Ù tai phải là dấu hiệu gì

Bệnh ù tai ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Tìm hiểu thêm nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị ù tai qua bài viết dưới đây!

1. Bệnh ù tai là gì?

Ù tai là tình trạng xuất hiện tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ hệ thống thính giác hoặc một số cơ quan lân cận. Tình trạng này thường không thể nghe được bởi người khác. Ù tai đa phần là những tiếng kêu đơn âm, tuy nhiên có một vài trường hợp tiếng ù xuất hiện dưới dạng các âm phức như tiếng dế kêu, tiếng sóng biển, tiếng hơi nước thoát qua chỗ hẹp hoặc tiếng chuông reo. Nhiều người cho rằng ù tai là một bệnh lý, tuy nhiên đó chỉ là một triệu chứng hoặc một tình trạng tiềm ẩn như chấn thương tai, rối loạn hệ thống tuần hoàn hay mất thính lực liên quan đến tuổi tác.

Ù tai là một tình trạng khá phổ biến và gặp ở nhiều độ tuổi. Mặc dù gây khó chịu tuy nhiên ù tai thường không phải là dấu hiệu của một điều gì đó nghiêm trọng. Chứng ù tai có thể trở nên tồi tệ theo tuổi tác, tuy nhiên đối với nhiều trường hợp, chứng ù tai có thể cải thiện khi điều trị. Ù tai hoàn toàn có thể diễn ra ngắn ngày nếu người bệnh tìm được nguyên nhân và giải quyết được nguyên nhân đó. Ngoài ra, cũng có nhiều trường hợp mắc ù tai kéo dài gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Hiện tại ù tai có 2 loại chính bao gồm: Ù tai chủ quan và ù tai khách quan. Ù tai chủ quan là loại phổ biến nhất, người mắc có thể nghe được trực tiếp các vấn đề ở tai ngoài, tai bên hoặc tai giữa. Ù tai khách quan là tình trạng bác sĩ có thể nghe thấy khi người bệnh khám, trường hợp này khá hiếm gặp và thường do các vấn đề về mạch máu, co thắt cơ bắp hoặc tình trạng xương tai giữa.

Ù tai là tình trạng xuất hiện tiếng kêu không mong muốn có nguồn gốc từ hệ thống thính giác hoặc một số cơ quan lân cận

2. Nguyên nhân và dấu hiệu của ù tai

2.1. Nguyên nhân gây nên bệnh ù tai

Bệnh ù tai có thể gây nên do một số nguyên nhân dưới đây:

– Tắc nghẽn ráy tai: Ráy tai bảo vệ ống tai và làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Khi có quá nhiều ráy tai tích tụ, chúng trở sẽ trở nên khó vệ sinh và gây kích thích màng nhĩ hoặc mất thính giác, có thể dẫn đến ù tai.

– Do tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Những tiếng động lớn là nguyên nhân gây mất thính lực liên quan đến tiếng ồn phổ biến. Khi tiếp xúc với các thiết bị nghe nhạc với âm thanh quá mức trong thời gian dài thì dù là tiếp xúc ngắn hạn hay dài hạn đều có thể gây ra thiệt hại vĩnh viễn.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân gây ù tai ít phổ biến hơn như:

– Chấn thương: Chấn thương vùng đầu, cổ có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác hoặc các chức năng não liên quan đến thính giác.

– Rối loạn chức năng ống Eustachian: Ống trong tai nối giữa cổ họng trên với tai giữa của bạn vẫn được mở rộng mọi lúc. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó gây rối loạn chức năng ống dẫn đến ù tai.

– Rối loạn mạch máu liên quan đến ù tai: Xơ vữa động mạch, huyết áp cao, khối u đầu và cổ, hẹp mạch máu cấp máu cho vùng đầu mặt cổ, dị tật của mạch máu,…

– U thần kinh âm thanh: Khối u lành tính có thể phát triển trên dây thần kinh sọ, chạy từ não đến tai trong và kiểm soát sự cân bằng, thính giác. Chúng còn được gọi là schwannoma tiền đình và gây nên chứng ù tai chỉ ở một tai.

