Ví dụ về cường độ trong âm nhạc

Những âm thanh có tính nhạc được xác định bởi bốn thuộc tính là : cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc.

– Cao độ: Là độ vang cao hoặc thấp của âm thanh, phụ thuộc vào tần số dao động của vật thể rung. Tần số dao động càng nhiều thì âm thanh càng cao và ngược lại. Ví dụ âm thấp của đàn piano có tần số khoảng 27,5 Hz [Hz là chữ viết tắt của Hertz, dơn vị do tần sô’ dao dộng], âm cao nhâ’t của đàn piano có tần số là 4187 Hz.

Tai người có thể nghe được những âm thanh có tần số dao động từ 25 đến 4400 Hz.

– Trường độ : Là độ ngân dài hoặc ngắn của âm thanh, phụ thuộc vào thời gian cũng như quy mô của dao động lúc âm thanh bắt đầu vang lên. Chang hạn, lúc bắt dầu tầm cữ dao dộng của âm thanh càng rộng thì thời gian tắt dần của nó càng dài. Mặc dù độ dài ngắn không làm thay đổi tính châ’t vật lí của âm thanh nhưng nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong âm nhạc.

– Cường độ: Là độ vang to hoặc nhỏ của âm thanh, phụ thuộc vào tầm cữ dao động của nguồn phát âm. Biên độ dao động càng lớn thì âm thanh càng to và ngược lại. Đơn vị để đo cường độ âm thanh là Deciben [viết tắt là Db]. Tuy nhiên, trong âm nhạc, cường độ âm thanh thay đổi rất nhanh, liên tục, thậm chí trong từng nhịp cũng có âm mạnh, âm nhẹ nên người ta không dùng dơn vị Db dể diễn tả cường độ mà dùng các kí hiệu như p, mp, mf, f…

– Âm sắc: Là màu sắc âm thanh của giọng hát mỗi người, của các nhạc cụ. Sự khác nhau về màu sắc của âm thanh được tạo ra bởi chất liệu của nguồn phát âm, vật thể rung và bộ cộng hưởng…

Để bắt đầu học Piano cơ bản, chúng ta hãy tìm hiểu 4 yếu tố tạo nên âm nhạc nhé. Việc nắm vững 4 yếu tố này sẽ giúp bạn rất nhiều khi học những bộ môn liên quan đến âm nhạc. Hãy theo dõi bài viết này nhé!

Khi học Piano cơ bản, người học cần nắm vững những kiến thức về cao độ, trường độ, cường độ và âm sắc. Đây là những lý thuyết Piano cơ bản cần thiết và quan trọng. Những nội dung này sẽ giúp bổ trợ, tạo nền tảng để học các bộ môn thuộc về âm nhạc.

 

1.Piano cơ bản: Cao độ

  • Cao độ là độ cao thấp của âm thanh. Việc đọc nốt nhạc trên bản nhạc: Do Re Mi Fa Sol La Si; hát đúng tông [tone] là những bài tập liên quan đến cao độ. Một âm thanh có thể thật cao đến nỗi chúng ta không thể hát tới hoặc có thể thật trầm.
  • Âm vực [range] là Khoảng cách từ nốt thấp nhất đến nốt cao nhất mà một loại đàn hoặc một người có thể hát được 
  • Người ta sẽ định cao độ của âm thanh bằng cách đặt các nốt nhạc, thấp – cao, trên những dòng kẻ, gọi là “dòng kẻ nhạc” [staff]

2. Piano cơ bản: Trường độ

Trường độ là độ dài ngắn của âm thanh, độ dài của âm thanh được quy định bằng các nốt nhạc với những hình dạng khác nhau. Tức là một nốt nhạc có thể ngân dài hoặc ngắn tùy theo người chơi. Độ dài của âm thanh được biểu diễn bởi các hình nốt khác nhau như:

  • Nốt tròn có trường độ dài nhất, ví dụ nốt tròn = 4 đơn vị đo độ dài [đv], thì các nốt còn lại sẽ có giá trị như sau: Nốt trắng = 2 đv, Nốt đen = 1 đv, Nốt móc đơn = 1/2 đv, Nốt móc kép = 1/4 đv, Nốt móc ba = 1/8 đv, Nốt móc bốn = 1/16 đv.

