Trong Python ta dụng kiểu dữ liệu gì để mới biến lưu trữ được nhiều giá trị

Biến trong Python là gì?

Một biến Python là một khu vực bộ nhớ được dành riêng để lưu trữ các giá trị. Nói cách khác, biến trong python cung cấp dữ liệu cho quá trình xử lý của máy tính.

Mỗi giá trị trong Python có một kiểu dữ liệu. Các kiểu dữ liệu khác nhau trong Python là kiểu số, kiểu danh sách, kiểu bộ [tuple], kiểu chuỗi [string], kiểu từ điển [dictionary], v.v ... Các biến có thể được khai báo bằng bất kỳ tên nào hoặc thậm chí cả bằng chữ cái như a, aa, abc, v.v.

Trong bài học này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:

  • Cách khai báo và sử dụng biến

  • Khai báo lại một biến

  • Kết hợp các biến

  • Biến toàn cục và biến cục bộ

  • Xóa một biến

Cách khai báo và sử dụng biến

Cùng xét một ví dụ. Chúng ta sẽ khai báo biến "a" và in nó.

a=100 print a

Khai báo lại một biến

Bạn có thể khai báo lại biến ngay cả khi bạn đã khai báo nó trước đó.

Xét một biến đã được khởi tạo f = 0.

Sau đó, chúng ta gán lại giá trị "guru99" cho biến f

Ví dụ sử dụng Python 2

# Declare a variable and initialize it f = 0 print f # re-declaring the variable works f = 'guru99' print f

Ví dụ sử dụng Python 3

# Declare a variable and initialize it f = 0 print[f] # re-declaring the variable works f = 'guru99' print[f]

Kết hợp các biến

Cùng tìm hiểu xem liệu bạn có thể nối các loại dữ liệu khác nhau như chuỗi và số với nhau không. Ví dụ: chúng ta sẽ ghép "Guru" với số "99".

Nếu trong Java chúng ta có thể thực hiện nối số với chuỗi mà không cần khai báo số đó dưới dạng chuỗi thì trong Python, việc khai báo số dưới dạng chuỗi là cần thiết. Nếu bạn không khai báo, chương trình sẽ báo lỗi kiểu dữ liệu [TypeError].

Đoạn mã nguồn sau sẽ có đầu ra không xác định[báo lỗi: TypeError: cannot concatenate 'str' and 'int' objects]:

a="Guru" b = 99 print a+b

Khi khai báo số nguyên dưới dạng chuỗi, bạn có thể kết hợp “Guru” + str[“99”] trong đầu ra:

a="Guru" b = 99 print[a+str[b]]

Biến toàn cục và biến cục bộ

Trong Python khi bạn muốn sử dụng cùng một biến cho toàn bộ chương trình hoặc mô-đun, bạn cần khai báo nó dưới dạng biến toàn cục. Trường hợp bạn muốn sử dụng biến trong một hàm hoặc phương thức cụ thể, bạn hãy sử dụng biến cục bộ.

Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa biến toàn cục và biến cục bộ với chương trình dưới đây.

  1. Biến "f" là biến toàn cục và được gán giá trị 101, giống như giá trị được in ra.

  2. Biến f được khai báo một lần nữa trong hàm và được coi là biến cục bộ. Nó được gán giá trị "I am learning Python.", giống như giá trị được in ra. Biến này khác với biến toàn cục "f" được xác định trước đó.

  3. Khi lời gọi hàm kết thúc, biến cục bộ f bị hủy. Ở dòng 12, khi chúng ta in ra giá trị của "f" một lần nữa, nó sẽ hiển thị giá trị của biến toàn cục f = 101.

Ví dụ sử dụng Python 2

# Declare a variable and initialize it f = 101 print f # Global vs. local variables in functions def someFunction[]: # global f f = 'I am learning Python' print f someFunction[] print f

Ví dụ sử dụng Python 3

# Declare a variable and initialize it f = 101 print[f] # Global vs. local variables in functions def someFunction[]: # global f f = 'I am learning Python' print[f] someFunction[] print[f]

Sử dụng từ khóa global, bạn có thể gọi tới biến toàn cục bên trong hàm.

  1. Biến "f" là biến toàn cục và được gán giá trị 101, giống như giá trị được in ra.

  2. Biến f được khai báo sử dụng từ khóa global. Đây KHÔNG PHẢImột biến cục bộ mà là biến toàn cục được khai báo trước đó. Do đó khi chúng ta in giá trị của nó, kết quả sẽ là 101.

  3. Chúng ta đã thay đổi giá trị của "f" bên trong hàm. Khi lời gọi hàm kết thúc, giá trị sau khi thay đổi của biến "f" vẫn tồn tại. Ở dòng 12, khi chúng ta in ra giá trị của “f” một lần nữa, nó sẽ hiển thị giá trị: “changing global variable”.

Ví dụ sử dụng Python 2

f = 101; print f # Global vs.local variables in functions def someFunction[]: global f print f f = "changing global variable" someFunction[] print f

Ví dụ sử dụng Python 3

f = 101; print[f] # Global vs.local variables in functions def someFunction[]: global f print[f] f = "changing global variable" someFunction[] print[f]

Xóa một biến

Bạn có thể xóa một biến bằng lệnh del "tên biến".

Trong ví dụ dưới đây, chúng ta sẽ xóa biến f và sau khi xóa, chúng ta thực hiện việc in ra giá trị của f, khi đó sẽ xuất hiện lỗi tên biến không được xác định “variable name is not defined”, điều này có nghĩa là bạn đã xóa biến đó rồi.

f = 11; print[f] del f print[f]

Các biến được coi như một chiếc "phong bì" hoặc "xô" nơi mà thông tin có thể được duy trì và tham chiếu. Giống như bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào khác, Python cũng sử dụng một biến để lưu trữ thông tin.

Tóm tắt:

  • Các biến có thể được khai báo bằng bất kỳ tên nào hoặc thậm chí bằng cả chữ cái như a, aa, abc, v.v.

  • Các biến có thể được khai báo lại ngay cả khi bạn đã khai báo chúng trước đó.

  • Trong Python bạn không thể ghép chuỗi và số một cách trực tiếp, bạn cần khai báo chúng dưới dạng biến riêng biệt rồi sau đó mới có thể ghép số và chuỗi.

  • Khai báo biến cục bộ khi bạn muốn sử dụng nó cho hàm hiện tại

  • Khai báo biến toàn cục khi bạn muốn sử dụng cùng một biến cho toàn bộ chương trình

  • Để xóa một biến, sử dụng từ khóa "del".

Page 2

Trong Python mọi thứ đều là đối tượng và chuỗi cũng là một đối tượng. Chuỗi trong Python có thể được tạo đơn giản bằng cách đặt các ký tự trong dấu ngoặc kép hoặc ngoặc đơn.

Ví dụ:

var = "Hello World!"

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về:

  • Truy cập các giá trị trong chuỗi

  • Các toán tử làm việc với chuỗi

  • Một số ví dụ khác

  • Thay thế chuỗi

  • Thay đổi chữ hoa và chữ thường trong chuỗi

  • Kết hợp chuỗi

  • Đảo ngược chuỗi

  • Phân tách chuỗi

Truy cập các giá trị trong chuỗi

Python không hỗ trợ kiểu dữ liệu là một ký tự, chúng được coi là các chuỗi có độ dài bằng một, hay cũng được coi là một chuỗi con.

Chúng ta sử dụng dấu ngoặc vuông cùng với chỉ số hoặc chỉ mục để cắt một chuỗi và từ đó thu được một chuỗi con.

var1 = "Guru99!" var2 = "Software Testing" print["var1[0]:",var1[0]] print["var2[1:5]:",var2[1:5]]

Các toán tử làm việc với chuỗi

Có rất nhiều các toán tử làm việc với chuỗi khác nhau có thể được sử dụng để kết hợp hai chuỗi riêng biệt.

Giả sử nếu a = guru và b = 99 thì a + b = "guru99". Tương tự, nếu bạn sử dụng a*2, ta sẽ thu được "GuruGuru". Các toán tử làm việc với chuỗi khác cũng tương tự như vậy.

