Tại sao trẻ hay nghiến răng

Nghiến răng ở trẻ em có gây hại cho sức khỏe răng miệng không? Làm  gì khi bé nghiến răng khi ngủ?

Nghiến răng là gì, hiện tượng nghiến răng khi ngủ nguyên nhân là gì? Nghiến răng ở trẻ em có gây hại cho sức khỏe răng miệng không? Trong bài viết này, bác sĩ chuyên khoa tại Nha khoa Việt Smile sẽ cung cấp cho quý phụ huynh thông tin chính xác nhất.

Hiện tượng nghiến răng ở trẻ em có hại không?

1. Nghiến răng là gì?

Hiện tượng nghiến răng thường hay gặp nhất vào ban đêm khi bé đang ngủ.

+ Bé thường cắn chặt hai hàm răng lại với nhau, có thể phát ra âm thanh ken két.

+ Tình trạng nghiến răng phổ biến ở hầu hết trẻ mọc răng đầu tiên ở độ tuổi khoảng 5-6 tháng tuổi và trẻ bắt đầu mọc răng vĩnh viễn vào khoảng sáu tuổi.

2. Tại sao bé nghiến răng?

Các chuyên gia chưa xác định chắc chắn nguyên nhân chính xác gây ra nghiến răng. Tình trạng này có thể liên quan đến:

– Cảm xúc như lo âu, căng thẳng, giận dữ hay thất vọng;

– Liên kết bất thường của các răng trên và dưới [mọc răng sai vị trí, lệch khớp cắn]

– Thở bất thường cũng có thể gây nghiến răng ở trẻ nhỏ như tình trạng nghẹt mũi hoặc dị ứng.

– Bệnh lý: Có thể là hậu quả của các bệnh lý như trào ngược dạ dày – thực quản, bệnh Parkinson..

– Thuốc: Nghiến răng cũng có thể là tác dụng phụ của việc dùng một số thuốc như thuốc chống trầm cảm…

Nếu bố mẹ có thói quen nghiến răng, trẻ nhiều khả năng cũng có thói quen này. Trẻ thường nghiến răng hơn nếu có tình trạng chảy mũi, nói trong khi ngủ. Hầu hết việc nghiến răng xảy ra vào ban đêm, một số trẻ cũng có nghiến răng vào ban ngày.

3. Nghiến răng ở trẻ em có gây hại cho sức khỏe răng miệng không?

Không chỉ đơn thuần là một thói quen, tật nghiến răng còn là thủ phạm gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng.

+ Tăng độ nhạy cảm của răng;

+ Mệt mỏi hay căng cơ hàm

+ Gây mòn răng và đặc biệt là mòn mặt nhai

+ Tác động tới xương hàm, đau xương hàm hay ở mặt hoặc tai, đau đầu vùng thái dương

+ Gây ảnh hưởng tới men răng

+ Khuôn mặt bị mất cân đối, ảnh hưởng thẩm mỹ

Răng bị mòn men do nghiến răng

Khi các cơ hoạt động quá mức, áp lực lên quai hàm không đều, có trường hợp liên tục cả đêm. Điều này khiến cho xương hàm của bé bị đau, thường xuyên bị mỏi, khó khăn trong giao tiếp, ăn nhai.

Khi 2 hàm răng thường xuyên tác động lực mạnh lên nhau sẽ khiến các cơ bị hoạt động quá mức gây phì đại khiến khuôn mặt mất cân xứng  hoặc gây rối loạn khớp thái dương-hàm với các dấu hiệu đầu tiên thường thấy là khó chịu hoặc đau ở khớp, há miệng, nhai hay nói chuyện khó, mỏi hàm, có tiếng kêu lạ,…

Mời quý phụ huynh xem thêm về 3 thói quen ảnh hưởng đến xương hàm để có thêm nhiều kiến thức bổ ích qua video dưới đây

3 thói quen xấu ảnh hưởng đến xương hàm.

Nếu phụ huynh nhận thấy một số triệu chứng của việc bé nghiến răng quá mạnh thì tốt nhất nên đưa bé đến nha sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Nha khoa Việt Smile quy tụ đội ngũ bác sĩ nha khoa có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, tận tâm  chắc chắn sẽ giúp bạn chăm sóc và bảo vệ nụ cười cho bé 1 cách tốt nhất.

