Uncitral arbitration Rules là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Khái niệm UNCITRAL
  • 2. Nguồn gốc và nhiệm vụ của UNCITRAL
  • 3. Phương pháp làm việc của UNCITRAL
  • 4. Thỏa thuận trọng tài thương mại theo qui định của UNCITRAL
  • 5. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Uỷ ban Liên hợp quốc về thương mại quốc tế

1. Khái niệm UNCITRAL

Đây là tên viết tắt của Ủy ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế [United Nations Commission on International Trade Law]. UNCITRAL là cơ quan pháp lý cốt lõi của hệ thống Liên hợp quốc trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế trong hơn 50 năm, hoạt động của UNCITRAL là hiện đại hóa và hài hòa các quy tắc về kinh doanh quốc tế.

UNCITRAL hỗ trợ các Mục tiêu Phát triển Bền vững. Trong Chương trình hành động Addis Ababa, các Quốc gia tán thành “những nỗ lực và sáng kiến ​​của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế, với tư cách là cơ quan pháp lý cốt lõi trong hệ thống Liên hợp quốc trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế, nhằm tăng cường phối hợp và hợp tác hoạt động hợp pháp của các tổ chức quốc tế và khu vực hoạt động trong lĩnh vực luật thương mại quốc tế và thúc đẩy pháp quyền ở cấp quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực này.”

2. Nguồn gốc và nhiệm vụ của UNCITRAL

Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế [UNCITRAL] được Đại hội đồng Liên hợp quốc thành lập ngày 17 tháng 12 năm 1966. Khi thành lập Ủy ban, Đại hội đồng đã công nhận rằng sự khác biệt trong luật quốc gia về thương mại quốc tế đã tạo ra những trở ngại đối với dòng chảy thương mại và coi Ủy ban là phương tiện mà Liên hợp quốc có thể đóng vai trò tích cực hơn trong việc giảm bớt hoặc loại bỏ những trở ngại này.

3. Phương pháp làm việc của UNCITRAL

UNCITRAL thực hiện công việc của mình tại các phiên họp thường niên, được tổ chức luân phiên hàng năm tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York và tại Trung tâm Quốc tế ở Viên. Mỗi nhóm công tác của Ủy ban thường tổ chức một hoặc hai phiên họp mỗi năm, tùy thuộc vào chủ đề được đề cập; các phiên họp này cũng xen kẽ giữa New York và Viên.

Ngoài các Quốc gia thành viên, tất cả các Quốc gia không phải là thành viên của Ủy ban, cũng như các tổ chức quốc tế quan tâm, đều được mời tham dự các phiên họp của Ủy ban và các nhóm công tác của Ủy ban với tư cách quan sát viên. Các quan sát viên được phép tham gia thảo luận tại các phiên họp của Ủy ban và các nhóm làm việc của Ủy ban với mức độ tương tự như các thành viên.

Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế [UNCITRAL] là một cơ quan của Liên hợp quốc có nhiệm vụ pháp điển hoá luật thương mại quốc tế, được thành lập ngày 17.12.1966 theo Nghị quyết 2205/XXI của Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế [viết tắt UNCITRAL] bao gồm đại diện của 29 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc [7 nước Châu Phi, 5 nước châu Á, 12 nước châu Âu và bắc Mỹ, 5 nước châu Mỹ La tinh]. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế là đề ra các giải pháp để từng bước pháp điển hoá luật thương mại quốc tế. Theo quan điểm của Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế, những lĩnh vực cơ bản của luật thương mại quốc tế gồm:

1] Chuẩn hoá việc kí kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, các quy định liên quan đến đại diện thương mại;

2] Thanh toán và tín dụng ngân hàng;

3] Các quyền tiến hành các hoạt động thương mại trong phạm vi quốc tế,

4] Bảo hiểm;

5] Vận tải, bao gồm vận tải hàng không, vận tải biển, vận tải đường sắt, đường bộ;

6] Sở hữu trí tuệ và quyền tác giả;

7] Trọng tài thương mại.

Năm 1985, Uỷ ban Liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế đã soạn thảo và ban hành Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế [The UNCITRAL Model Law on International Commercial Arbitration]. Hiện nay, nhiều quốc gia coi Luật mẫu trên là luật trọng tài của mình.

Cách làm việc của UNCITRAL cũng khá chặt chẽ, được tổ chức ở 3 cấp độ. Cấp độ 1 [cao nhất] mà Uỷ ban tổ chức là phiên họp toàn thể hàng năm. Cấp độ 2 là nhóm làm việc liên chính phủ phát triển các chủ đề trong chương trình làm việc của UNCITRAL giúp đơn giản hóa các giao dịch thương mại và giảm chi phí liên quan. Nhóm làm việc này nhóm họp mỗi năm 2 lần, tổ chức luân phiên tại New York và Mỹ.

Công việc trong cấp độ này bao gồm: hoàn thiện và thông qua các văn bản dự thảo được giới thiệu lên Ủy ban; xem xét các báo cáo tiến độ của các nhóm làm việc về các dự án tương ứng của họ; lựa chọn các chủ đề cho công việc trong tương lai hoặc nghiên cứu thêm; báo cáo về các hoạt động hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật và phối hợp làm việc với các tổ chức quốc tế khác; giám sát sự phát triển trong hệ thống CLERE và tình trạng và thúc đẩy các văn bản pháp lý UNCITRAL; xem xét các nghị quyết của Đại hội đồng về hoạt động của UNCITRAL; vấn đề hành chính...

Các quốc gia không phải là thành viên UNCITRAL và các tổ chức quốc tế và khu vực quan tâm cũng được mời và có thể đóng góp tích cực cho công việc vì các quyết định được đưa ra bởi sự đồng thuận, không phải bằng bỏ phiếu.

Cấp độ cuối cùng là các nhóm làm việc đảm nhận công việc chuẩn bị thực chất về các chủ đề trong chương trình làm việc của UNCITRAL. Thành viên của các nhóm làm việc bao gồm tất cả các thành viên của UNCITRAL. Một nhóm làm việc thường họp hai lần một năm, tổ chức một phiên mùa xuân ở New York và một phiên mùa thu ở Vienna.

Có tất cả 7 nhóm làm việc: Nhóm 1 về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa; nhóm 2 về trọng tài và hòa giải / giải quyết tranh chấp; nhóm 3 về cải tổ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước; nhóm 4 về thương mại điện tử; nhóm 5 về Luật không có khả năng thanh toán; nhóm 6 về quyền lợi bảo mật và nhóm 7 là về các vấn đề khác.

4. Thỏa thuận trọng tài thương mại theo qui định của UNCITRAL

Qui định về thỏa thuận trọng tài

1. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận mà các bên đưa ra trọng tài mọi hoặc các tranh chấp nhất định phát sinh hoặc có thể phát sinh giữa các bên về quan hệ pháp lí xác định, dù là quan hệ hợp đồng hay không phải là quan hệ hợp đồng.

2. Thoả thuận trọng tài được thực hiện dưới hình thức Điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thoả thuận riêng.

3. Thoả thuận trọng tài phải được lập thành văn bản.

Thoả thuận là văn bản nếu nó nằm trong một văn bản được các bên kí kết hoặc bằng sự trao đổi qua thư từ, Telex, telegrams hoặc các hình thức trao đổi viễn thông khác mà ghi nhận thoả thuận đó hoặc qua trao đổi về đơn kiện và bản biện hộ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.

Việc dẫn chiếu trong hợp đồng tới một văn bản ghi nhận Điều khoản trọng tài lập nên thoả thuận trọng tài với Điều kiện hợp đồng này phải là văn bản và sự dẫn chiếu đó là một bộ phận của hợp đồng này.

Thỏa thuận trọng tài và đơn kiện nội dung tranh chấp trước tòa

Trước khi việc kiện về vấn đề đối tượng của thỏa thuận được đưa ra, nếu một bên yêu cầu không muộn hơn thời gian khi nộp bản tường trình đầu tiên của mình về nội dung tranh chấp, toà án sẽ chuyển các bên cho trọng tài trừ khi toà án thấy rằng thoả thuận đó là vô hiệu và không có hiệu lực, không tiến hành được và không có khả năng thực hiện.