Toán tử

Chức năng

Ví dụ

[]

Cắt- nó đưa ra chữ cái từ chỉ số đã cho

a[1] sẽ trả về chữ "u" từ chữ Guru như vậy [0 = G, 1 = u, 2 = r và 3 = u]

x="Guru"

print[x[1]]

[:]

Cắt theo phạm vi – trả về chuỗi ký tự từ phạm vi đã cho

x[1:3] sẽ trả về "ur" từ chữ Guru. Cần nhớ rằng, chữ G ở vị trí 0 sẽ không được trả về, thay vào đó, nó sẽ trả về hai chữ cái đằng sau là ur.

x="Guru"

print[x[1:3]]

in

Kiểm tra tồn tại-trả về đúng nếu chữ cái tồn tại trong chuỗi cho trước.

u có tồn tại trong từ Guru và vì vậy, kết quả trả về là 1 [True-Đúng]

x="Guru"

print["u" in x]

not in

Kiểm tra tồn tại-trả về đúng chữ cái không tồn tại trong chuỗi cho trước.

I không tồn tại trong từ Guru vì thế kết quả trả về là 1.

x="Guru"

print["l" not in x]

r/R

Chuỗi dạng thô sẽ triệt tiêu các ký tự thoát – escape characters.

Lệnh in r’\n’ sẽ in ra \n và lệnh in R’\n’ sẽ in ra \n.

% - dùng để định dạng chuỗi

%r – Chèn chuỗi kiểu mẫu đại diện cho đối tượng [nghĩa là repr[o]]

%s- Chèn chuỗi đại diện cho đối tượng [nghĩa là str[o]]

%d- định dạng để hiển thị một số.

Đầu ra của đoạn mã bên cạnh sẽ là “guru 99”.

name = 'guru'

number = 99

print['%s %d' % [name,number]]

+

Kết hợp hai chuỗi

Kết hợp các chuỗi và trả về kết quả

x="Guru"

y="99"

print[x+y]

*

Lặp lại chuỗi

Ký tự sẽ được in ra hai lần.

x="Guru"

y="99"

print[x*2]

Một số ví dụ khác

Bạn có thể cập nhật chuỗi trong Python bằng cách gán lại một biến cho một chuỗi khác. Giá trị mới có thể giống với giá trị cũ hoặc là một chuỗi mới hoàn toàn khác.

x = "Hello World!" print[x[:6]] print[x[0:6] + "Guru99"]

Lưu ý : - Phép cắt “: 6” hoặc “0: 6” trả về cùng kết quả.

Thay thế chuỗi

Phương thức thay thế replace[] trả về một bản sao của chuỗi trong đó các giá trị của chuỗi cũ đã được thay thế bằng giá trị mới.

oldstring = 'I like Guru99' newstring = oldstring.replace['like', 'love'] print[newstring]

Thay đổi chữ hoa và chữ thường trong chuỗi

Trong Python, bạn có thể thay đổi chuỗi thành chữ hoa bằng cách dùng hàm upper[].

string="python at guru99" # Chuyen chuoi sang chu hoa va in ra chuoi print[string.upper[]]

Tương tự như vậy, bạn có thể thực hiện việc viết hoa chữ cái đầu tiên:

string="python at guru99" print[string.capitalize[]]

Bạn cũng có thể chuyển đổi chuỗi thành chữ thường

string="PYTHON AT GURU99" print[string.lower[]]

Kết hợp chuỗi

Hàm nối join là một cách linh hoạt để kết hợp chuỗi. Với hàm join, bạn có thể thêm bất kỳ ký tự nào vào chuỗi.

Ví dụ: nếu bạn muốn thêm dấu hai chấm [:] sau toàn bộ các ký tự trong chuỗi "Python", bạn có thể sử dụng đoạn mã sau đây.

print[":".join["Python"]]

Đảo ngược chuỗi

Bằng cách sử dụng chức năng đảo ngược, bạn có thể đảo ngược chuỗi. Ví dụ: chúng ta có chuỗi "12345" và sau đó ta có thể áp dụng hàm đảo ngược chuỗi như trong đoạn mã dưới đây:

string="12345" print[''.join[reversed[string]]]

Phân tách chuỗi

Phân tách chuỗi là một chức năng khác có thể được áp dụng trong Python, giả sử với chuỗi "guru99 Career guru99". Ở đây, chúng ta sẽ phân tách chuỗi bằng lệnh word.split:

word="guru99 career guru99" print[word.split[' ']]

Kết quả:

['guru99', 'career', 'guru99']

Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một ví dụ về cách phân tách chuỗi.Trong ví dụ sau, chúng ta sẽ thay thế dấu cách [‘ ’] bằng ký tự ‘r’, và như vậy chuỗi sẽ được phân tách ở bất kỳ vị trí nào xuất hiện ký tự ‘r’.

word="guru99 career guru99" print[word.split['r']]

Lưu ý quan trọng:

Trong Python, chuỗi không thể bị thay đổi.

