Uống sinh tố có tốt không

Sinh tố là chỉ thức uống được chế biến từ các loại hoa quả tươi bằng cách xay nhuyễn với nước đá đập nhỏ, có thể cho thêm đường, sữa hay các gia vị khác để có màu hoặc để có mùi thơm ngon dễ uống.

Sinh tố là một loại nước uống bổ dưỡng giàu vitamin rất tốt cho sức khỏe. Các loại hoa quả thường dùng để làm sinh tố như: dâu tây, cà rốt, bơ, xoài, chuối, dứa, đu đủ, dưa hấu, mãng cầu, táo... Vậy uống sinh tố vào thời gian nào là tốt nhất?

Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng khi uống sinh tố:

Nên uống sinh tố vào giữa hai bữa chính hoặc trước bữa ăn nửa giờ. Nước sinh tố chứa nhiều axid hữu cơ, chất thơm và các loại men kích thích ăn uống, tốt cho tiêu hóa. Nên uống từ từ, không nên uống quá nhiều một lúc, bạn có thể uống nước sinh tố trong bữa ăn để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.

Nước sinh tố giàu các loại muối vô cơ như kali, sắt, crôm và các hoạt chất chống ôxy hóa như nguyên tố vi lượng, vitamin C, beta-caroten... Uống nước sinh tố còn tốt cho việc hấp thu sắt của cơ thể. Nhìn chung khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm rất thấp, cơ thể chúng ta chỉ hấp thu được 1% lượng sắt trong gạo, 3% lượng sắt trong bánh mì. Nhưng nếu ăn thực phẩm với cùng nước sinh tố thì sẽ tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể lên gấp 3-6 lần.

Nước sinh tố thích hợp với tất cả mọi lứa tuổi từ trẻ đến già. Trẻ em 3 tháng tuổi bắt đầu nên cho uống nước sinh tố để bổ sung vitamin C. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh loét dạ dày, viêm dạ dày cấp và mãn tính thì không nên uống sinh tố. Có một số trường hợp uống sinh tố bị đầy bụng đi ngoài, đó là do các hợp chất carbonhydrat khó tiêu gây nên. Người yếu thận nên tránh không uống nước sinh tố vào buổi tối, tránh bị sưng phù tay chân vào buổi sáng hôm sau.

Không nên uống thuốc bằng nước sinh tố: Cha mẹ thường cho bé uống thuốc bằng nước sinh tố nhưng các loại hoa quả nói chung đều chứa nhiều vitamin C và axid phân giải thuốc sớm hơn, bất lợi cho ruột non hấp thu thuốc. Có một số loại thuốc còn gây tác dụng phụ khi kết hợp với các chất chua này. Chỉ nên cho trẻ uống nước sinh tố sau khi uống thuốc khoảng 1 tiếng rưỡi.

Nguyên tắc để làm sinh tố hoa quả ngon:

- Cho đá vào lúc cuối: Nếu bạn cho đá từ đầu, sinh tố sẽ loãng như nước do đá bị xay và tan chảy. Hãy chờ tới lần xay cuối và cho đá vào. Sinh tố sẽ đặc sánh và mát lạnh.

- Lựa trái cây tươi: Ưu tiên chọn loại quả tươi trước, các loại siro, hương liệu, chất tổng hợp… sau.

- Làm lạnh trước khi xay: Bạn nên làm lạnh trái cây trước khi xay, nhất là những loại mềm như chuối, xoài. Sinh tố của bạn sẽ có độ lạnh sâu, ngon hơn.

Các bước thực hiện:

- Nước [nước ép rau củ quả].

- Hoa quả để lạnh, các loại phụ gia, đá, và cuối cùng là hoa quả tươi.

- Trái cây tươi: Nguyên liêu hoa quả, trái cây tươi cho vào sau cùng để không bị mất hương vị khi xay cùng các nguyên liệu đông lạnh khác.

- Dùng nước dừa làm đá: Bạn sẽ có những viên đá có vị ngọt dịu rất ngon.

- Bổ sung vị chua: Bổ sung vị chua từ nước chanh leo, cam, lựu… sẽ làm cho sinh tố của bạn có hương vị hấp dẫn hơn.

Lưu ý: Các bạn cần là một chiếc máy xay sinh tố đơn giản, hoạt động tốt, dễ sử dụng. Không cần thiết phải tốn tiền vào những chức năng phức tạp.