Trường độ nốt có chấm

Để tăng thêm trường độ của nốt nhạc, người chơi có thể thêm một hoặc hai dấu chấm ở đằng sau của nốt nhạc đó

Nếu nốt nhạc có một dấu chấm thì tăng thêm  giá trị trường độ các nốt nhạc đó lên 1/2

Nếu nốt nhạc có một dấu chấm thì tăng thêm  giá trị trường độ các nốt nhạc đó lên 3/4

3.Piano cơ bản: Cường độ

Cường độ chỉ độ to hay nhỏ của âm thanh và phụ thuộc vào lực tác động.

 

Ký hiệu chỉ sắc thái của cường độ

  • “Pianissimo” ký hiệu [pp] : Rất nhẹ
  • “Piano” ký hiệu [p] : Nhẹ
  • “Mezzo-Forte” ký hiệu [mf] : Mạnh vừa
  • “Forte” ký hiệu [f] : Mạnh
  • “Fortissimo” ký hiệu[ff] : Rất mạnh
  • Có khi người ta còn dùng ppp để chỉ cực nhẹ và fff để chỉ cực mạnh

 

Ký hiệu chỉ việc thay đổi cường độ

  • “Crescendo” ký hiệu [Cresc.] : Mạnh dần lên
  • “Decrescendo” ký hiệu [decresc.] : Nhẹ dần lại
  • “Diminuendo” ký hiệu [dim.]: Bớt lại
  • “Morendo” ký hiệu [mor.] : Lịm dần [thường dùng cuối đoạn, cuối bài]
  • “Smorzando”ký hiệu [Smor.]: Tắt dần
  • “Subito forte” ký hiệu [Sf.] : Mạnh đột ngột
  • “Sforzando”ký hiệu[Sfz.] :Nhấn buông, nhấn mạnh rồi nhẹ ngay [fp]
  • “Marcato” ký hiệu [>]  : Mạnh mà rời

  • Staccato [dấu chấm trên]

  •  Sostenuto [gạch ngang trên dấu nhạc]: Cẩn thận [pfp]

  • Sotto voce : Hát nửa tiếng, êm nhẹ

  • Dolce : Dịu dàng, nhẹ nhàng

  • Legato [liền tiếng, liền giọng]: phải kết nối một cách liên tục, không rời rạc các ký tự âm nhạc mạnh dần hoặc nhẹ dần.

Phân loại cường độ

  • Piano cơ bản: Cường độ cố định, nguyên tắc là “Phách đầu mạnh,phách cuối nhẹ”

    Cụ thể – Đối với loại nhịp 2 phách thì phách 1 mạnh và phách 2 nhẹ

    -Ở loại nhịp 3 phách thì phách 1 mạnh, phách 2 vừa và phách 3 nhẹ

    -Còn loại nhịp 4 phách: phách 1 mạnh, phách 2 vừa, phách 3 mạnh vừa và phách 4 nhẹ

  • Cường độ diễn cảm: cường độ tạo ra cái “hồn” của âm nhạc, sẽ do tiết tấu hoặc do ý nghĩa lời ca gợi ý. Người chơi cần phải biết phân tích tiết tấu thì mới biết phân phối cường độ sao cho phù hợp với từng dấu nhạc, từng nét, từng vế, từng câu, từng đoạn, từng bài nhạc

     

     

    4.Piano cơ bản: Âm sắc

Âm sắc là các sắc thái khác nhau giữa những loại nhạc cụ, giọng hát của mỗi người. Cụ thể mọi loại đàn, giọng hát sẽ có những sắc thái khác nhau như sáng-tối, trong-đục. Hay mỗi bài hát cũng có màu sắc khác nhau vui-buồn, sôi động-trầm lắng. Đây là một đặc tính quan trọng của âm nhạc để người chơi có được cái hồn của âm nhạc

Khi học Piano cơ bản, bạn phải trải qua 3 giao đoạn. Một là chơi đúng cao độ. Người chơi phải chơi đúng nốt nhạc để ra được giai điệu gần đúng của bản nhạc. Hai là, chơi đúng trường độ tức là thể hiện đúng tốc độ của bản nhạc. Ba là, bổ sung cường độ, phải thể hiện được sắc thái và cảm xúc vào bản nhạc.

Xin chào, mình là Ly Nguyễn, phụ trách chuyên môn và đào tạo giáo viên tại Sole Piano.

Trước khi tìm hiểu về piano, chúng ta sẽ bắt đầu từ một khái niệm tương đối rộng: Âm nhạc

Các bộ môn thuộc âm nhạc thường được chia thành 3 nhánh chính:

  • Các loại nhạc cụ [piano, guitar, violin, ukulele,...]
  • Hát, thanh nhạc
  • Khiêu vũ, nhảy, múa, dance cover, dance sport,...

Tuy vậy, ở bất cứ bộ môn nào, bất kể mức độ khó hay dễ, âm nhạc đều xoay quanh 4 yếu tố.

Nếu nắm được 4 yếu tố tạo nên âm nhạc, bạn sẽ có khả năng tiến bộ nhanh và chắc hơn trong bất cứ bộ môn nào thuộc về âm nhạc. Học môn này sẽ giúp bổ trợ, tạo nền tảng cho môn khác và ngược lại.

Điểm hay nhất là bạn sẽ không bị mất thời gian xây lại từ đầu khi bắt đầu một bộ môn âm nhạc mới!

4 yếu tố tạo nên âm nhạc

  • Cao độ
  • Trường độ
  • Cường độ
  • Âm sắc

Cao độ là độ cao hay thấp của âm thanh. Các hoạt động đọc nốt nhạc trên bản nhạc: Do Re Mi Fa Sol La Si; hát đúng tông [tone] là các hoạt động liên quan tới cao độ.

Trường độ chỉ độ nhanh hay chậm, ngân ngắn hay dài của âm thanh. 

Cường độ chỉ độ to hay nhỏ của âm thanh. Phụ thuộc vào lực tác động. Nếu mạnh thì tiếng to, nhẹ thì tiếng nhỏ.

Âm sắcsắc thái khác nhau giữa các loại nhạc cụ. Tiếng piano khác với guitar, giọng người này khác giọng người kia là sự khác nhau về âm sắc.

Khi học nhạc cụ nói chung và piano nói riêng, chúng ta sẽ có 3 yếu tố:

Vì âm sắc chỉ có tiếng piano mà thôi.

3 yếu tố này cũng tương ứng là 3 giai đoạn mà một người học piano thường trải qua!

3 giai đoạn một người học piano thường trải qua

Đầu tiên, ta phải chơi đúng cao độ, nghĩa là chơi đúng nốt nhạc, ngón tay để ra được giai điệu gần đúng của bản nhạc.

Sau đó, ta hoàn thiện đến trường độ, nghĩa là chơi đúng về tốc độ của bản nhạc.

Cuối cùng sẽ bổ sung yếu tố cường độ, thể hiện được sắc thái và cảm xúc vào bản nhạc. Khi có khả năng thể hiện được cường độ, bạn sẽ rất thích piano! Người nghe cũng bắt đầu cảm thấy tiếng đàn của bạn hay, có hồn và cảm xúc.

Để mô tả rõ hơn, Ly sẽ chơi đoạn đầu của bài Marriage D'Amour [Đám cưới tình yêu], qua đó bạn sẽ nhận biết được sự khác nhau giữa 3 giai đoạn: 

1. Nếu chỉ chơi đúng được cao độ

Thì giai điệu ở giai đoạn này có thể giống như sau:

[Tiếng nhạc Marriage D'Amour chỉ đúng cao độ]

Trên video, mình vừa thể hiện đoạn nhạc ở mức chỉ đúng cao độ.

