Ví dụ rủi ro trong thanh toán điện tử

Trong hoạt động thanh toán quốc tế, không có một phương pháp nào là đảm bảo an toàn tuyệt đối, chúng đều có những rủi ro nhất định. Vậy làm thế nào có thể nhận biết được những rủi ro đó, và có những giải pháp nào để hạn chế chúng một cách thấp nhất. Hãy cùng dathangtrungquoc.com.vn tìm hiểu nhé.

Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế là những rủi ro về kinh tế phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế, nó do các nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia TTQT [nhà xuất khẩu, nhập khẩu, ngân hàng, các tổ chức, cá nhân và các tác nhân trung gian…] hoặc những nhân tố khách quan khác gây nên như thiên tai, chiến tranh, chính trị... 

Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế liên quan đến các giao dịch thương mại quốc tế. Nó cũng giống như rủi ro trong giao dịch thương mại trong nước, nhưng phức tạp hơn do khoảng cách về địa lý, những khác biệt về văn hóa, 

luật pháp,… 

Thanh toán bằng phương thức điện chuyển tiền

Như đã nói ở bài trước thì phương thức thanh toán bằng điện chuyển tiền có 2 hình thức thanh toán đó là thanh toán trả trước và thanh toán trả sau. Và với mỗi hình thức thanh toán đều có những rủi ro riêng.

Rủi ro

Thanh toán bằng điện chuyển tiền trả trước

Nếu các bạn trả trước 100% thì rủi ro hoàn toàn thuộc về nhà nhập khẩu vì có khả năng

- Người xuất khẩu giao hàng thiếu về số lượng

- Chất lượng hàng hóa không tốt như lúc đầu thỏa thuận

- Hoặc cũng có trường hợp bên nhà xuất khẩu không giao hàng cho bạn

Thanh toán bằng điện chuyển tiền trả sau

Việc thanh toán sau 100% thì lúc này rủi ro lại thuộc hoàn toàn về người xuất khẩu, vì rất có thể người nhập khẩu:

- Thanh toán chậm

- Không thanh toán

- Hoặc dựa vào đó viện lý do để ép giá

Giải pháp

Giải pháp mà TaobaoExpress đưa ra để nhằm hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra

Tìm hiểu rõ đối tác làm ăn của mình:

- Xem đó có phải là công ty thực tế hay là công ty ma lừa đảo bằng việc kiểm tra giấy tờ có tính pháp lý

- Tham khảo thông tin từ những đối tác đã từng hợp tác làm ăn với công ty đó

Xây dựng lộ trình thanh toán hợp lý

Trước khi thanh toán thì các bạn phải lựa chọn xem chúng ta nên thanh toán ở thời điểm như thế nào trước, sau hoặc ngay khi kí hợp đồng hoặc giao hàng. Hoặc cũng có thể lựa chọn thanh toán bao nhiêu % giá trị hợp đồng và thanh toán nốt phần còn lại ngay khi nhận hàng. Cũng có thể kết hợp cả 2 phương thức thanh toán với nhau.

Ví dụ: Các bạn có thể kết hợp 2 phương thức thanh toán là điện chuyển tiền và PTTT L/C, tức là có thể đặt cọc trước 30% bằng hình thức điện chuyển tiền và 70% còn lại thanh toán bằng L/C trả ngay không hủy ngang

Phương thức thanh toán nhờ thu

Riêng phương thức thanh toán nhờ thu, đặc biệt là với hình thức nhờ thu trơn độ rủi ro cho nhà xuất khẩu lại cao hơn rất nhiều nên hình thức này hiện nay không còn được sử dụng nhiều ở Việt Nam.

