Vì sao bị nhiễm trùng đường tiểu

Đường tiết niệu gồm nhiều cơ quan khác nhau, dễ bị nhiễm trùng, đặc biệt là ở phụ nữ đã có gia đình. Nếu điều trị tốt, triệu chứng bệnh sẽ nhanh chóng được cải thiện và không còn tái phát. Tuy nhiên nhiễm trùng đường tiết niệu ở phụ nữ thường dai dẳng, tái phát nhiều lần do kiến thức, chăm sóc bản thân, điều trị bệnh còn chưa tốt.

1. Tìm hiểu về nhiễm trùng đường tiết niệu

Khi hiểu về bệnh lý này, trước tiên cần biết rằng đường tiết niệu là một hệ các cơ quan có vai trò khác nhau trong bài tiết nước tiểu. Bốn cơ quan chính có thể bị tấn công bởi vi sinh vật gây bệnh dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: Thận, niệu đạo, niệu quản và bàng quang. Nhưng vi khuẩn chủ yếu tấn công ở bàng quang và niệu quản, nhưng nhiễm trùng thận là nguy hiểm hơn dù hiếm gặp.

Hầu hết trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu là do vi khuẩn, tuy nhiên đôi khi tác nhân gây bệnh là virus hoặc nấm. Các trường hợp này thường được phát hiện khi điều trị kháng sinh không hiệu quả. Vi khuẩn thường gây bệnh nhất là: E.coli gây nhiễm trùng bàng quang, Chlamydia và Mycoplasma gây bệnh ở niệu đạo.

Phụ nữ là đối tượng dễ bị bệnh nhất do cấu tạo sinh học của đường tiết niệu ngắn hơn. Có đến 50% phụ nữ toàn cầu bị nhiễm trùng đường tiết niệu ít nhất 1 lần trong đời, nguy cơ tái phát xảy ra ở khoảng 20 - 30% bệnh nhân. Nguy hiểm nhất là bệnh xảy ra ở phụ nữ mang thai vì nó gây nguy hiểm cho cả sức khỏe của mẹ lẫn sự phát triển của bé.

2. Nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu

Đường tiết niệu gồm nhiều cơ quan, mỗi cơ quan nhiễm trùng có thể gây những triệu chứng bệnh khác nhau. Triệu chứng bệnh chung của nhiễm trùng đường tiết niệu có thể nhận biết bao gồm:

Triệu chứng chung của nhiễm trùng đường tiết niệu là cảm giác đau buốt khi đi tiểu

  • Buồn nôn, nôn mửa.

  • Cảm giác buốt, rát khi đi tiểu.

  • Nước tiểu sẫm màu, đục cuối nước, có mùi khai nồng, thậm chí có lẫn máu.

  • Cảm giác buồn tiểu thường xuyên nhưng tiểu ít.

  • Đau bụng, đau ngứa cơ quan sinh dục, đau lưng.

  • Nếu để muộn, bệnh nhân có thể bị sốt, mệt mỏi, da xanh, niêm mạc nhợt.

Tình trạng sức khỏe của người bệnh cũng ảnh hưởng đến các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu xuất hiện. Nữ giới thường bị đau vùng chậu nhiều hơn trong khi nam giới bị nhiễm trùng đường tiết niệu dễ bị đau vùng trực tràng.

Bộ phận nhiễm trùng khác nhau sẽ gây ra các triệu chứng khác nhau như sau:

2.1. Nhiễm trùng bàng quang

Nhiễm trùng bàng quang khiến vùng chậu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt ở nữ giới. Triệu chứng điển hình là chuột rút, co thắt vùng bụng và lưng dưới, gây ra những cơn đau bất chợt, thường xuyên vô cùng khó chịu.

Ngoài ra, bệnh nhân bị nhiễm trùng bàng quang cũng có triệu chứng dễ nhận biết khác như: tiểu buốt, tiểu ra máu, tiểu nhiều lần,…

2.2. Nhiễm trùng thận

Đây là dạng nhiễm trùng đường tiết niệu nguy hiểm và khó điều trị nhất, triệu chứng cũng khá điển hình. Tình trạng đau thường xuất hiện ở vùng bên hông gần vị trí thận nhất, cơn đau nghiêm trọng dễ lan rộng tới lưng trên.

Nhiễm trùng thận nguy hiểm nhất trong các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu

Ngoài ra, nhiễm trùng thận còn gây triệu chứng toàn thân như: ớn lạnh, sốt cao, người mệt mỏi, suy nhược, thường xuyên run rẩy,…

Nhiễm trùng thận cần được điều trị càng sớm càng tốt mới không dẫn tới biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

2.3. Nhiễm trùng niệu đạo

Triệu chứng nhiễm trùng niệu đạo không quá đặc trưng, điển hình nhất là tăng tiết dịch tiết niệu đạo cùng với tình trạng tiểu buốt, nóng rát khi đi tiểu.

