Vẻ đẹp của hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Vẻ đẹp của hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ sau: cánh buồm giương to như mảnh hồn làng dướn thân trắng bao la thâu góp gió/Thuyền ta lái gió với buồn trăng nước giữa mây cao với biển bằng

Những câu hỏi liên quan

Hình ảnh “buồm trăng” là ẩn dụ hay hoán dụ. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu theo phương thức diễn dịch để phân tích chất thực và chất lãng mạn của hình ảnh đó.

Hình ảnh “buồm trăng” là ẩn dụ hay hoán dụ. Viết một đoạn văn khoảng 7 câu theo phương thức diễn dịch để phân tích chất thực và chất lãng mạn của hình ảnh đó.

Hình ảnh con thuyền được nhắc nhiều trong thơ ca. Từ những câu thơ dưới đây:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng

Ra đậu dặm xa dò bụng biển

Dàn đan thế trận lưới vây giăng

Đọc đoạn thơ trên em liên tưởng tới những câu thơ nào đã học trong chương trình đã học trong chương trình Ngữ văn THCS cũng miêu tả hình ảnh “con thuyền ra khơi” đầy hứng khởi.

em hãy viết đoạn văn phân tích chất thực và lãng mạn của hình ảnh trong câu thơ sau:

Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biểm bằng

mk cần gấp nha giúp mk nha

Bằng bút pháp lãng mạn, phóng khoáng nhưng vẫn thật gần gũi cùng lối liên tưởng, so sánh độc đáo, Huy Cận đã gợi tả được phong cảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển trong đêm trăng rất phong phú, tinh tế:

“Thuyền ta lái gió với buồm trăng

Lướt giữa mây cao với biển bằng,

Ra đậu dặm xa dò bụng biển,

Dàn đan thế trận lưới vây giăng.”

“Thuyền ta", ở đây đã đồng nhất “ta" và “thuyền", giữa người lao động và phương tiện lao động, vừa tạo quan hệ sở hữu, vừa gợi sự đồng hành, khiến con người bớt phần nào nhỏ bé, đơn độc trước biển cả. Nhà thơ đã quy tụ, lôi cuốn cả vũ trụ vào cuộc hành trình của người lao động. Gắn với “thuyền" là “buồm", “lái". Ở con thuyền đánh cá có điểm đặc biệt đến lạ lùng là hình ảnh “lái gió", “buồm trăng". “Gió", “trăng", “biển" vốn là hình ảnh thiên nhiên thi vị, thơ mộng, phóng khoáng và bay bổng, sự kết hợp này tạo ra cho người đọc cảm giác rất thú vị. Cách liên tưởng này thật ra gắn liền với thực tế, vì con thuyền không thể lướt trên mặt biển chỉ nhờ vào sức người, mà chính gió là “thuỷ thủ” đắc lực đã hỗ trợ con thuyền. Dường như công việc này không quá nặng nhọc, ngược lại còn rất thi vị, hứng thú. Đây không chỉ là cách diễn đạt hoa mĩ của văn chương, nó rất có chiều sâu. Chiều sâu ở đây là một nhận thức mới mẻ về cuộc sống người lao động. Khi con người ta làm chủ cuộc đời, hưởng thành quả lao động xứng đáng với công sức đã bỏ ra, thì lao động sẽ trở thành niềm vui, sự hứng thú, là cơ sở để thăng hoa cảm xúc, cất cánh trí tưởng tượng.
Ở câu thơ tiếp theo, động từ “lướt" đã diễn tả sự vận động nhanh chóng, nhẹ nhàng trên biển của con thuyền. “Mây cao", “biển bằng" khắc hoạ khung cảnh trời yên biển lặng. “Mây cao” là mây nhẹ, xốp, nghĩa là trời sẽ không mưa. “Biển bằng" là mặt biển bằng phẳng, ít gợn sóng. Có vẻ như thiên nhiên cũng ủng hộ, tạo điều kiện cho con người, làm nổi bật tư thế hiên ngang, tự do, thanh thản và nhẹ nhõm. Nếu nhìn từ xa, con thuyền như đang bay trên bầu trời vĩ đại với gió, với trăng, không hề có trở ngại nào.
Đoàn thuyền cùng những ngư dân đang “Ra đậu dặm xa dò bụng biển". Hệ thống động từ “đậu", “dò", “dàn đan thế trận", “vây giăng" đã thể hiện được không khí lao động khẩn trương, gấp gáp trên biển. Với trí tưởng tượng kết hợp cách nói khoa trương, gợi ra trước mắt ta hình ảnh đoàn thuyền đánh cá đang hùng dũng, hiên ngang hệt như dựng lại một trận đánh, mà người đánh cá là những chiến binh, chiến tướng với tầm nhìn chiến lược và khả năng phối hợp, tác chiến để khám phá, chinh phục thiên nhiên dữ dội. Đoạn thơ không chỉ khắc hoạ không khí lao động khẩn trương mà còn làm nổi bật lòng lạc quan, yêu đời, yêu nghề của những con người lao động trên biển cả với tất cả sự hăng say, kinh nghiệm nghề nghiệp cùng tâm hồn phơi phới.

