tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là.nguy hiểm

08:21 Ngày 06/01/2021

Tụ dịch màng nuôi là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu. Rất nhiều thai phụ thắc mắc không biết tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm và phải làm gì khi bị tụ dịch? Hãy cùng tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa qua nội dung bài viết này nhé!

Xem thêm:

Bóc tách túi thai bao lâu thì khỏi?

Tụ máu dưới màng đệm khi mang thai: Báo động tình trạng sảy thai

Bóc tách túi thai nhưng không ra máu phải làm sao?

Tụ dịch màng nuôi là tình trạng máu tụ ở giữa nhau thai và tử cung. Nếu không phát hiện kịp thời, các vết tụ máu này sẽ lan rộng làm ảnh hưởng đến quá trình luân chuyển máu huyết từ cơ thể người mẹ sang con. Tụ máu càng rộng thì thai nhi càng nhận được ít dinh dưỡng và oxi, vì vậy có thể dẫn đến sảy thai ngoài ý muốn.

Theo các bác sĩ sản khoa, tụ dịch màng nuôi thường diễn biễn qua 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Kích thước nhỏ [0,5 - 5mm]:

Đây là thời điểm người mẹ cảm thấy mệt mỏi nhưng chưa ảnh hưởng nhiều đến thai nhi. Rất nhiều mẹ bầu nhầm tưởng các dấu hiệu giống ốm nghén nên thường chủ quan và chỉ phát hiện bất thường thông qua hình ảnh siêu âm. Mẹ bầu cần nghỉ ngơi tuyệt đối để tránh vết tụ máu lan rộng.

- Giai đoạn 2: Kích thước tụ dịch khoảng 5mm - 12mm:

Đây là thời điểm vết tụ khá lớn gây nguy hiểm cho thai nhi. Mẹ bầu có thể nhận thấy triệu chứng bụng đau âm ỉ, đau thắt lưng và ra máu màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm, lượng ít. Giai đoạn này mẹ bầu cần phải thăm khám, sử dụng thuốc và nghỉ ngơi theo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Hình ảnh tụ dịch màng nuôi 

- Giai đoạn vết tụ dịch lớn [> 12mm - 19mm - 20mm - 21mm - 24mm]:

Đây là thời điểm vết tụ lan rộng rất nguy hiểm. Chị em có thể nhận thấy lượng máu âm đạo ra nhiều hơn, thậm chí có thể xuất hiện cục máu đông có kích thước nhỏ. Mẹ bầu còn nhận thấy cơn đau bụng dữ dội, lưng đau mỏi với cường độ mạnh. Tình trạng này có thể kéo dài 1 tuần dẫn đến sảy thai.

Như vậy, tụ dịch màng nuôi được coi là nguy  hiểm nhất khi vượt qua 12mm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. Bạn cần phải đi khám càng sớm để được bác sĩ tư vấn.

Tụ dịch màng nuôi là do đâu?

Hiện nay Y học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây tụ dịch màng nuôi. Một số yếu tố nguy cơ như mẹ bầu mang thai khi lớn tuổi [trên 35 tuổi], chị em đi lại, vận động nhiều khi mang thai có thể khiến lớp nội mạc tử cung bị bong tróc. Ngoài ra, chị em có lượng hormone thấp cũng khiến lớp nội mạc tử cung dễ bị tổn thương khiến máu tụ lại.

Xem thêm: Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết?

Biện pháp phòng ngừa và điều trị tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch màng nuôi có thể khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vì vậy chị em cần phải có biện pháp dùng thuốc, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để tránh sảy thai. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây nhé:

- Luôn giữ tâm trạng thoải mái khi mang thai:

Trong quá trình mang thai, nhất là 3 tháng đầu, mẹ bầu phải luôn giữ tâm lý bình ổn, không nên căng thẳng quá độ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi phát triển.

- Sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ:

Bạn không nên leo trèo cầu thang khi bị tụ dịch màng nuôi. Ngoài ra, cũng cần nghỉ ngơi tuyệt đối để tránh động thai, ra máu nhiều hơn.

- Không quan hệ tình dục khi bị tụ dịch màng nuôi:

Kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn này sẽ giúp ổn định tử cung, ngăn ngừa ra máu.

- Bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi:

Bạn nên tăng cường các nhóm đường bột, vitamin, omega 3, khoáng chất, canxi, sắt và axit folic để giúp thai nhi phát triển toàn diện. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế các thực phẩm gây hại cho thai nhi như: đu đủ xanh, cá biển có hàm lượng thủy ngân cao, nhãn, dứa gây co bóp tử cung… Đặc biệt bạn cũng cần tránh xa
các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có ga, thực phẩm cay nóng… để tránh gây hại cho thai nhi.

- Siêu âm thai thường xuyên:

Vào bất cứ thời điểm nào của thai kì nếu bạn phát hiện các dấu hiệu bất thường như khí hư ra nhiều, đau bụng, đau lưng… cần phải lập tức đi thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp bảo vệ thai.

Khang mẫu nhi – hỗ trợ thai kì khỏe mạnh

Khang mẫu nhi cho mẹ tròn con vuông

Từ ngàn xưa, bài thuốc cổ phương Thái Sơn Bàn Thạch Thang đã được dùng phổ biến giúp hàng triệu chị em có thai kì khỏe mạnh. Sản phẩm Khang mẫu nhi được bào chế dựa trên công thức của bài thuốc này, gia giảm thêm các vị Củ gai [an thai], A giao [chỉ huyết], Hoa hòe [bổ huyết] giúp hỗ trợ an thai cho mẹ bầu.

Sử dụng Khang mẫu nhi sẽ hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng dọa sảy thai, động thai, đau bụng, ra máu… Mỗi ngày mẹ bầu nên dùng 6 viên kết hợp với ăn uống, nghỉ ngơi để thai nhi phát triển.

Sản phẩm được Bộ Y tế kiểm duyệt chất lượng đạt chuẩn GMP và rất an toàn cho người sử dụng.

06:22 Ngày 14/07/2020

Tụ dịch màng nuôi là có vùng máu tụ lại dưới màng đệm, chủ yếu xảy ra ở 3 tháng đầu thai kì. Tụ dịch màng nuôi liệu có tự hết được không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu.

Tụ dịch màng nuôi là gì?

Màng nuôi là nơi nối liền nhau thai và tử cung, giúp thai nhi nhận được dinh dưỡng và ô xi từ mẹ. Màng nuôi có vai trò vô cùng quan trọng để nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Tụ dịch màng nuôi  là tình trạng xuất hiện máu tụ lại ở giữa nhau thai và tử cung của mẹ. Tụ dịch màng nuôi còn được gọi là chảy máu màng nuôi. Tụ dịch được coi là nhẹ khi rất nhỏ chỉ khoảng từ 0,5 - 5mm. Từ 5 - dưới 12mm vẫn chưa được khuyến cáo nguy hiểm cho thai nhi nhưng từ 12mm trở lên có thể gây bóc tách túi thai, dọa sảy thai, sảy thai, thậm chí sinh non rất nguy hiểm.

Ngay cả khi vết tụ máu ở màng nuôi còn bé mẹ bầu cũng không nên chủ quan vì chúng có thể lan rộng ra bất cứ lúc nào.

Phân loại tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch màng nuôi được chia thành 2 loại cụ thể như sau:

-         Tụ dịch dưới màng nuôi sinh lý:

Đây là tình trạng xuất hiện vết tụ ở thai nhi mới làm tổ trong tử cung. Khi siêu âm túi thai khoảng 4 – 6 tuần tuổi phát hiện có dịch dưới màng nuôi thường không nghiêm trọng. Thường dịch tụ này có màu trong và khi mẹ bầu không thấy đau bụng, ra máu âm đạo thì không phải lo lắng vì khi thai phát triển sẽ tự khỏi.

-         Tụ dịch màng nuôi bệnh lý:

Tụ dịch màng nuôi bệnh lý là khi phát hiện vùng máu tụ do bong mép bánh nhau hoặc vỡ xoang mạch rìa bánh nhau ở vùng nối liền nhau thai và cơ tử cung.

Khi siêu âm sẽ phát hiện vùng trống âm hoặc vùng giảm âm có dịch máu nằm bên cạnh túi thai, thậm chí có thể làm tróc 1 phần nhau thai. 3 tháng đầu thai kì thai nhi làm tổ vẫn chưa chắc chắn nên có thể gây bóc tách túi thai bất kì lúc nào nếu không được phát hiện kịp thời.

Hình ảnh mô phỏng phần màng đệm của thai nhi

Dấu hiệu lâm sàng của mẹ bầu là cảm thấy đau bụng dưới, đau âm ỉ và chảy máu âm đạo. Tình trạng bệnh lý này có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai, thai chết lưu, hoặc sinh non, vỡ ối, bong nhau non ở cuối thai kì.

Nguyên nhân tụ dịch màng nuôi là gì?

Nguyên nhân của tụ dịch màng nuôi sinh lý thường do túi thai làm tổ chưa chắc chắn nên dễ bị hình thành dịch hơn. Nhưng tụ dịch màng nuôi bệnh lý thường do rất nhiều lí do khác như:

-         Do mẹ bầu mang thai khi đã lớn tuổi [trên 35 tuổi] thường có nguy cơ cao hơn.

-         Do mẹ bầu có nội tiết kém khiến 3 tháng đầu rất dễ bị dọa sảy, tụ dịch màng nuôi.

-         Do mẹ thường xuyên vận động, đi lại nhiều khiến thành tử cung bị cọ sát gây nên dịch máu.

Xem thêm: Tụ máu dưới màng đệm khi mang thai: Báo động sảy thai cho bà bầu

Mẹ bầu nào cũng thắc mắc tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết. Câu trả lời của bác sĩ chuyên khoa là tụ dịch màng nuôi sinh lý mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi, khi thai nhi làm tổ chắc chắn ở trong cơ tử cung thì sẽ tự khỏi.

Đối với tụ dịch màng nuôi bệnh lý cũng rất nguy hiểm nếu mẹ bầu không được điều trị, nhất là khi khối tụ có diện tích lớn hơn 12mm. Mặc dù vậy giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, không lo lắng cũng là một cách để em bé phát triển.

Theo lời khuyên của bác sĩ sản khoa, các mẹ bầu nên:

-         Hạn chế tối đa vận động đi lại: Không leo cầu thang, không mang vác vật nặng, nghỉ ngơi hoàn toàn trên giường một thời gian.

-         Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung vitamin, axitfolic, canxi, sắt để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

-         Sử dụng đơn thuốc an thai theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Khoảng 30% mẹ bầu phải đối mặt với tình trạng tụ dịch màng nuôi trong 3 tháng đầu thai kì. Sau 3 tháng thai kì, tụ dịch màng nuôi thường ít gặp hơn nhưng lại nguy hiểm hơn rất nhiều, rất khó để tự phục hồi. Do vậy mẹ bầu cần đặc biệt chú ý vận động, ăn uống, sinh hoạt để cơ thể và em bé được khỏe mạnh.

Khang mẫu nhi – Sản phẩm hỗ trợ an thai cho mẹ bầu

Điều trị tụ dịch màng nuôi theo Tây y các bác sĩ sẽ kê cho mẹ bầu thuốc nội tiết, thuốc giảm co và yêu cầu chỉ dùng đúng liều lượng quy định. Các loại thuốc này chuyên dùng cho bà bầu nhưng vẫn có tác dụng phụ khiến bạn chóng mặt, buồn nôn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Vì thế rất nhiều chị em lựa chọn điều trị theo Y học cổ truyền, sử dụng các thảo dược tự nhiên lành tính vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả an thai cao.

Khang mẫu nhi xua tan nỗi lo tụ dịch màng nuôi ở mẹ bầu

Thành phần của Khang mẫu nhi 100% từ dược liệu có trong thiên nhiên, vừa giúp an thai nhờ các vị thuốc nổi tiếng như Củ gai, Thục địa, Sa nhân, vừa giúp tăng cường bồi bổ máu huyết cho mẹ bầu, giảm nhanh các triệu chứng ra máu, thiếu máu, chóng mặt, nhức đầu ở phụ nữ mang thai nhờ thảo dược Hoàng cầm, Đương quy, Hoa hòe… Việc hỗ trợ lưu thông máu tốt cũng giúp chị em mang bầu luôn cảm thấy cơ thể nhẹ nhõm, thoải mái, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Khang mẫu nhi – đem tin vui đến với mẹ bầu. Sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép ban hành trên toàn quốc.

Video liên quan

Chủ Đề