2.4. Nhiễm trùng niệu quản

Niệu quản là cơ quan khá kín, khó bị nhiễm trùng nhất trong hệ tiết niệu. Triệu chứng bệnh cũng chưa được xác nhận rõ.

2.5. Nhiễm trùng do đặt ống thông đường tiểu

Bệnh nhân được điều trị bằng đặt ống thông, cơ thể có thể có những phản ứng bài trừ như sưng viêm hoặc bị nhiễm trùng. Triệu chứng lúc này rất nghèo nàn, người bệnh có thể chỉ bị tăng thân nhiệt nhẹ dẫn tới khó khăn trong phát hiện và chẩn đoán bệnh.

Bệnh nhân nhiễm trùng tại một cơ quan trong đường tiết niệu nếu không điều trị tốt, vi khuẩn có thể phát triển và xâm nhập gây nhiễm trùng lây lan. Nguy hiểm nhất vẫn là nhiễm trùng thận, cần được điều trị y tế kịp thời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu nên được chẩn đoán và điều trị sớm

3. Điều trị cho bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu

Thông thường qua khai thác triệu chứng và tiền sử bệnh lý, kết hợp với kiểm tra sức khỏe thể chất bác sĩ có thể nghi ngờ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Lúc này để chẩn đoán chính xác, cần làm xét nghiệm nước tiểu tìm kiếm sự hiện diện của vi khuẩn. Nước tiểu cần được thu thập đúng cách và phân tích, vừa chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng vừa phát hiện được các bệnh lý khác có thể kèm theo. Khi đó, việc xây dựng phác đồ điều trị sẽ đơn giản và hiệu quả hơn.

Nhiều người bệnh còn chủ quan trong chẩn đoán nhiễm trùng đường tiết niệu do kháng sinh được sử dụng chính trong điều trị. Tuy nhiên chẩn đoán bệnh không tốt, sử dụng kháng sinh không phù hợp không những không đạt hiệu quả tốt mà còn nguy cơ khiến vi khuẩn kháng kháng sinh. Lúc này, kiểm soát nhiễm trùng sẽ khó khăn hơn, dễ tái phát và gây nhiều hệ lụy sức khỏe khác.

Một số ít trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu do virus hoặc có bất thường khác, nếu không chẩn đoán cẩn thận dẫn tới điều trị kéo dài và không hiệu quả.

Đa phần bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu được điều trị với kháng sinh phù hợp sẽ cải thiện triệu chứng và khỏi bệnh sau vài ngày. Song các trường hợp nặng, nhiễm trùng thận lan rộng hoặc nhiễm trùng ở người từng mắc bệnh lý đường tiết niệu, bệnh nhân ghép tạng,… thì điều trị có thể kéo dài hơn đến vài tuần.

Kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần sẽ khó khăn hơn vì khả năng cao vi khuẩn kháng kháng sinh hoặc liệu trình điều trị trước đó không tốt, chăm sóc sau điều trị kém.

Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh khá thường gặp và thường không nguy hiểm nếu được phát hiện và điều trị sớm. Điều quan trọng là cần đi khám và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, tránh trường hợp nhiễm trùng lan rộng hoặc vi khuẩn kháng kháng sinh.

Tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra ở người lớn và trẻ nhỏ, trong đó nữ giới là nhóm đối tượng có tỉ lệ nhiễm bệnh khá cao. Vậy nguyên nhân gây làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ là gì và phải làm sao để phòng ngừa bệnh hiệu quả?

1. Nguyên nhân làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ giới

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng nhiễm trùng tại các cơ quan của hệ tiết niệu như thận, niệu quản, niệu đạo hay bàng quang. Phụ nữ có nguy cơ bị nhiễm trùng tiết niệu cao hơn nam giới gấp nhiều lần, đặc biệt là những phụ nữ đã quan hệ tình dục thì tỉ lệ mắc bệnh càng cao hơn.

Nữ giới có nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới

- Ở nữ giới, niệu đạo hay còn gọi là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài có vị trí quá gần hậu môn. Chính vì thế, những vi khuẩn từ hậu môn, nhất là vi khuẩn E.coli có thể dễ dàng tấn công niệu đạo của phụ nữ và từ đó gây viêm nhiễm. Từ niệu đạo, vi khuẩn gây bệnh sẽ di chuyển ngược lên bàng quang, rồi lên thận,… và có thể gây viêm nhiễm cho tất cả các cơ quan đường tiết niệu.

- Những phụ nữ không biết cách vệ sinh vùng kín, lau ngược từ sau ra trước sẽ vô tình tạo điều kiện cho khuẩn bệnh tấn công niệu đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ giới.

- Hơn nữa, niệu đạo ở nữ giới khá ngắn nên vi khuẩn có thể nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc di chuyển lên bàng quang. Đây cũng chính là lý do vì sao nữ giới lại có nguy cơ viêm nhiễm đường tiểu cao hơn nam giới.

- Quan hệ tình dục cũng là một điều kiện thuận lợi để vi khuẩn bệnh xâm nhập vào vùng kín của phụ nữ và gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

- Nữ giới bị viêm nhiễm đường tiết niệu thường có nguy cơ cao bị tái phát nhiều lần và chuyển thành mạn tính khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.

- Những phụ nữ có cấu trúc hệ tiết niệu bất thường, mắc phải một số bệnh lý khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, nhất là bệnh tiểu đường thì nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu của họ cũng sẽ cao hơn so với những người khác.

- Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh như phụ nữ mang thai, bệnh nhân bị chấn thương tủy sống, những trường hợp phải điều trị corticoid kéo dài, bệnh nhân bị sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi niệu quản hoặc xuất hiện khối u trong hệ tiết niệu hay một số bệnh làm hẹp đường dẫn tiểu,…

2. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu ở nữ giới gây ra những triệu chứng gì?

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới có thể gây ra một số triệu chứng như sau:

  • Đi tiểu thường xuyên nhưng lượng tiểu rất ít, thậm chí phải rặn mới tiểu được.

  • Đau buốt rát khi đi tiểu.

  • Thường xuyên bị đau lưng hoặc đau bụng dưới.

  • Thường xuyên mệt mỏi.

  • Bệnh nhân có thể bị sốt, ớn lạnh, run rẩy.

  • Nước tiểu đục, có mùi hôi, thậm chí có lẫn máu.

Nước tiểu đục do viêm nhiễm đường tiết niệu

Khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào, có nghi ngờ đến tình trạng nhiễm trùng đường tiểu, thì bạn không nên chủ quan. Hãy đến thăm khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

3. Phương pháp điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới

Sau khi thực hiện xét nghiệm phân tích nước tiểu và thực hiện một số phương pháp khác để chẩn đoán bệnh một cách chính xác nhất, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với từng người bệnh. Hiện nay phương pháp điều trị bệnh phổ biến nhất chính là điều trị bằng thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt, loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể bệnh nhân.

Thuốc kháng sinh giúp điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu

Tùy thuộc vào từng trường hợp, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể nhằm mang đến hiệu quả điều trị cao nhất. Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, uống thuốc theo đúng liều lượng và không tự ý ngừng thuốc hoặc dùng thêm thuốc. Lưu ý, không tự mua thuốc kháng sinh để điều trị bệnh để tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc.

Trong quá trình điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ, bệnh nhân cần chú trọng vệ sinh vùng kín đúng cách, có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh.

4. Phương pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ

Để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu, chị em cần chú ý những điều sau:

Nên thăm khám để được điều trị bệnh kịp thời

  • Nếu buồn tiểu, bạn nên đi tiểu ngay.

  • Khi đi tiểu cần lưu ý không nên vội vàng, hãy cố gắng đi cạn nước tiểu ở bàng quang.

  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, nên lau từ trước ra sau, tránh lau từ sau ra trước để vi khuẩn gây bệnh không có cơ hội di chuyển từ hậu môn sang niệu đạo. Đặc biệt lưu ý không nên thụt rửa vùng kín.

  • Uống nhiều nước cũng là một cách giúp bạn phòng tránh viêm nhiễm. Vì khi uống nhiều nước, bạn sẽ đi tiểu nhiều hơn và dễ dàng loại bỏ khuẩn bệnh ra khỏi cơ thể.

  • Không nên tắm trong bồn mà hãy tắm bằng vòi hoa sen. Nếu bạn tắm trong bồn hoặc, ngâm mình quá lâu trong bồn cũng sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công đường tiết niệu.

  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ rất hữu ích nhưng nếu bạn lạm dụng hoặc sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh thì sẽ làm tăng kích ứng vùng kín và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Nên vệ sinh vùng kín trước khi quan hệ, đi tiểu sau khi quan hệ để phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng tránh nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiều bệnh lý lây truyền qua đường tình dục.

  • Không nên sử dụng màng ngăn âm đạo hoặc thạch diệt tinh trùng để ngừa thai vì những phương pháp này sẽ khiến làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.

  • Luôn giữ vùng kín khô thoáng, mặc đồ lót có chất liệu cotton, không quá bó sát để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Để được tư vấn chi tiết hơn, hãy gọi tới tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.

Video liên quan

Chủ Đề