– Một số loại thuốc cũng có thể gây ra hoặc làm nặng thêm triệu chứng ù tai [liều thuốc càng cao thì chứng ù tai càng nặng]: Một số nhóm kháng sinh, aspirin dùng với liều cao, thuốc lợi tiểu, thuốc quinine, thuốc trị ung thư, một số thuốc chống trầm cảm,…

Chấn thương vùng đầu, cổ có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác hoặc các chức năng não liên quan đến thính giác.

2.2. Dấu hiệu của bệnh ù tai

Khi mắc ù tai có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:

– Khi mắc ù tai sẽ luôn xuất hiện tiếng ồn ào trong tai mình như tiếng tiếng ve kêu, huýt sáo, gió thổi, … Tình trạng này có thể ù tai phải hoặc tai trái, cũng có thể bị cả hai tai.

– Các tiếng ồn trong tai xảy ra từng thời điểm hoặc diễn ra liên tục.

– Người mắc ù tai sẽ cảm nhận rõ các tiếng ồn vào lúc yên tĩnh.

Bệnh ù tai thường kèm theo với hoa mắt, đau đầu và chóng mặt.

Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên mà chứng ù tai sẽ xuất hiện các dấu hiệu đi kèm khác.

Bệnh ù tai thường kèm theo với hoa mắt, đau đầu và chóng mặt

3. Cách điều trị bệnh lý ù tai

Điều trị nội khoa:

– Phương pháp điều trị nội khoa có thể phân làm hai loại chính: Các loại thuốc giúp bệnh nhân giảm đi sự khó chịu đối với tiếng ù và các thuốc cắt đứt các cơ chế bệnh sinh tạo nên tiếng ù.

– Các thuốc tăng tuần hoàn hệ thần kinh trung ương, các vitamin, các thuốc giãn cơ trơn,…

– Một số loại thuốc kháng histami, thuốc giảm phù nề đối với trường hợp nghi ngờ nguyên nhân ù tai do rối loạn chức năng vòi.

– Các thuốc loại an thần, magnesi sulfat, meprobamate, barbiturate, được sử dụng để giảm các ức chế trên hệ lưới của hệ thần kinh trung ương.

Một điểm cần lưu ý khi sử dụng các loại thuốc là người bệnh tuyệt đối không tự ý sử dụng mà phải dùng theo đơn kê của bác sĩ.

Điều trị ngoại khoa:

– Phẫu thuật được ứng dụng để loại bỏ những nguyên nhân gây ù tai là u tân sinh của thùy thái dương, các ù tai đi kèm với điếc dẫn truyền hoặc các khối choán chỗ trong góc cầu tiểu não.

– Phẫu thuật khoét mê nhĩ và phẫu thuật điều trị ù tai chóng mặt cắt dây thần kinh tiền đình sẽ được chỉ định để điều trị ù tai trên các bệnh nhân điếc tiếp nhận hoàn toàn tai cùng bên.

Như vậy, trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn nắm bắt về chứng bệnh ù tai. Nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào hãy tới trực tiếp tới cơ sở y tế để được hỗ trợ chẩn đoán và điều trị.

Ù tai là tình trạng không nghe được người khác nói gì, bên trong tai có tiếng ù không mong muốn khởi nguồn từ thính giác hoặc từ những cơ quan lân cận.

Đa số ù tai là tiếng kêu đơn âm, một số trường hợp là phức âm nghe như tiếng muỗi bay, sóng biển, gió thổi, chuông reo, dế kêu…

Ù tai không phải là bệnh mà có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc bệnh lý nào đó. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể cải thiện khi uống thuốc, áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Ù tai là tình trạng khá phổ biến có thể diễn ra ở một bên tai phải, tai trái hoặc cả hai tai. Thông thường ù tai diễn ra trong vài ngày nếu tìm được nguyên nhân và điều trị nguyên nhân đó. Nhưng nhiều trường hợp ù tai diễn ra trong nhiều tháng, nhiều năm gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày.

