Vang bóng một thời nghĩa là gì

Nhắc đến văn chương nguyễn Tuân chỉ có thế dùng một từ – Độc đáo. Đến tận hôm nay, những người yêu văn học không thể quên cá tính viết rất riêng và lối dùng chữ tài tình khó ai theo kịp của ông.

Vang Bóng một thời tuyển tập 12 tác phẩm truyện ngắn và tùy bút mang đậm cái chất Nguyễn Tuân duy mỹ, được in thành sách lần đầu năm 1940. Từ đó đến nay, sách được tái bản không biết bao nhiêu lần và được Nhã Nam đưa vào bộ sách Việt Nam danh tác cùng với Miếng ngon Hà Nội, Việc làng, Gió đầu mùa, Hà Nội băm sáu phố phường…

Ảnh: nhihasreadthis

 “Nguyễn Tuân xuất hiện trên văn đàn Việt Nam đã tạo được ấn tượng ngay từ đầu bởi sự độc điệu. Độc điệu ở thể văn – tùy bút. Độc điệu ở giọng văn – phóng túng. Độc điệu ở chất văn – ngông ngang. Độc điệu ở tình văn – hoài niệm. Độc điệu ở ý văn – duy mỹ” – Trích lời mở đầu “Vang Bóng một thời”.

Tiếng thở dài trước sự mờ dần của những nét đẹp cũ

Đi suốt 12 thiên truyện ngắn và tùy bút, người đọc lạc giữa những câu chuyện vừa thực vừa hư. Đó cái ám ảnh, day dứt trong tiếng hát văng vẳng trên đê “sống không ghét nhau/chết không oán nhau” của lão đao phủ già có ngón nghề “chém cheo ngành” kỳ lạ. Đó là cái ngây ngất trước tiếng đàn giai nhân buổi trăng sáng lay động mặt nước sông Hương rồi lại buồn tái tê chứng kiến của cái cao ngạo phong nhã của chữ nghĩa chìm nổi trong cuộc đỏ đen bởi gánh nặng mưu sinh trong “thả thơ”, “đánh thơ”. Là cái say mê trước sự tỷ mẩn chăm chút cầu kỳ của người phải lòng trà, trót yêu hoa thì càng sầu thảm phôi pha khi những chiếc ấm trà quý bị bán đi vì miếng cơm manh áo. Là cái ma quái liêu trai của vong hồn ma nữ tìm về báo oán hai anh tú tài lều chõng đi dự kỳ thi hương cuối cùng thời mạt nho, công danh chẳng đặng thì cái mối duyên với cô hàng giấy mực cũng chẳng dám bàn. Hay ngẩn ngơ trước trốn bồng lai tiên cảnh trên đỉnh Non Tản mà những kẻ phàm phu tục tử có cơ may được đặt chân lên rồi chẳng muốn quay về.  

Bằng những từ ngữ chau truốt, chọn lựa kỹ càng, cụ Nguyễn Tuân làm hiện về trong tâm trí người đọc những cái thú ấy thật hoàn mỹ, với toàn bộ sự trân quý, nâng niu. Nhưng càng đẹp bao nhiêu, người ta càng tiếc nuối bấy nhiêu khi chúng cũng đang dần mất đi cùng người. 

“Cụ Äm cũng thở đánh phù một cái, như khi người ta được gặp lại bạn cố nhân sau nhiều giây phút mong chờ… Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thả trong cái thú chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ Äm đã để vào đấy bao nhiêu công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi, nếu trong ấm trà pha ngon, người ta chịu nhận thấy một chút mùi thơ và một tị triết lý và tâm lý.” – Chén trà trong sương sớm.

Ngẫm về biết đủ, cái thiên lương, cái thiện, cái mỹ 

Ngày nay, khi buổi loạn lạc đã qua, con người bình thản trở lại với thú chơi hoa thưởng trà, nhưng mấy ai xét đến cái “tư cách” đủ mới dám chơi hoa như cụ Kép xưa trong “Hương Cuội”. Vẫn đang buổi giao thời Tây Ta va đập, mới cũ nhập nhằng, con người ngày càng sống nhanh , sống vội, sống cạn , một tác phẩm như Vang bóng một thời có lẽ khiến người đọc biết chậm lại, sâu hơn, nghĩ sâu hơn về cái chân, thiện , mĩ mà quay về chăm sóc những giá trị tinh thần đích thực của đời người. 

Người đọc sẽ không thể nào quên được hình ảnh ông Huấn Cao cho chữ trong một không khí khói tỏa như đám cháy trong nhà lao và lời nhắc người xin chữ: “thầy Quản nên tìm về quê mà ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững, và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”

Người đọc cũng không thể quên cái khung cảnh mờ sáng gió bấc còn thổi, và trong làn khói đun nước phủ mờ cả ngôi nhà ba gian, một cụ già áo the khoan thai “nhấc cả chén dầm, chén tống, chén quân ra khỏi lòng khay. Đến lúc dờ tới cái ấm con chuyên trà thì cụ kềnh càng hơn. Cụ ngắm nghía mãi chiếc ấm màu đỏ da chu, bóng khong một chút gợn”. Và hình ảnh anh con trai cả lễ phép ngồi hầu trà người cha già trong cái hương buổi sớm gió bấc ấy. 

Và biết bao giờ khung cảnh sum họp cả nhà quay quần ngày 30, gói giò, thái trứng, lau dọn bàn thờ, nấu bánh chưng và nấu kẹo mạch nha chơi xuân mới lại ấm cúng đến thế. Biết bao giờ trẻ con mới lại háo hức quanh người lớn dán đèn kéo quân, tỉa vỏ bưởi làm đèn hay hì hụi chuẩn bị mâm cỗ trông trăng rằm tháng Tám. Việt Nam hôm nay vẫn đang xoay mình trong buổi giao thoa Đông Tây ấy, cái thời nhộn nhịp bận tối mắt bù đầu, con người không còn thời gian mà ngồi xuống uống chén trà, mà biết quý cái sản vật trời đất. 

Ảnh: tiemchala

Cái đẹp của Vang bóng một thời nhắc nhở con người về  những cái nết cũ đẹp đẽ của một dân tộc Á Đông biết quý đức, trọng tình, mến tài, đề cao chữ “nghĩa” và tôn trọng một mực cái tôn ti, nền nếp, cái nghĩa cha con, anh em, bạn bè, thầy trò. 

Thứ văn chương “vang bóng một thời” 

Tác giả của Hòn Đất, nhà văn Anh Đức đã từng nhận xét về văn phong Nguyễn Tuân: “Không biết chừng nào mới lại có một nhà văn như thế, một nhà văn mà khi ta gọi là một bậc thầy của ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng; một nhà văn độc đáo, vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”. 

Thực thế, đọc đi đọc lại từng mẩu truyện hay tùy bút trong Vang bóng một thời, người đọc vẫn thấy không một từ dùng thừa, không một từ dùng sai. Người ta thầm thán phục thứ ngôn từ đẹp đẽ mà tinh tế, sâu sắc của cụ Nguyễn. Thứ văn chương mà đậm chất Á Đông ấy, với nhịp văn chậm rãi, mà sắc sảo, khó ai có thể tin tác phẩm đậm chất hoài cổ này được tác giả viết năm mới 29 – 30. Chỉ miêu tả đám than cháy trong cái hỏa lò đun nước, sao mà cũng đặc sắc!

“Những hòn than tàu cháy đều, màu đỏ ửng, cónhững tia lửa xanh lè vờn ở chung quanh. Không khí mỗi lúc dao động càng nâng cao thêm những ngọn lửa xang nhấp nho. Hòn lửa rất ngon lành, trở nên một khối đỏ tươi và trong suốt như thỏi vàng thổi chẩy…    Thỉnh thoảng, từ hòn than tự tiêu diệt buột ra một tiếng khô, rất khẽ và rất gọn. Thế rồi hòn than sống hết một đời khoáng chất. Bây giờ hòn than chỉ còn là một điểm lửa ấm ấp trong một cái vỏ tro tàn dầy và trắng xốp. Cụ Äm vuốt lại hai mái tóc trắng, cầm thanh đóm dài đảo lộn tàn than trong hỏa lò, thăm hỏi cái hấp hối của lũ vô tri vô giác.”

Đọc văn chương cụ Nguyễn, nhiều khi sởn cả da gà, vì ngôn ngữ, quá sắc sảo thường chỉ có được ở một con mắt quan sát tinh đời, một cái đầu từng đi và từng trải nhiều lắm. Bởi thế, văn chương có lẽ cũng chính là một cái đẹp thanh tao “Vang bóng một thời” mà ngày nay khó tìm được người “phù thủy ngôn từ” thứ hai như thế.

Link mua sách:

Linh là một biên tập viên khó tính, hay gắt gỏng và cực kỳ nghiêm khắc với những ai hay mắc lỗi chính tả.

