Ví dụ về nguyên tắc phù hợp trong kế toán năm 2024

Nguyên tắc phù hợp trong tiếng Anh có tên gọi là Matching Principle. Nguyên tắc này yêu cầu doanh thu và chi phí của đơn vị kế toán phải được ghi nhận một cách tương ứng trong cùng một kỳ, nhằm đảm bảo việc xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế toán được chính xác và tin cậy.

Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) số 01, nguyên tắc phù hợp trong kế toán thể hiện việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau:

– Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.

– Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng liên quan đến doanh thu của kỳ đó.

Như vậy, chi phí được ghi nhận trong kỳ theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán là toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu và thu nhập của kỳ đó không phụ thuộc khoản chi phí đó được chi trả ra trong kì nào.

Ví dụ về nguyên tắc phù hợp trong kế toán năm 2024

2. Vai trò của nguyên tắc phù hợp

Cơ sở của nguyên tắc phù hợp là kỳ kế toán. Do đó hạch toán chi phí phải căn cứ vào thời gian đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Điều này là hết sức cần thiết cho doanh nghiệp tính toán chính xác thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, làm căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước.

Quy định hạch toán phù hợp giữa doanh thu và chi phí nhằm xác định và đánh giá đúng kết quả kinh doanh của từng thời kỳ kế toán giúp cho các nhà quản trị có những quyết định kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả.

\>>> Xem thêm:

Hướng dẫn hạch toán chi phí mua hàng (Chi phí vận chuyển, bốc dỡ…)

Thanh toán bù trừ công nợ là gì? Hướng dẫn cách hạch toán bù trừ công nợ

3. Đặc điểm của nguyên tắc phù hợp trong kế toán

nguyên tắc phù hợp trong kế toán chỉ có thể áp dụng trong điều kiện kế toán dồn tích. Trong VAS 01, cơ sở dồn tích được định nghĩa như sau:

Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Như vậy, cơ sở dồn tích yêu cầu việc ghi nhận và báo cáo về tài sản, nguồn vốn, doanh thu và chi phí dựa trên cơ sở nghiệp vụ kinh tế phát sinh chứ không phải dựa trên cơ sở thu tiền hay chi tiền.

Ví dụ về nguyên tắc phù hợp trong kế toán năm 2024

Có thể thấy, nguyên tắc phù hợp trong kế toán có quan hệ mật thiết với việc ghi nhận chi phí và doanh thu. Trong VAS 01, ghi nhận doanh thu và thu nhập khác được quy định như sau: Doanh thu và thu nhập khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi thu được lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan tới sự gia tăng về tài sản hoặc giảm bớt nợ phải trả và giá trị gia tăng đó phải xác định được một cách đáng tin cậy.

Như vậy, khi đã xác nhận chắc chắn khoản doanh thu đó được ghi nhận, chi phí cũng mới được ghi nhận theo nguyên tắc phù hợp trong kế toán.

Trên đây là một vài chia sẻ của ACMan về nguyên tắc phù hợp trong kế toán, hi vọng có thể giúp được các anh chị kế toán trong công việc hằng ngày của mình.

Bên cạnh đó, các anh chị cũng có thể ứng dụng phần mềm kế toán tích hợp hóa đơn điện tử ACMan để công việc kế toán trở nên đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Mọi chi tiết về sản phẩm xin vui lòng liên hệ:

Để làm việc trong lĩnh vực kế toán, bạn cần nắm rõ những nguyên tắc cơ bản trong quá trình hạch toán, báo cáo tài chính. Vậy, các nguyên tắc kế toán đó là gì? Hãy cùng Vieclamketoan tìm hiểu nhé.

Nguyên tắc kế toán trọng yếu – Materiality concept

Nội dung nguyên tắc: Kế toán phải thu thập, xử lý, cung cấp đầy đủ những thông tin mang tính chất trọng yếu. Những thông tin không trọng yếu, ít tác động, ít ảnh hưởng đến quyết định có thể bỏ qua. Hoặc tập hợp những thông tin này vào những danh mục, khoản mục có cùng chức năng, cùng tính chất.

Ví dụ: Những khoản mục được gộp vào cùng 1 khoản mục, giải trình trong Thuyết minh báo cáo tài chính như Tài sản gồm tiền gửi ngân hàng, tiền mặt, tiền đang chuyển,…

Ví dụ về nguyên tắc phù hợp trong kế toán năm 2024
Trong báo cáo tài chính phải đảm bảo đầy đủ các thông tin trọng yếu

Nguyên tắc cơ sở dồn tích – Accrual basis

Nội dung nguyên tắc: Mọi nghiệp vụ kế toán liên quan đến tài sản, nguồn vốn chủ sở hữu, nợ phải trả và doanh thu, chi phí cần được ghi chép vào Sổ kế toán. Quá trình ghi chép cần thực hiện ngay tại thời điểm phát sinh, không dựa vào cứ cứ là thời điểm thực thế thu – chi tiết.

Ví dụ: Doanh nghiệp A ghi nhận khoản thu 30 triệu đồng vào tháng 6. Nhưng thực tế khoản thu này đến tháng 7 mới được nhận tiền. Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, nhân viên kế toán vẫn phải ghi thông tin khoản thu này vào Sổ kế toán ở thời điểm tháng 6.