Ù tai trái là tình trạng tai trái không nghe được gì, chỉ thấy tiếng ù ù. Tình trạng này có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý bạn cần hết sức chú ý:

  • Thận hư, thận yếu: Chất thải, độc tố tích tụ ở trong thận không được đào thải có thể ảnh hưởng đến thính lực, biểu hiện là tình trạng ù tai trái.
  • Xơ cứng tai.
  • Suy thận có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác gây ù tai.
  • Rối loạn khớp thái dương hàm: Khi xảy ra tình trạng này thì người bệnh sẽ có triệu chứng ù tai trái kéo dài kèm đau vùng khớp thái dương hàm.
  • Các bệnh về Tai – Mũi – Họng: Tai – Mũi – Họng thông nhau nên khi mắc một trong những bệnh lý thuộc nhóm này như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng… có thể có triệu chứng ù tai.

Ù tai ở bên phải có thể cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý sau:

  • Viêm tai giữa: Thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu không được chữa trị kịp thời gây ù tai bên phải.
  • Chấn thương não: Não bộ bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác, người bệnh khó nghe, bị ù tai.
  • Chấn thương cổ hoặc đầu: Các chấn thương ở vị trí này sẽ ảnh hưởng đến dây thần kinh thính giác, đặc biệt là bên tai phải.
  • Rối loạn tiền đình như bệnh Meniere hay huyết khối nội mạc thứ phát khiến cho chức năng cân bằng bị rối loạn và thính giác suy giảm, ù tai phải.
  • Dây thần kinh thính giác số 8 bị tổn thương.

Có hai loại ù tai:

  • Ù tai chủ quan là loại ù tai mà chỉ có bạn nghe được tiếng ù tai. Loại này phổ biến nhất chiếm khoảng 95%, do những vấn đề về tai giữa, ngoài hoặc bên trong tai hoặc do dây thần kinh thính giác ảnh hưởng.
  • Ù tai khách quan là loại ù tai bác sĩ có thể nghe được khi khám hoặc tiếng ù xuất hiện ở nhiều người trong cùng một khoảng thời gian, cùng địa điểm và môi trường. Loại này chỉ chiếm khoảng 5%, có thể do co thắt cơ bắp, xương tai giữa hoặc vấn đề về mạch máu.

Nguyên nhân của ù tai thường gặp:

Nguyên nhân ù tai được chia thành 2 nhóm, nhóm thường gặp và nhóm ít phổ biến hơn. Cụ thể như sau:

  • Ráy tai bị tắc nghẽn: Ráy tai đóng vai trò lọc bụi bẩn và giảm sự phát triển của vi khuẩn, từ đó bảo vệ ống tai. Tuy nhiên, khi ráy tai tích tụ quá nhiều thì sẽ rất khó rửa trôi tự nhiên, gây tắc nghẽn làm giảm hoặc mất thính giác, kích thích màng nhĩ gây ù tai.
  • Tiếp xúc với tiếng ồn lớn: Đây là nguyên nhân rất phổ biến, các loại tiếng ồn, âm thanh quá lớn có thể gây ra tình trạng ù tai. Tiếp xúc với những tiếng ồn lớn trong thời gian ngắn hoặc dài đều ảnh hưởng đến thính giác, gây ảnh hưởng vĩnh viễn.
  • Xương tai giữa thay đổi: Chẳng hạn như cứng xương tai giữa sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghe của bạn và gây ra tình trạng ù tai. Loại ù tai do nguyên nhân này có xu hướng di truyền.

