Ví dụ về tranh chấp môi trường ở Việt Nam

09[112]/2017

Mục lục

  • 0.Dẫn nhập
  • 1.Tổng quan về áp dụng phương thức hòa giải đối với tranh chấp môi trường
  • 2.Mô hình hòa giải tranh chấp môi trường của một số quốc gia tiêu biểu
  • 3.Thực trạng của giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án tại Việt Nam và một số giải pháp
  • 4.Tài liệu tham khảo

Mô hình giải quyết tranh chấp môi trường bằng hòa giải tại một số quốc gia - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

NGÔ NGUYỄN THẢO VY - TRẦN VIỆT DŨNG

09[112]/2017 - 2017, Trang 40-48

Ngày đăng: 15/12/2017

  • Trích dẫn
  • Share

    • Twitter
    • Facebook
    • Zalo

TÓM TẮT

Từ năm 2008 đến nay, nhiều tranh chấp về môi trường với quy mô lớn đã phát sinh tại Việt Nam, điển hình như các vụ xả thải của Vedan, Miwon, Tung Kuang, và gần đây nhất là vụ gây ô nhiễm của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh. Tuy nhiên, với cách tổ chức cơ quan giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về môi trường hiện tại, việc giải quyết, xử lý các tranh chấp môi trường còn mang nặng tính hành chính, dẫn đến tình trạng khiếu nại kéo dài, ảnh hưởng đến đời sống của người dân và gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết phân tích mô hình và thực tiễn giải quyết tranh chấp ngoài tòa án về môi trường của ba quốc gia tiêu biểu là Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, từ đó đề xuất mô hình giải quyết tranh chấp bằng hoà giải để ứng dụng tại Việt Nam.


ABSTRACT:

Since 2008, various large-scale environmental disputes have arisen in Vietnam, typlically the controversial industrial discharge of Vedan, Miwon, Tung Kuang and, at the latest, the serious pollution caused by Ha Tinh Formosa steel plant. Nevertheless, the current structure of dispute resolution and enforcement agencies is executive – oriented, leading to the prolonged claims which negatively affect the daily life of the citizens and the performance of businesses. This article examines the model and practice of out-of-court environmental dispute resolution in the United States, Japan and China in order to propose an environmental dispute resolution mechanism using mediation in Vietnam.

TỪ KHÓA: tranh chấp môi trường, bảo vệ môi trường, hòa giải, giải quyết tranh chấp ngoài tòa án,

KEYWORDS: mediation, environmental dispute, out-of-court environmental dispute resolution, environment protection,

Trích dẫn:

×

NGÔ NGUYỄN THẢO VY - TRẦN VIỆT DŨNG, Mô hình giải quyết tranh chấp môi trường bằng hòa giải tại một số quốc gia - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam , Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, 09[112]/2017, Trang 40-48

//tapchikhplvn.hcmulaw.edu.vn/module/xemchitietbaibao?oid=a881f404-47c3-48b3-8b98-674ce562040a

Đăng ký để tải miễn phí Đăng ký

Bài viết đã được lưu vài tài khoản.

×

Vui lòng vào mục "Quản lý tài khoản" -> "Bài viết đã lưu" để có xem tiếp ngay lần đăng nhập sau.

Tranhchấp về môi trường, vốn được ghi nhận tại Luật Bảo vệ môi trường năm2005 và 2014, diễn ra ngày càng phức tạp vàtồn tại dưới nhiều hình thức, quy mô, cấp độkhác nhau, từ đó đòi hỏi cơ chế pháp lý phùhợp nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp củacá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.[1]Tuy nhiên, thực tiễn tại Việt Nam cho thấy quá trình giải quyết loại tranh chấp này vẫn còn chưa hiệu quả và đáp ứng được mong muốn của người dân có lợi ích bị ảnh hưởng, chủ yếu là do cách tổ chức hành chính chưa chặt chẽ và chưa tận dụng được nguồn lực chuyên môn.[2]vậy,cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp môi trường, đặc biệt chú trọng đến cơ chế hòa giải vốn được vận dụng trong thực tiễn của nhiều quốc gia.

[1] Đinh Đức Trường, “Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài [FDI] tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 31, Số 5, 2015, tr. 46-55. Nguyễn Trung Thắng, Hoàng Hồng Hạnh, Dương Thị Phương Anh,Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án ở Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, số tháng 06, 2015, //vea.gov.vn/vn/truyenthong/tapchimt/nctd42009/Pages/Nghiên-cứu,-đề-xuất-cơ-chế-giải-quyết-tranh-chấp-môi-trường-ngoài-tòa-án-ở-Việt-Nam.aspx, truy cập ngày 20/8/2017.

[2] Nghiên cứu của ISPONRE về giải quyết các vụ tranh chấp môi trường ở Hải Dương, Nghệ An và Đồng Nai cho thấy, 43 - 62% người dân cho rằng, vụ việc mới chỉ được giải quyết một phần; riêng ở Đồng Nai [vụ ô nhiễm mùi của Công ty TNHH AB Mauri Việt Nam], 70% số người được hỏi cho rằng vụ việc chưa được giải quyết; 75 - 93% người dân không hài lòng với phương thức và kết quả giải quyết tranh chấp. Về tiến độ giải quyết tranh chấp và đền bù thiệt hại, 67 - 86% người dân cho rằng xử lý chậm. Xem thêm: Nguyễn Trung Thắng, Hoàng Hồng Hạnh, Dương Thị Phương Anh, Tlđd, 2015.

