Vắc xin hpv có tác dụng bao lâu

Kính chào các bác sĩ, mong được các bác sĩ tư vấn. Cháu 23 tuổi, đang có dự định tiêm phòng HPV trước khi kết hôn. Xin bác sĩ cho biết là tiêm vắc xin HPV sau bao lâu thì được quan hệ? Cháu có phải kiêng gì sau khi tiêm không? Cảm ơn bác sĩ ạ.
Linh Giang, Hà Nội

Trả lời:
Chào bạn Linh Giang. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới hòm thư của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc.  Với câu hỏi “Tiêm phòng vắc xin HPV sau bao lâu thì được quan hệ”, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

1. Tác dụng của việc tiêm phòng HPV

Nhiễm virus HPV là tình trạng rất phổ biến ở những người đã có quan hệ tình dục. Khi nhiễm bệnh, chúng ta thường không có bất kỳ triệu chứng nào. Và hầu hết trong các trường hợp, virus sẽ tự biến mất mà không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, một số người nhiễm HPV có thể bị mụn cóc sinh dục, hoặc nhiễm HPV chủng nguy cơ cao, trong thời gian dài có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung. Tiêm phòng virus HPV là việc làm hết sức cần thiết, được khuyến cáo cho nữ giới, từ 9-26 tuổi, chưa có quan hệ tình dục. Việc tiêm phòng không chỉ có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung, mà còn giúp phòng ngừa mụn cóc sinh dục, sùi mào gà, v.v.

Tiêm phòng ung thư cổ tử cung gồm mấy mũi, tiêm phòng HPV sau bao lâu thì được quan hệ, mang thai, v.v. là những câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được từ các chị em phụ nữ.

Tại Việt Nam hiện nay có 2 loại vacxin phòng ngừa HPV là:– Cervarix [ngừa 2 chủng virus HPV 16 và 18].– Gardasil [ngừa 4 chủng HPV 6, 11, 16, 18].

Số mũi tiêm ngừa HPV là 3, theo lộ trình là 0-2-6 [mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên 2 tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ hai khoảng 6 tháng]. Hiện nay, độ tuổi cho phép tiêm ngừa vacxin HPV tại Việt Nam là từ 9-26 tuổi.

Tiêm vắc xin HPV là việc làm hết sức cần thiết đối với chị em phụ nữ

2. Tiêm phòng HPV sau bao lâu thì được quan hệ? 

Không có khuyến cáo cụ thể về việc kiêng quan hệ sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên có biện pháp bảo vệ nếu quan hệ tình dục bởi khi đó vaccine có thể chưa tạo ra kháng thể giúp chống lại virus HPV, bạn vẫn có thể lây nhiễm HPV khi quan hệ tình dục không an toàn. Đối với việc mang thai, bạn nên kiêng 3 tháng [sau mũi cuối cùng] để đảm bảo an toàn tốt nhất cho mẹ và bé.

Tiêm vắc xin HPV là điều chị em nên làm trước khi kết hôn

Để biết thêm thông tin về tiêm vắc xin HPV, bạn nên đến các trung tâm y tế dự phòng để tìm hiểu và đăng ký tiêm.

Tiêm phòng vắc-xin HPV là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ phụ nữ khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung. Vậy vắc xin HPV có hiệu lực trong bao lâu? Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?

1. Vắc-xin HPV là gì?

Vắc-xin phòng HPV là vắc-xin giúp phòng bệnh Ung thư cổ tử cung và u nhú bộ phận sinh dục, Sùi mào gà do Human Papillomavirus [HPV] gây ra. Hiện nay Ung thư cổ tử cung là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ và là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới.

Virus HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục: tiếp xúc da với da, niêm mạc miệng, hầu họng hoặc tiếp xúc với dương vật, tử cung, âm đạo, hậu môn của những người bị nhiễm bệnh. Hôn hoặc chạm vào bộ phận sinh dục của đối tác bằng miệng cũng có thể lây truyền virus HPV.

Ngoài ra, virus này còn có thể lây truyền không qua đường Tình dục như dụng cụ cắt móng tay, kim bấm sinh thiết, đồ lót... HPV cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con trong lúc sinh và gây ra đa bướu gai đường Hô hấp cho trẻ sơ sinh.

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus HPV gây ung thư cổ tử cung, tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để chị em phụ nữ chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

Vắc-xin phòng HPV giúp phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh xuất hiện ở phần nối giữa tử cung và âm đạo của phụ nữ, tại đây hình thành một khối u lớn, phát triển một cách nhanh chóng và khó kiểm soát. Qua nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hơn 99% các trường hợp ung thư cổ tử cung đều có sự hiện diện của nhóm HPV nguy cơ cao.

Phát hiện bệnh càng muộn thì khả năng chữa khỏi càng thấp. Khi bệnh chuyển sang giai đoạn IV, tế bào ung thư đã di căn ra ngoài vùng chậu, đến các bộ phận gần đó như bàng quang, trực tràng, hoặc có thể xâm lấn các cơ quan xa như phổi, gan, xương... Lúc này, việc điều trị trở nên phức tạp, chi phí tốn kém, thời gian sống giảm đi, khả năng khỏi bệnh rất thấp, có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Theo thống kê, mỗi ngày tại Việt Nam có thêm 14 ca bệnh mới và có 7 trường hợp tử vong do ung thư cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung thường xảy ra với phụ nữ trong độ tuổi 40-60, nhưng virus HPV có thể đã tồn tại âm thầm trong cơ thể từ hàng chục năm trước đó. Chính vì thế, nữ giới từ 9 - 26 tuổi cần chủ động phòng bệnh bằng cách tiêm vắc-xin ngừa HPV ngay từ sớm. Việc chích ngừa ung thư cổ tử cung giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại việc nhiễm một số chủng loại HPV phổ biến có thể dẫn tới ung thư cổ tử cung, cụ thể là 2 chủng HPV 16 và 18. Vì HPV chủ yếu lây truyền qua đường tình dục, do vậy các chị em nên tiêm ngừa trước khi quan hệ Tình dục lần đầu tiên sẽ đạt hiệu quả tối đa.

Tại Việt Nam, vắc-xin phòng HPV theo khuyến cao của nhà sản xuất vắc-xin được chỉ được tiêm cho nữ giới trong độ tuổi từ 9 - 26 tuổi, bất luận là đã từng có quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, việc tiêm phòng HPV ở người càng trẻ, không có quan hệ tình dục thì đáp ứng miễn dịch càng cao.

Các chuyên gia khuyến cáo, các chị em nên đi tiêm vắc-xin phòng ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt. Theo phác đồ tiêm phòng ung thư cổ tử cung, Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến cáo tiêm 2 - 3 mũi trong một đợt tiêm phòng. Vắc-xin có hiệu quả kéo dài lên đến 30 năm.

Người càng trẻ, chưa có quan hệ tình dục thì đáp ứng miễn dịch với vắc-xin HPV càng cao

HPV dễ tái nhiễm, tức là sau khi cơ thể loại thải vẫn có thể nhiễm bệnh trở lại. Miễn dịch tự nhiên của cơ thể không phòng được tái nhiễm nhưng vắc-xin thì ngừa được vấn đề này. Song song với việc tiêm ngừa, phụ nữ vẫn cần tham gia tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ.

Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo tiêm ngừa HPV cho độ tuổi từ 9 - 26 tuổi [không khuyến cáo tiêm ngừa cho phụ nữ trên 26 tuổi]. Tuy nhiên một vài nước trên thế giới vẫn áp dụng tiêm ngừa cho lứa tuổi trên 26. Cho dù tiêm ngừa hay không, việc khám Phụ khoa định kỳ và xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là cần thiết. Tất cả phụ nữ đã quan hệ tình dục ở độ tuổi 30 - 49 tuổi nên làm Xét nghiệm sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên với những ai quan hệ tình dục sớm, sinh con trước 17 tuổi, có nhiều bạn tình, sử dụng thuốc tránh thai trên 5 năm, hút thuốc lá hoặc thấy biểu hiện bất thường bạn có thể sàng lọc sớm hơn.

Gói tầm soát và phát hiện sớm ung thư phụ khoa, bao gồm ung thư cổ tử cung - Ung thư tử cung - Ung thư buồng trứng ngay cả khi chưa có triệu chứng.

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh ung thư phổ biến, thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi 40 – 60. Tuy nhiên, mầm mống gây bệnh là do virut HPV có thể đã âm thầm tồn tại trong cơ thể người bệnh từ hàng chục năm trước đó. Do vậy, chích ngừa HPV ngay từ sớm là biện pháp hiệu quả nhất để các chị em chủ động phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này.

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – một loại virus gây u nhú ở người. Hiện có hơn 100 type HPV khác nhau, nhưng chỉ có một số ít virus có khả năng gây ung thư cao. Không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ bị ung thư cổ tử cung, nhưng ngược lại, có hơn 95% các trường hợp ung thư cổ tử cung phát hiện do virus HPV gây ra. 

HPV có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da, lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm âm đạo, hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng. Theo số liệu thống kê, tỷ lệ lây truyền HPV giữa nam và nữ qua giao hợp trung bình là 40%. Ở phụ nữ, nguy cơ nhiễm HPV trong 10 năm đầu tiên sau giao hợp là 25%, trong suốt cuộc đời có thể lên tới 80%. HPV không lây nhiễm qua việc ngồi lên bồn cầu hoặc chạm vào nắm cửa. 

Vắc xin phòng HPV là vắc xin được chế tạo để chống lại sự viêm nhiễm một số type HPV đặc biệt, cụ thể phòng 2 type 16,18 gây ung thư cổ tử cung và 2 type 6,11 gây sùi mào gà bộ phận sinh dục. Loại vắc xin này không bắt buộc nhưng được khuyến cáo cho nữ giới.

Vắc xin HPV được chứng minh an toàn, hiệu quả qua các nghiên cứu lâm sàng và thực tế sử dụng

2. Có mấy loại vắc xin HPV?

Hiện có 2 loại vắc xin phòng HPV được sử dụng tại Việt Nam: Gardasil [Mỹ] và Cervarix [Bỉ]. 2 loại vắc xin này đã được chấp thuận là an toàn và hiệu quả, có thể làm giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung khoảng trên 90% và các tổn thương tiền ung thư trên 60%. 

Các đặc tính của 2 loại vắc xin này được thể hiện trong bảng dưới đây:

Loại vắc xin

Gardasil

Cervarix

Chủng phòng ngừa

4 loại HPV type 6, 11, 16 và 18

2 loại HPV type 16 và 18

Đối tượng tiêm ngừa

Nữ giới từ 9 – 26 tuổi

Nữ giới từ 10 – 25 tuổi

Công dụng

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, ung thư hậu môn và mụn cóc sinh dục.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung [ung thư biểu mô vảy và ung thư biểu mô tuyến cổ tử cung].

Cách dùng

  • Tiêm bắp vùng cơ delta cánh tay hoặc vùng trước bên của phía trên đùi, không được tiêm vào mạch máu trong bất cứ trường hợp nào.
  • Vắc xin được dùng nguyên dạng, đơn liều 0,5ml.
  • Lắc kỹ lọ trước khi tiêm, sau khi lắc vắc xin là dịch đục màu trắng.
  • Vắc xin cần được tiêm ngay sau khi lấy ra khỏi.

Lịch tiêm

Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 2 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Gồm 3 mũi:

  • Mũi 1: là ngày tiêm mũi đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi đầu tiên.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi đầu tiên.

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất vắc xin, cần tiêm đủ liều và đúng lịch. Trường hợp để muộn so với lịch tiêm nên tiêm mũi bổ sung tiếp theo, không nhất thiết phải tiêm lại từ đầu, nhưng thời gian hoàn tất 3 mũi tiêm không được quá 2 năm. 

3. Đối tượng NÊN và KHÔNG NÊN chích ngừa HPV

Nữ giới trong độ tuổi 9 – 26 tuổi nên chích ngừa HPV trước lần quan hệ tình dục đầu tiên để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vì đây là thời điểm vắc xin hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi vẫn có thể chích ngừa HPV.

Vắc xin phòng ngừa nhiễm HPV có cơ chế tạo miễn dịch chủ động, vẫn được khuyến khích tiêm ngừa khi đã quan hệ tình dục

Không nên tiêm vắc xin HPV nếu:

  • Nhạy cảm với men hoặc bất cứ thành phần nào của vắc xin.
  • Đang bị sốt cao cấp tính, nhiễm trùng ở cấp độ vừa hoặc nặng. Hãy điều trị dứt điểm mới bắt đầu tiêm vắc xin. 
  • Bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
  • Đang có thai hoặc đang cho con bú.
  • Đã nhiễm vi khuẩn HPV. 

