Uống trà thanh nhiệt nhiều có tốt không

Theo BS.CKI Huỳnh Văn Trung (Trung tâm Nội soi và phẫu thuật nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM), gan đảm nhiệm chức năng hấp thụ các chất độc hại, sau đó chuyển đổi thành chất vô hại hoặc thải các chất độc này ra ngoài cơ thể. Do nằm ở vị trí "cửa ngõ" là xoang gan - nơi dẫn máu ra, vào gan, tế bào Kupffer liên tục bị kích hoạt quá mức bởi các yếu tố độc hại, nhất từ rượu bia, hóa chất, lạm dụng thuốc, bảo quản và chế biến thực phẩm sai cách... Khi đó, tế bào Kupffer sẽ phóng thích các chất gây viêm khiến tế bào gan tổn thương dẫn đến chức năng tiêu hóa và thải độc bị suy yếu, gây nên các vấn đề như mụn nhọt, mề đay, ngứa ngáy, khó tiêu, khó ngủ...

Trong tình hình dịch bệnh, một số người khi có các biểu hiện nói trên, tự chẩn đoán rằng gan đang bị nóng và tìm các loại nước để mong làm mát gan, giải độc gan. Tuy nhiên, bác sĩ Huỳnh Văn Trung khuyến cáo, tình trạng dùng các loại lá cây, bài thuốc truyền miệng không đúng cách tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể có tác dụng ngược khi tạo thêm áp lực cho hoạt động của gan thậm chí khiến gan dễ bị tổn thương hơn.

Uống trà thanh nhiệt nhiều có tốt không

Các biểu hiện mụn nhọt làm nhiều người nghĩ ngay đến tình trạng gan nóng. Ảnh: Shutterstock

Lạm dụng nước thanh nhiệt có thể gây hại gan

Các loại nước thanh nhiệt chế biến từ những cây cỏ khá lành tính, được sử dụng trong đời sống từ lâu đời. Theo y học cổ truyền, các loại nước giải khát này có công dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, thường được dùng để phòng ngừa và giải trừ tình trạng "tích nhiệt" trong cơ thể.

Theo bác sĩ Huỳnh Văn Trung, các loại nước mát gan, trà thảo mộc không phải "thuốc tiên" như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu có tác dụng cũng chỉ giúp mát dịu tạm thời, giải nhiệt, lợi tiểu chứ không tác động đúng vào gan - cơ quan thực hiện quá trình giải độc chính của cơ thể. Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào cho thấy các loại nước thanh nhiệt đem lại lợi ích rõ ràng cho gan trong việc tăng cường khả năng khử độc hay bảo vệ gan trước các độc tố.

"Nếu quá lạm dụng các loại nước thanh nhiệt, tác dụng lợi tiểu có thể làm mất cân bằng điện giải, tăng đào thải, kém hấp thu một số vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, kali... Có trường hợp dùng quá nhiều atiso (hơn 2 lít/ngày) làm co thắt cơ trơn của đường tiêu hóa khiến gây đầy hơi, chướng bụng, ảnh hưởng đến dạ dày. Với những ai đang sử dụng thuốc chữa bệnh thì các loại nước này có thể làm giảm tác dụng của thuốc", bác sĩ Huỳnh Văn Trung nói.

Uống trà thanh nhiệt nhiều có tốt không

Các loại nước thanh nhiệt không có tác dụng tăng cường chống độc, giải độc bảo vệ gan như nhiều người vẫn nghĩ. Ảnh: Shutterstock

Nếu sử dụng nước giải nhiệt không rõ thành phần và nguồn gốc lâu dài còn có thể gây độc cho gan. Nguyên nhân là do các loại nước lá có thể có tạp chất và các độc tố, sau khi uống được gan chuyển hóa và đào thải ra ngoài. Các tạp chất hay độc tố sẽ kích thích tế bào Kupffer hoạt động quá mức khiến gan có nguy cơ bị tổn thương, thậm chí về lâu dài có thể bị các bệnh nguy hiểm như viêm gan, xơ gan, ung thư gan.

Bác sĩ Huỳnh Văn Trung cho biết, với những người đã bị viêm gan, uống các loại cây cỏ có thể làm che lấp các triệu chứng của bệnh, khiến người bệnh chủ quan tưởng mình đã khỏi mà không điều trị tích cực, bỏ lỡ giai đoạn điều trị hiệu quả. Khi có biểu hiện bất thường nào trên cơ thể liên quan đến chức năng gan như ngứa da, mụn nhọt, mề đay, chán ăn, vàng da nên đến các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán, không nên trì hoãn vì sợ lây nhiễm Covid-19.

Nếu cần sử dụng thêm sản phẩm để giải độc gan thì người bệnh nên tìm đến tinh chất đã được chứng minh về tính hiệu quả và an toàn. Hiện nay, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hai tinh chất là Wasabia và S. Marianum được chứng minh là có tác dụng kiểm soát tế bào Kupffer, làm giảm các chất gây viêm, từ đó góp phần giảm thiểu số lượng tế bào gan bị hủy hoại, tăng cường khả năng giải độc, chống độc cho gan.

Uống trà thanh nhiệt nhiều có tốt không

Các tinh chất giúp giải độc gan. Ảnh: ECO

Lưu ý khi dùng nước thanh nhiệt

Dùng cây lá làm nước thanh nhiệt theo kinh nghiệm dân gian là thói quen có lợi để giải nhiệt, lợi tiểu, kích thích tiêu hóa... Nhưng không nên lầm tưởng các loại nước này có tác động chống độc, giải độc gan và cần lựa chọn kỹ để không chứa hóa chất độc hại cũng như chế biến, bảo quản và sử dụng đúng cách.

Khi sử dụng các loại nước từ cây lá, trước hết, cần chú ý liều lượng vừa phải, dùng luân phiên các loại nước và xen cách ngày, tránh lạm dụng quá mức một loại nước liên tục nhiều ngày liền và tuyệt đối không dùng thay thế nước lọc. Ngoài ra cần lưu ý thêm:

- Sau bữa ăn có nhiều đồ sống lạnh như rau sống, canh, rau nên giảm lượng các loại nước uống này để tránh gây rối loạn tiêu hóa.

- Khi chọn mua các cây lá này ở dạng khô thì phải loại bỏ nguyên liệu bị ẩm mốc, biến chất; tốt nhất là nên mua đồ tươi về nấu nước uống hoặc phơi sấy khô.

- Không nên uống các loại nước này quá nhiều vào buổi tối để tránh tình trạng tiểu đêm ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường về gan mật, tiêu hóa kéo dài, cần được khám để chẩn đoán và điều trị kịp thời. Song song với các giải pháp trên thì duy trì lối sống lành mạnh, bao gồm tập thể dục đều đặn, ăn uống cần bằng, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ chất béo, nhất là hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, sẽ giúp duy trì lá gan khỏe mạnh.