèm theo sấm. Hoặc ngược lại, khi sét bị các đám mây dày đặc che mất thì ta chỉ nghe thấy tiếng sấm.

Cứ 10 người bị sét đánh thì chỉ có 1 người ra đi, nếu bạn thích toán thì hãy thử xemnếu như chúng ta biết được khoảng cách về thời gian [tính bằng giây] giữa việc chúng ta nhìn thấy sét và chúng ta nghe thấy sấm thì liệu có bị sét đánh hay không từ khoảng cách mà chúng ta đang đứng?

Có thể bạn quan tâm:

  • Vì sao con dâu ngoan ngoãn, xưa nay không hề cãi mẹ chồng lại bị sét đánh chết?
  • Điều gì sẽ xảy ra nếu sét đánh trúng một viên đạn đang bay?

Từ Khóa:set tạo ra trước tiếng sấm

Video liên quan

Chủ Đề