Tìm hiểu thêm: Hệ số nợ là gì – Ý nghĩa, công thức tính và những lưu ý cần biết

Nguyên tắc hoạt động liên tục – Going concern

Nội dung nguyên tắc: Mọi báo cáo tài chính phải được thành lập dựa trên cơ sở giả định doanh nghiệp đang hoạt động liên tục, sẽ tiếp tục hoạt động, kinh doanh bình thường trong tương lai gần. Doanh nghiệp không có ý định ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô kinh doanh.

Ví dụ: Một doanh nghiệp thực hiện sản xuất nhập một thiết bị A có giá trị là 55 triệu đồng. Thuế giá trị gia tăng tính là 5 triệu đồng, chi phí vận chuyển tính là 5.5 triệu đồng, chi phí chạy thử thiết bị là 2 triệu đồng đã bao gồm thuế GTGT. Lúc này, thuế GTGT sẽ được tính theo phương pháp khấu trừ.

Thiết bị đó được A được xác định sẽ khấu hao hết trong 5 năm hoạt động liên tục. Lúc này, theo nguyên tắc kế toán liên tục, thông tin về giá trị của thiết bị A sẽ được ghi với giá trị tài sản theo giá gốc trong báo cáo tài chính. Nghĩa là nguyên giá của máy A = 55/1.1 + 2.2/1.1 + 5.5/1.1 = 57 triệu đồng.

\>>> Xem thêm: Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Cách Tính Thuế GTGT Như Thế Nào?

Nguyên tắc kế toán giá gốc – Historical cost

Nội dung nguyên tắc: Mọi tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Mức giá gốc này được tính theo số tiền, khoản tương được với số tiền phải trả, đã trả. Hoặc được tính theo giá trị hợp lý của tài sản tại thời điểm được ghi nhận. Nghĩa là, mọi giá trị chỉ tiêu được phản ánh theo giá của nó tại thời điểm mua – bán tài sản đó.

Ví dụ về nguyên tắc phù hợp trong kế toán năm 2024
Các tài sản được ghi nhận theo giá gốc trong báo cáo tài chính

Ví dụ: Ngày 1/1/20022, công ty A mua 1 chiếc xe ô tô để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của m mình. Giá mua là 850 triệu chưa bao gồm thuế GTGT 10%. Chi phí lắp đặt, phát sinh khác là 33 triệu đồng đã bao gồm 10% thuế GTGT. Lúc này, giá trị ô tô tổng là 880 triệu đồng. Theo nguyên tắc giá gốc, đến ngày 12/12/2022, giá trị thị trường của xe tăng lên 950 triệu, nhưng kế toán vẫn ghi nhận giá của xe là 880 triệu, không phụ thuộc vào biến động của thị trường.

Nguyên tắc kế toán phù hợp – Matching concept

Nội dung nguyên tắc: Việc ghi nhận doanh thu, chi phí phải có tính phù hợp với nhau. Khi ghi nhận một khoản doanh thu phải đưa ra được một khoản chi phí liên quan tương ứng với nó.

Ví dụ: Khi công ty xuất kho dụng cụ sử dụng cho kỳ kế toán trong 2 tháng, giá trị xuất kho là 30 triệu. Theo nguyên tắc, cuối mỗi tháng kế toán phải có thông tin kế hoạch phân bổ công cụ dụng cụ sao cho tổng trong kỳ 2 tháng là 30 triệu.

Xem thêm: 5+ Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết Nhất Trong Doanh Nghiệp

Nguyên tắc kế toán thận trọng – Prudence concept

Nội dung nguyên tắc: Kế toán cần luôn đưa ra những phán đoán, xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng để có thể lập được ước tính kế toán trong trường hợp điều kiện không có sự chắc chắn. Thận trọng nghĩa là không lập các khoản dự phòng quá lớn, không đánh giá quá mức các giá trị, thu nhập,…

Ví dụ: Doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư là 5 tỷ đồng, ngày 25/11 doanh nghiệp bán 50 laptop với giá trị khoảng 500 triệu đồng. Lúc này, doanh nghiệp sẽ lập một khoản dự phòng bằng đúng giá trị của 50 laptop đó để đề phòng trường hợp sản phẩm bị trả lại do lỗi phát sinh từ nhà sản xuất.

Nguyên tắc kế toán nhất quán – Consistency

Nội dung nguyên tắc: Các chính sách, phương pháp kế toán doanh nghiệp được áp dụng phải thống nhất, nhất quán trong ít nhất 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp phát sinh sự thay đổi phải tiến hành giải trình lý do, thông báo cho cơ quan thuế, nêu rõ ảnh hưởng của sự thay đổi đó.

Ví dụ: Các phương pháp tính khấu hao tài sản, tính giá trị hàng tồn kho,… được áp dụng và thay đổi tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, trường hợp cụ thể.

Xem ngay: Hướng dẫn cách hạch toán hàng tồn kho đơn giản và hiệu quả nhất

Ví dụ về nguyên tắc phù hợp trong kế toán năm 2024
Các phương pháp kế toán phải được áp dụng nhất quán trong kỳ kế toán

Hy vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, bạn sẽ nắm rõ được các nguyên tắc kế toán và ví dụ của chúng. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV nếu đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm kế toán lương cao nhé.