Nếu việc đi kiện được nêu trên đã được đưa ra, tố tụng trọng tài vẫn có thể được bắt đầu và tiếp tục và phán quyết có thể được tuyên trong khi vấn đề đó sẽ tạm đình chỉ trước toà.

5. Mối quan hệ giữa Việt Nam và Uỷ ban Liên hợp quốc về thương mại quốc tế

Với số phiếu 157/193 [cao thứ 5], Việt Nam đã trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2019-2025 tại cuộc bỏ phiếu trong khuôn khổ Khóa họp 73 của Đại hội đồng LHQ diễn ra tại New York rạng sáng 18-12 [theo giờ Việt Nam]. Việc trở thành thành viên của Ủy ban liên hợp quốc về thương mại quốc tế tạo cơ hội cho Việt Nam trong việc tăng cường tham khảo, có điều kiện tham gia sâu hơn vào quá trình thảo luận, xem xét các vấn đề mà các quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân đặt ra trong các vấn đề thương mại quốc tế, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế để hoàn hiện khuôn khổ pháp luật trong nước theo hướng phù hợp với chuẩn mực chung, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư và giải quyết các tranh chấp phát sinh theo chuẩn mực quốc tế [trong quá trình giải quyết tranh chấp, Việt Nam phải tham vấn các trung tâm trọng tài và các doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao năng lực pháp lý nói chung không chỉ của cơ quan nhà nước mà cả các cơ chế, các trung tâm trọng tài và các doanh nghiệp…. ].

Với sự tín nhiệm lần này của LHQ và việc Việt Nam trở thành thành viên UNCITRAL, đánh dấu bước tiến tiếp theo trong việc chủ động, tích cực hội nhập pháp lý đa phương, chủ động tham gia xây dựng, định hình pháp luật ở cấp độ quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.

Việt Nam đã tích cực tham gia một số Công ước quốc tế, áp dụng nhiều luật mẫu, quy tắc do UNCITRAL xây dựng, qua đó giúp xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam về thương mại. Những năm gần đây, mặc dù chưa là thành viên chính thức, Việt Nam đã từng bước tích cực tham gia UNCITRAL với tư cách quan sát viên, tham dự và đóng góp tích cực tại các phiên họp, thảo luận trong một số nhóm làm việc của UNCITRAL, đặc biệt là trong các hoạt động của nhóm 2, nhóm 3 và nhóm 5.

Trở thành thành viên của UNCITRAL trong nhiệm kỳ mới là "cơ hội vàng" bởi Việt Nam sẽ có điều kiện tham gia sâu hơn vào quá trình thảo luận, xem xét các vấn đề mà các quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân đặt ra trong các vấn đề thương mại quốc tế. Việt Nam cũng sẽ có tiếng nói sớm hơn, sâu hơn đối với các văn bản, văn kiện được xem xét; nhờ đó không chỉ có thể đóng góp vào công việc chung của thương mại quốc tế mà còn có thể bảo đảm những lợi ích chính đáng của mình.

Một vấn đề nữa là quá trình tham gia đó sẽ giúp Việt Nam tích lũy thêm kinh nghiệm, trí thức để vận dụng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của chúng ta, thực thi tốt hơn những công ước ở trong nước, đào tạo cán bộ, tăng cường khả năng phối hợp giữa các bộ ngành liên quan.

Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Việt Nam phải tham vấn các trung tâm trọng tài và các doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao năng lực pháp lý nói chung không chỉ của cơ quan nhà nước mà cả các cơ chế, các trung tâm trọng tài và các doanh nghiệp...

Một trong những vấn đề đang được trao đổi rất nhiều hiện nay là cải tổ cơ chế pháp lý giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia và các nhà đầu tư. Việt Nam là một trong những điểm đến, thu hút nhiều đầu tư nước ngoài.

Luật Minh KHuê [sưu tầm & biên tập]

Video liên quan

Chủ Đề