Hiện tượng nghiến răng rất thường gặp ở trẻ, mặc dù đều là những trường hợp nghiến răng nhẹ không cần phải điều trị nhưng vẫn khiến bố mẹ lo lắng. Vậy nghiến răng ở trẻ em là bệnh gì? Có tác hại gì? Mẹo chữa nghiến răng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Thói quen nghiến răng ở trẻ em có thể xuất hiện vào ban ngày hoặc ban đêm

1. Tật nghiến răng ở trẻ em là bệnh gì?

Nghiến răng ở trẻ em là tình trạng siết chặt quá mức các răng ở hai hàm trên và dưới, nghiến răng có thể xảy ra trong cả ban ngày và ban đêm. Nếu xảy ra vào ban đêm thì sẽ được gọi là tật nghiến răng lúc ngủ. Nghiến răng nếu diễn ra lâu ngày sẽ tạo thành diện mòn trên răng.

Hiện tượng nghiến răng trẻ em sẽ bắt đầu xuất hiện vào những năm đầu mọc răng đến khi trẻ đã có khá nhiều chiếc răng trên cung hàm. Tình trạng nghiến răng ở trẻ em có thể xuất phát từ yếu tố khách quan hoặc chủ quan.

2. Tại sao xuất hiện thói quen nghiến răng khi ngủ ở trẻ em?

Do tâm lý

Trẻ em thường rất nhạy cảm, dễ thay đổi cảm xúc  và trở nên lo lắng, căng thẳng. Chính vì tâm lý này, mà dễ hình thành thói quen nghiến răng ở trẻ em, nó như một cơ chế giúp cơ thể phản ứng lại với những cảm xúc thất thường này.

Do trẻ mọc răng

Hiện tượng nghiến răng thường xảy ra khi trẻ đang mọc răng. Đây là cách thức để trẻ giảm đau và cảm thấy thoải mái hơn.

Do sai lệch khớp cắn

Đây có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng nghiến răng ở trẻ em bởi tình trạng sai lệch khớp cắn khiến trẻ khó chịu khi khép cơ hàm lại lúc ngủ.

Do bị nhiễm giun kim

Nguyên nhân nghiến răng cũng có thể là do nhiễm giun kim. Khi ở trong cơ thể con người, loại ký sinh này sẽ tiết ra một loại độc tố khiến cơ thể căng thẳng và xuất hiện thói quen nghiến răng.

Do trẻ bị dị ứng

Khi bị dị ứng cũng có nhiều trẻ hình thành tật nghiến răng để giảm bớt những khó chịu cho cơ thể.

Do phản ứng với thuốc

Việc sử dụng các loại thuốc liên quan đến thần kinh như thuốc chống trầm cảm, thuốc chống loạn thần kinh cũng có thể khiến trẻ có thói quen nghiến răng.

Xem thêm: Trẻ em bị nhiệt miệng là do đâu? Cách xử lý như thế nào?

3. Triệu chứng nghiến răng ở trẻ em

Khi trẻ có thói quen nghiến răng trong thời gian dài sẽ xuất hiện các triệu chứng dưới đây:

  • Răng của trẻ bị mòn và mẻ
  • Trẻ bị đau ở hai bên thái dương
  • Trẻ bị mỏi hàm và đau nhức khi ăn nhai
  • Khi ngủ trẻ thường phát ra những tiếng kêu ken két

Đau thái dương cũng có thể do nghiến răng gây ra

4. Mẹo giúp khắc phục tình trạng nghiến răng ở trẻ em

Khi trẻ nghiến răng sẽ khiến răng hai hàm siết chặt vào nhau gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe của trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến tâm lý và sinh lý của trẻ.

Đối với trẻ trong giai đoạn mọc răng, bố mẹ hãy cho trẻ những món đồ chơi có thể gặm được, nên là những đồ chơi làm bằng chất liệu cao su tự nhiên hoặc silicone không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Bố mẹ cũng có thể sử dụng miếng khăn khô để trên ngăn đá một vài tiếng cho trẻ gặm để giảm bớt khó chịu cho răng lợi.

Trong trường hợp trẻ nghiến răng do căng thẳng thần kinh thì việc bố mẹ cần làm là giải quyết vấn đề đó ngay lập tức. Điều này sẽ làm xoa dịu cảm xúc và giúp trẻ ngủ ngon trong trạng thái thư giãn, góp phần cải thiện thói quen nghiến răng ở trẻ em vào ban đêm.

Xem thêm:  Có nên nhổ răng sữa sớm cho bé không?

                     Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền?

Thăm khám nha sĩ nếu trẻ vẫn còn thói quen nghiến răng kéo dài

Nếu sau khi thực hiện các phương pháp trên mà trẻ vẫn có thói quen nghiến răng kéo dài, hoặc gặp phải tình trạng đau hàm, đau thái dương thì bố mẹ hãy đưa trẻ đến thăm khám tại nha khoa. Các bác sĩ sẽ tư vấn dụng cụ bảo vệ hàm đặc biệt vừa khít với hàm răng của trẻ để giúp ngăn cản sự tổn thương mà thói quen nghiến răng ở trẻ em gây ra.

Video liên quan

Chủ Đề