1. Tổng quan về áp dụng phương thức hòa giải đối với tranh chấp môi trường

Hòa giải là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án với sự xuất hiện của bên thứ ba trung lập nhằm hỗ trợ các bên tranh chấp đạt được thỏathuận cuối cùng mang tính tự nguyện.[3]Trước đây,tính hiệu quả củaphương phápgiải quyết tranh chấp[GQTC] này trong lĩnh vực môi trường thường bị nghi ngờ vì loại tranh chấp này có liên quan đến những vấn đề mang tính chất công và vì vậy cần phải được giải quyết bởi tòa án.[4]Nhiều quan điểm cho rằng giải quyết tranh chấp ngoài tòa ánnóichung vàhòagiải nóiriêngchỉ hữu dụng trong một số trường hợp giới hạn, còn với các tranh chấp có mức độ bất đồng cao, không thể dự đoán được mức độ hiệu quả của các dàn xếp trong dài hạn [như vấn đề đánh giá và vệ sinh môi trường hậu tranh chấp] phương pháp này không nên được áp dụng.[5]Quan trọng hơn, các quyết định của phương pháp GQTCnàykhông mang tính ràng buộc như phán quyết tòa án hay trọng tài, do đó luôn có rủi ro khi các bên không thiện chí thỏa thuận dàn xếp.[6]

Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh các tranh chấp về môi trường ngày càng phức tạp, liên quan đến nhiều bên, thuộc phạm vi áp dụng của nhiều văn bản pháp luật và quy định chuyên ngành, yêu cầu các đánh giá khoa học và kỹ thuật chính xác, các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, đặc biệt là hòa giải, vốn tạo diễn đàn đối thoại và đề cao sự tin tưởng lẫn nhau đã dần trở thành một lựa chọn hiệu quả và được quan tâm trong thực tiễn. Với cách tiếp cận đủ linhhoạtđể hỗ trợcácbênhợp táctrong những tình huống khókhăn,hòa giải có thể giúp việc GQTC không chỉ đơn thuần dừng lại ở vấn đề bồi thường thiệt hại hay hỗ trợ tài chính mà còn tối đa hoá cơ hội thực thi các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường bằng những dự án cụ thể. Chính vì vậy, nhiều quốc giađãxây dựng cơ chế hòa giải kết hợp với phương thức GQTC bằng tòa án hoặc các hình thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án khác nhằm giải quyết hiệu quả các tranh chấp về môi trường. Tuy nhiên, căn cứ theo tình hình kinh tế - xã hội của từng nước, cách quy định và thực tiễn vận dụng hòa giải đối với tranh chấp môi trường có những đặc thù nhất định.

[3] Neil G. Sipe & Bruce Stiftel, “Mediating Environmental Enforcement Disputes: How Well Does It Work?”, Environmental Law Impact Assessment Review, 15, 1995, p. 139- 140.

[4]Douglas J. Amy,“Environmental Dispute Resolution: The Promise and the Pitfalls” trong Norman J. Vig & Michael E. Kraft, Environmental Policy in the 1990s, 1990, p. 211.

[5]Allan R. Talbot, Settling Things: Six Case Studies In Environmental Mediation, Political Science, 1983 , p. 9.

[6] Marshall J. Breger, Gerald S. Schatz, Deborah Schick Laufer, Federal Administrative Dispute Resolution Deskbook, American Bar Association, 2001, p. 2.

2. Mô hình hòa giải tranh chấp môi trường của một số quốc gia tiêu biểu

2.1. Hoa Kỳ

Bằng việc ban hành đạo luật về bảo vệ môi trường đầu tiên vào năm 1899, có thể thấy Hoa Kỳ là một trong những quốc gia dày dặn kinh nghiệm trong vấn đề xây dựng khung pháp lý về bảo vệ môi trường. Hầu hết các tiểu bang đều đã xây dựng các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa ándành riêng cho tranh chấp môitrường[7]vàđạtđược kết quảkhảquan.[8]Trong đó, cơ quan trung ương là Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ [EPA]đãthiết lậpTrung tâm Giải quyết và ngăn ngừa tranh chấp [“Conflict Prevention and Resolution Center – CPRC”] chuyên cung cấp dịch vụ giải quyết các tranh chấp về môi trường thường trực bằng các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án nhằm mục đích ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp môi trường hiệu quả.[9],[10]

Cơ chế hòa giải thông qua CPRC, thực tế đã được EPA vận dụng thành công trong nhiều vụ tranh chấp về môi trường phức tạp, tiêu biểu như vụ gây ô nhiễm của công ty NIBCO vào năm 1996[11]vụ xả thải hóa chất của Pfizer vào năm 1998.[12]Trong cả hai tranh chấp này, điều đáng lưu ý là bên đầu tiên đề nghị giải quyết xung đột bằng hình thức hòa giải đều là bên bị cho là có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường, bởi phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án vốn không nhằm xác định hành vi nào là sai hay vi phạm, mà nhằm đạt đến một thỏa thuận dàn xếp cuối cùng và bảo đảm uy tín cũng như danh tiếng của bên gây ô nhiễm. Cơ quan này cũng nhận thức được rằng việc vận dụng giải quyết tranh chấp ngoài tòa án phải linh hoạt, do đó sự lựa chọn phương thức GQTC nào cho vụ việc cụ thể sẽ được chuyên viên chuyên trách của CPRC tư vấn trước khi EPA bắt đầu quá trình giải quyết.[13]Những bênlợiích liênquannhư người dân ở khu vực bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trườngyêucầu thông tin vềviệc xácđịnh trách nhiệm của chủthểgâyônhiễmđược EPA gửi cácbản sao chépghi nhậnnội dung này. Khi phân bổ khoản tiền bồi thường thiệt hại, các bên có lợi ích liên quan cũng được EPA cung cấp thông tin đầy đủ và có quyền nêu các vấn đề pháp lý nhằm đảm bảo quá trình phân bổ là công bằng, hợp lý.[14]

Đểthúcđẩy việc bảo vệmôitrường vàgiải quyết tranh chấp môitrường, năm 1980Hoa Kỳđãthông qua Đạo luật liên bang về trách nhiệm, bồi thường và xử lý các vấn đề về môi trường toàn diện [Comprehensive Environmental Response, Compensation, and Liability Act – CERCLA, cũng thường được biết dưới tên “Superfund”], quy định về trách nhiệm tài chính đối với việc giữ và làmsạch môi trường, cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòaánhòa giải được viện dẫn chủ yếu nhằm phục vụ cho hai mục đích: [i] dàn xếp các xung đột về bồi thường thiệt hại và phân bổ chi phí, và [ii] thỏa thuận lựa chọn và thực thi biện pháp vệ sinh môi trường tại các khu vực thuộc danh sách của CERCLA.[15]Theo thống kê của EPA, đến nay 70% các hoạt động khôi phục môi trường được chi trả bởi các bên có trách nhiệm thực thi thông qua Superfund.[16]Kinh nghiệm này của Hoa Kỳ cho thấy việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án không làm suy giảm vị thế và thẩm quyền của nhà nước trong việc giải quyết các tranh chấp về môi trường, mà còn khuyến khích các bên liên quan dàn xếp mâu thuẫn của họ một cách toàn diện và hiệu quả cả trong và sau quá trình thương lượng.

2.2. Nhật Bản

Hệ thống giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của Nhật Bảnđược pháttriển từnăm 1922khi tòaánnước nàyđềxuấtban hành một “hệ thống hòa giải các tranh chấp về cho thuê bất động sản và đất đai”.[17]Cho đến năm 1940, các cơ chế hòa giải khác như hòa giải dành cho tá điền, lao động, thương mại, gia đình và bồi thường thiệt hại về môi trường cũngđược thiết lập.[18]Trong khi cơ chế hòa giải cho các tranh chấp về môi trường tại Hoa Kỳ đang còn ở giai đoạn hình thành, các thỏa thuận được ký kết sau một quá trình dàn xếp tự nguyện có sự tham gia của chuyên gia môi trường với tư cách là bên thứ ba độc lập đã rất phổ biến tại Nhật Bản.[19]Tranh chấp nổi tiếng nhấtđược dànxếp theo phương thức nàyvụMinamata xảy ra vàonăm 1950, khi nhà máy phân bón Chisso xả thải chất thủy ngân làm nghêu sò ở vịnh Minamata nhiễm độc và gây nên những tác hại sức khỏe nghiêm trọng cho người tiêu thụ.[20]Do số lượng dân cư bị nhiễm độc lêntới gần10.000người chỉtrong một thời gian ngắn vàxungđột bị đẩy lênđến mức báođộng, chính quyền Teramotođãthành lậpủy ban hòagiải theo vụviệc [ad hoc],được gọi là Ủy ban Hòa giải các tranh chấp về nghề cá tại khu vực biển Shiranui vào ngày 24/11/1959. Vai trò của ủy ban này là điều tra sự cố môi trường, xác định phạm vi bồi thường thiệt hại khi các cơ quan địa phương chứng nhận một bệnh nhân là “nạn nhân chính thức”, cũng như quản lý về mặt trật tự xã hội và sức khỏe tại khu vực Minamata. Vào ngày 30/12/1959, bản thảo hòa giải về bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân được các bên đồng thuận và ký kết giữa đại diện của Cơ quan Xã hội của các nạn nhân bị nhiễm bệnh Minamata và đại diện của nhà máy Chisso.Thực tiễn GQTC trong vụ việc này được đánh giá cao về tính hiệu quả và tiến bộ,[21]dẫn đến một loạt sự thay đổi các quy định về bảo vệ môi trường tại Nhật Bản theo hướng chặt chẽhơn vàtạo tiềnđềcho việc ban hành Luật Giải quyết tranh chấp môi trường vào năm 1997 và được sửa đổi vào năm 2008. Điều 1 Luật này ghi nhận mục tiêu “giải quyết các tranh chấp môi trường một cách nhanh chóng, công bằng và hiệu quả bằng hòa giải, trọng tài và các hình thức giải quyết tranh chấp khác.”[22]

Nhật Bản cũng tập trung phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án hành chính để giải quyết các tranh chấp môi trường thay vì hệ thống tư pháp. Tiêu biểu, bằng việc sáp nhập ủy ban điều phối đất đai và Hội đồng GQTC môi trường trung ương, Ủy ban điều phối tranh chấp về môi trường được thành lập như một cơ quan hành chính đối ngoại của Văn phòng Thủ tướng vào ngày 1/7/1972. Bên cạnh các nhân viên thường trực,[23] ủy ban có quyền đề cử tối đa 30 chuyên gia điều tra các vấn đề kỹ thuật. Ủy ban này có thẩm quyền giải quyết đối với những tranh chấp đặc biệt nghiêm trọng [“grave cases”] – ví dụ như vụ Minamata, các tranh chấp có ảnh hưởng toàn quốc và tranh chấp giữa các địa phương. Các loại tranh chấp còn lại thuộc thẩm quyền giải quyết của các Ủy ban Điều tra ô nhiễm cấp địa phương [“Prefectural Pollution Examination Commissions”].[24] Hiệu quả hoạt động của hai ủy ban này được đánh giá cao khi gần 90% các khiếu nại về môi trường đều được dàn xếp thành công.[25]