Bên cạnh những nguyên nhân ù tai phổ biến trên thì tình trạng ù tai cũng có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Rối loạn chức năng ống Eustachian: Ống Eustachian là ống ở bên trong tai, nối tai giữa với cổ họng trên. Do nguyên nhân nào đó khiển cho chức năng của ống Eustachian rối loạn gây ù tai.
  • Rối loạn TMJ: Là những vấn đề ở khớp hai bên đầu trước tai, khớp thái dương hàm hoặc tại vị trí xương hàm dưới gặp sọ có thể dẫn đến ù tai.
  • Bệnh Meniere: Ù tai có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang bị bệnh Meniere.
  • U thần kinh âm thanh [schwannoma tiền đình]: Có thể gây ù tai một bên.
  • Chấn thương cổ/chấn thương đầu ảnh hưởng đến tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc những chức năng của não liên quan đến thính giác.
  • Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc xạ trị, hóa trị ung thư, thuốc chống trầm cảm, quinine, aspirin liều cao… có thể gây ù tai hoặc làm cho chứng ù tai nặng hơn.
  • Rối loạn mạch máu liên quan đến ù tai như cao huyết áp, có khối u ở cổ, ở đầu, mạch máu bị hẹp, xơ vữa động mạch…

Bên cạnh những nguyên nhân gây ù tai trên, các yếu tố sau sẽ làm tăng nguy cơ bị ù tai:

  • Làm việc trong môi trường có tiếng ồn lớn trong thời gian dài như công nhân ở các nhà máy, công trường xây dựng…
  • Tuổi tác trên 60 tuổi: Tuổi càng cao thì số lượng dây thần kinh hoạt động trong tai sẽ càng giảm, từ đó sẽ gây ra những vấn đề về tính giác như ù tai, điếc.
  • Mắc các bệnh về tim mạch: Hẹp động mạch, cao huyết áp, suy tim… có nguy cơ cao bị ù tai.
  • Hút thuốc lá: Người hút thuốc lá dễ xảy ra tình trạng ù tai cao hơn so với người không hút thuốc.

Khi xảy ra tình trạng ù tai, bạn có thể có các triệu chứng đi kèm sau:

  • Có tiếng ù ù ở bên trong tai
  • Xuất hiện cảm giác đau nhức hoặc hơi nhói lên ở bên trong tai
  • Có cảm giác có áp lực bên trong tai
  • Luôn cảm thấy đầy tai
  • Âm thanh nghe không rõ ràng, không thể phân biệt được các tín hiệu âm thanh gần giống nhau
  • Ù tai nghiêm trọng do tai phải chịu áp lực có thể có thể bị mất khả năng nghe tạm thời, nôn mửa hoặc bị xuất huyết tai.

Ù tai có có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nhưng cũng có thể chỉ là một phản xạ thoáng qua của cơ thể và là một điềm báo gì đó trong tương lai. Cụ thể như sau:

Nếu bạn ù tai, nóng tai, ngứa tai trái thì có thể tham khảo:

  • Ù tai trái trong thời gian 1 – 3 giờ [giờ Sửu]: Cần cẩn thận trong lời ăn tiếng nói cũng như mọi tình huống.
  • Ù tai trái trong thời gian 7 – 9 giờ [giờ Thìn]: Một chuyến đi xa [đi du lịch/đi công tác] trong thời gian tới.
  • Ù tai trái trong thời gian 9 – 11 giờ [giờ Tỵ]: Cảnh báo một vụ tai nạn xe cộ, cần cẩn thận trong đi lại, lái xe khi tham gia giao thông.
  • Ù tai trái trong thời gian 19 – 21 giờ [giờ Tuất]: Có niềm vui bất ngờ như được tổ chức tiệc chúc mừng, được tặng quà…
  • Nóng tai trái trong thời gian từ 23 – 1h [giờ Tý]: Có người nhớ tới bạn.
  • Nóng tai trái trong thời gian từ 3 – 5h [giờ Dần]: Điềm báo chuyện không vui, có thể bị hao tài tốn của, cần hết sức cẩn thận.
  • Nóng tai trái trong thời gian từ 5 – 7h [giờ Mão]: Có chuyện không lành, nên chuẩn bị trước tâm lý.
  • Nóng tai trái trong thời gian từ 11 – 13h [giờ Ngọ]: Có người mời đi ăn uống, dự tiệc.
  • Nóng tai trái trong thời gian từ 15 – 17h [giờ Thân]: Điềm báo sắp gặp được người thân/người yêu sau thời gian xa cách dài.
  • Nóng tai trái trong thời gian từ 17 – 19h [giờ Dậu]: Có chuyện không vui trong công việc, có thể bị khiển trách, cần cẩn thận trong làm việc.
  • Ngứa tai trái trong thời gian 13 – 15 giờ [giờ Mùi]: Báo hiệu chuyển đi xa trong thời gian tới.
  • Ngứa tai trái trong thời gian 21 – 23 giờ [giờ Hợi]: Điềm lành, được quý nhân phù trợ trong mọi hoàn cảnh.