Đoạn mã:

greeting = "Hello, world!" greeting[0] = 'J' # ERROR! print[greeting]

Đoạn mã trên có lỗi ở dòng thứ 2, Do trong python, chuỗi không thể bị thay đổi nên greeting[0] = 'J' không hoạt động và trả về thông báo lỗi 'TypeError: 'str' object does not support item assignment' [greeting[0] đang có giá trị là 'H']

Xét tiếp đoạn mã sau đây:

x = "Guru99" x.replace["Guru99","Python"] print[x]

vẫn sẽ trả lại Guru99. Điều này là do x.replace ["Guru99", "Python"] trả về một bản sao của x sau khi đã được thay thế, bản sao này có giá trị là "Python", nhưng x không bị thay đổi và vẫn giữ giá trị là "Guru99".

Bạn sẽ cần sử dụng đoạn mã sau để thay đổi giá trị của biến x

x = "Guru99" x = x.replace["Guru99","Python"] print[x]

Các đoạn mã trên đều sử dụng Python 3, nếu bạn muốn chạy với Python 2, hãy sử dụng đoạn mã sau:

Ví dụ sử dụng Python 2

#Accessing Values in Strings var1 = "Guru99!" var2 = "Software Testing" print "var1[0]:",var1[0] print "var2[1:5]:",var2[1:5] #Some more examples x = "Hello World!" print x[:6] print x[0:6] + "Guru99" #Python String replace[] Method oldstring = 'I like Guru99' newstring = oldstring.replace['like', 'love'] print newstring #Changing upper and lower case strings string="python at guru99" print string.upper[] string="python at guru99" print string.capitalize[] string="PYTHON AT GURU99" print string.lower[] #Using "join" function for the string print":".join["Python"] #Reversing String string="12345" print''.join[reversed[string]] #Split Strings word="guru99 career guru99" print word.split[' '] word="guru99 career guru99" print word.split['r'] x = "Guru99" x.replace["Guru99","Python"] print x x = "Guru99" x = x.replace["Guru99","Python"] print x

Python đã hỗ trợ hàm .format để thay cho %d, %s và các ký hiệu tương tự như vậy cho việc định dạng chuỗi. Việc sử dụng hàm format[] đơn giản hơn dùng %d, %s ... Vì nó có thể được dùng cho nhiều loại dữ liệu khác nhau.

Đoạn mã

name = 'guru' number = 99 print['%s %d' % [name,number]]

Tương đương với 

name = 'guru' number = 99 print['{} {}'.format[name, number]]

Tóm tắt

Vì Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, nên nhiều hàm có thể được áp dụng cho các đối tượng khác nhau. Một tính năng đáng chú ý của Python đó là các câu lệnh được duy trì thụt lề giúp việc đọc mã nguồn dễ dàng hơn.

  • Truy cập các giá trị thông qua việc cắt [slice]- dấu ngoặc vuông được sử dụng cùng với chỉ số hoặc chỉ mục để cắt một chuỗi và từ đó thu được một chuỗi con.

    • Trong khi cắt, nếu bạn khai báo phạm vi là [1:5], thì giá trị thực tế được trả về sẽ nằm trong khoảng từ 1 tới 4

  • Bạn có thể cập nhật chuỗi trong Python bằng cách gán lại  chuỗi khác cho biến đó.

  • Phương thức thay thế replace[] trả về một bản sao của chuỗi trong đó các giá trị cũ được thay thế bằng các giá trị mới.

    • Cú pháp cho phương thức replace: oldstring.replace ["giá trị cần thay đổi", "giá trị được sử dụng để thay đổi"]

  • Các toán tử chuỗi như [], [:], in, not in, v.v. có thể được áp dụng để nối chuỗi, trả về hay chèn các ký tự cụ thể vào chuỗi hoặc để kiểm tra xem một ký tự nào đó có tồn tại trong chuỗi hay không.

  • Các phép toán làm việc với chuỗi khác bao gồm:

    • Thay đổi chữ hoa và chữ thường

    • Hàm join cho phép kết hợp bất kỳ ký tự nào với chuỗi

    • Đảo ngược chuỗi

    • Phân tách chuỗi

Page 3

Hàm trong Python là gì?

Hàm trong Python được sử dụng để tận dụng mã nguồn ở nhiều nơi trong cùng một chương trình, đôi khi còn được gọi là phương thức hoặc thủ tục. Python cung cấp cho bạn nhiều hàm dựng sẵn như print[], nhưng bạn cũng có thể viết hàm của chính mình.

Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu

  • Cách định nghĩa và gọi hàm trong Python

  • Ý nghĩa của thụt lề [khoảng trắng] trong Python

  • Hàm trả về giá trị như thế nào?

  • Đối số trong hàm

Cách định nghĩa và gọi hàm trong Python

Hàm trong Python được định nghĩa bởi câu lệnh "def" theo sau là tên hàm và dấu ngoặc đơn [[]]

Thí dụ:

Cùng khai báo một hàm bằng cách sử dụng lệnh "def func1 []:" và gọi hàm. Đầu ra của hàm sẽ là “I am learning Python function”.

Lời gọi func1[] sẽ gọi tới hàm func1[] ta đã định nghĩa và in ra dòng chữ: “I am learning Python function”

Việc định nghĩa một hàm trong Python cũng có một số quy tắc

  • Bất kỳ đối số hoặc tham số đầu vào nào cũng cần được đặt trong dấu ngoặc đơn.

  • Câu lệnh đầu tiên của hàm có thể là một câu lệnh tùy chọn – docstring hay chuỗi tài liệu của hàm.

  • Mã nguồn trong mỗi hàm bắt đầu sau dấu hai chấm [:] và phải được thụt lề [dùng khoảng trắng]

  • Câu lệnh return[biểu thức] sẽ khiến chương trình thoát ra khỏi hàm, nó trả về một giá trị cho người gọi. Câu lệnh return không có đối số tương tự với việc gọi return None.

Ý nghĩa của thụt lề [khoảng trắng] trong Python

Trước khi tìm hiểu sâu hơn về hàm, chúng ta cần nắm được quy tắc thụt lề để khai báo hàm trong Python. Các quy tắc này cũng được áp dụng cho các đối tượng khác của Python như khai báo điều kiện, vòng lặp hoặc biến.

Python tuân theo một kiểu thụt lề nhất định để xác định đâu là mã nguồn, vì các hàm trong Python không được khai báo theo cách sử dụng dấu ngoặc nhọn để xác định nơi bắt đầu và kết thúc của hàm, vì vậy Python cần dựa vào quy tắc thụt lề. Ở đây chúng ta lấy một ví dụ đơn giản với lệnh "print". Khi chúng ta viết hàm "print" ngay bên dưới def func1[]: Chương trình sẽ báo lỗi: "indentation error: expected an indented block".

Bây giờ, khi bạn thêm thụt lề [dấu cách] phía trước hàm "print", chương trình sẽ in ra kết quả như mong đợi.

Bạn cần ít nhất một dấu cách để chương trình có thể chạy đúng. Tuy nhiên, thường khuyến khích việc thụt lề với 4 dấu cách [Trong các IDE bạn có thể thiết lập để dùng tab thay cho khoảng trắng, IDE sẽ có các tùy chọn cho chuyển đổi từ 1 tab thành 2, 4 hoặc 8 dấu cách].

Ngoài ra, khi khai báo kèm theo thụt lề, bạn nên thực hiện việc thụt lề giống nhau cho toàn bộ chương trình. Ví dụ, trong ảnh chụp màn hình bên dưới khi chúng ta gọi một câu lệnh khác là "still in func1" và khi nó không được khai báo thẳng hàng ngay bên dưới câu lệnh print đầu tiên, chương trình sẽ báo một lỗi thụt lề: "unindent does not match any other indentation level."

Bây giờ, khi chúng ta áp dụng cùng một cách thụt lề cho cả hai câu lệnh và sắp xếp chúng thẳng hàng, chương trình sẽ chạy như mong muốn.

