Trong đối sống chăm sóc gia súc mang thai cần

Bước vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho đàn vật nuôi. Vì vậy, để bảo đảm sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn gia súc, gia cầm trong thời điểm giao mùa, các địa phương trên địa bàn tỉnh hiện đang tích cực triển khai đến người chăn nuôi các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Người dân huyện Hà Trung thực hiện chăm sóc gia súc thời điểm giao mùa.

Gia đình chị Lê Thị Huế, thôn Bùi Hạ 1, xã Yên Phú [Yên Định] đã có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi gà và năm nay, thời tiết khắc nghiệt, chị Huế luôn chú ý theo dõi các bản tin dự báo thời tiết, kịp thời nắm thông tin, để điều chỉnh nhiệt độ tiêu chuẩn cho đàn gà con; đồng thời, đầu tư mua thêm máy phát điện để phòng trường hợp cắt điện khiến nhiệt độ chuồng nuôi bị thay đổi đột ngột. Với phương châm “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, trước khi chuyển mùa, chị đã kiểm tra lại chuồng trại, chuẩn bị bạt để che chắn khi có gió lạnh nhưng vẫn phải bảo đảm thông thoáng; thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng chuồng và khu vực xung quanh chuồng để hạn chế nguồn lây bệnh; kiểm tra, khơi thông cống rãnh thoát nước, tránh tình trạng ứ đọng nước thải... Bên cạnh đó, chị cũng chú trọng cung cấp nguồn thức ăn dinh dưỡng cho đàn gà, kết hợp giữa các loại bột và thức ăn công nghiệp, các loại vitamin,... để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi; tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin theo đúng quy định... Chị Huế cũng cho biết, vào thời điểm giao mùa, tôi lại càng phải chú ý theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi hơn, nhất là những biểu hiện không bình thuờng như bỏ ăn, thở khò khè... thì phải cho tách đàn theo dõi, để kịp thời báo cho cán bộ thú y xã.

Hiện nay, toàn tỉnh có 190 nghìn con trâu, 260 nghìn con bò, khoảng 1,1 triệu con lợn và hơn 22,4 triệu con gia cầm. Vào thời điểm giao mùa, bên cạnh các loại bệnh thường gặp trên đàn gia súc, gia cầm, thì các loại dịch bệnh nguy hiểm cũng có nguy cơ bùng phát rất cao, như: Bệnh dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm, viêm da nổi cục... Trong khi đó, hiện nay, tỷ lệ tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tại một số huyện miền núi còn thấp; các loại mầm bệnh lưu hành với tỷ lệ cao, phạm vi rộng, một số bệnh lại chưa có vắc-xin, thuốc điều trị; chăn nuôi nhỏ lẻ còn chiếm tỷ trọng cao... Bên cạnh đó, hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại một số địa phương, đây là loại bệnh được đánh giá có nguy cơ xâm nhập, lây lan và bùng phát trên diện rộng trong thời gian tới, nhất là trong điều kiện thời tiết giao mùa. Để chủ động phòng, chống các loại bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, ông Tống Văn Giáp, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y, cho biết: Vào thời điểm chuyển mùa, người chăn nuôi cần chú trọng thực hiện các biện pháp, như: Che chắn chuồng trại tránh mưa tạt, gió lùa; khi nhiệt độ môi trường giảm cần giữ ấm cho đàn vật nuôi, nhất là gia cầm non cần phải có chuồng úm, quây úm, đèn sưởi để cung cấp nhiệt cho phù hợp. Chú trọng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng trong và ngoài chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh không để nước thải ứ đọng; đối với các trang trại có quy mô lớn cần thực hiện nghiêm túc việc đào hố sát trùng và rắc vôi bột ngoài khu vực chuồng nuôi. Hàng ngày theo dõi sức khỏe đàn gia súc, gia cầm, phát hiện sớm các biểu hiện bất thường để cách ly, theo dõi và điều trị; nếu thấy có biểu hiện nặng và lây lan nhanh phải thông báo ngay cho cán bộ thú y địa phương để được hướng dẫn xử lý kịp thời. Về chế độ dinh dưỡng, cần cung cấp đủ thức ăn, nước uống bảo đảm chất lượng, hợp vệ sinh, bổ sung thêm các loại khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa,... để tăng khả năng hấp thụ thức ăn nhằm nâng cao sức đề kháng; đối với trâu, bò cần cân đối lượng thức ăn tinh và thức ăn thô xanh. Thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin cho gia cầm theo quy định. Khi mua giống vật nuôi mới về, cần có khu nuôi cách ly theo dõi ít nhất từ 10 đến15 ngày, khi con giống hoàn toàn khỏe mạnh mới thả vào đàn nuôi cũ; đồng thời, khuyến cáo người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học. Khi có nhu cầu vận chuyển gia súc, gia cầm cần chú ý theo dõi thông tin về thời tiết để tránh vận chuyển vào những ngày có mưa, gió mùa, trời lạnh; chú ý bảo đảm các quy trình vận chuyển, thực hiện nghiêm việc kiểm dịch động vật để bảo đảm an toàn dịch bệnh.