Nếu chưa quan hệ tình dục, các chị em có thể chích ngừa HPV mà không cần làm thêm xét nghiệm. Nếu đã quan hệ, nên đi khám phụ khoa để các bác sĩ làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Tất cả các chị em phụ nữ nên được khám sức khỏe sàng lọc trước tiêm để đảm bảo an toàn tiêm chủng.

5. Tác dụng phụ thường gặp khi chích ngừa HPV

Loại vắc xin HPV đã được sử dụng rộng rãi ở khắp nơi trên thế giới trong nhiều năm trở lại đây và rất an toàn. Thế nhưng, cũng như nhiều loại vắc xin khác, chích ngừa HPV cũng có thể gây ra một số phản ứng dị ứng, tổn thương không mong muốn như:

  • Đau, sưng, ngứa, đỏ tại vị trí tiêm
  • Sốt nhẹ
  • Đau đầu, hoa mắt, mệt mỏi
  • Buồn nôn, nôn
  • Tiêu chảy
  • Ngất xỉu

Tuy nhiên, các tác dụng phụ này rất hiếm khi xảy ra, nên các chuyên gia y tế khuyến cáo các chị em không nên quá lo lắng.

Hãy đến gặp trực tiếp bác sĩ để được tư vấn cụ thể và tiêm ngừa sớm!

6. Nếu không tiêm vắc xin, khả năng lây nhiễm virus HPV cao không?

Nếu chưa tiêm vắc-xin, bạn có thể bị nhiễm virus HPV nếu gặp phải các yếu tố sau:

  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Quan hệ nhiều bạn tình
  • Tiếp xúc trực tiếp với vết thương hở của người bệnh
  • Có thói quen sử dụng thuốc lá hoặc nhai thuốc lá, làm suy yếu hệ miễn dịch
  • Suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Dinh dưỡng kém, ăn uống không lành mạnh.

Bảng giá tiêm ngừa ung thư cổ tử cung tham khảo của Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus :

Loại vắc xin

       Giá [VNĐ]       

Vắc-xin Gardasil [1 mũi]: Chưa bao gồm phí khám tư vấn     

1.900.000

Vắc-xin Gardasil [3 mũi]: Đã bao gồm phí khám tư vấn

6.000.000

CarePlus là hệ thống phòng khám theo tiêu chuẩn quốc tế, là thành viên của Tập đoàn Singapore Medical Group [SMG] – nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại Singapore, với mạng lưới hơn 20 chuyên khoa và hơn 26 phòng khám. Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú tại CarePlus luôn đạt chất lượng cao với đội ngũ y khoa giỏi cùng trang thiết bị tiên tiến.

Đặc biệt, dịch vụ tiêm ngừa ung thư cổ tử cung của CarePlus mang 3 ưu điểm nổi trội, được các chị em phụ nữ tin tưởng lựa chọn:

  • Khám trước khi tiêm ngừa: Bác sĩ khám sàng lọc sức khỏe trước khi tiêm, hỏi về tiền sử sức khỏe, tình trạng dị ứng tiêm chủng, tư vấn cụ thể các loại vắc xin phù hợp với từng khách hàng.
  • Tiêm ngừa: Dùng đúng thuốc, đúng loại, đạt chất lượng, thực hiện đúng theo quy trình tiêm ngừa của Bộ Y tế.
  • Theo dõi sau tiêm ngừa: Theo dõi sau tiêm 30 phút tại khu vô trùng, sạch sẽ, cơ sở vật chất khang trang, giúp khách hàng an tâm, thoải mái.

Đăng ký Gói Tiêm vắc-xin HPV ngừa Ung thư Cổ tử cung TẠI ĐÂY

Để tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ và những lưu ý khi chích ngừa HPV, vui lòng liên hệ Tổng đài Miễn cước Hotline: 1800 6116 [Nhấn phím 2] để được tư vấn và phục vụ chu đáo. 

Để bảo vệ sức khỏe cả nhà xuyên suốt mùa dịch, đăng kí KHÁM TỪ XA SẢN PHỤ KHOA tại đây

Bài viết được sự tư vấn của BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Video liên quan

Chủ Đề