Hàm trả về giá trị như thế nào?

Lệnh return trong Python chỉ định giá trị nào sẽ trả lại cho lời gọi hàm.

Cùng tìm hiểu thông qua ví dụ sau:

Bước 1] Ở đây - chúng ta sẽ thấy hàm không có câu lệnh  "trả về". Ví dụ: chúng ta muốn tính bình phương của “4”, chương trình sẽ in ra “16”. Chúng ta cũng có thể làm được điều này với câu lệnh đơn giản “print x*x”, nhưng khi bạn gọi hàm "print square", chương trình sẽ trả về "None". Điều này là do khi bạn gọi hàm, không có giá trị trả về và hàm kết thúc. Python trả về "None" khi rời khỏi hàm.

Bước 2] Để quan sát rõ hơn, chúng ta thay thế lệnh print bằng phép gán. Hãy kiểm tra đầu ra.

Khi bạn chạy lệnh "print square[4]", chương trình sẽ in ra kết quả trả về của hàm square, nhưng do chúng ta không khai báo giá trị trả về trong hàm nên kết quả in ra là “None”.

Bước 3] Giờ chúng ta sẽ tìm cách thu được kết quả thông qua lệnh “return”. Khi bạn gọi hàm “return” và thực thi mã nguồn, chương trình sẽ trả về giá trị “16”.

Bước 4] Bản thân các hàm trong Python chính là một đối tượng, và một đối tượng sẽ có giá trị nhất định. Ở đây chúng ta có thể thấy cách Python tương tác với các đối tượng. Khi bạn chạy lệnh "print square", nó sẽ trả về giá trị của đối tượng. Vì chúng ta không truyền vào bất kỳ đối số nào, chúng ta cũng không có hàm cụ thể nào để chạy nên chương trình trả về một giá trị mặc định [0x021B2D30], giá trị này chính là địa chỉ của đối tượng. 

Đối số trong hàm

Đối số là một giá trị được truyền cho hàm khi nó được gọi.

Nói cách khác, ở phía người gọi, nó là đối số, còn ở phía hàm, nó được coi là tham số.

Cùng tìm hiểu cách đối số hoạt động trong Python:

Bước 1] Các đối số được khai báo trong định nghĩa hàm. Khi gọi hàm, bạn có thể truyền các giá trị cho đối số đó như hình bên dưới

Bước 2] Để khai báo giá trị mặc định của đối số, ta cầm gán cho nó một giá trị trong định nghĩa hàm.

Ví dụ: x không có giá trị mặc định. Giá trị mặc định của y=0. Khi chúng ta thực hiện lời gọi hàm multiply với chỉ một đối số, Python sẽ gán giá trị cho x trong khi vẫn giữ nguyên giá trị của y=0. Tức là bạn đang thực hiện phép nhân: x*y=0

Bước 3] Lần này chúng ta sẽ thay đổi giá trị thành y = 2 thay vì giá trị mặc định y = 0 và chương trình sẽ in ra kết quả là [4x2] = 8.

Bước 4] Bạn cũng có thể thay đổi thứ tự mà các đối số có thể được truyền vào Python. Ở đây chúng ta đã đảo ngược thứ tự của giá trị x và y thành x = 4 và y = 2.

Bước 5] Chúng ta có thể truyền vào nhiều đối số thông qua một mảng. Trong ví dụ dưới, chúng ta sẽ truyền vào nhiều đối số [1,2,3,4,5] bằng cách gọi hàm với [* args].

Ví dụ: Khai báo nhiều đối số dưới dạng [1,2,3,4,5] khi chúng ta gọi hàm với [* args]; chương trình sẽ in ra kết quả là [1,2,3,4,5]

Lưu ý:

  • Trong Python 2.7. nạp chồng hàm không được hỗ trợ. Nạp chồng hàm cho phép bạn tạo nhiều phương thức có cùng tên nhưng cách thực thi khác nhau. Nạp chồng hàm được hỗ trợ đầy đủ trong Python3.

  • Có một sự nhập nhằng giữa phương thức và hàm. Phương thức trong Python thường được gắn liền với đối tượng trong khi hàm thì không. Khi Python thực hiện lời gọi phương thức, nó sẽ gán tham số đầu tiên của lời gọi đó với tham chiếu của đối tượng thích hợp. Nói đơn giản hơn, hàm độc lập trong Python là một “hàm”, còn hàm được khai báo là một thuộc tính của một lớp hoặc một đối tượng được coi là một “phương thức”.

