Trong thiết kế xây dựng có được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng?

Ngày hỏi:16/02/2016

Đơn vị tư vấn thiết kế xây dựng chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng công trình trong hồ sơ thiết kế và dự toán thì bị xử lý như thế nào?.

  • Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 26 của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP ngày 10/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản, khai thác, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; quản lý phát triển nhà và công sở.

    Quy định cụ thể như sau:

    - Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với đơn vị tư vấn thiết kế có hành vi chỉ định nhà sản xuất vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng công trình trong hồ sơ thiết kế và dự toán.

    - Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập lại thiết kế, dự toán theo đúng quy định.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 86 Luật Xây dựng 2014, Nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình có các quyền cụ thể như sau:

1. Nhà thầu thiết kế xây dựng có các quyền sau:

a] Yêu cầu chủ đầu tư và các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng;

b] Từ chối thực hiện yêu cầu ngoài nhiệm vụ thiết kế xây dựng và ngoài hợp đồng thiết kế xây dựng;

c] Quyền tác giả đối với thiết kế xây dựng;

d] Thuê nhà thầu phụ thực hiện thiết kế xây dựng theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng;

đ] Các quyền khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

2. Nhà thầu thiết kế xây dựng có các nghĩa vụ sau:

a] Chỉ được nhận thầu thiết kế xây dựng phù hợp với điều kiện năng lực hoạt động, năng lực hành nghề thiết kế xây dựng;

b] Tuân thủ tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật cho công trình; lập hồ sơ thiết kế xây dựng đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, bước thiết kế, quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan;

c] Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm thiết kế do mình đảm nhận trong đó bao gồm nội dung quy định tại Điều 79 và Điều 80 của Luật này; chịu trách nhiệm về chất lượng thiết kế của nhà thầu phụ [nếu có]. Nhà thầu phụ khi tham gia thiết kế xây dựng phải chịu trách nhiệm về kết quả thiết kế trước nhà thầu chính và trước pháp luật;

d] Giám sát tác giả thiết kế xây dựng trong quá trình thi công xây dựng;

đ] Không được chỉ định nhà sản xuất cung cấp vật liệu, vật tư và thiết bị xây dựng trong nội dung thiết kế xây dựng của công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

e] Bồi thường thiệt hại khi đề ra nhiệm vụ khảo sát, sử dụng thông tin, tài liệu, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, giải pháp kỹ thuật, công nghệ không phù hợp gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình và vi phạm hợp đồng thiết kế xây dựng;

g] Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng thiết kế xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ giám sát tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình

Căn cứ theo Điều 20 Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định về giám sát  tác giả của nhà thầu thiết kế trong thi công xây dựng công trình, cụ thể như sau:

1. Nhà thầu lập thiết kế xây dựng công trình có trách nhiệm thực hiện giám sát tác giả theo yêu cầu của chủ đầu tư và quy định trong hợp đồng xây dựng.

2. Nội dung thực hiện giám sát tác giả:

a] Giải thích và làm rõ các tài liệu thiết kế công trình khi có yêu cầu của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình;

b] Phối hợp với chủ đầu tư khi được yêu cầu để giải quyết các vướng mắc, phát sinh về thiết kế trong quá trình thi công xây dựng; điều chỉnh thiết kế phù hợp với thực tế thi công xây dựng công trình, xử lý những bất hợp lý trong thiết kế theo yêu cầu của chủ đầu tư;

c] Thông báo kịp thời cho chủ đầu tư và kiến nghị biện pháp xử lý khi phát hiện việc thi công sai với thiết kế được duyệt của nhà thầu thi công xây dựng;

d] Tham gia nghiệm thu công trình xây dựng khi có yêu cầu của chủ đầu tư. Trường hợp phát hiện hạng mục công trình, công trình xây dựng không đủ điều kiện nghiệm thu phải có ý kiến kịp thời bằng văn bản gửi chủ đầu tư.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình mà DauThau.info muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để có được những gói thầu xây dựng phù hợp với năng lực của doanh nghiệp mình, quý nhà thầu hãy nhanh tay đăng ký gói VIP1 - Phần mềm săn thầu trong nước của DauThau.info, tính năng của phần mềm sẽ cập nhật thông báo mời thầu về email của nhà thầu hàng giờ, hàng ngày. Nhờ đó mà nhà thầu sẽ có được thông tin của những gói thầu xây dựng mới nhất, phù hợp với năng lực của doanh nghiệp mình. 