Phương thức nhờ thu có chứng từ thì hiện tại vẫn được sử dụng, tuy nhiên rủi ro phần lớn lại thuộc về người xuất khẩu:

- Nhà nhập khẩu không nhận hàng

- Nhà xuất khẩu lại phải trả thêm phí lưu kho, cũng như các rủi ro cháy nổ hàng hóa

- Mất thêm khoản chi phí nhờ thu trả cho ngân hàng. Trường hợp nếu không thu được, nhà xuất khẩu phải thanh toán chi phí cho cả 2 ngân hàng

Giải pháp:

- Tìm hiểu thật kỹ đối tác: Xem đối tác có đáng để tin tưởng hay không

- Nên lựa chọn những đối tác đã từng hợp tác làm ăn lâu năm và đáng tin tưởng

- Kết hợp việc thanh toán có bảo lãnh với ngân hàng

Phương thức thanh toán bằng L/C [thư tín dụng]

Trong tất cả các phương thức thanh toán thì phương thức thanh toán bằng L/C là an toàn nhất cho cả người nhập khẩu lẫn người xuất khẩu và được sử dụng phổ biến hơn cả. Tuy nhiên phương thức nào cũng tồn tại rủi ro không ít thì nhiều, và rủi ro của PTTT L/C là:

- Với người nhập khẩu thì khi nhận hàng không chắc chắn được số lượng hàng có đủ không, và chất lượng hàng hóa có đảm bảo như yêu cầu hay không.

Giải pháp:

- Tìm hiểu rõ đối tác của mình: có uy tín hay là cty lừa đảo

- Nhờ hoặc Thuê 1 bên thứ 3 giám định về số lượng và chất lượng sản phẩm trước khi xuất hàng, sau đó có giấy xác nhận của giám định kèm theo bộ hồ sơ chứng từ xuất trình cho ngân hàng để cho Ngân hàng thanh toán.

Trên là những rủi ro và các giải pháp hạn chế rủi ro của các phương thức thanh toán quốc tế mà Taobao express đã đề cập và gợi ý cho các bạn tham khảo. Thông qua đó chúng tôi mong các bạn có những thương vụ thanh toán an toàn.

Coggle requires JavaScript to display documents.

    • Rủi ro trong thanh toán điện tử

        • Đối với internet banking,home banking,online banking

          • Khách hàng không đủ năng lực phân biệt các trang web giả mạo

          • Truy cập vào các trang web giả mạo

          • Khách hàng không am hiểu và không tuân thủ các biện pháp bảo vệ thông tin mật của cá nhân

        • Đối với dịch vụ thanh toán bằng thẻ[thẻ ghi nợ,thẻ tín dụng]

          • Do tính chất thẻ là không biết được người rút tiền phải là chủ thẻ không mà chủ yếu là dựa vào số PIN điều này có thể khiến bị lộ thông tin

        • Thanh toán qua điện thoại di động PDA và các thiết bị di động khác

          • Rủi ro từ việc khách hàng bị mất điện thoại di động và các thiết bị khác dẫn đến để lộ

          • Dễ bị nhầm lẫn khi thực hiện giao dịch

        • Ngân hàng không thể chắc chắn rằng người sử dụng sẽ không phá hoại website của ngân hàng để những người khác không thể sử dụng được

        • Rủi ro vận hành liên quan đến yếu tố con người

        • Khách hàng dùng giấy tờ giả mở tài khoản và tạo thẻ thật tại ngân hàng

        • Nhân viên ngân hàng là khách hàng cấu kết để tạo tài khoản ảo nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngân hàng.

        • Hệ thống pháp luật về hợp đồng điện tử chưa đầy đủ

        • Sự thiếu kiến thức về pháp lý

        • Sự thiếu chặt chẽ trong những hợp đồng được ký kết theo phương thức thanh toán điện tử

        • Tấn công bằng kỹ thuật nghe lén

        • Tấn công bằng kỹ thuật Phishing

        • Tấn cồng bằng kỹ thuật SQL Injection

        • Lỗi của người quản trị hệ thống ngân hàng

Rủi ro trong thanh toán điện tử không chỉ xảy ra với doanh nghiệp mà với khách hàng cá nhân cũng rất phổ biến. Dù biết rằng thanh toán điện tử mang đến nhiều ưu điểm vượt trội nhưng khi sử dụng, cá nhân, doanh nghiệp cũng cần lưu ý để phòng tránh những rủi ro thường gặp nhất.