08:35 08/02/2021

Uống sinh tố trái cây theo cách này không tốt cho sức khỏe

Hoài Phương

Thêm nước ép trái cây

Thông thường, chúng ta hay có xu hướng chế biến một ly sinh tố bằng cách thêm thắt một vài món khác như kem, sữa, đường... không những làm tăng sự đa dạng về mặt hình thức mà còn khiến chúng trở nên "đại bổ" hơn vì những thứ bổ dưỡng nếu đi chung với nhau thì sẽ càng thêm bổ dưỡng. Nhưng liệu làm như vậy có thật sự là tốt như chúng ta vẫn thường hay nghĩ?
Chuyên gia dinh dưỡng thực vật người Mỹ Stephanie Mantilla cho biết, một trong những thành phần bổ sung không tốt nhất cho sinh tố là nước ép trái cây. Nguyên do là nước ép trái cây không chứa chất xơ như trái cây nguyên quả trong khi đây lại là thành phần giúp ngăn cơ thể hấp thụ đường. Hơn nữa, một số nghiên cứu chỉ ra rằng uống nhiều nước ép trái cây sẽ làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường.Dùng quá nhiều trái câyTrái cây đã chứa sẵn đường tự nhiên, cho nên uống một ly sinh tố toàn trái cây dễ khiến cơ thể hấp thụ một lượng lớn đường. Jessica Meyers - một chuyên gia tư vấn sức khỏe chức năng - cho biết tình trạng đường huyết tăng vọt có liên quan đến chứng viêm, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, các vấn đề về nội tiết tố…

Do đó, thay vì chọn các loại trái ngọt để pha chế sinh tố, bạn nên ưu tiên các loại quả mọng [dâu tây, dâu tằm, việt quốc...] chứa hàm lượng đường thấp hơn. Ngoài ra, rau củ tươi cũng là thành phần mà bạn có thể thêm vào món sinh tố. Tiến sĩ Rand McClain, Giám đốc y tế của LCR Health, cho biết khác với trái cây, rau củ chứa lượng đường tự nhiên ít hơn rất nhiều nên là một lựa chọn lành mạnh thay thế cho các loại trái cây.Làm ly sinh tố quá lớnSinh tố được xem là một thức uống lành mạnh, do đó nhiều người nghĩ có thể uống bao nhiêu tùy thích. Tuy nhiên, không phải tất cả loại sinh tố đều có chứa lượng calo thấp. Có một số loại nước sinh tố thậm chí còn chứa nhiều calo hơn một bữa ăn toàn đồ ăn nhanh.Nếu bạn muốn ăn nhẹ trước bữa ăn bằng một ly sinh tố cần cân nhắc số lượng trái cây cho vào để không ảnh hưởng đến bữa chính. Bạn có thể dùng một cốc sinh tố từ quả mọng, 3/4 cốc sữa chua Hy Lạp và một chút nước sẽ tạo ra món sinh tố nhẹ nhàng, ngon miệng.

Thêm quá nhiều hoặc quá ít protein

Chất đạm trong ly sinh tố rất quan trọng cho việc cung cấp năng lượng cũng như dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều protein hoặc quá ít có thể khiến bạn cảm thấy quá no hoặc quá đói. Protein thực vật dùng cho món sinh tố như các loại hạt, hoặc bột protein nếu bạn thích đơn giản.Tiến sĩ dinh dưỡng Uma Naidoo cho biết món sinh tố lý tưởng cần kết hợp thêm protein [bổ trợ cơ bắp], chất xơ [nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột], chất béo lành mạnh [giàu chất chống ôxy hóa và chất kháng viêm] và folate có trong rau xanh [cung cấp nhiều vitamin và chất chống ôxy hóa để có sức khỏe tối ưu]. Sự kết hợp này còn giúp làm dịu chứng viêm và cung cấp nguồn năng lượng kéo dài, đồng thời duy trì cảm giác no trong nhiều giờ. Các chuyên gia cũng nhắc nhở người dùng nên chọn loại bột đạm chất lượng tốt và chứa nhiều dinh dưỡng để thêm vào món sinh tố của mình.Thêm nhiều rau họ cảiNhóm thực vật họ cải, bao gồm cả cải bắp, súp lơ hay cải xoăn… đều chứa nhiều thallium. Đây là một dạng kim loại nặng có nguy cơ gây hại cho cơ thể nếu tích tụ một lượng đủ lớn. Về cơ bản, nhóm rau cải vốn không chứa thallium. Sự hiện diện của kim loại nặng này chủ yếu xuất phát từ đất trồng.

Theo các nhà khoa học, đất trồng rau có tác động đáng kể đến hàm lượng vi chất dinh dưỡng trong rau xanh. Tương tự nhóm khoáng chất có lợi như kali, natri… thì thallium cũng dễ dàng được thực vật hấp thụ từ đất, đặc biệt là ở nhóm rau cải. Điều này đồng nghĩa với việc những người có thói quen uống sinh tố rau và trái cây sẽ có khả năng hấp thu thallium ở nồng độ cao.

[Theo Eat This]

Chủ Đề