DauThau.info đang triển khai chương trình giá siêu ưu đãi giảm giá từ 30 - 40% dành cho các khách hàng khi nâng cấp từ VIEWEB lên VIP hoặc mua thêm gói VIP mới, xem chi tiết ưu đãi tại: //dauthau.asia/news/blog/thong-bao-chinh-sach-gia-khi-nang-cap-hoac-mua-them-goi-vip-571.html 

Nếu như trong phần trước chúng tôi đã trình bày khái quát về quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng, các yêu cầu về chủng loại, nguồn gốc xuất xứ của vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị nhập khẩu cho công trình xây dựng, các yêu cầu về hình thức của chứng chỉ chứng minh xuất xứ, trách nhiệm của nhà thầu cung ứng sản phẩm xây dựng, vật liệu xây dựng đã là hàng hoá trên thị trường, trách nhiệm của nhà thầu chế tạo, sản xuất vật liệu xây dựng, cấu kiện và thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng theo yêu cầu riêng của thiết kế thì trong phần này chúng tôi sẽ tiếp tục trình bày về các vấn đề sau: 

Việc quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng được quy định ra sao? [P1]

Việc quản lý vật liệu xây dựng, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng được quy định ra sao?[P2]

7. Các quy định về việc thay đổi chủng loại, nguồn gốc xuất xứ vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng

Khoản 6, Điều 12, Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về việc thay đổi chủng loại, nguồn gốc xuất xứ vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng cho công trình xây dựng như sau:

a. Thay đổi với các công trình xây dựng thông thường 

Các vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị được thay thế phải đáp ứng được yêu cầu thiết kế, phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng và được chủ đầu tư chấp thuận, phê duyệt theo quy định của hợp đồng;

b. Thay đổi đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, công trình sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công 

+ Công trình sử dụng vốn đầu tư công là công trình sử dụng các nguồn vốn sau: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư

+ Công trình sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công là các công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước nhưng không bao gồm vốn đầu tư công.

Theo quy định tại Khoản 44, Điều 4, Luật Đấu thầu năm 2013 quy định vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

Đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công và vốn nhà nước ngoài đầu tư công, nếu việc thay đổi dẫn đến điều chỉnh dự án thì thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Điều 19, Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công được điều chỉnh theo các trường hợp quy định tại Khoản 1, Điều 61, Luật Xây dựng năm 2014, trong đó có trường hợp "Xuất hiện yếu tố mang lại hiệu quả cao hơn cho dự án khi đã được chủ đầu tư chứng minh về hiệu quả tài chính, kinh tế - xã hội do việc điều chỉnh dự án mang lại". Khi đó, đối với các dự án đầu tư điều chỉnh, cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh trong các trường hợp sau:

+ Khi điều chỉnh dự án có thay đổi về mục tiêu, quy mô sử dụng đất, quy mô đầu tư xây dựng;

+ Khi có thay đổi về chỉ tiêu quy hoạch, kiến trúc của dự án tại quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác hoặc quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư được phê duyệt;

+ Khi điều chỉnh làm tăng tổng mức đầu tư dự án đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;

+ Khi có thay đổi về giải pháp bố trí các công năng chính trong công trình dẫn đến yêu cầu phải đánh giá lại về giải pháp thiết kế bảo đảm an toàn xây dựng, phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, sự tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật của dự án.

Xem thêm: 

Dự án đầu tư xây dựng được điều chỉnh như thế nào?

Tổng hợp các bài viết về Luật Xây dựng

Luật Hoàng Anh 

Video liên quan

Chủ Đề