Nếu bạn ù tai, nóng tai, ngứa tai phải thì có thể tham khảo:

  • Ù tai phải trong thời gian 23 – 1 giờ [giờ Tý]: Báo hiệu bạn có thể gặp phải rắc rối dễ xảy ra tranh chấp và kiện tụng.
  • Ngứa tai phải thời gian từ 1 – 3 giờ [giờ Sửu]: Điềm báo không lành có thể bị họa vô đơn chí, rước họa vào thân.
  • Ù tai phải thời gian từ 3 – 5 giờ [giờ Dần]: Gia đình có chuyện không vui.
  • Ù tai phải thời gian 5 – 7 giờ [giờ Mão]: Báo hiệu người thân trong gia đình đi xa trở về.
  • Ù tai phải thời gian 9 – 11 giờ [giờ Tỵ]: Điềm lành, có sự thăng tiến trong công việc.
  • Ù tai phải thời gian 13 – 15 giờ [giờ Mùi]: Điềm báo không vui, lành ít dữ nhiều nên cần phải hết sức cẩn thận đề phòng.
  • Ù tai phải thời gian 17 – 19 giờ [giờ Dậu]: Có tài lộc, tiền bạc.
  • Ù tai phải thời gian 21 – 23 giờ [giờ Hợi]: Được mời đi dự tiệc, ăn uống.
  • Nóng tai phải thời gian 11 – 13 giờ [giờ Ngọ]: Sắp được gặp lại bạn tri kỷ lâu năm.
  • Nóng tai phải thời gian 15 – 17 giờ [giờ Thân]: Có tin vui bất ngờ từ người thân trong gia đình.
  • Ngứa tai phải thời gian 7 – 9 giờ [giờ Thìn]: Báo hiệu có người sắp nhờ vả bạn.
  • Ngứa tai phải thời gian 19 – 21 giờ [giờ Tuất]: Có khách quý đến thăm gia đình bạn trong thời gian tới.

Ù tai mặc dù không phải là bệnh lý nhưng cũng gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của bạn. Mức độ ảnh hưởng của ù tai sẽ phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây ù tai.

Ù tai sinh lý thông thường không ảnh hưởng nhiều hoặc gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Bạn chỉ cần áp dụng một số mẹo đơn giản như ngáp, nhai kẹo cao su, đeo nút lỗ tai…

Trường hợp ù tai do bệnh lý gây ra như viêm tai giữa, bệnh liên quan đến thần kinh… người bệnh cần phải có biện pháp điều trị sớm, kịp thời tránh ù tai trở nên trầm trọng, gây biến chứng. Những biến chứng ù tai có thể gây ra như:

  • Không nghe được bất cứ âm thanh gì: Ảnh hưởng đến giao tiếp, gây mặc cảm, tự ti
  • Suy giảm thính giác, mất khả năng nghe tạm thời, thậm chí bị điếc hoàn toàn
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc khiến bạn mệt mỏi, lâu dần dẫn đến suy nhược cơ thể
  • Chất lượng công việc bị ảnh hưởng do giao tiếp bị hạn chế, công việc làm không tốt có thể ảnh hưởng đến thu nhập

Video liên quan

Chủ Đề