Bài và ảnh: Lê Ngọc

Hiện nay đang trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột nắng, nóng, mưa ẩm xen kẽ làm cho gia súc gia cầm không kịp thích nghi, sức đề kháng giảm. Độ ẩm trong không khí cao là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút phát triển và gây bệnh cho đàn vật nuôi. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi trong thời điểm giao mùa, người chăn nuôi cần áp dụng tốt một số biện pháp sau:

– Cần che chắn chuồng trại cẩn thận, tránh mưa tạt, gió lùa; khi nhiệt độ môi trường giảm hoặc xuống thấp cần giữ ấm cho đàn vật nuôi nhất là gia súc, gia cầm còn non, mới đẻ [cần có bóng điện, chụp sưởi…].

Định kỳ phun sát trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh chuồng bằng các loại hóa chất như vôi bột, iodine,Vikol,.. Phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh,  tăng cường thu gom chất thải, quét dọn chuồng nuôi, hàng ngày rửa sạch máng ăn máng uống.

– Cung cấp thức ăn, nước uống sạch sẽ, dễ tiêu, phù hợp với lứa tuổi của đàn vật nuôi. Bổ sung điện giải Bcomlex, vitamin, men tiêu hóa nhằm nâng cao sức đề kháng cho con vật. Đối với lợn con tập ăn và gà con ở giai đoạn úm tốt nhất nên sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh để đảm bảo đủ dinh dưỡng. Với trâu bò, dê cừu cần cân đối lượng thức ăn thô xanh và thức ăn tinh, chủ động nguồn thức ăn thô xanh bằng biện pháp dự trữ rơm khô, ủ chua thức ăn xanh nhằm đáp ứng nhu cầu thức ăn cho con vật trong thời điểm khan hiếm cỏ.

– Những ngày nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh cần cho con vật uống nước ấm, thực hiện tốt quy trình úm cho vật nuôi giai đoạn nhỏ. Với bê nghé non cho đi chăn thả muộn, cho về sớm.

– Tiêm phòng đầy đủ các loại văc xin cho gia súc, gia cầm theo đúng lịch phòng bệnh.

– Có thể sử dụng các loại thảo mộc có thành phần kháng sinh như tỏi, gừng, nghệ… trộn vào thức ăn hoặc nước uống của vật nuôi để phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột như hen suyễn, tiêu chảy, THT…

– Hàng ngày kiểm tra theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi để phát hiện sớm những con có biểu hiện không bình thường [bỏ ăn, sốt, ho, thở nhanh, tiếng thở khò khè,  thích nằm…] cần tách riêng để theo dõi, điều trị, nếu thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện triệu chứng nặng, lây lan nhanh cần báo ngay cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lý kịp thời.

– Với gia súc, gia cầm có nhu cầu vận chuyển từ nơi này sang nơi khác cần chú ý đảm bảo các quy  trình vận chuyển, thực hiện nghiêm kiểm dịch vận chuyển để đảm bảo an toàn dịch bệnh.

– Khi mua giống vật nuôi mới về, cần có khu nuôi cách ly theo dõi ít nhất 10-15 ngày, khi con giống hoàn toàn khỏe mạnh mới nhập vào khu chăn nuôi cũ.

Người viết

Đỗ Thị Bích Ngọc – TTKNNB

Hầu như tất cả các trường hợp mang thai đều diễn tiến bình thường và êm xuôi nhưng một số trường hợp khiến cho bác sĩ cũng ngại, có nguy cơ dẫn đến các biến chứng. Vì thế bạn cần được khám theo dõi thật sát trong suốt thai kỳ. Đôi khi có triệu chứng phát sinh nên báo cho bác sĩ và cần được chăm sóc đặc biệt.

Thiếu máu

Nhiều phụ nữ bị thiếu máu nhẹ trước khi mang thai do thiếu sắt trong cơ thể. Khắc phục tình trạng này là điều quan trọng để bạn đối phó được các nhu cầu gia tăng của tiến trình thai nghén và mọi nguy cơ thiếu máu lúc chuyển dạ. Ngoài chế độ ăn là các thực phẩm giàu sắt như các loại thịt nạc, thịt bò, phủ tạng như tim, gan, tiết gia súc gia cầm, trứng sữa, đậu đỗ, rau có màu xanh đậm bạn cần bổ sung viên sắt, nếu vẫn thiếu máu cần được cần nhắc và điều trị nguyên nhân thiếu máu. Vì thiếu máu ở thai phụ là một yếu tố đe dọa sản khoa, khi sinh dễ gặp rủi ro. Tỷ lệ tử vong khi đẻ ở những người mẹ thiếu máu cao hơn hẳn ở những người mẹ bình thường. Đối với con thiếu máu gây tình trạng đẻ non và tử vong sơ sinh cao. Người mẹ có thai cần được theo dõi các biểu hiện thiếu máu, tốt nhất là thử máu và khám thai chậm nhất là vào tháng thứ 4 sau khi có thai. Sử dụng viên sắt-acid folic theo hướng dẫn của thầy thuốc.

Đối với những thai phụ có vấn đề cần được chẫm sóc đặc biệt.

Bệnh đái đường

Bệnh tiểu đường phải được theo dõi và điều trị cẩn thận trong lúc có thai. Bạn phải giữ mức đường trong máu ổn định. Nếu bạn làm được điều đó thì không có lý do gì mà tiến trình thai nghén không diễn ra một cách êm xuôi. Tuy nhiên cần phần biệt bệnh đái tháo đường có sẵn và đái tháo đường thai kỳ. Thường thai khoảng 6 tháng nhiều trường hợp chị em từ trước không có tiền sử đái tháo đường nhưng khi mang thai ở giai đoạn này xét ngiệm máu lại có đái tháo đường [gọi đái tháo đường thai kỳ]. Những trường hợp đái tháo đường thai kỳ cần có chế độ ăn uống hợp lý, không được kiêng quá mức thai sẽ suy dinh dưỡng nhưng nếu không biết cách thì thai sẽ gặp nhiều nguy hiểm khi sinh. Tuy nhiên nếu đái tháo đường thai kỳ thì thường mất đi sau đẻ 1 tháng nhưng cũng có khi trở thành bệnh đái tháo đường. Do vậy cần khám thai định kỳ để theo dõi sát sự phát triển của thai để tiên lượng cuộc đẻ, phòng các biến chứng khi sinh như thai nhi hạ đường huyết hoặc thai to phải can thiệp phẫu thuật…

Hở eo tử cung

Trong tiến trình thai nghén bình thường, cổ tử cung khép kín cho đến khi bắt đầu chuyển dạ. Tuy nhiên trong trường hợp hay bị sẩy thai sau tháng thứ ba, thì hiện tượng này có thể là do cổ tử cung yếu nên không đóng kín [gây sẩy thai]. Đặc điểm sẩy thai do hở eo tử cung là tuổi thai ngày càng nhỏ dần, tức lần sẩy thai sau tuổi thai nhỏ hơn lần trước. Những trường hợp này cần được khám xác định nếu đúng do hở eo tử cung cần được “khâu vòng” trong 3 tháng đầu của thai nghén nhằm vít hẹp lỗ trong của cổ tử cung để bảo vệ túi ối và sẽ cắt chỉ khi có dấu hiệu chuyển dạ hoặc khi thai đủ tháng

Tiền sản giật

Đây là một trong những vấn đề thường gặp trong giai đoạn cuối của thai kỳ. Các dấu hiệu báo động là: huyết áp tăng cao trên 140/90mmHg, tăng cân quá mức, sưng phù mắt cá chân và tay, và có vết protein trong nước tiểu. Nếu cứ để huyết áp tăng cao không chữa trị, hiệu chứng này có thể tiến triển thành chứng sản giật, là một tình trạng rất nguy hiểm, có thể xuất hiện những cơn co giật. Ngoài ra, các bệnh tăng huyết áp, bệnh thận mạn tính có từ trước khi có thai thường nặng nên trong khi thai nghén và cũng có thể gây ra biến chứng sản giật. Đặc biệt sản giật hay gặp ở những người trẻ, đẻ con so, người lao động nặng ít được nghỉ ngơi khi gần đẻ và hay xuất hiện vào mùa rét mỗi khi thời tiết thay đổi.

Thai kém phát triển

Điều này có thể sẽ xảy ra nếu bà mẹ mang thai hút thuốc, uống nhiều rượu, hoặc có một chế độ ăn nghèo nàn, hoặc do bà mẹ mắc phải một bệnh nội khoa tổng quát [như bệnh đái đường, bệnh lao chẳng hạn]. Đôi khi một số thuốc mà người mẹ dùng là nguyên nhân làm cho thai kém phát triển. Nhận biết thai kém phát triển bằng siêu âm để đo vòng đầu, vòng bụng và chiều dài xương đùi. Nếu thai nhỏ cần theo dõi thai bằng siêu âm thường xuyên hơn để theo dõi sự phát triển của thai. Đôi khi cần chọc ối để đánh giá tình trạng thai và tìm nguyên nhân gây kém phát triển [bệnh di truyền, nhiễm khuẩn]. Người mẹ cần được nghỉ ngơi nhiều hơn và thực hành chế độ ăn giàu dinh dưỡng, không uống rượu, không hút thuốc lá là cách giúp cho thai phát triển tốt.

Đa thai

Thời gian thai nghén và lúc chuyển dạ của bạn sẽ diễn tiến bình thường, mặc dù bạn sẽ trải qua hai giai đoạn chuyển dạ, và có thể bạn sẽ bị chuyển dạ sớm hơn dự kiến[ sinh thiếu tháng]. Bạn sẽ có nhiều nguy cơ bị biến chứng hơn thí dụ như thiếu máu, tiền sản giật và hai em bé nằm ở vị trí bất thường trong tử cung. Có thể bạn sẽ thấy là các rối loạn thường gặp trong thai kỳ sẽ gia tăng gấp bội, đặc biệt trong các tháng cuối.

Chảy máu ở âm đạo

Nếu bạn thấy có máu chảy từ âm đạo ra ngoài vào bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ, bạn hãy mời bác sĩ đến ngay không được chậm trễ và nằm yên trên giường. Trước tuần lễ thứ 28, đây có thể là dấu hiệu báo bạn bị sẩy thai. Nếu chảy máu âm đạo sau tuần thứ 28 có nghĩa là nhau thai bị chảy máu. Hiện tượng này xảy ra là do nhau thai bắt đầu tróc ra khỏi thành tử cung [bong rau], hoặc là trong trường hợp nhau thai bám quá thấp trong tử cung [rau bám thấp], và phủ hẳn, hay phần nào lên cổ tử cung [rau tiền đạo].

BS. Nguyễn Kim Dung


Video liên quan

Chủ Đề