Những ai tự học cũng có thể chơi được như vậy.

Các bạn nhỏ dưới 10 tuổi, hơi hiếu động một chút cũng có thể đạt đến mức mình vừa mô tả.

Hoặc nếu học nhanh, cấp tốc, truyền tay, giai điệu nghe sẽ khá giống như trên.

Sự quan tâm của người học lúc này là nốt bên tay trái sẽ khớp với nốt nào bên tay phải!

Bởi vậy, những đoạn nhớ và nhìn được tay, chơi rất nhanh và mượt. Còn đoạn không nhớ lắm, chưa tự tin thì phải nhìn cả 2 tay: Nốt này tay trái khớp với nốt kia tay phải, nốt này thì khớp với nốt này. 

Đó cũng là lý do khiến cho giai điệu trong giai đoạn này có đoạn nhanh, đoạn chậm, một cách giật cục và không hợp lý.

Giai đoạn hoàn thiện cao độ, người học chơi được giai điệu gần đúng của bản nhạc.

Và mức độ này thực sự chưa có nhiều vấn đề để nói.

Tiếp theo, chúng ta sẽ sang giai đoạn hoàn thiện trường độ.

2. Trường độ - tính kỷ luật trong âm nhạc

Vẫn với đoạn nhạc trên, nếu hoàn thiện được về mặt trường độ, giai điệu có thể sẽ giống như sau:

[Lúc này Ly phải bật thêm chức năng metronome, gõ nhịp phách ở tốc độ [tempo] 120 bpm [120 tiếng gõ phát ra mỗi phút]

[Tiếng nhạc Marriage D'Amour có yếu tố trường độ và cao độ]

Giai đoạn này khác giai đoạn trước rất nhiều.

Trước khi có thể chơi đàn để giải trí, giải toả cảm xúc, giảm stress, chúng ta sẽ phải trải qua giai đoạn này.

Hoàn thiện về trường độ có thể gọi là giai đoạn mang tính kỷ luật trong âm nhạc.

Lúc này, ta không chơi theo nhịp của tim đơn thuần, mà là theo nhịp của máy! Phải là nhịp của máy mới chính xác. Vì tự vỗ tay hoặc dậm chân cũng không thực sự chuẩn.

Tập với trường độ - nhịp phách của máy sẽ giúp chúng ta 2 vấn đề:

Hoàn thiện kỷ luật và nâng cao kỹ thuật của ngón tay

Ly lấy ví dụ với một bài luyện ngón: Do Re Mi Fa Sol La Si Do.

Nếu không chơi với nhịp, bao giờ đến một đoạn cũng có thể bị chậm hoặc sai. Vậy thì có tập đi tập lại cả trăm lần nữa, đến đoạn đó vẫn cứ bị sai. Điều này do xúc giác ngón tay đã quen với chuyển động cũ và thính giác đã quen với âm thanh sai! Bởi vậy càng tập càng ngấm sai.

Lúc này ta phải kìm mình xuống và luyện với nhịp phách của máy!

Nguyên tắc tập là bắt đầu từ tốc độ chậm, và đúng, sau đó tăng lên nhanh từ từ.

Ly sẽ bắt đầu ở tốc độ 70 bpm [70 nhịp một phút], vì tốc độ này gần với nhịp tim của người bình thường, khi tập ở tốc độ này ta vẫn có thể tập trung vào ngón tay và nghe được nhịp, không bị vội.

[Mô tả luyện ngón Do Re Mi Fa Sol La Si Do khớp nhịp phách]

Không cần nhanh mà chỉ cần chậm và đúng.

Sau khi đã tương đối quen ở tốc độ 70 bpm, công việc mỗi ngày sẽ là nâng tốc độ lên một chút. Ví dụ là 5 bpm thôi!

Giữa 75 bpm và 70 bpm nghe không có sự khác biệt quá lớn, tuy nhiên ngón tay đã nhanh hơn một chút!