Bên cạnh việc chính thức thành lập các ủy ban thường trựcđểGQTCmôitrường, Nhật Bảncũng rất chútrọng pháttriển môhình cácỦy ban GQTC bán hành chính mang tính chấtad hocđểhỗtrợgiải quyết các xung đột liên quan đến mức độ bồi thường. Ví dụ tiêu biểu là sau trận động đất ở miền Đông Nhật Bản gây rò rỉ phóng xạ từ lò phản ứng của nhà máy hạt nhân ở Fukushima vào tháng 3/2011, Chính phủ Nhật Bản đã thành lập Ủy ban Hòa giải tranh chấp về bồi thường thiệt hại do năng lượng hạt nhân[EDCC] và Trung tâm Giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại do năng lượng hạt nhân [cơ quan ADRad hocchịu sự giám sát của EDCC], nhằm đảm bảo bồi thường thỏađáng vàhiệu quảcho cácnạn nhânbị ảnh hưởng bởi chất phóng xạdo thảm họa Fukushima. Theo thống kê của EDCC, trong hai năm hoạt động [2011-2013], Trung tâmđã tiếp nhận 5.890 đơn yêu cầu hòa giải, trong đó đã dàn xếp thành công 2.063 vụ.[26]Cóthểthấykinh nghiệm của Nhật Bản là chú trọng xây dựng mô hình giải quyết tranh chấp ngoài tòa ánhành chính vàtạo ra sựlinhđộng thông quanhững ủy ban hòa giảibánhành chínhmang tính chấtad hoccho từng vụ tranh chấp cụ thể.

2.3. Trung Quốc

Là một nước có nền kinh tế chuyển đổi, Trung Quốc cũng đang đối mặt với những thách thức to lớn về môi trường. Sau một thời gian dài buông lỏng quản lý môi trường, Trung Quốc đã tập trung phát triển hệ thống pháp luật môi trường trong hai thập niên trở lại đây. Tuy nhiên, pháp luật môi trường của Trung Quốc ít đề cập tới giải quyết tranh chấp ngoài tòa án do tập trung vào cơ chế kiểm soát và mệnh lệnh hành chính, và để tránh “dân sự hóa” tranh chấp môi trường.[27]

Dù vậy, số liệu thực tế cho thấy hòa giải vẫnđược sửdụng kháphổbiến trong khoảng 75% cáctranh chấp vềmôitrường tại Trung Quốc, dưới hai hình thức làmô hình “hòa giải nhân dân”“hòa giải hành chính”.[28]Hòa giải nhân dân được tiến hành tại các Ủy ban hòa giải Nhân dân thuộc Ủy ban dân cư tại các khu vực nội thành và Ủy ban xã tại các khu vực ngoại thành, với hòa giải viên là người không thuộc cơ quanhành chính hay tưphápnàođể đảm bảo tính trung lập. Phần lớn các tranh chấp do các ủy ban này giải quyết gồm các vấn đề về hôn nhân và gia đình, còn các tranh chấp về môi trường chủ yếu bị giới hạn trong phạm vi các xung đột phát sinh do hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà xưởng hay cửa hàng do một cá nhân sở hữu với người dân sinh sống ở khu vực lân cận.[29]Hòa giải hành chínhđóng vai tròchủyếu trong việcGQTC về môi trường ở nhiều cấp độ,được tiến hành bởi cácquan hành chính cóliênquan theo yêucầu của một hoặc cácbêntranh chấp vàgiúpcácbênđạtđược mộtthỏa thuận có giá trị pháp lý ràng buộc.[30]

Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy các tranh chấp môi trường lớn tại Trung Quốc thường khó giải quyết đơn thuần thông qua giải quyết tranh chấp ngoài tòa án do nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là sự cân bằng về vị thế thương lượng của các bên. Để giải quyết thách thức này, Trung Quốc đã phát triển hệ thống tòa án môi trường trên toàn quốc. Việc các tòa án môi trường thường có xu hướng “mạnh tay” phạt vi phạm môi trường đã buộc các nhà sản xuất chấp nhận tiếp cận giải quyết tranh chấp ngoài tòa án một cách tích cực. Vídụ điển hình làtranh chấp môitrường liênquanđến tiếngồn tại tỉnhHồ Nam, Trung Quốc giữa ông Yang và Công ty Xinye.[31]Tranh chấp phát sinh từ năm 1979, quá trình đàm phán, thương lượng giữa các bên bị gián đoạn bởi rất nhiều các sự kiện và quyết định của các cơ quan hữu quan cũng như sự bất hợp tác của Công ty Xinye. Sau gần 20 năm, các bên mới tìm được tiếng nói chung về mức bồi thường sau khi tòa chuyên trách về môi trường tuyên bố bên bị đơn phải giảm tiếng ồn.[32]

Nhìn chung,với những phân tích trên, có thể thấy cả Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, theo cách khác nhau, đều thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, với trọng tâm là phương thức hòa giải,đểgiải quyếtcác tranh chấp về môi trường. Thêm vào đó, các tổ chức tiến hành hòa giải tranh chấp môi trườngđều mang tính hành chínhhoặc bán hành chính do những vấn đề ảnh hưởng đến môi trường đều liên quan đến lợi ích công và cần được nhà nước bảo vệ. Tuy nhiên, để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội và tối ưu hóa hiệu quả của phương thức hòa giải, mỗi quốc gia đều xây dựng những quy định khác nhau, cụ thể là Hoa Kỳ ban hành cơ chế giải quyết các tranh chấp về môi trường trước và sau khi dàn xếp xung đột, Nhật Bản sử dụng linh hoạt phương thức hòa giảiad hocTrung Quốcđảm bảo việc thực thi kết quảhòa giải với quy định thỏa thuận giữa các bên mang tính ràng buộc pháp lý. Tuy nhiên, dường như mô hình giải quyết tranh chấp ngoài tòa án của Nhật Bản tỏ ra linh hoạthơn vàrất hiệu quảkhi kết nốiđược năng lực chuyênmôncủa cáchòagiải viênquyền lực hành chính của cơquan nhànước.

[7]Tiểu bang Colorado cho ADR môi trường trong khuôn khổ tòa án vàtiểu bang Connecticut không chế ADR riêng cho tranh chấp môi trường.

[8]Rosemary O’Leary, Tracy Yandle, and Tamilyn Mooreb, “Recent Research: The State of the States in Environmental Dispute Resolution”,Ohio State Journal on Dispute Resolution, 515 [14], 1999. tr. 2.

[9]U.S. Environmental Protection Agency, “Conflict Prevention and Resolution Center: About the CPRC”,//www.epa.gov/adr/about-cprc, truy cập ngày 20/8/2017.

[10]Việc sử dụng ADR để giải quyết tranh chấp về môi trường đã trở thành chính sách của EPA từ năm 1987, phù hợp với quy định của Đạo luật giải quyết tranh chấp hành chính năm 1990, Đạo luật Cải cách Tư pháp dân sự năm 1990 và Pháp lệnh hành chính về cải cách tư pháp dân sự năm 1991 của Hoa Kỳ về việc buộc các bên tranh chấp hoà giải hoặc giải quyết tranh chấp bằng các phương thức ADR trước khi khởi kiện. Xem thêm: Conflict Prevention and Resolution Center,“Alternative Dispute Resolution at the EPA”,//www.epa.gov/adr/alternative-dispute-resolution-epa, truy cập ngày 20/8/2017.

[11]Interagency ADR Work Group, “Alternative Dispute Resolution Success Story: NIBCO Administrative Hearing Avoided Using Mediation”,//www.epa.gov/sites/production/files/2015-09/documents/cessuccess2.pdf, truy cập ngày 20/8/2017.

Nhà máy tại Texas của NIBCO, vốn là công ty sản xuất van bằng đồng thau lớn nhất thế giới, làm cát tại khu vực Nacogdoches, Texas gây ô nhiễm chì và chất cadmium. EPA đã khởi kiện vụ việc theo thủ tục hành chính yêu cầu thực thi khoản phạt 2,2 triệu đô-la Mỹ. Khi gần đến ngày mở phiên xét xử, NIBCO đổi ý và mong muốn đạt được dàn xếp bằng hòa giải. Chỉ trong vòng vài ngày, các bên đã đạt được thỏa thuận cho tranh chấp kéo dài hơn hai năm, theo đó NIBCO chấp nhận trả khoản phạt 750.000 đô-la Mỹ trong vòng bốn năm và sẽ thực hiện dự án khắc phục môi trường.

[12]Interagency ADR Work Group,Alternative Dispute Resolution Success Story: ADR Neutrals Aid Settlement of Pfizer Penalties Case, //www.epa.gov/sites/production/files/2015-09/documents/cessuccess3.pdf, truy cập lần ngày 20/8/2017. Trong quá trình điều tra, EPA phát hiện công ty Pfizer, nhà sản xuất dược phẩm đa quốc gia nổi tiếng với sản phẩm thuốc Viagra và Zoloft, có 77 lần xả thải vượt mức quy định từ năm 1989 đến năm 1996, trong đó có 20 lần xả thải gây ô nhiễm sông Thames. EPA đưa vụ việc đến giải quyết tại Sở Tư pháp Hoa Kỳ theo thủ tục tố tụng. Để tránh sự việc leo thang và bảo toàn danh tiếng, Pfixer đã chủ động thuyết phục EPA và Sở Tư pháp giải quyết tranh chấp bằng ADR. Các bên đã thiết lập quy trình giải quyết bằng ADR “lai” giữa hình thức trọng tài và hòa giải. Các bên đã dàn xếp thành công vào năm 1998,Pfizer đồng ý trả khoản tiền phạt 625.000 đô-la Mỹ và tiến hành hai dự án: một là thực hiện dự án vệ sinh, cải tạo môi trường và lên kế hoạch quản lý chất thải; hai là tổ chức đào tạo về quản lý chất thải và bảo vệ môi trường.

[13]CRPC sử dụng bốn yếu tố chính để chọn lọc các vụ việc có thể được giải quyết bằng ADR, đặc biệt là hòa giải, bao gồm: [i] khả năng tài chính và thời gian của bên khiếu nại, [ii] khả năng thương lượng của vụ việc, [iii] mức độ đầy đủ của thông tin để cáo buộc vi phạm, [iv] thời hiệu khởi kiện và thiện chí của các bên đạt được một dàn xếp tiền tố tụng.Xem thêm: chú thích 9; U.S. Environmental Protection Agency,The Alternative Dispute Resolution Fact Sheet,//quicksilver.epa.gov/work/05/275605.pdf, truy cập ngày 20/8/2017.

[14]The US EPA Region 5,Reply to the Attention of Skinner Landfill PRP on February 11, 1997, //quicksilver.epa.gov/work/05/275605.pdf, truy cập ngày 20/8/2017.

[15]U.S. Environmental Protection Agency Region 1,State of the New England Environment, 1998,//www.epa.gov/regionO 1/ra/soe.html, truy cập ngày 20/8/2017.

[16]U.S. Environmental Protection Agency,NPL Site Totals by Status and Milestone, //www.epa.gov/superfund/npl-site-totals-status-and-milestone, truy cập ngày 20/8/2017.

[17]Supreme Court of Japan,Mediation System which Celebrates 90th Anniversary, //www.courts.go.jp/vcms_lf/2409kouhou.pdf, truy cập ngày 20/8/2017.

[18]Japan Federation of Bar Associations Alternative Dispute Resolution Center,ADR as Dispute Resolution Means,Kobun-do,2010,tr. 5.

[19]Như trên.

[20]National Institute for Minamata Disease,In the Hope of Avoiding Repetition ofthe Tragedy of Minamata Disease, Report of the Social Scientific Study Group on Minamata Disease, 2001, tr.118, //www.nimd.go.jp/syakai/webversion/pdfversion/e_houkokusho.pdf, truy cập ngày 20/8/2017.

[21]Frank Upham ,Law And Social Change In Post War Japan, 1987, tr. 56 - 57.

[22]Điều 1 Luật số 8955 về Giải quyết tranh chấp môi trường Nhật Bản được sửa đổi mới nhất vào ngày 21/3/2008.

[23]Điều 5 Luật Giải quyết tranh chấp môi trường Nhật Bản năm 2008.

Ủy ban này bao gồm một chủ tịch là bộ trưởng và 6 ủy viên, với nhiệm vụ chính là giải quyết các tranh chấp về môi trường nhanh chóng và hợp lý thông qua khởi kiện, hòa giải và những phương thức GQTC khác để điều hòa lợi ích của ngành công nghiệp và lợi ích công cộng. Xem: Environmental Dispute Coordination Commission,Characteristics of the System for Settling Environmental Disputes, //www.soumu.go.jp/kouchoi/english/settlement/charact.html, truy cập ngày 20/8/2017.

[24]Xem chú thích 26.

[25]Từ ngày 1/ 4/ 2014 đến ngày 31 /3/ 2015, có 74.785 khiếu nại về môi trường được gửi đến cho các cơ quan địa phương. Hằng năm, Ủy ban này đã hòa giải nhiều tranh chấp quy mô lớn với giá trị lên đến hàng triệu đô-la giữa các doanh nghiệp và cá nhân có sức khỏe và tài sản bị ảnh hưởng bởi chất thải độc hại. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 1970 đến cuối tháng 3/ 2016, Ủy ban đã giải quyết 969 vụ việc, trong đó có 925 đã được dàn xếp thành công. Cùng giai đoạn trên, Ủy ban cấp địa phương giải quyết 1426 vụ, trong đó có 1386 vụ được dàn xếp thành công.Xem: Environmental Dispute Coordination Commission, Environmental Pollution Complaints, //www.soumu.go.jp/kouchoi/english/settlement/comp.html, truy cập ngày 20/8/2017.

[26]Reconciliation Council,The numbers of petitions, Kỷ yếu Hội nghị lần 1 ngày 38/3/2013, //www.mext.go.jp/b_menu/shingi/chousa/kaihatu/016/shiryo/1332521.html, truy cập ngày 20/8/2017.

[27]Wang Canfa et al,Studies on Environmental Pollution Disputes in East Asia: Cases From Mainland China and Taiwan, Japan: Institute of Developing Economies, 2011, tr. 3, 11.

[28]Yang Chunping, “The Application of ADR in Different Areas in China: Consumer Protection, the Labor Disputes:Environmental Problems and Family Disputes, Op. J., Vol. 2, 2011, tr. 1 – 10.

[29]Qin Tianbao,Research Handbook on Chinese Environmental Law, Edward Elgar Publishing, 2015, tr. 364.

[30]Như trên.

[31]Yuhong Zhao, “Environental Dispute Resolution in China”,Journal of Environmental Law, Vol. 16 [2], 2004, tr. 157.

[32]Chen Jinbo và Lu Canmin , “Noise Pollution Case Concluded: Compensation for Mental Distress Ordered”,China Environmental News,ngày 10/ 8/ 2002.

3. Thực trạng của giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án tại Việt Nam và một số giải pháp

Tại Việt Nam, khung pháp lý về bảo vệ môi trườngđãbắt đầu được hình thành từ năm 1993 khi Quốc hội ban hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993 và hiện nay là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 quy định rất rõcác loại tranh chấp về môi trường [Điều 161[cũng như tráchnhiệm phápcho cácvi phạm môitrường,[33]đồng thời ghi nhậnỦy ban nhân dân cấp xã có quyền tổ chức hòa giải đối với các tranh chấp về môi trường phát sinh trên địa bàn.[34]Bên cạnh đó, luật dân sự Việt Nam coi tranh chấp về môi trường là vụ việc dân sự thuộc nhóm những tranh chấp về yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và có thể giải quyết tại tòa án.[35]Cụ thể, Bộ luật Dân sự [năm 2005 và 2015] quy định: “Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp người gây ô nhiễm môi trường không có lỗi”.[36]

Như vậy về lý thuyết, có thể khẳng định Việt Nam đã cho phép sự linh động trong các phương thức GQTC nhằm giúp các bên tranh chấp chọn lựa phương thức GQTC phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, trên thực tế, việc thiết kế một khung pháp lý chặt chẽ nhằm tạo sự tương hỗ giữa cơ chế tòa án cũng như tận dụng ưu điểm và khắc phục hạn chế của các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án như hòa giải không phải là điều dễ dàng và cách quy định hiện tại của Việt Nam còn nhiều hạn chế, một phần là do tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường qua nhiều lần sửa đổi vẫn mang nặngtính quản lýtương tự như cách quy định của Trung Quốc, làm vai trò của cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án không được đề cao.

Cụ thể, thứ nhất, các quy định pháp luật về trách nhiệm bảo vệ môi trường của doanh nghiệp và GQTCmôitrườngchưa hệ thống và chưa đủ chi tiết dẫn đến việc thi hành trên thực tế còn nhiều bất cập. Đơn cử, trong vụ xả thải của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh, do không có cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa án minh bạch để GQTCmôitrường, việc thương lượng dàn xếp giữa Công ty Formosa với cộng đồng dân cư trong khu vực bị ô nhiễm hầu như không khả thi khi quá trình đàm phán mang nặng tính tự phát và không có sự tin tưởng hợp tác.[37]Thứ hai, bản thân việc trao thẩm quyền hòa giải cho Ủy ban nhân dân cấp xã cũng không hiệu quả trên thực tế khi hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh, thành phần và thủ tục hòa giải chưa được pháp luật quy định cụ thể, cũng như cácthành viêncủa ban hòagiảikhông có kỹ năng hòa giải cũng như khôngđủchuyên môn về pháp luật môi trường cũng như tác động môi trường vốn mang tính kỹ thuật phức tạp. Nếu vụ việc được giao cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thì vấnđềcũng không hợp lýkhó đảm bảo tính khách quan, công bằng khi một cơ quan vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý vừa có thẩm quyền GQTC.[38]Thứ ba, hòa giải tiền tố tụng đối với các tranh chấp về môi trường có phải là một điều kiện bắt buộc trước khi khởi kiện ra tòa hay không vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Do đó, việc quy định một cơ chế GQTC môi trường ngoài tòa án đảm bảo tính hiệu quả, minh bạch tại Việt Nam là rất quan trọng và cấp thiết.

Từ kinh nghiệm quốc tế, có thể thấy mô hình cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài tòa ánhiệu quả phải bảo đảm các tranh chấp môi trường được giải quyết hiệu quả bởi một cơ quan chuyên môn độc lậpkhách quan. Chúng tôinghĩrằng Việt Nam cóthểcânnhắc xâydựngmột ủy ban về giải quyết tranh chấp môi trường thuộc sự quản lý hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan này hoạt động độc lập và không chịu sự tác động của các cơ quan hành chính hay tư pháp nào. Về mặt thẩm quyền, chức năng chính của cơ quan này là giải quyết tranh chấp môi trường giữa các cá nhân, cộng đồng dân cư bị ảnh hưởngchủthể[cá nhân hoặc doanh nghiệp] bị cáo buộc có hành vi vi phạm pháp luật môi trường nhanh chóng và hiệu quả bằng hòa giải; và/ hoặc hoàn toàn không tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước [bao gồm nghiên cứu, điều tra, theo dõi, cưỡng chế vệ sinh khắc phục môi trường…]. Nhiệm vụ quản lý nhà nước đó sẽ do các bộ phận chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trườngđảm nhiệm.

Nhân lực của ủy ban này sẽ được chọn một phần từ nhân sự của Bộ Tài nguyên và Môi trường với các chuyên ngành phong phú như kỹ sư, khoa học tự nhiên, pháp lý, đối ngoại, tài chính và công nghệ thông tin để hỗ trợ hiệu quả cho nhiều tranh chấp môi trường phức tạp và phần còn lại là các chuyên gia độc lập từ bên ngoài [thông qua các hợp đồng ngắn hạn theo từng vụ việc].

Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo sự minh bạch, dễ tiếp cận và công bằng của quá trình giải quyết, từng giai đoạn GQTC và thực thi cần được cập nhật liên tục trên các phương tiện truyền thông như website của Ủy ban hoặc Bộ Tài nguyên và Môi trường, cũng như cho phép bên có quyền lợi liên quan gián tiếp tiếp cận thông tin về quá trình GQTC và trực tiếp nêu các vấn đề pháp lý về bồi thường thiệt hại cũng như vệ sinh môi trường hậu tranh chấp đến ủy ban.

Để nhanh chóng ứng phó với những tranh chấp môi trường có quy mô ảnh hưởng nghiêm trọng như vụ Formosa, Chính phủ cũng có thể cân nhắc kinh nghiệm của Nhật Bản trong việc thành lập Ủy ban hòa giảiad hocđể nhanh chóng ổn định trật tự công cộng và dàn xếp mâu thuẫn triệt để, đặc biệt đối với các vấn đề bồi thường thiệt hại và khắc phục, tái tạo môi trường.

[33]Theo quy định tại khoản 1 Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, nội dung tranh chấp về môi trường gồm: “a] Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; b] Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; c] Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường.”

[34] Điểm d khoản 3 Điều 143 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.

[35] Điều 26 và Điều 40 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

[36] Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2005, Điều 602 Bộ luật Dân sự năm 2005.

[37]“Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD sau sự cố cá chết hàng loạt”, VN Express,//vnexpress.net/tong-thuat/thoi-su/formosa-cam-ket-boi-thuong-500-trieu-usd-sau-su-co-ca-chet-hang-loat-3428561.html, truy cập ngày 20/8/2017.

[38] Điều 32 Luật Đầu tư năm 2014.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ luật Dân sự năm 2005 [trans: The 2005 Civil Code]

[2] Bộ luật Tố tụng dân sự số 91/2015/QH13 [trans: Civil Procedure Code No. 91/2015/QH13]

[3] Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 [trans: Law on Environment Protection No. 55/2014/QH13].

[4] Luật Đầu tư số 67/2014/QH13-26/11/2014 [trans: Law on Investment No. 67/2014/QH13-26/11/2014].

[5] 2008年 3月21日法律第8955号最新改正環境紛争調整法 [trans: Luật số 8955 về Giải quyết tranh chấp môi trường Nhật Bản được sửa đổi mới nhất vào ngày 21 tháng 3 năm 2008]

[6] Luật hòa giải ở cơ sở số 35/2013/QH13 [trans: Law on Mediation at preliminary level No. 35/2013/QH13].

[7] Douglas J. Amy, “Environmental Dispute Resolution: The Promise and the Pitfalls” in Norman J. Vig & Michael E. Kraft, Environmental Policy in the 1990s, 1990

[8] Marshall J. Breger, Gerald S. Schatz, Deborah Schick Laufer, Federal Administrative Dispute Resolution Deskbook, American Bar Association, 2001

[9] Conflict Prevention and Resolution Center, Alternative Dispute Resolution at the EPA, at //www.epa.gov/adr/alternative-dispute-resolution-epa, last accessed on 20/8/2017

[10] Wang Canfa et al, Studies on Environmental Pollution Disputes in East Asia: Cases From Mainland China and Taiwan, Japan: Institute of Developing Economies, 2011

[11] Yang Chunping, “The Application of ADR in Different Areas in China: Consumer Protection, the Labor Disputes”, Environmental Problems and Family Disputes, Op. J., Vol. 2, 2011

[12] Japan Federation of Bar Associations Alternative Dispute Resolution Center, ADR as Dispute Resolution Means, Kobun-do, 2010

[13] Chen Jinbo & Lu Canmin, “Noise Pollution Case Concluded: Compensation for Mental Distress Ordered”, China Environmental News on August 10, 2002

[14] Rosemary O’Leary, Tracy Yandle, and Tamilyn Mooreb, “Recent Research: The State of the States in Environmental Dispute Resolution”, Ohio State Journal on Dispute Resolution, 515 [14], 1999

[5] Đinh Đức Trường, “Quản lý môi trường tại
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài [FDI] tại Việt Nam”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 31, Số 5, 2015 [trans: Dinh Duc Truong, “Environment Management at FDI businesses in Vietnam”, Ha Noi National University Science Journal, Vol. 31, No. 5, 2015]

[16] Joseph A. Siegel, “Alternative Dispute Resolution in Environmental Enforcement Cases: A Call for Enhanced Assessment and Greater Use”, Pace Environmental Law Review, Vol. 21 [1], 2007

[17] Neil G. Sipe & Bruce Stiftel, “Mediating Environmental Enforcement Disputes: How Well Does It Work?”, Environmental Law Impact Assessment Review, Vol. 15, 1995

[18] Allan R. Talbot, Settling Things: Six Case Studies In Environmental Mediation, Political Science, 1983


[19] Qin Tianbao, Research Handbook on Chinese Environmental Law, Edward Elgar Publishing, 2015

[20] Nguyễn Trung Thắng, Hoàng Hồng Hạnh, Dương Thị Phương Anh, “Nghiên cứu, đề xuất cơ chế giải quyết tranh chấp môi trường ngoài tòa án ở Việt Nam”, Tạp chí Môi trường, số tháng 06, 2015 [trans: Nguyen Trung Thang, Hoang Hong Hanh, Duong Thi Phuong Anh, “Examining and Proposing the Out-of-court Environment Dispute Settlement Mechanism in Vietnam”, Environment Journal, Vol. 06, 2015]

[21] The US EPA Region 5, Reply to the Attention of Skinner Landfill PRP on February 11, 1997

[22] Frank Upham, Law And Social Change In Post War Japan, Harvard. University Press, 1987

[23] U.S. Environmental Protection Agency Region 1, State of the New England Environment, 1998

[24] Yuhong Zhao, “Environental Dispute Resolution in China”, Journal of Environmental Law, Vol. 16, 2004

[25] Environmental Dispute Coordination Commission, Characteristics of the System for Settling Environmental Disputes, //www.soumu.go.jp/kouchoi/english/settlement/charact.html, last accessed on 20/8/2017

[26] Environmental Dispute Coordination Commission, Environmental Pollution Complaints, //www.soumu.go.jp/kouchoi/english/settlement/comp.html, last accessed on 20/8/2017

[27] Interagency ADR Work Group, Alternative Dispute Resolution Success Story: NIBCO Administrative Hearing Avoided Using Mediation, //www.epa.gov/sites/production/files/2015-09/documents/cessuccess2.pdf, last accessed on 20/8/2017

[28] Interagency ADR Work Group, Alternative Dispute Resolution Success Story: ADR Neutrals Aid Settlement of Pfizer Penalties Case,//www.epa.gov/sites/production/files/2015-09/documents/cessuccess3.pdf, last accessed on 20/8/2017

[29] National Institute for Minamata Disease, In the Hope of Avoiding Repetition of the Tragedy of Minamata Disease, Report of the Social Scientific Study Group on Minamata Disease, 2001, //www.nimd.go.jp/syakai/webversion/pdfversion/e_houkokusho.pdf, last accessed on 20/8/2017

[30] Reconciliation Council, The numbers of petitions, The 31st Conference No. 1-1 on March 28, 2013, //www.mext.go.jp/b_menu/shingi/chousa/kaihatu/016/shiryo/1332521.html, last accessed on 20/8/2017

[31] Supreme Court of Japan, Mediation System which Celebrates 90th Anniversary, 2012, //www.courts.go.jp/vcms_lf/2409kouhou.pdf,last accessed on 20/8/2017

[32] U.S. Environmental Protection Agency, Conflict Prevention and Resolution Center: About the CPRC, //www.epa.gov/adr/about-cprc, last accessed on 20/8/2017

[33] U.S. Environmental Protection Agency, Law and Regulations: The Basics of the Regulatory Process,//www.epa.gov/laws-regulations/basics-regulatory-process, accessed on 20/8/2017

[34] U.S. Environmental Protection Agency, NPL Site Totals by Status and Milestone, //www.epa.gov/superfund/npl-site-totals-status-and-milestone, last accessed on 20/8/2017

[35] U.S. Environmental Protection Agency, The Alternative Dispute Resolution Fact Sheet, //quicksilver.epa.gov/work/05/275605.pdf, last accessed on 20/8/2017

[36] “Formosa cam kết bồi thường 500 triệu USD sau sự cố cá chết hàng loạt”, VN Express,.[trans: “Formossa commited to compensate 500 million USD after the fish death mass”, VN Express], //vnexpress.net/tong-thuat/thoi-su/formosa-cam-ket-boi-thuong-500-trieu-usd-sau-su-co-ca-chet-hang-loat-3428561.html, last accessed on 20/8/2017

©

Bài viết được đăng tải dưới sự cho phép của Tạp chí Khoa học Pháp lý Việt Nam, mọi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến bài viết được bảo lưu. Chi tiết xin vui lòng liên email

Vui lòng đăng nhập tài khoản để tải miễn phí.

Gmail

Đăng ký

Quên mật khẩu?

Đặt mua

Bản giấy tạp chí Khoa học pháp lý Việt Nam

Bài viết liên quan trên

Google scholar

Trích dẫn bài viết qua

Google scholar Crossref

  • Bài báo mới

Video liên quan

Chủ Đề