Cá tính nhưng không hòa đồng, đẹp gái nhưng dễ gây mất lòng

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠKHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNBỘ MÔN NGỮ VĂNNGUYỄN THÚY QUỲNHQUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP TRONG“VANG BÓNG MỘT THỜI”CỦA NGUYỄN TUÂNLuận văn tốt nghiệp đại họcNgành Ngữ VănCán bộ hướng dẫn: HỒ THỊ XUÂN QUỲNHCẦN THƠ, THÁNG 5_2011LỜI CẢM ƠNQua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu và làm việc nghiêm túc tôi đã hoàn thành luậnvăn của mình. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến cô Hồ Thị Xuân Quỳnh, ngườiđã trực tiếp chỉ dẫn và giúp đỡ tôi. Cảm ơn Bộ môn Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơtạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.Mặc dù trong quá trình nghiên cứu, được chỉ bảo tận tình và bản thân đã rất cốgắng, nhưng luận văn chắc chắn còn nhiều sai sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến nhậnxét, giúp tôi có thể nhận ra những hạn chế của mình.Chân thành cảm ơn!Sinh viênNguyễn Thúy Quỳnh.ĐỀ CƯƠNGA. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài.2. Lịch sử vấn đề.3. Mục đích nghiên cứu.4. Phạm vi nghiên cứu.5. Phương pháp nghiên cứu.B. PHẦN NỘI DUNGChương I:TẬP TRUYỆN VANG BÓNG MỘT THỜI TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁCCỦA NGUYỄN TUÂN1.1. Mấy nét về nhà văn Nguyễn Tuân1.1.1.Tiểu sử1.2.2.Con người1.2. Sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Tuân1.2.1. Quá trình sáng tác và các đề tài chính của Nguyễn Tuân1.2.2. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân1.3. Vị trí của Vang bóng một thời trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân1.4. Vang bóng một thời thể hiện khá đậm nét quan niệm về cái đẹp của NguyễnTuânChương II:Vang bóng một thời thể hiện quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp2.1. Giới thuyết: quan niệm về cái đẹp2.1.1. Các quan niệm khác nhau về cái đẹp2.1.2 Quan niệm hiện đại về cái đẹp2.2. Nhan đề tập truyện Vang bóng một thời2.3. Hoàn cảnh sáng tác của tập truyện Vang bóng một thời2.4. Những cái đẹp đã mất trong Vang bóng một thời2.4.1. Cái đẹp trong cách uống trà2.4.2. Cái đẹp trong cách uống rượu, ngâm thơ2.4.3. Cái đẹp trong cách đánh bạc bằng thơ2.4.4. Cái đẹp khi làm đèn kéo quân2.4.5. Cái đẹp trong cách cho chữChương III:TÀI NĂNG SÁNG TẠO CỦA NGUYỄN TUÂN KHI THỂ HIỆN QUANNIỆM VỀ CÁI ĐẸP3.1. Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong kết cấu tác phẩm3.1.1. Khái niệm về kết cấu tác phẩm3.1.2. Sự đa dạng trong nghệ thuật kết cấu tác phẩm của Nguyễn Tuân3.1.1.1. Kết cấu thời gian3.1.1.2. Kết cấu tâm lí nhân vật3.2.Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong tạo dựng chi tiết nghệ thuật, cáctình huống truyện3.3. Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong ngôn ngữ trữ tình ngoại đề3.3.1. Khái niệm trữ tình ngoại đề3.3.2.Trữ tình ngoại đề trong tác phẩm Vang bóng một thời3.4. Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong xây dựng các hình tượng nhânvật3.4.1. Hình tượng các nhà nho trong xã hội buổi giao thời3.4.2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam3.4.3. Hình tượng người anh hùngC. PHẦN KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOA. PHẦN MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tài.Thời gian có thể khiến cho một con người trở nên già nua, xấu xí. Nhưng cónhững thứ luôn bền bỉ và ngự trị cùng thời gian. Vang bóng một thời của Nguyên Tuân làmột trong những tài sản quí giá ấy. Nguyễn Tuân đi nhiều, thâm nhập nhiều vào cuộcsống để tìm cái đẹp. Và ông viết nhiều, sáng tác nhiều cũng vì mục đích thể hiện, phảnánh vẻ đẹp ấy vào tác phẩm văn chương. Suốt đời ông tận tụy phục vụ bạn đọc bằng cáchbày biện cái đẹp ra trang giấy để người đọc thưởng thức. Trước Cách mạng tháng Támông ca ngợi cái đẹp, mà đó lại là cái đẹp của quá khứ. Ông say mê vào cõi quá khứ để tìmtòi, phát hiện ghi chép và lưu trữ tất cả những gì thuộc lĩnh vực văn hóa dân tộc. TrongVang bóng một thời, thời vàng son mà Nguyễn Tuân nhận thấy có khi là những sinh hoạtbình thường gần gũi xung quanh con người, do hờ hững mà người ta đã vô tình bỏ quên.Đó là những thú chơi tao nhã, những nét đẹp cổ truyền của dân tộc Việt Nam như: uốngđẹp [Những chiếc ấm đất, Chén trà trong sương sớm]; nhắm đẹp [Hương cuội]; chơiđẹp [Thả thơ, Đánh thơ, Một cảnh thu muộn]; hoa tay đẹp [ Trên đỉnh non tản]; tàinghệ đẹp [Chém treo ngành, Ném bút chì] và nhân cách đẹp [Chữ người tử tù]... nhữngcái đẹp mà con người đã vô tình quên đi và có lẽ là đời sau sẽ không biết đến nữa.Cái đẹp luôn tồn tại muôn đời trong tâm tưởng chúng ta, và cái đẹp của Vangbóng một thời như Vũ Ngọc Phan đã từng nói “cái tiếng vang của thời đã qua, cái bóngcủa thời đã qua, mà ngày nay tưởng như văng vẳng”. Nói đến Nguyễn Tuân thì người tanhớ đến ngay đó là con người tài hoa, uyên bác. Dưới ngòi bút của ông tất cả như hiệnhữu trong tâm trí người đọc. Đọc Vang bóng một thời ta có cảm giác đang quay về quákhứ, đó là quá khứ có cuộc sống nhàn nhã, êm đềm như “xem bức tranh cổ kính”.Với đề tài “Quan niệm về cái đẹp trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân”không phải là vấn đề mới với nhiều nhà nghiên cứu. Nhưng chưa có công trình nàonghiên cứu xuyên suốt để đi đến kết luận, mà họ chỉ đề cập đến nhiều khía cạnh khácnhau. Người viết cảm thấy bị cuốn hút vào vấn đề cái đẹp trong “Vang bóng một thời”của Nguyễn Tuân, mong muốn đi sâu vào vấn đề để hiểu thêm về Nguyên Tuân, một conngười tài hoa luôn khát khao đi tìm cái đẹp cái thật. Dẫu biết năng lực có hạn nhưng vẫnmuốn tìm hiểu “Quan niệm về cái đẹp trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân” vớilòng nhiệt huyết muốn tìm tòi, hiểu biết thêm về những nét đẹp truyền thống của dân tộcViệt Nam. Từ đó giúp chúng tôi nắm vững một số vấn đề cần thiết để bổ sung vào kiếnthức văn chương.2. Lịch sử vấn đề.Nguyễn Tuân là người tài hoa, uyên bác, ông để lại cho đời sự nghiệp văn học đồsộ với những áng văn bất tử. Theo các nhà phê bình đánh giá thì ông là nhà văn đứng hẳnra một phía riêng. Điều đó chứng tỏ tài năng của Nguyễn Tuân được đánh giá rất cao. Khinhìn nhận, đánh giá tài năng của Nguyễn Tuân thì người nghiên cứu thường khảo sát vớithể loại tùy bút vì đó là những tác phẩm được kết tinh trên chặng đường dài sau Cáchmạng tháng Tám. Mặt khác, khi đánh giá Nguyễn Tuân ở phương diện khác, đó làphương diện về con người yêu cái đẹp, khát khao đi tìm cái đẹp của một thời đã qua thìchúng ta không cần suy nghĩ mà nhớ ngay đến tác phẩm Vang bóng một thời của ông.Một nhà văn thành công có khi chỉ có một hoặc vài tác phẩm tiêu biểu và độc đáo,nhưng đối với Nguyễn Tuân không phải một mà rất nhiều tác phẩm đã đưa tên tuổi ôngđến rất nhanh với người đọc. Đó là những tác phẩm như: Vang bóng một thời, Thiếu quêhương, Chiếc lư đồng mắc cua, Đường vui, Tình chiến dịch, Sông đà, Hà nội ta đánh Mĩgiỏi, Tóc chị Hoài... mỗi tác phẩm đều ghi lại dấu ấn về cuộc đời của Nguyễn Tuân nhưng“ rút cục lại, trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân chỉ có Vang bóng một thời là có cách điệukhác”.Với tác phẩm Vang bóng một thời có rất nhiều nhà phê bình, nghiên cứu, tìm hiểuở những khía cạnh khác nhau. Sau đây người viết xin trình bày những công trình nghiêncứu ấy như sau:2.1. Nhà văn hiện đại [tập 1]- [Vũ Ngọc Phan]Vũ Ngọc Phan đã nhận định sâu sắc và nêu lên cái quí phái của người ăn mày khiuống trà. Từ đó ta thấy, Nguyễn Tuân quan niệm cái đẹp không chỉ có ở người thượnglưu, quyền quí mà cái đẹp tồn tại ở tất cả mọi con người biết thưởng thức nó.Trong bài viết này Vũ Ngọc Phan cũng nói nhiều đến những cảnh mà NguyễnTuân miêu tả thật đậm đà và cổ kính “tác giả đã vẽ lại những cảnh xưa bằng những nétthật êm dịu”2.2. Nguyễn Tuân, người đi tìm cái đẹp [Hoàng Xuân]Công trình này sưu tầm rất nhiều bài viết có liên quan đến đề tài “Quan niệm về cáiđẹp trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân”.Thạch Lam trong bài “Đọc Vang bóng một thời” đã nêu lên được quan niệm củaNguyễn Tuân về cái đẹp, không phải cái đẹp bình thường hiện ra trước mắt mà ông “tìmnhững cái đẹp xưa mà các nhà văn ta thường sao nhãng”. [Trích ngày nay, số 212, ngày15 -6- 1940].Bài viết của Trương Chính “Nguyễn Tuân và Vang bóng một thời” lại một lầnnữa khẳng định Nguyễn Tuân là con người tài hoa, thích cái đẹp, đẹp hình thức và đẹptâm hồn “đọc Vang bóng một thời ta có cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu như xem một tậptranh cổ họa”Các bài viết trong công trình này thường đề cập đến tính tài hoa, tài tử của nhữngnhân vật trong tác phẩm “Vốn là người tài hoa, ông tìm sự tài hoa trong quá khứ. Tất cảnhững chuyện cũ, người cũ ở đây, ông kể lại bằng giọng thán phục và luyến tiếc nhưnhững cái gì cố hữu của người Việt Nam”2.3. Nguyễn Tuân – về tác gia tác phẩm [Tôn Thảo Miên]Công trình này cũng là những bài viết nói về lớp nhà nho lỡ thời trong xã hộiphong kiến, đó là những con người tài hoa tài tử.Văn Tâm “Về truỵên ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân” bài viết nàyngười nghiên cứu cho ta thấy mỗi tác phẩm trong Vang bóng một thời đều mang một cáiđẹp khác nhau. Đặc biệt ở bài nghiên cứu này Văn Tâm đã đề cập đến cái đẹp nhân phẩm,thiên lương trong sáng của con người giữa chốn bùn nhơ “ trong những nét nhân cáchquý giá của nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân nhấn mạnh tố chất thiên lương và đặc biệtđề cao tài năng đột xuất về thư pháp”Tôn Thảo Miên “Nguyễn Tuân- tài hoa văn chương” bài viết này đánh giá caoNguyễn Tuân về sự hiểu biết sâu sắc những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc,những phong tục tốt đẹp mà bị lãng quên.2.4. Nguyễn Tuân- cây bút tài hoa độc đáo [Phương Ngân]Đây là công trình hội tụ rất nhiều bài viết có liên quan đến vấn đề về “Quan niệmcủa Nguyễn Tuân về cái đẹp trong Vang bóng một thời”. Mỗi bài viết đều khẳng định tàinăng nghệ thuật của Nguyễn Tuân, đồng thời cũng làm nổi bật quan niệm của NguyễnTuân về cái đẹp trước và sau Cách mạng tháng Tám* Nguyễn Đình Thi “Người đi tìm cái đẹp, cái thật”.Nguyễn Đình Thi đã nêu lên nhận định của mình về nhà văn Nguyễn Tuân.Nguyễn Tuân là người “đi tìm cái đẹp và đi tìm cái thật, là nỗi khao khát cái đẹp và nỗikhao khát cái thật, là lòng yêu cái đẹp và yêu cái thật với sức mạnh muốn phá lên mọiràng buộc, khuôn sáo có sẵn...”. Bài viết này tuy chưa nêu rõ quan niệm của NguyênTuân về cái đẹp nhưng đây là minh chứng hùng hồn khẳng định một con người luôn khátkhao đến với cái đẹp. [Báo văn nghệ, số 32, ngày 8-8-1987]* Hà Văn Đức “Nguyễn Tuân và cái đẹp”.Hà Văn Đức đã nêu ra vài vẻ đẹp trong Vang bóng một thời, đó là những thú nhưvui uống trà, đánh thơ, thả thơ,... rồi đến tâm hồn cao đẹp của Huấn Cao. Đây là nhữngnét đẹp không hiện hữu trong cuộc đời thực, nhưng đó là những nét đẹp xưa mà NguyễnTuân đã quay về tìm kiếm của một thời vang bóng. [Tạp chí khoa học, số 5, năm 1994]Ngoài ra còn rất nghiều công trình nghiên cứu cũng như bài viết về tác phẩm Vangbóng một thời của Nguyễn Tuân. Đa số các bài viết tìm hiểu nhiều khía cạnh về văn củaNguyễn Tuân, đây là những công trình nghiên cứu rất bổ ích và cần thiết cho ngườinghiên cứu vấn đề “Quan niệm về cái đẹp trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân”.3. Mục đích – yêu cầu.Khi nhắc đến Nguyễn Tuân thì ta liền nhớ đến đó một tác gia tài hoa, uyên bác, mộtngười luôn tìm cái đẹp và khát khao với cái đẹp. Nhưng đó là nhìn nhận đánh giá của cácnhà phê bình, nghiên cứu. Bản thân người viết chưa được tìm hiểu một cách sâu sắc vềNguyễn Tuân cũng như những nét đẹp cổ truyền của dân tộc đã được khơi gợi trong Vangbóng một thời. Với đề tài “Quan niệm về cái đẹp trong Vang bóng một thời của NguyễnTuân” trước hết giúp cho người viết tìm hiều thế nào là quan niệm về cái đẹp, sau đó biếtđược quan niệm về cái đẹp của nhà văn lớn Nguyễn Tuân trong tập truyện ngắn Vangbóng một thời. Đồng thời, thấy được những biểu hiện của quan niệm về cái đẹp trongVang bóng một thời của Nguyễn Tuân.Qua quá trình tìm hiểu, người viết có thể cảm nhận được những biểu hiện về cáiđẹp mà Nguyễn Tuân miêu tả trong Vang bóng một thời rất đa dạng, nhiều vẻ, không đơnđiệu. Từ đó, ta thấy được tài năng sáng tạo của Nguyễn Tuân khi thể hiện quan niệm vềcái đẹp. Đó là lí do vì sao Vang bóng một thời là tác phẩm độc đáo mà không một tácphẩm nào có thể thay thế được.4. Phạm vi nghiên cứu.Trong khuôn khổ một luận văn tốt nghiệp đại học, người viết đi vào nghiên cứu“Quan niệm về cái đẹp trong Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân”. Vấn đề đặt ra chỉtrong khuôn khổ một tập truyện ngắn nhưng đòi hỏi phải có kiến thức tổng quát để làmbài viết sâu sắc, rõ ràng. Do đó việc tìm hiểu thêm về quan niệm cái đẹp của các nhà văncùng thời và trước đó là rất cần thiết.5. Phương pháp nghiên cứu.Để tìm hiểu đề tài “Quan niệm về cái đẹp trong Vang bóng một thời của NguyễnTuân” việc đầu tiên người nghiên cứu phải làm là đọc tác phẩm. Từ đó làm nổi bật lên nétđẹp được Nguyễn Tuân miêu tả trong Vang bóng một thời là như thế nào.Mặt khác, người viết còn tham khảo nhiều công trình nghiên cứu khác về tác phẩmVang bóng một thời rồi đi đến tổng hợp các vấn đề có liên quan.Đồng thời người viết còn sử dụng các thao tác tư duy sau đây:Phương pháp thống kê: thống kê những bài nghiên cứu có liên quan đến đề tài, tìmra được những vấn đề trọng tâm gần với đề tài, để từ đó phân tích dẫn chứng để làm nổibật vấn đề.Phương pháp so sánh: so sánh quan niệm về cái đẹp trong Vang bóng một thời củaNguyễn Tuân với các nhà văn khác, để thấy được nét đẹp độc đáo trong văn chương củaNguyễn Tuân. Đồng thời đối chiếu những nhận xét đánh giá của các nhà nghiên cứu để điđến kết luận chính xác hơn về “Quan niệm cái đẹp trong Vang bóng một thời của NguyễnTuân”B. PHẦN NỘI DUNGChương ITẬP TRUYỆN NGẮN VANG BÓNG MỘT THỜITRONG SỰNGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN TUÂN1.1. Mấy nét về nhà văn Nguyễn Tuân1.1.1. Tiểu sửNguyễn Tuân sinh ngày 10-7-1910, quê làng Mộc, tức Nhân Mục, nay thuộcphường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Sinh tại Hà Nội, trong một gia đìnhnhà nho. Bố là một ông ấm, đỗ Tú tài khoa thi chữ Hán cuối cùng, sau làm kí lục, đã sốngở nhiều nơi; mẹ bán hàng tạp hóa. Khi còn ít tuổi cùng gia đình theo bố sống ở nhiều tỉnhmiền Trung đặc biệt các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Hội An, Đà Nẵng, Huế, Hà Tĩnh vàlâu hơn cả là Thanh Hóa. Ông học thành chung ở thành phố Nam Định, ông tham gia bãikhóa, bị đuổi học. Ông lại cùng một số thanh niên có đầu óc tiến bộ lúc đó, rủ nhau trốnra nước ngoài, nhưng bị bắt ở Băng Cốc, Thái Lan, bị kết án giam và quản thúc ở ThanhHóa.Ông còn bị chính quyền thuộc địa bắt lần thứ hai tại Hà Nội và bị giam ở Nam Địnhvào năm 1941. Có thời kỳ làm ở nhà máy đèn Thanh Hóa. Thời gian này bắt đầu viết báo,viết văn, làm phóng viên báo Đông Tây. Hết hạn quản thúc, ra Hà Nội sống bằng nghềlàm báo, làm văn. Đã viết trên các báo Đông Tây, Nhật tân, Hà thành ngọ báo, Tiểuthuyết thứ bảy, Hà Nội tân văn, Tao đàn, Thanh nghị, Trung Bắc chủ nhật...Ngoài tên thật còn dùng các bút danh: Nhất Lang, Thanh Thủy, Ngột Lôi Quật,Thanh Hà, Tuấn Thừa Sắc...Ông thật sự đi vào nghề văn 1937 và nổi tiếng với một loạttruyện ngắn đăng trên Tiểu thuyết thứ Bảy, Tao đàn những năm 1938-1939, sau tập hợptrong Vang bóng một thời [1940]. Năm 1938, ông tham gia vào đoàn làm phim Cánhđồng ma, quay tại Hồng Kông. Trong Đại chiến II bị đưa đi tập trung ở Vụ Bản, NhoQuan hơn một năm; được tha về, lại tiếp tục sáng tác.Cách mạng tháng Tám thành công đã đưa Nguyễn Tuân đến với những trang viếtmới. Ông hân hoan chào đón cuộc đổi đời của lịch sử và chân thành đứng vào hàng ngũcách mạng. Năm 1946 ông cùng đoàn Văn nghệ sĩ vào công tác khu V [Trung Bộ] đangkháng chiến; 1947 phụ trách một đoàn kịch lưu động. Trong Đại hội thành lập Hội Vănnghệ Việt Nam [1948] ở Việt Bắc, ông được bầu làm Tổng thư kí ban chấp hành Hội vàgiữ chức vụ này đến 1958. Thời gian kháng chiến chống Pháp, ông công tác ở Hội Vănnghệ đóng ở Việt Bắc; đã tham gia nhiều chiến dịch và có chuyến đi thực tế trong vùnghậu dịch. Từ 1958, là Ủy viên Ban chấp hành Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật ViệtNam.Nguyễn Tuân hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực: viết văn, làm báo, diễnkịch…ở lĩnh vực nào ông cũng say sưa thể hiện cái “Tôi” của mình. Trong số các nhà vănđã từng kinh qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ,Nguyễn Tuân là người đến với cách mạng khá sớm. Ông mất ngày 28-7-1987 tại Hà Nội.Với những đóng góp cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, ông được truy tặng giảithưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996.1.1.2. Con ngườiNguyễn Tuân là một trí thức giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nướccủa ông có màu sắc riêng: gắn liền với những văn hóa cổ truyền của dân tộc. Ông amtường cả Hán học lẫn Tây học. Đặc biệt ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, những kiệt tác vănchương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà…, những nhạc điệu hoặcđài các của lối hát ca trù, hoặc dân dã mà thiết tha của giọng hà Quảng Trị, Thừa Thiên,Nam Bộ…, những phong cảnh đẹp của quê hương đất nước, những thú chơi tao nhã nhưuống trà, nhắm rượu, chơi hoa, chơi chữ đẹp, đánh thơ…, những món ăn truyền thống thểhiện khẩu vị tinh tế của người Việt.Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để khẳngđịnh cá tính độc đáo của mình. Vì rất mực đề cao và giữ gìn nhân cách của kẻ sĩ, nên ôngrất căm ghét những thói xấu xa đê tiện, rởm đời, vô văn hóa.Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa. Đọc văn ông không chỉ có khoái cảmthẩm mĩ về nghệ thuật ngôn từ mà còn được bồi dưỡng thêm về nhạc, họa, điêu khắc, kiếntrúc, lịch sử, địa lý, điện ảnh,…Ông còn là một diễn viên kịch nói và là một trong nhữngdiễn viên điện ảnh đầu tiên của nước ta. Ông thường vận dụng con mắt của nhiều ngànhnghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật vănchương. Thực tế ấy chứng tỏ Nguyễn Tuân là một tài năng phong phú, có năng lực ởnhiều lĩnh vực nghệ thuật.Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quí trọng thật sự nghề nghiệp của mình. Ngay từtrước Cách mạng tháng Tám, ông đã quan niệm nghề văn là một cái gì đối lập với tính vụlợi của con buôn, và ở đâu có đồng tiền phàm tục thì ở đấy không thể có cái đẹp. Đối vớiông, nghệ thuật là một hình thái lao động nghiêm túc và ông đã lấy chính cuộc đời cầmbút hơn nửa thế kỉ để chứng minh cho quan niệm ấy.Trên con đường đi tới cái đẹp chân chính, đích thực Nguyễn Tuân là con người cónhiều tìm tòi và phát hiện mới mẻ, đạt tới những giá trị thẩm mĩ thật sự. Chẳng hạn cáigiọng khinh bạc của Nguyễn Tuân đã được phát huy trên lập trường mới, là vũ khí lợi hạiđánh vào kẻ thù của dân tộc và của chủ nghĩa xã hội. Trước Cách mạng tháng Tám,Nguyễn Tuân là một lữ khách say sưa ngắm cảnh, là kẻ đi chiêm ngưỡng. Khi bế tắctrong cuộc đời thực tại, chán ghét cuộc sống tầm thường tẻ nhạt, Nguyễn Tuân đi tìm cáiđẹp trong thiên nhiên hay quá khứ xa xưa. Sau Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân đitìm cái đẹp, chất thơ ngay trong cuộc đời thực tại, ngay trong tâm hồn của những conngười say sưa xây dựng đất nước, ông thật sự là người trong cuộc, nhiệt tình tham gia vàocuộc đấu tranh của cách mạng. Hành trình đi đến cái đẹp, đến với chân lí của NguyễnTuân cũng là hành trình nhà văn trở về với nhân dân, với dân tộc. Đó là nơi mà nhà vănđã tiếp nhận thêm một nguồn sinh lực mới, để vươn xa hơn trên con đường sáng tác củamình.1.2. Sự nghiệp sáng tác văn chương của Nguyễn Tuân1.2.1. Quá trình sáng tác và các đề tài chính của Nguyễn TuânNguyễn Tuân không phải là nhà văn thành công ngay từ những tác phẩm đầu tay.Ông đã “thử bút” với nhiều thể loại: thơ, bút kí, truyện ngắn hiện thực trào phúng. Nhưngmãi đến năm 1938, ông mới nhận ra sở trường của mình và thành công xuất sắc với thểloại tùy bút.Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân được chia làm hai giai đoạn chính: trước vàsau cách mạng tháng tám.Những tác phẩm chính trước Cách mạng tháng Tám: Vang bóng một thời [1940],Tuỳ bút I [1941], Thiếu quê hương [1943], Nhà Bác Nguyễn [1940], Một chuyến đi[1941], Chiếc lư đồng mắt cua [1941], Ngọn đèn dầu lạc [1939], Tàn đèn đầu lạc [1941],Tùy bút II [1943], Tóc chị Hoài [1943], Nguyễn [1945]…Và sau Cách mạng tháng Tám, ông bắt đầu bằng Chùa Đàn, rồi được khẳng định lànhà văn có sự chuyển biến rõ rệt về tư tưởng. Một số tác phẩm: Chùa Đàn [1946], Đườngvui [1949], Tình chiến dịch [1950], Thắng càn [1953], Tùy bút kháng chiến [1955], Tùybút kháng chiến và hòa bình [1956], Bút ký Trung Hoa [1955], Sông Đà [1960], Hà Nộita đánh Mỹ giỏi [1972], Ký [1976]…Do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Hán học, sáng tác của ông trước năm 1937, hầu hếtđược viết theo bút pháp cổ điển. Những sáng tác buổi đầu ấy chưa gây được tiếng vang.Tuy nhiên, có thể bắt gặp một số trang viết tiêu biểu như Giang hồ hành [thơ], Vườn xuânlan tạ chủ [truyện ngắn]. Đây là những tác phẩm ghi lại dấu ấn về phong cách nghệ thuậtcủa Nguyễn Tuân. Qua những tác phẩm này Nguyễn Tuân đã thể hiện được tinh thần hoàicổ, ông luôn chăm chút nhặt nhạnh vẻ đẹp xưa dù tàn tạ, cuối mùa; xây dựng một hệthống nhân vật tài hoa tài tử, là lối văn cầu kỳ trúc trắc mà uyên bác hơn người.Trước Cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân xuất hiện trong văn học như cây bútvăn xuôi đầy tài năng, tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn thời kỳ cuối [1940-1945].Hầu hết sáng tác của ông - chủ yếu là tùy bút, truyện ngắn - đều tập trung làm nổi bật cái“tôi” tài hoa, độc đáo, bất hòa sâu sắc với trật tự ngột ngạt đương thời. Đó là “một nguồnsống bồng bột tắc lối thoát”, đã “nổi loạn” bằng lối sống ngông nghênh tài tử. Đó cũngchỉ là thoát ly: thoát ly vào cái đẹp của một thời đã qua, vào “chủ nghĩa xê dịch” và vàocuộc sống hành lạc ở nhà hát, thuốc phiện; song thoát ly mà vẫn giàu lòng ưu ái khôngnguôi vào thời thế, vẫn gắn bó sâu nặng với cuộc đời, với quê hương đất nước.Đến 1937, Nguyễn Tuân xuất hiện trên các báo với các truyện ngắn hiện thực tràophúng, ở đó thường vỡ ra những tràng cười chăm biếm thoải mái, đậm đà phong vị dângian [Đánh mất ví, Một vụ bắt rượu, Mười năm trời mới gặp lại cố nhân]. Tuy nhiên dotrào lưu hiện thực phê phán lúc bấy giờ đã phát triển rất mạnh với nhiều nhà văn lớn nhưNgô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao…cho nên thật không dễ dàngđối với Nguyễn Tuân để tìm một vị trí có hạng trên văn đàn. Nhưng bằng sự nổ lực củamình, Nguyễn Tuân đã khẳng định tài năng bằng phong cách nghệ thuật độc đáo và têntuổi của ông đã tỏa sáng cho đến ngày nay.Nguyễn Tuân chỉ thật sự công nhận như một phong cách văn chương độc đáo kể từtùy bút – du ký Một chuyến đi, năm 1938. Tác phẩm là tập hợp những trang viết từchuyến du lịch không mất tiền của ông sang Hương Cảng để tham gia thực hiện bộ phimCánh đồng ma. Nét đặc sắc nhất ở Một chuyến đi chính là giọng điệu. Có thể nói đến đâyNguyễn Tuân mới tìm được cách thể hiện giọng điệu riêng, một giọng điệu hết sức phóngtúng, linh hoạt đến kỳ ảo. Nhân vật chính trong tác phẩm là cái Tôi ngông nghênh kiêubạc của nhà văn, sau quá nhiều đắng cay tủi nhục hầu như đã hoài nghi tất cả, chỉ còn tinở cái vốn tình cảm, ý nghĩ, cảm xúc sắc sảo và tinh tế mà mình tích lũy được trên bướcđường xê dịch.Vang bóng một thời là tập truyện ngắn viết về những Nho sĩ cuối mùa, bất đắc chí,không chịu làm lành với trật tự mới, đã tìm đến lối sống tiêu dao nhàn tản, lấy việc nhấmnháp “Chén trà trong sương sớm” chén rượu “Thạch lan hương”, chơi cờ trong tưởngtượng lúc đi cáng trên đường trường, đánh bạc bằng thơ trên sông Hương... làm “đạosông”. Tuy buông xuôi bất lực, “đành cam phận chữ bài”, họ vẫn cố giữ thiên lương vàsự trong sạch tâm hồn. Lối sống ngông tài tử đó chính là biểu hiện của thái độ bất hợp tácvới chế độ thực dân, sự trân trọng những giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. Trongtruyện ngắn Chữ người tử tù, tác giả đã ca ngợi một trang anh hùng nghĩa liệt ngangtàng, bất khuất và cũng là nghệ sĩ rất mực tài hoa.Nguyễn Tuân đã đề xướng và cổ động cho “chủ nghĩa xê dịch” một cách say sưatrong một loạt sáng tác: Thiếu quê hương, Một chuyến đi, Lại đi nữa, Thèm đi, Chiếc vali...Với chủ trương “lấy sự hoàn toàn phát triển giác quan của mình làm lẽ chính cuộcsống” và luôn đòi “thay thực đơn cho giác quan”, nhà văn cho rằng “đi” là hình thức tốtđẹp nhất của sự thoát ly, thoát ly khỏi cái tủn mủn của cuộc sống hàng ngày. Từ nhữngtrang viết đầy cảm hứng, có khi chếch choáng men say giang hồ, hiện lên cái “tôi” tác giả- một lãng tử ngông nghênh khinh bạc, dường như chỉ biết trông theo lối sống phóngđãng, vô trách nhiệm, kỳ thực vẫn đầy tâm huyết, đau khổ u uất trong cảnh đời tù túng,nhàm tẻ, luôn cháy bỏng niềm khao khát tự do, sáng tạo.Cái “tôi” ấy sống giữa quê hương mà cảm thấy như kẻ lạc loài, tuy vẫn gắn bó vớicảnh vật và cuộc sống của quê hương một cách chân thành, tha thiết. Tác phẩm đã ghi lạinhững hình ảnh thiên nhiên và sinh hoạt của nhiều miền đất nước bằng một ngòi bút chânthực, tài hoa.Chiếc lư đồng mắt cua và hai tập phóng sự Ngọn đèn dầu lạc, Tàn đèn dầu lạc đivào đề tài cuộc sống trụy lạc của mình “có thể nói Nguyễn Tuân đã ghi lại khá đầy đủ vàchân thực cuộc sống bê tha trụy lạc của mình”[14;361]. Chiếc lư đồng mắt cua như mộthồi ký, một tự truyện ghi lại thời kỳ khủng hoảng tinh thần của tác giả: bế tắc lao vàocuộc sống ăn chơi “hành viện”, nhưng không buông xuôi, phóng đãng vẫn day dứt hướngvề cuộc sống trong lành. Tác phẩm thể hiện tâm trạng bế tắc của một con người bất đắcchí muốn dãy dụa muốn thoát khỏi xã hội phàm tục mà không được. Nhiều trang thấmđượm chất thơ, nhất là những trang viết về những nhân vật tài hoa, tài tử bị ném vào cảnhtrụy lạc mà vẫn tự trọng, lấy tiếng đàn giọng hát để cảm thông, an ủi nhau và khinh ngạolại thế nhân. Càng về sau, Nguyễn Tuân càng chìm sâu vào bế tắc, khủng hoảng và cho innhững sáng tác thần kỳ quái đản, mà ông gọi là “yêu ngôn” [Xác Ngọc Lam, Đới Roi,Loạn âm, Rượu bệnh...]. Cuối cùng ông không viết được nữa; hơn một lần ông nói đến tựsát [Hai tấm vé số, Võng ngô đồng].Cách mạng đã giải thoát cho tâm hồn nghệ thuật Nguyễn Tuân. Ông viết những dòngghi nhận “bừng tỉnh” của mình: “mê say với những ánh sáng trắng vừa được giải phóng,tôi là một dạ lữ khách không mỏi, như quên của một đêm phong hội mới”. Nhà văn tuyênbố “lột xác”, chân thành đi theo cách mạng, nỗ lực vươn lên làm người chiến sĩ trên mặttrận văn hóa -nghệ thuật. Ông hăng hái đi thực tế chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến vàthực tế sản xuất ở miền Bắc, hòa mình với nhân dân, bộ đội, sáng tác với ý thức phục vụcông cuộc chiến đấu và xây dựng Tổ quốc.Qua tập tùy bút kháng chiến [1955] ta thấy Nguyễn Tuân đã có cái nhìn ấm áp, tinyêu đối với cuộc đời mới và tình cảm gắn bó cảm động giữa nhà văn và quần chúngkháng chiến hơn. Trong một số truyện, ông đã cố gắng thể hiện chân thực những ngườilao động bình thường giản dị mà rất mực anh dũng trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ củadân tộc [Những con đò danh dự, Thắng càn]. Trong tập tùy bút Sông Đà [1960] bên cạnhnhững trang viết về cuộc sống tối tăm xưa kia của vùng Tây Bắc, thì phần lớn là ông cangợi những vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và ca ngợi nhịp sống tưng bừng của con người TâyBắc hôm nay. Có thể coi Sông Đà là một kiệt tác mới của Nguyễn Tuân sau cách mạng,với nhiều bài thật đặc sắc.Những năm chống Mỹ cứu nước, Nguyễn Tuân được bạn đọc chú ý nhiều trongnhững tùy bút về phi công Mỹ bị bắt làm tù binh và về cuộc chiến đấu anh hùng của thủđô Hà Nội hạ máy bay phản Mỹ [ phần lớn được tập hợp trong Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi,1972]. Qua tác phẩm ta thấy được tư thế đàng hoàng, hiên ngang, đầy tự hào của một dântộc có văn hóa, có chính nghĩa và chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Với vốn hiểu biết sâurộng về nhiều lĩnh vực và bút pháp châm biếm già dặn, Nguyễn Tuân đã vẽ lên đủ loạichân tướng của những “yêng hùng không lực Huê Kỳ”.Ngoài truyện ký, Nguyễn Tuân còn có những tùy bút tinh tế về cỏ cây quê hương,món ăn dân tộc, thể hiện một tấm lòng trân trọng gắn bó sâu nặng với cảnh sắc, hương vịđất nước, với vẻ đẹp trong sinh hoạt văn hóa cổ truyền: Phở, Cây Hà Nội, Cốm, Giò lụa,Tờ hoa, Tình rừng... được tập hợp trong cuốn Cảnh sắc và hương vị đất nước [1988]. Ôngcũng viết tiểu luận phê bình và dựng chân dung văn học: Ông viết về tiếng Việt giàu vàđẹp, về Truyện Kiều, về Tú Xương, Tản Đà, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, NguyênHồng, Nguyễn Huy Tưởng, Thạch Lam, về Đôxtôiepxki, Sêkhôp, Lỗ Tấn. Thực chất đócũng là những “tùy bút nghệ thuật”, tuy có phần chủ quan tài tử, song với niềm cảm thôngsâu xa những tâm hồn nghệ sĩ chân chính, với vốn hiểu biết phong phú nhiều lĩnh vực, vớinăng lực thẩm mỹ sắc sảo và lối viết tài hoa phóng túng, những bài viết đó thường đậmđà, có những phát hiện độc đáo, tâm đắc.Với gần năm mươi năm hoạt động văn học liên tục, Nguyễn Tuân có một vị trí quantrọng trong lịch sử văn học Việt Nam. Con đường nghệ thuật của Nguyễn Tuân cũngcó ý nghĩa điển hình cho một lớp văn nghệ sĩ Việt Nam có tinh thần dân tộc nhưng mangnặng quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật, đã chuyển mình trở thành văn nghệ sĩ cáchmạng. Một tinh thần dân tộc thiết tha, nhất là đối với những giá trị văn hóa cổ truyền,quán xuyến toàn bộ sáng tác của Nguyễn Tuân. Chính tinh thần dân tộc là sức mạnh bêntrong làm cho nhà văn chủ động tiếp nhận ánh sáng của cách mạng, vững bước trên conđường văn nghệ phục vụ Tổ quốc và nhân dân, trong đó “thiên lương” và bản sắc độc đáocủa nhà văn được phát huy hơn nữa.Có lẽ trong những trang viết của Nguyễn Tuân, đằng sau những ngoa ngắt và khinhbạc của một thời tù túng, bế tắc, là niềm khao khát cái đẹp và cái thật, khát khao tự do vàsáng tạo, với sức mạnh muốn phá hết mọi ràng buộc, khuôn phép có sẵn. Văn NguyễnTuân vừa có màu sắc cổ điển vừa mới mẻ, hiện đại. Với một phong cách nghệ thuật độcđáo, một trình độ sử dụng tiếng Việt bậc thầy, Nguyễn Tuân có đóng góp to lớn vào sựphát triển của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Với những đóng góp đó, 1996 ông được truytặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I.1.2.2 Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật độc đáo và sâu sắc. Mỗi khi cầm bútông đều chứng tỏ được cái tài hoa, uyên bác hơn đời của mình. Ông có thói quen nhìn sựvật ở mặt thẩm mỹ của nó, cố tìm cho ra ở đấy những cái gì nên họa nên thơ. Trước vàsau cách mạng tháng Tám, ông luôn tìm tòi khám phá cái đẹp. Nên ông nhìn tất cả sự vậtđều có những vẻ đẹp riêng của nó.Thể hiện phong cách này, mỗi trang viết của Nguyễn Tuân đều muốn chứng tỏ tàihoa và uyên bác, mỗi nhân vật dù thuộc loại người nào cũng đều là những nghệ sĩ trongnghề nghiệp của mình. Và mọi sự vật được miêu tả dù chỉ là cái ăn cái uống, cũng đượcquan sát chủ yếu ở phương diện văn hóa, mĩ thuật.Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân quan niệm đời sống cơ khí hiện đại giếtchết cái đẹp. Ông đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại và ông gọi là Vang bóngmột thời. Ông tìm cái đẹp trong thú vui uống trà, trong cách chơi cờ, nghệ thuật làm đènkéo quân, trong cách chơi đánh thơ, thả thơ... Thế giới nhân vật mà ông ưa thích hầu hếtlà những con người thuộc về cái thời vang bóng ấy, nếu họ còn sống trong hiện tại thìcũng bơ vơ lạc lỏng như những kẻ “sinh lầm thế kỉ”.Sau cách mạng, ông không đối lập xưa với nay, cổ với kim mà tìm thấy sự gắn bógiữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Văn Nguyễn Tuân thì bao giờ cũng vậy, vừa đĩnh đạccổ kính, vừa trẻ trung hiện đại. Nguyễn Tuân học theo “chủ nghĩa xê dịch” chẳng qua làluôn luôn thèm khát những cảm giác mới lạ. Đấy là “một nguồn sống bồng bột tắc lốithoát” [Tóc chị Hoài]. Vì thế Nguyễn Tuân không thích cái gì bằng phẳng, nhợt nhạt, yênổn. Ông là nhà văn của những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm giác mãnhliệt, của những phong cách tuyệt mĩ. Sau cách mạng quan niệm của ông có những thayđổi rõ rệt. Ông đã hòa nhập vào cái chung của quần chúng, chân thành đến với cách mạngvà có nhiều trang viết về đời sống lao động của nhân dân.Nguyễn Tuân là một con người yêu thiên nhiên tha thiết. Ông có nhiều phát hiện hếtsức tinh tế và độc đáo về núi sông cây cỏ trên đất nước mình. Phong cách tự do phóngtúng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân đã khiến Nguyễn Tuân tìm đến với thể loại tùybút, xét đến cùng, phụ thuộc ở chỗ cái tôi của người cầm bút có thực sự độc đáo, phongphú và tài hoa hay không. Điều ấy nói rằng không phải ai cũng có thể trở thành nhà tùybút xuất sắc như Nguyễn Tuân.Nguyễn Tuân còn đóng góp không nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ học ViệtNam. Ông có một kho từ vựng phong phú và khả năng tổ chức câu văn xuôi giàu giá trịtạo hình, lại có nhạc điệu trầm bỗng và như Nguyễn Tuân thường nói là biết co duỗi nhịpnhàng…Sau cách mạng tháng tám, phong cách Nguyễn Tuân có những thay đổi quan trọng.Ông vẫn tiếp cận thế giới thiên về phương diện văn hóa nghệ thuật, tiếp cận con người ởphương diện tài hoa nghệ sĩ, nhưng giờ đây ông không đối lập xưa với nay, và tìm thấychất tài hoa nghệ sĩ không chỉ ở những tầng lớp trí thức, những tính cách phi thường, màở cả nhân dân đại chúng: ở anh bộ đội, chị dân quân, ông lái đò sông Đà…Còn giọngkhinh bạc nếu như còn tồn tại thì chủ yếu là để ném vào kẻ thù của dân tộc hay những tiêucực của xã hội.1.3. Vị trí của Vang bóng một thời trong sự nghiệp sáng tác của NguyễnTuân.Nguyễn Tuân như ta đã thấy, là một nhà văn “đứng hẳn ra một phía”. Chỉ người ưasuy sét đọc văn của Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải thứvăn để người nông nổi thưởng thức. Một ngày không xa, khi mà văn chương Việt Namđược người Việt Nam ham chuộng hơn bây giờ, thì chắc chắn rằng những văn phẩm củaNguyễn Tuân sẽ còn có một địa vị rất xứng đáng hơn nữa trên văn đàn văn học.Điều khiến ta phải nghiên cứu, đánh giá lại toàn bộ sáng tác của nhà văn NguyễnTuân, một cách đúng đắn và công bằng hơn, là ở chỗ, mặc dù chúng ta có thể không đồngý với Nguyễn Tuân ở nhiều điểm, nhưng ta không thể quên được tác phẩm đầu tay củaông. Dù chỉ lướt qua một lần thôi, nhưng Vang bóng một thời hàng mấy chục năm sauvẫn cứ quanh quất bên tay ta, trước mắt ta như là vang bóng. Chính đó là sự thử thách củathời gian khiến cho tác phẩm của một nhà văn không bao giờ chết mà làm cho ta phải trântrọng và đọc lại kỹ hơn. “Cái giọng khinh bạc, sâu cay, bừa bãi, lôi thôi, chúng ta thườngnói, là những tác phẩm khác, nhất là Chiếc lư đồng mắt cua, chứ trong Vang bóng mộtthời thì trong sáng đến lạ lùng, đến kinh ngạc.”[16;238]Nguyễn Tuân là một người tài hoa thích cái đẹp hình thức, đẹp tâm hồn. Trong nhiềutác phẩm, ông thường nói quá đi, nên người đọc có cảm tưởng ông theo “chủ nghĩa cánhân cực đoan”, sống phóng túng không trách nhiệm. Xét cho cùng, giọng khinh bạc củaông là do ông phủ nhận thực tại xấu xa của xã hội, do lòng hoài nghi đạo đức giả, dốingười đời. Nhưng riêng Vang bóng một thời thì khác hẳn, dù ra đời trong xã hội buổigiao thời nhưng tập truyện không đi vào bế tắc. Ngược lại, tác phẩm là đỉnh cao của cáiđẹp, cái thật, những cái đẹp mà giờ đây ta không tìm thấy nữa. Ông ngợi ca chắt chiubằng tấm lòng thành kính, vì thế tác phẩm không mất đi mà làm cho ta trân trọng, giữ gìnvà đọc kỹ hơn nữa “Cái quí giá ấy sẽ còn tăng lên nữa với ta, như một thứ đồ cổvậy”[16;30].Vốn là một người tài hoa, ông tìm sự tài hoa trong quá khứ. Tất cả những chuyện cũ,người cũ ở đây, ông kể lại bằng giọng thán phục và luyến tiếc như những gì cố hữu củangười Việt Nam nay đã mất đi. “Đọc Vang bóng một thời, chúng ta có cảm giác nhẹnhàng, êm dịu như xem một tập tranh cổ họa”[16;25]. Đó là lý do vì sao, sau cách mạng,chúng ta vẫn nhắc đến Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân mà không dè dặt gì cả.Năm 1988, nhà xuất bản Văn học in lại 30.000 bản giấy đẹp, bìa cứng, đề “in lần thứsáu”. Ít có một tác phẩm nào mà được trân trọng như vậy.Những chuyện trong Vang bóng một thời phần lớn đã in trên Tiểu thuyết thứ bảy vàTao Đàn, Năm 1940 mới xuất bản lần đầu. Và nó được xem như tập truyện đầu tay củanhà văn và được giới độc giả hoan nghênh ngay không chút ngần ngại. Nhà phê bình VũNgọc Phan trong Nhà văn hiện đại, nhận định rằng: “Tác phẩm đầu tay của ông là mộtvăn phẩm gần tới sự toàn thiện toàn mỹ. Đó là tập Vang bóng một thời” [17;415]. Có lẽkhông riêng gì nhà văn Vũ Ngọc Phan, mà hầu hết các nhà văn khác cũng như chúng takhi nói đến Nguyễn Tuân thì đều gọi ông là tác giả của Vang bóng một thời. Điều đó đãkhẳng định rằng Vang bóng một thời nó không chỉ là tiếng vang của một thời đã qua, màcho đến bây giờ nó vẫn hiện hữu trong lòng độc giả.“Khi đứng ngắm một bức cổ họa,người ta thường hay chú ý đến những nét, những màu, những cách bố trí, mà không chú ýngay đến cảnh vật; người ta chỉ chú ý đến vẻ riêng của nó gây nên bởi những cái thôngthường và đó là đặc điểm của một bức cổ họa xưa”[17;415]Đọc Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân người ta có cảm tưởng gần giống nhưnhững cảm tưởng trong khi ngắm một bức cổ họa. Gần giống vì họa sĩ, tác giả bức cổhọa, là những người thời xưa, có cái óc của mình và có những nét, những màu của thờimình; còn tác giả của Vang bóng một thời khơi lại cho ta thấy những cái đẹp của quákhứ, những nét đẹp mà trong mỗi chúng ta, những thế hệ trẻ chưa bao giờ được nghengười khác kể lại một cách tỉ mỉ, như Nguyễn Tuân đã miêu tả trong Vang bóng mộtthời. Ông đã kể lại bằng một tấm lòng trân trọng và thành kính, để ta có thể biết nhữngcái đã qua và những cái mà ta chưa biết rõ.Cùng thời với Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân có viết một cuốn tiểu thuyết Thiếuquê hương. “Đứng về mặt bố cục, Thiếu quê hương là một cuốn tiểu thuyết dở. Có mộtsố nhân vật, và một số sự việc xảy ra, nhưng đều rất phụ. Nhân vật chính vẫn là tác giả.Đó là một thiên tùy bút kéo dài. Rút cục lại, trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân,chỉ có Vang bóng một thời là có cách điệu khác”[16;86 ]Vang bóng một thời không bị đám mây đen hành lạc làm u ám. Vốn là một người tàihoa, ông đã tìm sự tài hoa trong một thời quá khứ. Và tất cả những chuyện, người cũ đó,ông kể lại bằng giọng thán phục và luyến tiếc như là những gì cố hữu của người Việt Namta. Dù sao, đọc Vang bóng một thời ngày nay, ta vẫn tìm được một cảm giác nhẹ nhàng,êm dịu như xem một tập tranh cổ. Và đó là lí do vì sao mỗi lần nói đến Nguyễn Tuân,người ta muốn nhắc đến Vang bóng một thời hơn là Chiếc lư mắt cua hay là một tập tùybút nào khác.Bằng tập truyện Vang bóng một thời Nguyễn Tuân đã vươn đến đỉnh cao của sángtạo nghệ thuật. Tác phẩm “toàn thiện tòan mỹ” này góp phần đưa nghệ thuật văn xuôiViệt Nam phát triển thêm bước mới trên con đường hiện đại hóa. Vang bóng một thờigồm 12 truyện ngắn, vẽ lại những cái đẹp xưa của thời phong kiến suy tàn, thời có nhữngông Nghè, ông Cống, ông Tú thích chơi lan chơi cúc, thích đánh bạc bằng thơ dưới ánhtrăng hoặc nhấm nháp chén trà Tàu trong sương sớm với tất cả các lễ nghi thành kính đếnthiêng liêng. Vào thời ấy, tên đao phủ chém người bằng đao, người ta còn đi lại trênđường bằng võng, bằng cáng, vừa đi vừa đánh cờ dềnh dàng bằng miệng,…Thời gian hầunhư chưa trở thành nỗi ám ảnh lớn đối với con người, bởi nó còn được đo bằng mùa, bằngtiết. Nhưng những vẻ đẹp có màu sắc truyền thống ấy đang có nguy cơ bị mai một đi. Đauđớn nhận ra điều đó, Nguyễn Tuân ra sức níu giữ, gom góp và phục chế lại bằng tất cảtấm lòng thành kính. Vang bóng một thời, vì thế có thể được xem như bảo tàng lưu trữcác giá trị văn hóa cổ truyền của dân tộc. “in cuốn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân,người ta thấy khác nào thêm một ngôi sao vừa hiện lên ở một góc riêng trên bầu trời vănhọc sầm tối”[16;15]Có thể nói rằng, trong hàng loạt sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng, Vangbóng một thời là tập truyện để lại dấu ấn đậm đà và sâu sắc nhất. Trương Chính đã khẳngđịnh rằng: “Về văn phong phải nói Nguyễn Tuân trong tác phẩm đầu tay này đã đạt đếnđỉnh cao mà về sau ông không đạt tới nữa”[14;358]. Ta có thể thấy, dù chỉ lướt qua mộtlần nhưng Vang bóng một thời cứ quanh quất bên tai ta và vẫn tồn tại vĩnh hằng đối vớinhững ai đã từng đọc qua nó. Vang bóng một thời nó gợi cho ta phải suy ngẫm từng câutừng chữ, từng nhân vật trong tác phẩm, từng tình huống truyện,… “Vang bóng một thờiđã đạt độ chín về nghệ thuật”[14;360]. Tất cả điều đó đã làm cho Vang bóng một thờivẫn sống mãi với thời gian.Như vậy, ta có thể khẳng định Vang bóng một thời có vị trí hết sức quan trọng trongsự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám, giúp nhà văn có thểkhẳng định được chỗ đứng của mình trong nền văn học dân tộc.Từ sau cách mạng tháng Tám, Nguyễn Tuân tiếp tục sáng tác với những đề tài mới,ông có cả một quá trình “lột xác” đau đớn để dấn thân vào cuộc đời mới. Sau này ông cònđạt được những thành tựu khác nữa, nhưng xét chung Vang bóng một thời xứng đáng làmột trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.1.4. Vang bóng một thời thể hiện khá đậm nét quan niệm về cái đẹp củaNguyễn TuânĐỉnh cao của Vang bóng một thời là đem đến cho người đọc những áng văn đẹp,những nhân vật luôn trân trọng cái đẹp. Nguyễn Tuân chiêm ngưỡng chắt chiu cái đẹptrong quá khứ, cái đẹp đang đi vào quên lãng. Cái đẹp trên mọi phương diện của cuộcsống, có cái đẹp được hình thành từ những công việc bình thường nhất, cũng có cái đẹpđược tạo ra một cách rất công phu. Tất cả đều được Nguyễn Tuân thể hiện với một thái độtrân trọng và nâng nó lên đến mức hoàn mỹ.