Đây là mã nguồn đầy đủ sử dụng Python 3

#define a function def func1[]: print ["I am learning Python function"] print ["still in func1"] func1[] def square[x]: return x*x print[square[4]] def multiply[x,y=0]: print["value of x=",x] print["value of y=",y] return x*y print[multiply[y=2,x=4]]

Đây là mã nguồn đầy đủ sử dụng Python 2

#define a function def func1[]: print " I am learning Python function" print " still in func1" func1[] def square[x]: return x*x print square[4] def multiply[x,y=0]: print"value of x=",x print"value of y=",y return x*y print multiply[y=2,x=4] in bội [y = 2, x = 4]

Tổng kết

Hàm trong Python là một đoạn mã có thể tái sử dụng nhằm thực hiện một công việc duy nhất. Trong bài này, chúng ta thấy rằng:

  • Hàm được định nghĩa bởi câu lệnh def

  • Mã nguồn trong mỗi hàm bắt đầu sau dấu hai chấm [:] và phải được thụt lề [khoảng trắng]

  • Bất kỳ đối số hoặc tham số đầu vào cũng cần được đặt trong dấu ngoặc đơn.

  • Sau khi khai báo hàm, ít nhất một khoảng trắng cần được đặt ở đầu dòng chứa mã nguồn.

  • Kiểu thụt lề cần được giữ nguyên trong toàn bộ mã nguồn trong thân hàm.

  • Việc thụt lề ba hoặc bốn khoảng trắng được khuyến khích trong thực tế.

  • Bạn có thể sử dụng lệnh “return” để trả về giá trị cho lời gọi hàm.

  • Python sẽ in một giá trị ngẫu nhiên như [0x021B2D30] khi đối số không được truyền vào trong lời gọi hàm. Ví dụ "hàm print"

  • Ở phía người gọi, giá trị truyền vào hàm được gọi là đối số, còn ở phía hàm, chúng được gọi là tham số.

  • Giá trị mặc định trong đối số - Nếu chúng ta chỉ truyền vào một đối số trong khi hàm cần nhiều tham số hơn, giá trị mặc định sẽ được gán cho các tham số còn lại.

  • Python cũng cho phép bạn đảo ngược thứ tự của đối số

Page 4

Câu lệnh điều kiện là gì?

Câu lệnh điều kiện trong Python sẽ thực hiện việc tính toán hoặc hành động tùy thuộc vào giá trị biến ràng buộc Boolean là đúng hay sai. Câu lệnh điều kiện trong Python được thực thi bởi câu lệnh IF.

Trong bài này chúng ta sẽ học cách áp dụng câu lệnh điều kiện trong Python

  • Câu lệnh IF là gì? Sử dụng nó như thế nào?

  • Điều gì xảy ra khi “Điều kiện If” không được thỏa mãn?

  • Cách sử dụng “Điều kiện else”

  • Khi “điều kiện else” không hoạt động

  • Cách sử dụng điều kiện "elif"

  • Thực thi câu lệnh điều kiện với mã nguồn tối giản

  • Câu lệnh IF lồng nhau

  • Câu lệnh Switch

Câu lệnh IF là gì? Sử dụng nó như thế nào trong Python?

Trong Python, câu lệnh IF được sử dụng để đưa ra quyết định. Nó sẽ thực thi các câu lệnh trong thân chỉ khi điều kiện IF đưa ra là đúng.

Khi bạn muốn đảm bảo rằng điều kiện này là đúng trong khi điều kiện khác là sai, bạn có thể sử dụng “câu lệnh if”

Cú pháp:

if biểu_thức Câu_lệnh else Câu_lệnh

Cùng xem ví dụ sau:

# #Example file for working with conditional statement # def main[]: x,y =2,8 if[x < y]: st= "x is less than y" print[st] if __name__ == "__main__": main[]  
  • Dòng lệnh 5: Chúng ta định nghĩa hai biến x, y = 2, 8

  • Dòng lệnh 7: Câu lệnh if kiểm tra điều kiện x

Chủ Đề