Uống thuốc tâm thần bao lâu

Uống thuốc chữa tâm thần trong bao lâu?

"Tôi có cháu bị tâm thần phân liệt, được điều trị hơn một năm nay. Cháu phải uống thuốc liên tục và khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ. Chúng tôi rất lo lắng không biết cháu phải uống thuốc đến bao giờ?".

Trả lời:

Bệnh tâm thần phân liệt là bệnh tiến triển từ từ, mạn tính, với các thiếu sót tăng dần và dễ tái phát theo đợt. Vì vậy, bệnh nhân cần phải uống thuốc kéo dài nhằm mục đích điều trị các triệu chứng đợt cấp và dự phòng tái phát.

Tuy nhiên, việc uống thuốc gì, trong thời gian bao lâu, liều lượng như thế nào còn phụ thuộc vào bệnh, thể bệnh, giai đoạn bệnh và do bác sĩ điều trị quyết định. Nói chung, bệnh nhân sẽ phải uống thuốc trong thời gian dài, có người phải uống vài năm thậm chí phải cả đời. Trong khi uống thuốc, bệnh nhân vẫn có thể làm việc, học tập và duy trì các quan hệ xã hội bình thường và điều quan trọng nhất là phải đến khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ.

[Sức Khỏe & Đời Sống]

Trở lại Sức khỏeTrở lại Sức khỏe
Chia sẻ Copy link thành công

Chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt

Bác sĩ chuyên khoa tâm thần là người khám và đưa ra chẩn đoán về tình trạng bệnh. Họ sẽ xem xét hồ sơ bệnh án, hỏi bệnh nhân các câu hỏi về các triệu chứng hiện tại và quá khứ, quan sát các chức năng cơ thể, có thể hỏi thêm tiền sử gia đình về bệnh tâm thần của người bệnh.

Để nhận được chẩn đoántâm thần phân liệt, một người phải trải qua các triệu chứng bệnh trong hơn một tháng, các triệu chứng bao gồm:

  • Có những suy nghĩ ảo tưởng
  • Gặp ảo giác
  • Có lời nói hoặc hành vi vô tổ chức
  • Không vệ sinh sạch sẽ
  • Không có hứng thú với các hoạt động
  • Thiếu biểu cảm trên khuôn mặt

Bác sĩ tâm thần cũng sẽ loại trừ các chẩn đoán cho bệnh khác, ví dụ như: rối loạn phân liệt cảm xúc, rối loạn lưỡng cực, và kiểm tra chắc chắn các triệu chứng không phải do thuốc đang sử dụng hoặc một bệnh nào khác.

Khi một người được chẩn đoán tâm thần phân liệt, bác sĩ tâm thần có thể kê đơn thuốc cho người đó để bắt đầu điều trị các triệu chứng. Bác sĩ cũng có thể giới thiệu bệnh nhân đến một chuyên gia trị liệu hoặc tư vấn viên về tâm lý trị liệu, hoặc một nhóm điều trị, để hỗ trợ điều trị hoặc giám sát.

Tuân thủ dùng thuốc ở người loạn thần nặng

Thuốc tâm thần phân liệt: Hiểu để dùng đúng, hiệu quả, an toàn

Nguyên nhân

Mặc dù nguyên nhân cụ thể không được biết rõ, tâm thần phân liệt có một cơ sở sinh học, được minh chứng bằng

  • Sự thay đổi cấu trúc não [ví dụ, dãn rộng não thất, lớp vỏ não mỏng, giảm kích thước của hồi hải mã phía trước và các vùng não khác]

  • Sự thay đổi các chất dẫn truyền thần kinh, đặc biệt là sự thay đổi hoạt tính của dopamin và glutamat

Một số chuyên gia cho rằng tâm thần phân liệt xuất hiện ở những người có đặc tính dễ bị tổn thương về phát triển thần kinh và sự khởi phát, thuyên giảm và tái phát các triệu chứng là kết quả của những tương tác giữa những đặc tính dễ tổn thương và những yếu tố căng thẳng của môi trường.

Tính dễ bị tổn thương về phát triển thần kinh

Tính dễ bị tổn thương có thể là kết quả của

  • Khuynh hướng di truyền

  • Các biến chứng trước, trong và sau sinh

  • Các viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương do virut

Mẹ thiếu dinh dưỡng và nhiễm cúm trong quý hai của thai kỳ, cân nặng khi sinh

Chủ Đề