Tương tự, sau khi quen ở 75 bpm, ta lại nâng lên thành 80 bpm. Cứ như vậy, nâng cho tới khi đạt tới yêu cầu của bản nhạc.

Vậy là ngón tay được hoàn thiện kỷ luật và nâng cao kỹ thuật một cách tự nhiên!

Kể cả những người chơi đàn chuyên nghiệp muốn nâng cao trình độ vẫn phải tập với nhịp phách [metronome] hằng ngày!

[Bạn có thể theo dõi thử thách tập La Campanella trong 1 năm của Ly để có thêm hình dung về phương pháp]

Phương pháp này cũng được trình bày xuyên suốt trong giáo trình Modern Fundamentals of Piano Practice do Ly biên soạn.

Một vấn đề lớn nữa mà hoàn thiện trường độ sẽ giúp bạn đó là:

Tự tin biểu diễn trước nhiều người

Cũng chưa cần phải nói đâu xa, chỉ cần có một người ngồi bên cạnh nghe và xem bạn biểu diễn, chắc hẳn nhịp tim sẽ tăng nhanh, hồi hộp. Chỉ cần lỡ một nốt là quên hết cả bài!

Nếu nắm vững yếu tố trường độ thì sự bình tĩnh, tập trung của bạn sẽ được gia tăng một cách đáng kể!

Dĩ nhiên trong giai đoạn đầu, bạn sẽ giữ được nhịp một đoạn nhạc ngắn thôi. Với thời gian và luyện tập, bạn sẽ có khả năng giữ được nhịp lâu hơn, tương ứng là sự gia tăng về mức độ bình tĩnh, kỷ luật và tập trung.

Khi đã kiểm soát tốt nhịp phách hay chính là nhịp tim, bạn có thể biểu diễn trước nhiều người một cách tương đôi suôn sẻ!

Một vài nét về vấn đề trường độ

Trường độ là một chủ đề rất thú vị nhưng thường bị bỏ qua do tính chất kỷ luật và có phần hơi đơn điệu của nó.

Trường độ là yếu tố ngấm vào người! Trường độ tốt sẽ giúp bạn tiến bộ nhanh hơn trong bất cứ bộ môn âm nhạc nào!

Chẳng hạn với khiêu vũ, đầu tiên phải nghe được nhịp phách để vào đúng động tác đã, sau đó mới nói đến chuyện nhảy đẹp.

Trường độ thường là giai đoạn rất thử thách với các bạn nhỏ! Đa phần các bạn chán nản và nghỉ piano trong giai đoạn này.

Với người lớn, trường độ không phải là một vấn đề quá khó khăn. Người lớn tiết chế cảm xúc tốt hơn trẻ em, hơn nữa chúng ta cũng đã được luyện tập các vấn đề về kỷ luật như học cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học, đi làm,... Nên trường độ không phải là thử thách quá khó.

Hoàn thiện được cao độtrường độ mới chỉ dừng ở mức CHƠI ĐÚNG.

Có khá nhiều bạn có thể chơi những bản nhạc với kỹ thuật rất cao, tuy nhiên người nghe chỉ thấy ngưỡng mộ về tay ngón chứ không thấy cảm xúc trong giai điệu! Nói cách khác là chơi mang tính chất trả bài!

Lúc này, người học piano sẽ cần hoàn thiện tiếp yếu tố tiếp theo của âm nhạc:

3. Cường độ - sắc thái và cảm xúc

Vẫn với đoạn nhạc Marriage D'Amour, lần này Ly sẽ bổ sung yếu tố cường độ:

[Tiếng nhạc Marriage D'Amour có bổ sung cường độ]

Lúc này, giai điệu có nhanh có chậm, có to, có nhỏ theo một cách hợp lý và bắt đầu thể hiện được sắc thái, cảm xúc.

Đây có thể gọi là giai đoạn CHƠI HAY.