360 điểm

janeha

Trình bày sự cảm nhận của em về hình ảnh cánh buồm trong những
câu. thơ sau: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió [ Quê hương – Tế Hanh ] và Thuyền ta lái gió với buồm trăng Lướt giữa mây cao với biển bằng [ Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận ]

Tổng hợp câu trả lời [1]

* Về nội dung : Học sinh cảm nhận hình ảnh cánh buồm trong những câu thơ trên : - Được miêu tả theo cách so sánh [bài Quê hương] và ẩn dụ [bài Đoàn thuyền đánh cá] . - Cánh buồm thiêng liêng khi so sánh với "mảnh hồn làng"và thơ mộng khi là "buồm trăng" [Học sinh phân tích ] . - Cánh buồm gắn với cuộc sống, công việc của người dân chài, mang vẻ đẹp tâm hồn người dân chài : Cần cù, dũng cảm, phóng khoáng và có chút thơ mộng lãng mạn . * Về hình thức : Bài viết có bố cục đầy đủ rõ ràng : MB-TB-KB . Đảm bảo sự phân tích chặt chẽ trong bài viết .

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Cho đoạn văn sau : “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?” [Hoàng Lê nhất thống chí - Ngô Gia Văn Phái] - Hãy viết một đoạn văn theo cách diễn dịch khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật "ta" đước thể hiện trong đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu bị động và phép nối để liên kết câu.
  • Trong truyện có hai lời thoại cùa bé Đản: “- Khi cùng cha ra thăm mộ bà: “Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít - Sau khi Vũ Nương mất: Cha Đản lại đến kia kìa?” Hãy phân tích và so sánh giá trị nghệ thuật thể hiện ở lời thoại của bé Đản trước và sau cái chết của Vũ Nương.
  • Viết đoạn văn [khoảng 10 câu] theo cách lập luận diễn dịch đề làm rõ những mong muốn của người cha đối với con được gửi gắm trong đoạn thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng khởi ngữ [gạch chân khởi ngữ]. Trong bài thơ Nói với con, Y Phương có viết: ‘'Người đồng mình thương lắm con ơi Cao do nỗi buồn Xa nuôi chí lớn Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không che thung nghèo đói Sống như sông như suối Lên thác xuống ghềnh Không lo cực nhọc”
  • Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút của tác giả khi tạo dựng hình ảnh nhân vật chính Quang Trung-Nguyễn Huệ ? “ Hoàng Lê nhất thống chí ” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt những thành công xuất sắc về nghệ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực tiểu thuyết của văn học Việt Nam thời trung đại.
  • Ghi lại chính xác câu thơ trong một bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh mà em đã được học ở chương trình Ngữ Văn Trung học cơ sở có hình ảnh con thuyền trong đêm trăng.
  • Từ tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương”,hãy viết đoạn văn Tổng-Phân-Hợp 15 câu để làm rõ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương
  • Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về ý nghĩa câu thơ “Ngủ yên! Ngủ yên! Cò ơi, chớ sợ! – Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng.” [khoảng 12 – 15 dòng]
  • từ nội dung đoạn trích bài phong cách hồ chí minh hãy viết 1 đoạn văn từ 7 10 câu rút ra bài học cho bản thân về cách học tập và tiếp thu văn hóa nhân loạit
  • Đoạn trích trên được rút từ tác phẩm nào, của ai? Kề tên hai nhân vật được người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích. Cho đoạn trích: “Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rải vụt chạy và kêu thét lên: “Má! Má!” Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy.”
  • Nêu xuất xứ của phần trích trên. Đoạn trích thể hiện thái độ của tác giả về điều gì? Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít không coi là xấu hổ […]. Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì đó là thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém. [Trích Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 4, 5]

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 9 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề