Vị ngữ là gì lớp 4 năm 2024

Bài tập về chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ lớp 4 Sách mới Có đáp án do VnDoc biên soạn nhằm giúp các em ôn luyện, tổng hợp lại những kiến thức về chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong môn Tiếng Việt lớp 4 Chương trình mới.

Bài tập về chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ lớp 4

Yêu cầu: Xác định các thành phần câu trong các câu sau:

  • Gạch một gạch dưới trạng ngữ
  • Đặt dấu gạch chéo (/) giữa chủ ngữ và vị ngữ
  • Gạch hai gạch dưới chủ ngữ
  • Trong vườn hoa, loài hoa nào cũng cho là mình đẹp nhất.
  • Vào rằm tháng Mười âm lịch, người Khmer ở Nam Bộ tổ chức đua ghe ngo.
  • Trước lễ hội khoảng một tuần, những chiếc xe gắn đèn màu đã mang đến không khí náo nức rộn rũ cho các ngả đường của thành phố.
  • Lúc qua cầu, vì mải ngắm cảnh, Mô-da đánh rơi bản nhạc xuống sông.
  • Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt.
  • Trong lễ bế mạc, Nguyễn Thị Ánh Viên đã được vinh danh với giải thưởng dành cho vận động viên nữ xuất sắc nhất ki Đại hội Thể thao lớn nhất Đông Nam Á.
  • Từ năm 1894, tục lệ tốt đẹp này được khôi phục và tổ chức trên phạm vi toàn thế giới.
  • Tít trên trời xanh, đàn sếu và ngỗng trời đang sải cánh bay.
  • Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng còn sót lại cuối cùng đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ.
  • Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xoè, vàng nhạt.
  • Với chiều dài trên 250 mét và chiều cao lên đến 30 mét, thác được ví như một bức tường nước khổng lồ.
  • Cuối buổi tham quan, Khánh được xem phim về môi trường biển.
  • Sau khi hoàn thành, bánh được gửi biếu bạn bè, gia đình và hàng xóm.
  • Dưới bầu trời trong sáng, đôi bờ sông Von-ga được mùa thu thêu lên một màu vàng óng như hai dải lụa.
  • Hai bên bờ sông, các thành phố và làng mạc nom xa như những chiếc bánh.
  • Từ đó, hễ cóc nghiến răng là trời đổ mưa.
  • Từ xưa, người Huế đã dành những lời thơ đẹp nhất, tình cảm sâu đậm nhất cho dòng sông quê hương.
  • Cứ mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ.
  • Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
  • Hôm sau, mới tờ mờ sáng, An Dương Vương đã ra tận bờ sông đợi.
  • Trước khi chia tay, Thần Kim Quy rút một cái móng của mình trao cho An Dương Vương.
  • Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, bay đến rồi thoáng cái lại bay đi.
  • Tháng Ba, tháng Tư, hoa cau thơm lạ lùng.
  • Tháng Tám, tháng Chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo, ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp, thơm nồng nàn.
  • Nhờ hệ thống đường ống gắn các đầu nhỏ giọt, nước và phân bón được cung cấp thường xuyên.
  • Lần đầu tới Thành phố Hồ Chí Minh, tôi bị choáng ngợp bởi thành phố khác xa nới tôi sống.
  • Để hạn chế mùi hôi từ con kênh và để phát triển giao thông, năm 1977, con kênh được cống hóa.
  • Đến năm 2003, thành phố cho dỡ đường cao tốc, làm sống lại con kênh xưa.
  • Chẳng bao lâu những mảnh đồi trọc đã trở thành rừng.
  • Vào cuộc đua, mỗi ghe có một người giỏi tay chèo ngồi đằng mũi chỉ huy và một người đứng giữa ghe giữ nhịp.
  • Ngày xưa, dưới chân núi Hồng Lĩnh, người dân sống bằng nghề đánh cá.
  • Sau năm lần sim ra quả, con đường lên núi đã hoàn thành.
  • Gần trưa, bờ sông đông nghịt người.
  • Qua khe dậu, ló ra mấy quả đỏ chói.
  • Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt vào mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái.
  • Chiều chiều, trên triền đê, đám trẻ mục đồng chúng tôi thả diều.
  • Sau tiếng chuông chùa, mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc.
  • Dưới ánh trăng, dòng sông sáng rực lên.
  • Đứng bên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.
  • Trưa, nước biển xanh lơ.
  • Từ phía chân trời, trong làn sương mù, mặt trời buổi sớm đang từ từ mọc lên.
  • Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
  • Rải rác khắp thung lũng, tiếng gà gáy râm ran.
  • Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp.
  • Trong sương tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, chiếc xuồng của má Bảy chở thương binh lặng lẽ xuôi dòng.
  • Sống trên cái đất mà ngày xưa, dưới sông "cá sấu cản trước mũi thuyền", trên cạn "hổ rình xem hát" này, con người phải thông minh và giàu nghị lực.
  • Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc.

Đáp án bài tập về chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ lớp 4

Để xem toàn bộ đáp án và sử dụng file word bài tập (có chỗ trống để điền đáp án) mời các bạn tải file về máy!

-----

Ngoài ra, mời các em học sinh, các thầy cô và quý phụ huynh tham khảo thêm các tài liệu học tập hay khác: Giải SGK Tiếng Việt lớp 4 , Tập làm văn lớp 4 và Văn mẫu lớp 4 ngắn gọn . Cùng các bài tập ôn luyện bám sát chương trình tại Tiếng Việt lớp 4 .

Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì. Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ. Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ. Mỗi bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi nào. Tìm vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau. Đặt một câu nói về lòng nhân ái. Xác định vị ngữ của câu đó.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nhận xét

Câu 1:

Bộ phận in đậm trong mỗi câu sau được dùng để làm gì?

a, Mấy hôm nay, Chi đang rất bối rối.

b, Ry-an là một cậu bé người Ca-na-da.

c, Cô bé chạy thoát về nhà gọi anh.

- Giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ.

- Kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

- Miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ

Phương pháp giải:

HS đọc câu và xếp từ in đậm vào cột thích hợp

Lời giải chi tiết:

a, Bộ phận in đậm được dùng để miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

b, Bộ phận in đậm được dùng để giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ.

c, Bộ phận in đậm được dùng để kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

Câu 2

Mỗi bộ phận nói trên trả lời cho câu hỏi nào?

Là gì?

Làm gì?

Thế nào?

Phương pháp giải:

HS dựa vào câu 1 đã làm để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Bộ phận in đậm ở câu a trả lời cho câu hỏi Thế nào?

- Bộ phận in đậm ở câu b trả lời cho câu hỏi Làm gì?

- Bộ phận in đậm ở câu c trả lời cho câu hỏi Là gì?

Luyện tập

Câu 1:

Tìm vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:

Chàng trai lên xe buýt và ngồi cạnh bà cụ đi chân đất. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân mình. Đôi giày của cậu mới tinh. Cậu đã tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được. Nhưng rồi cậu cúi xuống, cởi giày và ngồi xuống sàn xe. Cậu nhấc bàn chân lạnh cóng của bà cụ lên, xỏ tất và giày vào chân bà. Bà cụ sững người, khẽ nói lời cảm ơn.

Phương pháp giải:

HS đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

- Các vị ngữ là:

+ lên xe buýt và ngồi cạnh bà cụ đi chân đất

+ nhìn từ chân bà cụ sang chân mình

+ đã tiết kiệm tiền tiêu vặt khá lâu mới mua được

+ cúi xuống, cởi giày và ngồi xuống sàn xe

+ nhấc bàn chân lạnh cóng của bà cụ lên, xỏ tất và giày vào chân bà

+ sững người, khẽ nói lời cảm ơn

Câu 2

Đặt một câu nói về lòng nhân ái. Xác định vị ngữ của câu đó.

Phương pháp giải:

HS tự đặt câu và xác định vị ngữ của câu

Lời giải chi tiết:

Cô ấy là người có một tấm lòng thật nhân ái.

Vị ngữ: là người có một tấm lòng thật nhân ái

  • Tiếng hát buổi sớm mai trang 15 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều Đọc và làm bài tập “Tiếng hát buổi sớm mai”. Nội dung chính của cuộc tranh luận giữa hoa, gió và sương là gì. Vì sao gió và sương đều nói là mình hát. Dòng nào dưới đây thể hiện chủ đề của câu chuyện. Xác định vị ngữ của mỗi câu sau. Viết một đoạn văn ngắn chúc mừng bạn vừa đạt được kết quả tốt trong học tập ( hoặc hoạt động văn nghệ, thể thao). Tưởng tượng em là một bạn nhỏ trong bài thơ Buổi học cuối cùng, hãy viết một đoạn thư tạm biệt cô giáo.
  • Con sóng lan xa trang 12 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều Con sóng lan xa. Tìm những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp và sự yên bình trên hồ nước. Hai anh em đều muốn giữ yên lặng cho đàn vịt bơi vào gần bờ nhưng mục đích khác nhau như thế nào. Hãy tưởng tượng cậu bé sẽ nghĩ gì, làm gì sau những lời nói và hành động của em gái. Câu chuyện giúp em hiểu thêm điều gì về lòng nhân ái.
  • Trao đổi: Lòng nhân ái trang 10 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều Chọn một trong hai đề sau: Trình bày ý kiến về lòng nhân ái của nhân vật trong một câu chuyện đã học ở Bài 11. Trình bày ý kiến về biểu hiện của lòng nhân ái trong đời sống.
  • Luyện tập viết thư thăm hỏi trang 10 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều Dựa vào dàn ý đã lập ở những tiết học trước, hãy viết một bức thư theo đề bài em đã chọn. Thư gửi người thân. Thư gửi thầy cô. Thư gửi bạn. Thư gửi một người khác. Những hạt gạo ân tình trang 9 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 Cánh diều

Những hạt gạo ân tình. Đơn vị của ông Hai Trí hành quân sang nước bạn để làm gì. Đơn vị chứng kiến cảnh người dân nước bạn sống như thế nào. Bộ đội Việt Nam đã làm gì để giúp những người dân mà họ gặp. Tìm những chi tiết cho thấy người dân Cam-pu-chia rất tin tưởng và yêu quý bộ đội Việt Nam. Những chi tiết, hình ảnh nào trong bài khiến em xúc động? Vì sao.

Vị ngữ là gì cho ví dụ?

Thông thường vị ngữ sẽ đứng sau chủ ngữ (hoặc trạng ngữ) và thường đứng ở bộ phần phía sau của câu. Ví dụ: Chú mèo này là con mèo quý giá nhất của anh ấy. => Cụm từ con mèo quý giá nhất của anh ấy là vị ngữ của câu.

Chủ ngữ vị ngữ là gì lớp 4?

- Chủ ngữ chỉ sự vật (người, con vật hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ. - Vị ngữ nêu lên hoạt động của người, con vật (hoặc đồ vật, cây cối được nhân hóa).

Chủ ngữ là như thế nào?

Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính của câu nêu tên sự vật hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái,…được miêu tả ở vị ngữ. Chủ ngữ thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Cái gì? Con gì?

Câu có nhiều vị ngữ là gì?

Câu có nhiều hơn hoặc bằng hai vị ngữ gọi là câu ghép.