Có 2 điểm lớn cần bàn khi nhắc đến yếu tố cường độ và giai đoạn CHƠI HAY:

Không thể ăn bớt quá trình

Trước khi đến được giai đoạn này, cao độtrường độ phải tương đối thuần thục, nói cách khác là phải CHƠI ĐÚNG trước, chứ không thể cắt bớt quá trình sang cao độ ngay!

Chơi hay không cần kỹ thuật quá cao!

Đây là một điểm rất quan trọng.

Như Ly vừa mô tả, ngón tay, nốt nhạc của đoạn nhạc vừa rồi không phức tạp hơn! Nghĩa là để bắt đầu thể hiện được sắc thái, cảm xúc, và cái tôi riêng của mỗi người vào bản nhạc piano không cần kỹ thuật quá cao!

Dĩ nhiên nếu kỹ thuật ít quá, giai điệu phát ra đơn điệu quá thì rất khó thể hiện cảm xúc vào bản nhạc.

Tuy nhiên cũng chỉ cần tay ngón thoải mái, thả lỏng được ở một mức độ kỹ thuật nhất định là bạn đã có khả năng thả cảm xúc riêng của mình vào giai điệu rồi!

Ngày trước Ly cứ nghĩ để chơi đàn hay hơn thì mình phải tập nhiều kỹ thuật hơn! Kết quả là bị lạc vào thế giới học thuật với nhiều kỹ thuật và vẫn bị nhiều người đánh giá là chơi như cái máy, không có cảm xúc!

Tổng quan về giai đoạn CHƠI ĐÚNG và CHƠI HAY

Ở giai đoạn CHƠI ĐÚNG, nghĩa là hoàn thiện về cao độtrường độ, việc học đàn piano phần lớn sẽ mang tính chất chinh phục thử thách!

Lúc này, bạn vẫn phải nhớ giai điệu tay phải, cách kết hợp với nốt nhạc bên tay trái, đọc bản nhạc và chơi trên đàn, để ý nhịp phách và có thể là dậm chân để theo nhịp phách...

Đó là sự kết hợp của nhiều bộ phận nên đòi hỏi khá nhiều năng lượng trí não, tập trung cao độ.

Sau một thời gian luyện tập, bạn sẽ có thể thả lỏng được ngón tay ở một mức kỹ thuật nhất định! 

Lúc này tay không bị căng như trước nữa, bạn có thể điều khiển được lực mạnh hay nhẹ, tốc độ nhanh hay chậm theo ý muốn. Thế là bạn bắt đầu kiểm soát được cường độ và chuyển sang giai đoạn CHƠI HAY.

Với người lớn, việc thả hồn và cảm xúc của bản thân vào bản nhạc sẽ tự nhiên và nhanh hơn so với trẻ em!

Trẻ em CHƠI ĐÚNG thì nhanh nhưng CHƠI HAY thì khó và ngược lại: Người lớn CHƠI ĐÚNG hơi lâu, tuy nhiên CHƠI HAY nhanh hơn trẻ em!

Có 3 lý do giải thích cho việc này:

  • Trẻ em chưa có nhiều trải nghiệm như người lớn
  • Theo cách học thông thường, trẻ em phải luyện ngón và các tác phẩm cổ điển khá nhiều. Lúc nào cũng căng thẳng theo dõi tay ngón, nhịp phách, tức là không thả lỏng được!
  • Người lớn nhiều khi nghe cổ điển còn không hiểu hết, huống chi cứ bắt các em tập cổ điển nhiều. Đã chơi giai điệu mình không hiểu, không thích thì chơi đàn không có cảm xúc là điều dễ hiểu.

Vậy khoảng thời gian trung bình để CHƠI ĐÚNGCHƠI HAY của mỗi độ tuổi là bao nhiêu lâu?

Để có được câu trả lời cụ thể, chi tiết về vấn đề này, mời bạn xem tiếp bài viết sau:

Ngón tay và năng lực trí não – So sánh ưu, nhược điểm của người lớn và trẻ em khi học piano

Video liên quan

Chủ Đề