Sự phát triển của thương mại điện tử, công nghệ hiện đại khiến thanh toán điện tử trở thành một hình thức quen thuộc của người tiêu dùng. Nắm được các ưu điểm cũng như rủi ro trong thanh toán điện tử, cá nhân, doanh nghiệp có thể hạn chế được tình trạng thất thoát tài chính của mình hiệu quả.

Tìm hiểu về ưu điểm và rủi ro trong thanh toán điện tử

Trước khi tìm hiểu về rủi ro trong thanh toán điện tử, chúng ta hãy cùng điểm qua một số ưu điểm giúp hình thức này được ưa chuộng hiện nay:

1.1. Đối với cá nhân

Khách hàng có thể ngồi ở nhà hay bất cứ nơi đâu có mạng internet, truy cập vào các website bán hàng, kênh kinh doanh online của shop trên mạng xã hội, tiktok,… để mua hàng và thanh toán điện tử nhanh chóng cho các giao dịch nạp điện thoại, thẻ game, hóa đơn điện nước,… chỉ với vài thao tác đơn giản thay vì chi trả tiền mặt [phải đến tận nơi để thanh toán].

Sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến hay còn gọi là thanh toán điện tử, khách hàng sẽ nhận nhiều chương trình khuyến mãi, mã giảm giá của các cửa hàng, mua được giá rẻ nên có thể tiết kiệm chi phí.

Trong trường hợp bạn đi công tác xa nhà, đi du lịch và cần phải chi rất nhiều khoản tiền. Lúc này, mang theo tiền mặt với số lượng lớn sẽ không đảm bảo an toàn do tình trạng móc túi, cướp giật khó kiểm soát. Với hình thức thanh toán điện tử, bạn chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh kết nối internet là có thể thanh toán dễ dàng 24/7. Đặc biệt, các thông tin cá nhân được bảo mật cao nên khách hàng không lo sợ bị lộ ra ngoài.

Ngoài ví điện tử, người dùng có thể thanh toán trực tuyến qua hình thức chuyển khoản ngân hàng nội địa, quốc tế,…

Thanh toán điện tử mang đến lợi ích gì cho cá nhân?

Một vài doanh nghiệp băn khoăn khi sử dụng vì sợ gặp rủi ro trong thanh toán điện tử. Tuy nhiên, hình thức này thực tế đã giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường kinh doanh, hệ thống khách hàng toàn cầu khi chấp nhận thanh toán điện tử quốc tế.

Các doanh nghiệp hoạt động có quy mô lớn nếu chỉ thao tác thủ công thì sẽ tốn rất nhiều thời gian và nhân lực. Do vậy, các hình thức thanh toán điện tử sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tra cứu trên hệ thống cho hóa đơn, chứng từ một cách chính xác.

Nếu như trước đây, các chuỗi siêu thị, cửa hàng lớn phải thuê nhiều nhân viên thu ngân đứng tại quầy thanh toán tiền mặt thì với thanh toán điện tử, quy trình nhanh chóng, tiện lợi giúp tiết kiệm thời gian, xử lý tối đa lượng khách hàng mỗi ngày nên có thể giảm bớt nhân lực, từ đó gia tăng doanh thu.

Không thể phủ nhận những ưu điểm mà thanh toán điện tử mang lại nhưng bên cạnh đó, cá nhân, doanh nghiệp cũng cần nhìn nhận một khía cạnh khác bởi thứ gì cũng thường tồn tại hai mặt là tích cực và tiêu cực. Vì vậy, rủi ro trong thanh toán trực tuyến xuất hiện cũng không phải là ngoại lệ.

