Xác chết bao lâu thì bốc mùi

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Bắt đầu từ khoảng giờ thứ 3 sau khi chết đi, sự thay đổi hóa học trong các tế bào sẽ khiến các cơ bắp bắt đầu cứng lại, dẫn đến hiện tượng co cứng tử thi. Khi ấy, các cơ đầu tiên bị tác động sẽ là mí mắt, hàm và cổ. Trường hợp người sắp qua đời mở mắt, sự co cứng xảy ra ở mí mắt sẽ làm các cơ mí mắt giữ cho mắt mở to và gây ra hiện tượng không nhắm mắt khi chết.

Nhiều giờ sau đó, sự co cứng sẽ lan sang mặt và xuống phần ngực, bụng, tay, chân đến khi các ngón tay và chân bị co cứng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi chết có thể không trải qua hiện tượng co cứng tử thi do khối lượng cơ nhỏ hơn.

3. Sau khi chết 7 – 12 giờ đồng hồ

Thời gian tối đa để cơ thể co cứng hoàn toàn thường diễn ra trong vòng 12 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, điều này còn thay đổi phụ thuộc vào tuổi tác, bệnh lý, giới tính, nhiệt độ môi trường và nhiều yếu tố khác. Lúc này sẽ rất khó di chuyển tay của người chết, đầu gối và khuỷu tay cũng sẽ hơi bị uốn cong, cùng lúc là ngón tay hoặc ngón chân cũng bị cong vẹo bất thường.

4. Sau khi chết từ 12 giờ đồng hồ trở lên

Sau khi đã đạt trạng thái căng cứng hoàn toàn, các cơ bắt đầu thư giãn do sự thay đổi hóa học diễn ra trong các tế bào và sự phân hủy mô bên trong. Giai đoạn mềm nhão thứ cấp sẽ xảy ra tiếp theo và kéo dài trong vòng khoảng 1 – 3 ngày. Quá trình này chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có nhiệt độ, chẳng hạn như nhiệt độ thấp sẽ làm giai đoạn mềm nhão thứ cấp chậm lại.

Trong giai đoạn mềm não thứ cấp, da sẽ bắt đầu co rút lại, tạo ra ảo giác là tóc và móng vẫn còn phát triển nhưng thật ra là không. Hiện tượng co cứng tử thi sau đó sẽ diễn ra theo chiều ngược lại: từ các ngón tay, ngón chân đến mặt trong thời gian khoảng 48 giờ.

Sự phân hủy của cơ thể sau khi chết

Quá trình phân hủy thực chất diễn ra chỉ vài phút sau khi chết nhưng có một số dấu hiệu phân hủy đặc trưng sẽ bắt đầu xảy ra sau những biến đổi bên ngoài.

1. Cơ thể phát ra tiếng động

Cơ thể sau khi chết một thời gian sẽ bắt đầu trương phình lên, giống như một quả bong bóng khí. Khi ấy, những điểm thoát hơi của cơ thể như miệng, hậu môn sẽ “xì bớt hơi” ở bên trong, tạo nên những âm thanh lạ lùng có thể khiến người khác hoảng sợ.

2. Ruột bị phân hủy đầu tiên

Ruột chính là nơi chứa nhiều vi khuẩn nhất nhưng khi cơ thể còn sống, các loại vi khuẩn này đóng vai trò hỗ trợ hệ tiêu hóa và thực hiện các chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, sau khi chết đi, hệ vi khuẩn này sẽ sinh sôi với tốc độ nhanh chóng và “gặm nhấm” ruột của bạn trước tiên.

Cái chết của một cá nhân là sự bắt đầu của nhiều loài vi sinh vật - Ảnh: Shutterstock

Theo kết quả phân tích của giới chuyên gia, mùi của cái chết có thể chứa hơn 400 hợp chất hữu cơ dễ bay hơi cùng hòa trộn lẫn nhau. Những hợp chất đó được sản sinh từ các hoạt động của vi khuẩn, đóng vai trò phá hủy các mô tế bào thành những dạng khí và hợp chất muối. Thành phần cấu tạo chính xác của hỗn hợp khí thay đổi cùng với quá trình phân hủy. Sự khác biệt này cũng tùy thuộc vào cấu trúc của cộng đồng vi khuẩn trú ngụ bên trong và xung quanh xác chết, hoạt động tương tác giữa những vi khuẩn này, khí hậu tại nơi đó, đồng thời phụ thuộc vào cấu trúc di truyền cũng như chế độ ăn của người đã chết. Nói tóm lại, các hợp chất khí bốc ra khỏi xác chết có thể khác nhau, và nếu phân tích thành phần cụ thể của mùi phát ra từ thi thể, các nhà điều tra pháp y trong tương lai gần có thể ước tính thời gian tử vong chính xác hơn, theo trang Mosaic Science.

Các nhà hóa học thường phân tích mùi của cái chết nhờ vào kỹ thuật gọi là phép ghi sắc khí, cho phép họ tách những hợp chất trong một hỗn hợp và xác định hàm lượng của từng hợp chất cụ thể. Hai thành phần nổi bật nhất là cadaverine và putrescine, tức các phân tử mùi hôi có thể đẩy lui hầu hết các động vật trên trái đất. Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1885 nhờ vào công của một nhà vật lý học người Đức tên Ludwig Brieger, những phân tử này được sản sinh từ quá trình phân rã a xít amino lysine và methionine. Cách đây vài năm, các nhà nghiên cứu cuối cùng đã phát hiện cơ quan cảm giác được cadaverine trong cá ngựa vằn. Có nghĩa là loài cá này đặc biệt nhạy với mùi thịt thối nhờ vào thụ quan cadaverine này, giúp chúng nhanh chóng tránh xa khu vực xuất hiện xác thối.

Trong khi đó, các côn trùng ăn xác chết bị hấp dẫn bởi mùi tỏa ra từ thịt thối rữa, và có thể giúp giới nghiên cứu tìm kiếm thêm những hợp chất đóng vai trò cốt lõi trong quá trình tạo mùi, từ đó xác định được thời gian xác chết phân rã bằng cách dựa trên sự xuất hiện của những hợp chất đó. Nhiều loài vi khuẩn và côn trùng thay phiên xâm chiếm “lãnh địa” mới vừa xuất hiện, chiết xuất những chất dinh dưỡng còn lại nhằm phục vụ cho sự tồn tại của chính mình. Và tại những giai đoạn khác nhau của quá trình phân hủy, từng loài sử dụng các hệ thống khứu giác cực nhạy của chúng để biết khi nào đến lượt mình. Đây là chiến thuật sinh tồn đã tích lũy được sau nhiều triệu năm tiến hóa trên môi trường xác chết, và kết quả là mùi có thể khác nhau tùy theo giai đoạn phân hủy.

Một số nhà nghiên cứu đang phát triển “mũi điện tử” và các hệ thống cảm biến có thể phát hiện nhiều hợp chất mùi của cái chết. Một ngày không xa, những thiết bị này có thể dùng để xác định vị trí thi thể của những người thiệt mạng bởi thiên tai, như nạn nhân trong một trận động đất, hoặc những người bị giết hại và chôn trong các nấm mồ nông. Bên cạnh đó, họ có thể tận dụng những phát hiện mới trong lĩnh vực này để áp dụng cho những công việc ngoài phá án. Chẳng hạn, các thiết bị nhạy với mùi bị phân hủy có thể hỗ trợ các chuyên gia ước tính thời gian cá hoặc thịt nên được bảo quản trong tủ lạnh, hoặc giúp các công nhân nhà máy phát hiện những sản phẩm bị hỏng trước khi xuất xưởng.

Sau khi chết

Chỉ vài phút sau khi một người tắt thở, sự phân hủy bắt đầu với quá trình gọi là sự tự phân, hay tự tiêu hủy. Ngay sau khi tim ngừng đập, các tế bào bắt đầu thiếu oxygen, và độ a xít gia tăng. Các enzyme bắt đầu nhai nuốt màng tế bào và kế đến tràn ra ngoài khi tế bào phân rã. Điều này thường khởi đầu từ gan, cơ quan nội tang chứa nhiều enzyme, và trong não. Tuy nhiên, dần dần toàn bộ các tế bào và những cơ quan nội tạng khác bắt đầu phân hủy theo cách này. Các tế bào máu bị tổn hại bắt đầu tràn khỏi các mạch máu bị nứt vỡ, và với sự hỗ trợ của trọng lực, tiến vào mao mạch và những mạch nhỏ, khiến da biến màu. Thân nhiệt cũng hạ xuống cho đến khi bằng với nhiệt độ môi trường xung quanh. Kế đến, thi thể chuyển sang tình trạng “cứng đờ”, bắt đầu từ mi mắt, cơ hàm và cổ, trước khi tràn xuống thân và tứ chi.

Tin liên quan

Các chuyên gia vẫn còn tranh cãi về việc có tồn tại thế giới bên kia hay sự sống sau cái chết hay không. Tuy nhiên, họ đều nhất trí với nhau về một số thứ chắc chắn sẽ xảy ra với cơ thể của chúng ta sau khi "khổ chủ" qua đời.

Cơ thể bị chính các enzym bên trong ăn thịt

Trong vòng 3 ngày sau khi chết, các enzym từng được dùng trong quá trình tiêu hóa sẽ bắt đầu "ăn thịt" bạn. Các vi khuẩn trong dạ dày sẽ ngốn ngấu các tế bào cơ thể bị cắt đứt do tình trạng axit gia tăng, bắt nguồn từ sự tích tụ CO2.

Các tế bào da tiếp tục sống

Các tế bào da có thể tiếp tục sống sót nhiều ngày sau khi "khổ chủ" chết. Ngược lại, các tế bào não chết chỉ sau 3 phút thiếu oxy. Và các tế bào cơ sống sót trong nhiều giờ đồng hồ sau đó.

Hồ máu tử thi [vết hoen tử thi]

Khi trái tim ngưng đập và bơm máu, trọng lực kéo các tế bào hồng cầu xuống phần thấp nhất của cơ thể. Máu bị đông lại gây ra các vệt màu tím, thường được gọi là hồ máu tử thi hay vết hoen tử thi. Các điều tra viên pháp y căn cứ vào những dấu hiệu này để xác định thời điểm chết của tử thi.

Chất sáp mỡ

Một số thi thể sẽ phát triển một lớp sáp giống như xà phòng nếu tiếp xúc với đất lạnh hoặc nước. Chất sáp mỡ là một chất bảo quản tự nhiên, hình thành do vi khuẩn phá vỡ các mô.

Cơ thể hóa xanh lục

Thi thể chuyển sang màu xanh lục sau khi chết, do các vi khuẩn ở thành ruột di chuyển vào da. Mất khoảng 3 - 4 ngày để các hemoglobin bắt nguồn từ quá trình phân hủy tạo ra màu xanh lục cho tử thi.

Chất lỏng tinh khiết

Các cơ quan có nguồn cung cấp máu lớn nhất sẽ hóa lỏng, trộn lẫn với máu và rỉ ra từ các lỗ của cơ thể. Khi chất lỏng tích tụ, áp lực phá vỡ thành bụng, làm ngập ngụa khắp thi thể.

Quá trình phân hủy

Tử thi phân hủy trong nước nhanh gấp 2 lần so với ở trên mặt đất và nhanh gấp 8 lần so với một thi thể được chôn cất. Da trên các thi thể bị bỏ lại trong nước sẽ bắt đầu rụng ra theo các tảng dày.

Trương phình

Các vi khuẩn trong cơ thể tạo ra một chất khí có mùi hôi, gây trương phình. Bụng, bìu, bầu vú và lưỡi sẽ phình to, trong khi mắt lồi ra ngoài.

Đùn thai sau khi chết

Sự tích tụ của các khí có thể trục xuất một thai nhi ra khỏi thi thể đang phân hủy của một bà bầu đã qua đời. Điều này là do chúng khiến tử thi phình to, tạo thành áp lực đẩy tử cung và đứa trẻ ra khỏi thi thể.

Sự cương dương sau khi chết

Sự co bóp cơ do xác chết cứng đơ quanh vùng bìu có thể dẫn đến tình trạng cương dương ở tử thi nam giới. Hiện tượng này thường được ghi nhận ở những người đàn ông chết trong tư thế treo cổ, do thòng lọng tạo ra áp lực lên vùng tiểu não.

Theo Vietnamnet, AllTime10s

Video liên quan

Chủ Đề