Tuỳ bút có nhân vật và cốt truyện không

Bắp

Sự khác nhau giữa hai thể văn tùy bút và truyện đã được học là:

- Tuỳ bút là thể văn dùng để ghi chép về những con nguời và sự việc cụ thể có thực. Trong một số tuỳ bút, tác giả có khi trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình, thể hiện thái độ, suy nghĩ, đánh giá của mình một cách kín đáo thông qua những chi tiết nghệ thuật nào đó. Tuỳ bút là sự ghi chép tuỳ hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào. Tuỳ bút Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ đều có những đặc điểm này.

- Truyện là thể văn phản ánh hiện thực đời sông qua sự sáng tạo, hư câu của nhà văn. Truyện thường phải có cốt truyện và nhân vật; cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết thúc; nhân vật được xây dựng có đặc điểm ngoại hình, chi tiết miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí,… Tuỳ bút là sự ghi chép tuỳ hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào mà chủ yếu nhằm bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả. Lối ghi chép này giàu chất trữ tình hơn bút kí, kí sự. Cốt truyện đươc triển khai, hệ thống nhân vật được khắc họa nhờ một hệ thống chi tiết nghệ thuật phong phú đa dạng.

0 Trả lời 16:52 24/09

  • Ỉn

    Theo em, sự khác nhau giữa thể tùy bút và thể truyện là:

    - Thể truyện: thường phải có cốt truyện và nhân vật, có thể là thật hoặc do tác giả tưởng tượng. Nhân vật trong truyện được xây dựng qua ngoại hình, tính cách, tâm lí,… Truyện thường phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống qua những sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời của nhân vật.

    - Thể tùy bút: ghi chép tùy hứng, tản mạn những sự việc có thật, nhưng không theo một cốt truyện nào. Qua đó, người viết chú trọng bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy tư, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống.

    0 Trả lời 16:53 24/09

    • Su kem

      Thể loại tùy bút nhằm ghi chép về những con người, những sự việc cụ thể, có thực, qua đó tác giả bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ, nhận thức, đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Sự ghi chép ở đây là tùy theo cảm hứng chủ quan, có thể tản mạn, không cần gò bó theo hệ thống, kết cấu gì nhưng vẫn tuân theo một tư tưởng, cảm xúc chủ đạo [Ví dụ: Ở bài này là thái độ phê phán thói ăn chơi xa xỉ và tệ nhũng nhiễu nhân dân của bọn vua chúa và lũ quan lại hầu cận]. Lối ghi chép của tùy bút giàu chất trữ tình hơn ở các loại ghi chép khác [ví dụ như bút kí, kí sự].

      Còn thể loại truyện phản ánh cuộc sống thông qua số phận con người, có cốt truyện, nhân vật, theo một nghệ thuật diễn đạt nhất định, ví dụ: Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

      0 Trả lời 16:53 24/09

      • Câu hỏi: Tùy bút là gì?

        Trả lời:

        – Tùy bút được hiểu là thể loại thuộc loại hình kí, trong đó tác giả ghi chép lại các sự việc được quan sát và suy ngẫm về cảnh vật, con người xung quanh một cách trung thực.

        – Về thể loại tùy bút, được coi là lối chơi độc tấu của cái tôi trữ tình, là tùy theo hứng mà viết [sự thực, việc thực chảy qua ngòi bút dạt dào cảm xúc của nhà văn nên thấm đẫm chất thơ].

        Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm vềTùy bút nhé:

        Nghệ thuật trong tùy bút

        Tùy bút là một thể loại tùy hứng, vì vậy xét về nghệ thuật, nó mang phong cách nghệ thuật hết sức tự do, phóng khoáng và giàu chất trữ tình.

        Ở đó, tùy bút thể hiện rõ cái tôi của người nghệ sỹ hết sức sinh động và rõ nét, “là lối chơi độc tấu của cái tôi trữ tình”.

        – Tùy bút mang đậm chất văn học và chất báo chí:

        + Chất văn thể hiện ở những cảm xúc và suy tư của nhân vật trữ tình đôi khi lãng mạn, bay bổng, có lúc lại rất sâu sắc và đa chiều. Ngoài ra chất văn còn là ở cách tác giả chọn lọc, dùng từ ngữ một cách trau chuốt, kĩ lưỡng, thể hiện tài nghệ của ngòi bút tinh tế.

        + Chất báo thể hiện ở tính cập nhật, cái thể hiện nhanh tin tức xảy ra trong cuộc sống hàng ngày bởi tùy bút là viết về cái thực, việc thực diễn ra trong đời sống hàng ngày.

        => Một bài tùy bút hay thể hiện trên phương diện nghệ thuật về từ ngữ, câu văn, chất thơ, chất báo thì còn phải mang đậm cảm xúc của nhân vật trữ tình, mạch văn bao giờ cũng chân thực thể hiện suy ngẫm và tư tưởng một cách xuyên suốt.

        Đặc điểm của tùy bút

        Xét về đặc điểm của tùy bút, chúng ta nhận diện dựa trên một số phương diện sau đây:

        Đề tài:

        – Tùy bút có đề tài hết sức phong phú, đa dạng. Đề tài trong tùy bút có thể là tất cả các phương diện trong đời sống xã hội, từ văn hóa, lịch sử đến cái vấn đề nóng, vấn đề manh tính thế sự, đời tư…Các đề tài luôn được tác giả hướng tới đưa chất liệu vào trong tùy bút thể hiện cái tôi suy ngẫm, suy tư của nhân vật trữ tình.

        – Tùy bút là phóng theo bút mà viết, vì vậy thường tái hiện cảm xúc, nột tâm của con người đan xen nhiều cung bậc cảm xúc. Đó có thể là thứ cảm xúc đơn giản về tình yêu thiên nhiên, con người, cũng có thể là cảm xúc phức tạp, nỗi ám ảnh, day dứt…Ngoài ra tùy bút còn thể hiện cái nhạy cảm hết sức tinh tế của tác giả trước vẻ đẹp thiên nhiên và những giá trị văn hóa truyền thống.

        Lời văn, giọng điệu:

        – Đặc điểm trong lời văn, giọng điệu của thể loại tùy bút, bao giờ cũng mang lối văn uyển chuyển, linh hoạt, đầy sáng tạo, bất ngờ của nhân vật trữ tình. Lời văn có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất thơ và chất trần thuật, tạo cảm giác mềm mại trong cách kể chuyện.

        – Người nghệ sỹ trong tùy bút phải thật sự là nhân vật xuất chúng, được coi là “bậc thầy ngôn từ” bởi lối hành văn độc tấu đảm bảo trau chuốt từng từ ngữ, câu văn. Giọng điệu luôn chậm rãi, như thủ thỉ tâm tình. Người kể chuyện xưng tôi – nhân vật trữ tình dẫn dắt mạch cảm xúc cho toàn bài tùy bút.

        Kết cấu:

        – Tùy bút không giống như các thể loại truyện ngắn hay tiểu thuyết khác khi chú trọng vào diễn biến, trình tự, cốt truyện mà chỉ chú tâm thể hiện dòng cảm xúc của nhân vật trữ tình.

        – Nếu truyện ngắn, tiểu thuyết kể về một nhân vật với chuỗi hành trình trong cuộc sống của họ, thì tùy bút lại chú trọng làm nổi bật hình ảnh con người trong một khoảnh khắc, đôi khi chỉ là một lát cắt trong chuỗi hành trình cuộc sống của con người. Trong đó đan xen những suy tư, bình phẩm hay ca ngợi con người, làm nổi bật con người [chủ nghĩa anh hùng lớn lao].

        Phân biệt tùy bút và bút kí:

        Tùy bút là một thể thuộc loại hình kí, dùng để ghi chép những gì mà người khác quan sát và suy ngẫm về cuộc sống và con người xung quanh. Tùy bút vừa có phần văn học vừa có chất báo chí. Chất văn thường thể hiện ở những cảm xúc, suy tư có khi sâu sắc, đa nghĩa, có khi lãng mạn, bay bổng. Chất văn còn được thể hiện ở sự chọn lọc, trau chuốt từ ngữ, câu văn một cách kĩ lưỡng,, tinh tế của người cầm bút, Chất báo chí lại thể hiện ở tính cập nhật, khả năng phản ánh nhanh, tức thì những gì đang diễn ra trong cuộc sống xã hội. Sự việc và con người trong tùy bút thường là có thật và là cái “có? để tác giả bộc lộ suy ngẫm. Mạch xuyên suốt trong mỗi bài tùy bút là tư tưởng, cảm xúc của người viết.

        Bút kí cũng là một thể của loại hình kí. Nếu như tùy bút nghiêng về tính trữ tình thể hiện tình cảm của người viết thì bút kí nghiêng về ghi chép, phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, đối với một bút kí, người đọc nên quan tâm đến cả hai yếu tố cơ bản: hiện thực khách quan được ghi chép trong một bài hồi kí và tư tưởng, tình cảm, hình ảnh chủ quan của nhà văn. Chẳng hạn, trong bút kíCô Tô của Nguyễn Tuân [Ngữ văn 6, tập hai], nếu chỉ chú ýđến bức tranh thiên nhiên biển đâo thì ta mới cảm được một nửa của sự thú vị. Còn phải thấy dược đằng sau bức tranh thiên nhiên kì thú ấy hình tượng một nhà văn luôn đam mê, say sưa với việc khám phá vẻ đẹp. Đó chính là nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện đằng sau từng câu chữ văn chương. Từ đó chúng ta sẽ hiểu thêm được những gì Nguyễn Tuân đã viết trong tùy bútNgười lái đò sông Đà và truyện ngắnChữ người tử tù và nhiều tác phẩm văn học khác.

        Video liên quan

        Chủ Đề