Tuoổi thọ trung bình của người việt tăng năm 2024

(TNO) Hôm qua 21.7, Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở T.Ư đã công bố kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009.

Theo kết quả chính thức của tổng điều tra, tính đến 0 giờ ngày 1.4.2009, tổng số dân của Việt Nam là 85.846.997 người, gồm 42.413.143 nam (chiếm 49,4%) và 43.433.854 nữ (chiếm 50,6%).

Sau 10 năm dân số nước ta đã tăng thêm 9,523 triệu người, bình quân mỗi năm tăng 952.000 người.

Ông Đỗ Thức, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, kết quả này khẳng định mức sinh của Việt Nam đã liên tục giảm trong 10 năm qua, phù hợp với các số liệu thống kê từ các cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình của Tổng cục Thống kê.

Kết quả toàn bộ tổng điều tra dân số cũng cho thấy, cuộc sống của người dân Việt Nam có sự cải thiện đáng kể. Trong những hộ có nhà ở, số hộ có nhà kiên cố chiếm 46,3%, nhà bán kiên cố chiếm 37,9%, nhà thiếu kiên cố chiếm 8% và nhà đơn sơ chiếm 7,8%. Diện tích nhà ở bình quân đầu người của cả nước là 16,7m2, trong đó thành thị cao gần gấp rưỡi của nông thôn, tương ứng là 19,2 và 15,7 m2. Sau 10 năm, tỷ lệ hộ có diện tích sử dụng lớn (từ 60m2 trở lên) của toàn quốc đã tăng hơn gấp đôi, từ 24,2% lên 51,%. Đây là một trong những thành công trong nỗ lực thực hiện chiến lược phát triển nhà ở nhằm tăng diện tích ở bình quân. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ có nhà ở với diện tích sử dụng dưới 15m2 sau 10 năm đã tăng đôi chút (năm 1999: 2,2% và năm 2009: 2,4%).

Đánh giá kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 2009, ông Đỗ Thức cho rằng, bức tranh chung về dân số Việt Nam khá phong phú và sinh động với nhiều gam màu sáng. 10 năm qua, không những Việt Nam thực hiện khá tốt mục tiêu giảm sinh, duy trì, ổn định quy mô dân số hợp lý mà còn có những bước tiến khá khích lệ trong việc nâng cao chất lượng dân số nước nhà. Tuổi thọ bình quân tính từ lúc sinh tăng liên tục và đã đạt 72,8 tuổi.

Thông tin trên được ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), đưa ra tại hội thảo chia sẻ kinh nghiệm thích ứng với già hóa và chăm sóc người cao tuổi giữa Nhật Bản và Việt Nam, sáng 29-8.

Tuoổi thọ trung bình của người việt tăng năm 2024

Đại diện Bộ Y tế chia sẻ những thách thức về già hóa dân số ở Việt Nam

Ông Hoàng cho biết Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số. Đến nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.

Theo Tổng cục Dân số, tuổi thọ trung bình của người Việt là 73,6 tuổi, nhưng phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới (76,1 so với 71,1). Năm 2019, khoảng cách này là 5,3 tuổi (76,3 so với 71,0).

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh, thường là bệnh không lây nhiễm, cơ xương khớp, sa sút trí tuệ, giảm thính lực, tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ... Dù tốc độ già hóa rất nhanh, số lượng người cao tuổi tăng từng năm, nhưng dịch vụ y tế đáp ứng điều trị và chăm sóc dài hạn của Việt Nam rất khiêm tốn. Cả nước chưa có bệnh viện chăm sóc người cao tuổi dài hạn.

Hiện nay, 36,7% người cao tuổi sống ở thành thị và 63,3% sống ở nông thôn, nhưng càng lớn tuổi thì nhu cầu sống ở nông thôn càng cao. Phần lớn người cao tuổi (hơn 70%) sống gần con cái.

Bà Bùi Thị Ninh, Giám đốc Văn phòng Giới sử dụng lao động, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam TP HCM, cho biết người cao tuổi Việt Nam vẫn có tư duy đầu tư cho tuổi già bằng cách đầu tư cho con cái. "Bao nhiêu tiền bạc đều cố gắng tập trung cho việc học hành và tương lai của con, mong muốn sau này con cái sẽ chăm sóc lại mình. Việc chuẩn bị các nguồn thu nhập ổn định, bền vững cho tuổi già còn khá hạn chế"- bà Ninh nói.

Tuoổi thọ trung bình của người việt tăng năm 2024

Vận động thể lực là một trong những yếu tố giúp đẩy lùi bệnh tật. Ảnh: H. Hưng

Tại hội thảo, Giáo sư Naoki Kondo, Trưởng khoa Dịch tễ học xã hội, Trường Y tế công cộng thuộc Đại học Kyoto (Nhật Bản), cho biết Nhật Bản là một quốc gia có dân số siêu già hiện nay. Nhóm dân số cao tuổi từ 65 tuổi trở lên của quốc gia này năm 2022 là 36,2 triệu người, chiếm 29% tổng dân số.

Chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng một xã hội dân số già, các chuyên gia nghiên cứu trong lĩnh vực y tế - dân số của Nhật Bản và Việt Nam đã thảo luận về những ý tưởng dự án hợp tác cho một xã hội già hóa dân số với mục tiêu làm thế nào để kêu gọi các bên liên quan cùng nhau xây dựng một xã hội già hóa khỏe mạnh và năng động ở Việt Nam; giải quyết vấn đề sức khỏe người cao tuổi và xã hội già hóa.

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069.

Tuoổi thọ trung bình của người việt tăng năm 2024
Thành phố Hồ Chí Minh chăm lo sức khoẻ người cao tuổi. (Ảnh: Đinh Hằng/TTXVN)

Chủ đề của Ngày Quốc tế người cao tuổi (1/10) năm nay là "Gia đình và xã hội hãy tạo điều kiện để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích."

Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) dự báo số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069.

[Phát động hưởng ứng Tháng hành động vì Người Cao tuổi Việt Nam]

Hiện tuổi thọ trung bình của người Việt Nam là 73,6 tuổi, đáng lưu ý khi phụ nữ Việt Nam có tuổi thọ cao hơn nam giới. Điều đáng nói, trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc 3-4 bệnh.

Người dân Việt Nam có tuổi thọ tương đối cao nếu so với các quốc gia có cùng mức sống, nhưng lại có số năm sống với bệnh tật nhiều. Mỗi người Việt Nam trung bình có 10 năm phải sống với bệnh tật, vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống và làm giảm số năm sống khỏe mạnh...

Theo Tiến sỹ Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình, vấn đề thích ứng với già hóa và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi luôn được đặt ra bởi Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

Việt Nam bắt đầu giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 với số người từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số. Năm 2021, số người cao tuổi tại Việt Nam chiếm 8,3% tổng dân số (8,16 triệu người cao tuổi).

Tuoổi thọ trung bình của người việt tăng năm 2024
Người cao tuổi được khám sức khỏe miễn phí. (Ảnh: TTXVN/Vietnam+)

Dự báo, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già từ năm 2036, khi đó, tỷ trọng nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên đạt 14,2% tổng dân số.

Tiến sỹ Phạm Vũ Hoàng cho rằng thời gian để Việt Nam chuyển từ giai đoạn già hóa dân số sang dân số già rất ngắn, khoảng 25 năm. Già hóa dân số mang đến cả cơ hội và thách thức. Về cơ hội, già hóa dân số có thể thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực như bảo hiểm, ngân hàng, dinh dưỡng, du lịch, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất hoặc quản lý trong bối cảnh thiếu lực lượng lao động.

Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đặt ra những thách thức nghiêm trọng về tăng trưởng kinh tế, an sinh xã hội, lao động, thiết kế cơ sở hạ tầng, đặc biệt trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh không lây nhiễm cần điều trị suốt đời như huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, sa sút trí tuệ, giảm thính lực, rối loạn giấc ngủ...

Các chuyên gia y tế cho hay để người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có ích, công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người cao tuổi cần được tiếp tục quan tâm hơn nữa, đồng thời để nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi, công tác dự phòng bệnh đóng vai trò quan trọng, trong đó việc duy trì thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ, có sổ theo dõi bệnh và tuân thủ việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ rất cấn thiết.

Chủ đề của Tháng hành động năm 2023 “Người cao tuổi được phát huy và chăm sóc đầy đủ” có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là quốc gia có tốc độ già hóa dân số rất nhanh, người cao tuổi ngày càng đông và là nguồn lực cần được phát huy đầy đủ, đồng thời còn một bộ phận người cao tuổi đang đứng trước những tác động rủi ro tuổi già.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng, phát huy vai trò và chăm sóc, bảo vệ người cao tuổi trong đó có chăm sóc y tế. Việt Nam có truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời là luôn kính trọng và chăm sóc người cao tuổi. Nhiều chính sách, chương trình chăm sóc sức khỏe nói riêng và chăm sóc người cao tuổi nói chung đã được Việt Nam ban hành, thực hiện.

Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu thích ứng với già hóa dân số. Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 một lần nữa tái khẳng định mục tiêu đó để góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững./.