Đọc tác phẩm của Nguyễn Tuân, điều dễ nhận thấy là ông hết sức nâng niu, trântrọng và khao khát cái đẹp. Khát vọng mà nhà văn thể hiện trong tác phẩm của mình là cáiđẹp và chỉ là cái đẹp. Chính sự nhạy cảm với cái đẹp và nhìn sự vật nghiêng về góc độthẩm mỹ, mà nhà văn mang đến cho ta những áng văn đẹp và nhân vật trong tác phẩmluôn có cái nhìn thẩm mỹ. Không tìm thấy cái đẹp hiện hữu trong cuộc đời thực, NguyễnTuân đã quay về tìm kiếm nét đẹp xưa của một thời vang bóng. Ông ngợi ca vẻ đẹp củacuộc sống nhàn nhã, bình dị, không màn danh lợi của những ông Nghè, ông Cử…, haynhững thú vui uống trà, đánh thơ, thả thơ, với cái nhìn thi vị đượm chất thơ.Vì là người trân trọng và tôn vinh cái đẹp nên Nguyễn Tuân đã “lên án bọn ngườixấu xa bởi vì chúng dám ngồi xổm lên cái đẹp, chứ không phải vì chúng áp bức bóc lột”[16; 208]. Nguyễn Tuân là thế đấy, ông không thể chấp nhận được những gì thô tục, xấuxa. Nhưng xã hội thực tại không phải là nơi để nhà văn tìm được nét đẹp cho riêng mình,nên ông đã quay về với quá khứ để tìm lại những nét đẹp truyền thống của dân tộc. Ôngđã chăm chỉ ghi lại những nét đẹp và “có thể coi như là mười nén tâm hương nguyện cầucho cái Đẹp Việt Nam” [14;197], đó là: uống đẹp [Những chiếc ấm đất; Chén trà trongsương sớm]; nhắm đẹp [Hương cuội]; chơi đẹp [Thả thơ, Đánh thơ, Một cảnh thu muộn];ứng xử đẹp [Ngôi mả cũ]; hoa tay đẹp [Trên đỉnh non Tản]; tài nghệ đẹp [Ném bút chì];nhân cách đẹp[ Chữ người tử tù].Vang bóng một thời là tổng hòa của những nét đẹp khác nhau, tất cả nét đẹp củangười Việt Nam từ thói quen uống trà, nghệ thuật làm đèn kéo quân, thả thơ…,đều đượcNguyễn Tuân ghi lại một cách cẩn thận tỉ mỉ và chi tiết. Cũng chính sự trở về với nhữngnét đẹp của dân tộc ấy, đã khiến cho Nguyễn Tuân trở về với lòng Dân tộc, với Quêhương, mà không phiêu lưu đến bến bờ xa lạ. “Chắc chắn viết những câu chuyện vềnhững nhân vật trong Vang bóng một thời, nhà văn còn muốn đem ra đối chiếu với cáchăn chơi tục tằn của bọn hãnh tiến cậy có của mà trác tang, thô bỉ” [16;234]. Ta thấyVang bóng một thời không chỉ đơn thuần là ca ngợi cái đẹp hình thức, mà ẩn sâu bêntrong là sức phản kháng, chống đối của tác giả trước thực tại đen tối. Đó là một con ngườiluôn có tấm lòng thiết tha với quê hương, đất nước.Khi ca ngợi những nét đẹp truyền thống của dân tộc, Nguyễn Tuân không lý tưởnghóa chế độ phong kiến, không ngợi ca chế độ phong kiến là thời kỳ vàng son. Mà nhữngnhân vật trong tác phẩm của ông là những ông Phủ, ông Nghè, ông Ấm…Họ không phảilà lớp quan lại hám danh lợi, ô trọc mà là những con người biết sống thanh cao, thíchcuộc sống bình dị và đặc biệt biết hưởng thụ những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc,nhấm nháp những hương vị ẩm thực của Việt Nam, và đương nhiên trong cách sống ấycũng pha một chút cầu kỳ của các cụ. Đây là những cụ Ấm thích uống trà trong sươngsớm và pha trà với thứ nước đọng trên lá sen “Chưa bao giờ ông già này dám cẩu thảtrong cách chơi thanh đạm. Pha cho mình cũng như pha trà mời khách, cụ Ấm đã để vàođấy bao nhiêu công phu. Những công phu đó đã trở nên lễ nghi, nếu trong ấm trà phangon, người ta chưa nhận chút mùi thơ và, một tị triết lý và tâm lý”[14;188]; kia là cụKép đã để quãng đời còn lại của mình để chăm sóc cho một vườn hoa quí. Cụ thường nóirằng: “Người chơi hoa nhiều khi phải lấy cái chí thành chí tình mà ra đối đãi với giốnghoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng. Như thế mới phải đạo, cái đạo của người tài tử. Chứcòn cứ gây được lên một khoảnh vườn, khuân hoa cỏ ở các nơi về mà trồng, phó mặc chochúng ở giữa trời, đày chúng ra mưa nắng với thờ ơ, chúng trổ bông không biết, tàn lácũng không hay thì chơi hoa làm gì thêm tội”[20;67,68]. Cụ yêu hoa nên cụ trân trọng vàchăm sóc chúng một cách chân tình, chơi hoa mà đạt đến đạo như cụ thì thật là là hiếmcó. Hàng năm cái tiệc Thạch Lan hương của cụ vào ngày nguyên tiêu là cả một nghệ thuậtcông phu, là một lối chơi lễ nghi, trịnh trọng. Và đây là cụ Sáu chỉ uống trà với nướcgiếng ở chùa Đồi Mai, thứ nước mà “chốc chốc một vài giọt nước ngọt lại rời mạch đá tổông, thánh thót rớt xuống”[20;20], một lọai nước tinh túy nhỏ xuống từng giọt và cụ Sáuchỉ pha trà với một loại nước như thế.Vang bóng một thời không chỉ nêu lên cái đẹp trong nghệ thuật uống trà tàu của cụẤm, cụ Sáu; cái đẹp trong tiệc “Thạch Lan hương” của cụ Kép; mà Nguyễn Tuân tìm thấycái đẹp của nhân vật có lối sống nghệ sĩ. Họ không thích dừng chân ở một nơi nào nhấtđịnh họ thích đi khắp nơi để ngắm cảnh đẹp của đất nước, họ chỉ thích cuộc sống tự do tựtại. Phó Sứ và Mộng Liên là một đôi tài tử họ đi khắp dải Trung Kỳ để làm nghề đánhthơ. Mỗi tuần trăng cặp tài tử này ở một tỉnh. Rồi cái đẹp trong nghệ thuật làm đèn kéoquân của ông Cử Hai trong Một cảnh thu muộn “quân đèn bắt đầu diễn vòng đầu. Mặttrước đèn có nến soi vào, sáng như một sân khấu rạp tuồng. Thuyền Tây Thi từ từ tiếnvào sân khấu. Lúc nàng vào được đến phần ba lòng sân khấu, lướt qua thuyền Phạm Lãi,động đến cái máy gạt thứ nhất ở góc trái đèn, thì thuyền Phạm Lãi quay vào trong và lẩnmất”[20; 117]. Chiếc đèn là cả một vở tuồng về nàng Tây Thi khi bị cống sang Ngô quốc.Rồi nét đẹp văn hóa trong Thả thơ, và đặc biệt là nhân cách đẹp của những nhân vật trongChữ người tử tù…, mỗi tác phẩm trong Vang bóng một thời là mỗi cái đẹp khác nhau, thểhiện rõ tư tưởng của nhà văn suốt cuộc đời “đi tìm cái đẹp, cái thật”[16;13].Qua nhiều loại người khác nhau, Nguyễn Tuân đều tìm thấy ở họ những nét đẹp củanghệ thuật, một lối sống khá cầu kỳ, ở đâu tác giả cũng cố gắng tìm thấy cái đẹp nên đôikhi cái đẹp nghệ thuật vị nghệ thuật của ông xuất hiện vào những trường hợp khá oáioăm, tàn nhẫn: cái đẹp của nghệ thuật “ném bút chì”, cái đẹp của những dòng chữ mộtngười tử tù, cái đẹp của một nghệ thuật “chém treo ngành” rất ngọt. Ông đã tìm cái đẹpngay cả những hành động tàn bạo trong đao phủ.Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một số lượng rất ít trong Vang bóng một thời, phần lớnđó là hình ảnh của những con người chỉ thích cuộc sống bình dị, không màn danh lợi nhưCụ Sáu, Cụ Ấm, Cụ Kép…; những con người có phẩm chất đáng quí như cô Tú tần tảonuôi em ăn học, một viên coi ngục có nhân cách thanh cao và tâm hồn yêu, quí cái đẹp.Có lẽ thu nhặt và kể lại những chuyện ngày xưa đã khó, làm sao để nó sống mãi vớithời gian thì còn khó hơn. Nhưng Nguyễn Tuân đã làm việc ấy rất thành công. Phải cómột tấm lòng yêu mến dĩ vãng, phải tiếc thương và muốn vớt lại những cái đẹp đã qua thìmới có thể làm sống lại cả thời xưa được. “Vang bóng một thời là sản phẩm đáng quí,đánh dấu bước đường trở lại tìm những cái đẹp xưa mà các nhà văn ta thường saonhãng”[16;229].

Video liên quan

Chủ Đề