2. Các rủi ro trong thanh toán điện tử

Người dùng có thể gặp một số rủi ro khi thanh toán điện tử được chia sẻ dưới đây:

2.1. Rủi ro trong thanh toán điện tử đối với người mua

Thanh toán điện tử dù mang đến nhiều điều thuận lợi, nhất là tiết kiệm thời gian và chi phí nhưng cũng vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro khiến người mua do dự sử dụng như:

  • Khi thanh toán điện tử, khách hàng sẽ cần có internet kết nối với điện thoại để tiến hành thủ tục chi trả. Tuy nhiên, đôi khi mạng internet hoạt động không ổn định khiến giao dịch bị gián đoạn hoặc gặp sự cố đã trừ tiền nhưng lại thông báo lỗi khiến khách hàng lại tiếp tục thực hiện lần 2, dễ tiêu hao tiền bạc.
  • Hệ thống thanh toán điện tử có thể bị tấn công bất cứ lúc nào nếu người dùng không có sự bảo mật tốt hay tuân theo các quy định bảo mật.
  • Tình trạng viết nhầm lẫn số tiền chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng hay ví điện tử hiện nay không hiếm. Đã có nhiều trường hợp thanh toán thừa số tiền cần trả hay chuyển khoản sai đối tượng.
  • Người mua đã thanh toán điện tử nhưng không nhận được hàng từ cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh. Điều này xảy ra phổ biến khi đặt hàng và thanh toán online qua các kênh bán hàng như mạng xã hội, Zalo,…

Làm thế nào để khắc phục rủi ro trong thanh toán điện tử?

Doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng từ thanh toán điện tử hơn so với người mua. Dẫu vậy, nếu bạn sử dụng thanh toán điện tử trong thương mại điện tử thì cũng cần lưu ý:

Quản lý rủi ro trong thanh toán điện tử vô cùng quan trọng đối với cá nhân và doanh nghiệp. Vì những rủi ro có thể mang đến cho cá nhân, doanh nghiệp những tổn hại lớn về nguồn tài chính cá nhân mà không lường trước được. Để giúp xóa hết mọi nỗi lo về rủi ro khi thanh toán điện tử, cổng thanh toán JETPAY Payment ra đời như một giải pháp “cứu cánh” tuyệt vời thay cho các cách thanh toán truyền thống.

Đăng ký cổng thanh toán JETPAY Payment

Với nhiều ưu điểm nổi bật, JETPAY Payment giúp người bán và người mua có thể khắc phục những khó khăn thường gặp. Nhờ tính năng tích hợp với các phần mềm bán hàng, phần mềm kế toán,… JETPAY Payment có thể hỗ trợ doanh nghiệp tự tạo báo cáo, xuất hóa đơn, quản lý dòng tiền chính xác, hiệu quả. Đặc biệt, so với nhiều giải pháp thanh toán có chức năng tương tự trên thị trường, JETPAY Payment được đánh giá cao vì có chi phí phải chăng, dễ sử dụng.

JETPAY Payment tự hào là cổng thanh toán hàng đầu mang đến cho người dùng những tính năng ưu việt nhất, hỗ trợ quá trình kinh doanh thương mại điện tử thuận lợi. Cá nhân, doanh nghiệp có thể tự mình trải nghiệm khi truy cập id.jetpay.vn

Qua những thông tin chi tiết về ưu điểm và rủi ro trong thanh toán điện tử, doanh nghiệp đã có cái nhìn khách quan nhất để lựa chọn cho mình một hình thức phù hợp, mang đến hiệu quả kinh doanh cao. Bằng việc lựa chọn sử dụng cổng thanh toán JETPAY Payment, doanh nghiệp có thể rút ngắn quá trình chi trả, hạn chế thất thoát tài chính, kiểm soát doanh thu chính xác.

Mọi thông tin trợ giúp xin vui lòng truy cập: help.jetpay.vn

Tìm hiểu thêm các sản phẩm của JETPAY tại:

  • Cổng thanh toán
  • Dịch vụ thu hộ học phí
  • Ngân hàng điện tử cho doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề