Vì sao anh ra khỏi eu

05:30' - 28/11/2021

BNEWS Hơn 5 năm trôi qua kể từ khi người Anh lựa chọn rời khỏi EU, Vương quốc Anh và EU tiếp tục đàm phán nhiều điều khoản về cuộc “ly hôn”, như thể sự tan vỡ này chẳng bao giờ được kết thúc.


Và Vương quốc Anh đang tìm cách chia rẽ EU, trong khi cho đến nay Ủy ban châu Âu [EC] vẫn lựa chọn con đường hòa giải. Bài viết cho rằng các rắc rối hậu Brexit là một câu chuyện không có hồi kết. Hơn 5 năm trôi qua kể từ khi người Anh lựa chọn rời khỏi EU, Vương quốc Anh và EU tiếp tục đàm phán nhiều điều khoản về cuộc “ly hôn”, như thể sự tan vỡ này chẳng bao giờ được kết thúc. Sau các cuộc đàm phán dài lê thê và đầy khó khăn, trắc trở, hai thỏa thuận đáng lẽ đã được ký kết vào tháng 10/2019 và sau đó đến tháng 12/2020, Anh và nhóm 27 quốc gia về lý thuyết đã phải nhanh chóng định hình mối quan hệ song phương và cho phép hai bên có một xuất phát điểm mới.Tất nhiên, sau Brexit, Anh đã rời các tổ chức châu Âu. Nhưng Chính phủ của ông Johnson tiếp tục thách thức các thỏa thuận đã ký kết, cho dù chúng đã được các nghị sĩ ở Westminster thông qua. Chẳng hạn, ông Johnson muốn đàm phán lại Nghị định thư cực nhạy cảm về Bắc Ireland, một thỏa thuận phức tạp và khập khiễng, nhưng không ai có thể tìm được một văn bản tốt hơn.

Nghị định thư này giúp xoá bỏ đi ý tưởng về đường biên giới cứng giữa hai miền Ireland và tôn trọng thỏa thuận hòa bình giữa Dublin và Belfast, đồng thời cung cấp quy chế kép cho Bắc Ireland để vừa là một phần của Anh và tiếp tục nằm trong EU để có thể trao đổi hàng hóa, bảo lưu quyền kiểm soát trên biển [mà nhóm 27 nước ủy quyền cho Anh] giữa Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.Ngoài vấn đề về các biện pháp kiểm soát, ông Johnson cũng đưa ra nhiều yêu sách mà Brussels cho là không thể chấp nhận được. Ông không chấp nhận việc đất nước ông phải tuân theo các quyết định của Tòa án Công lý của EU [liên quan đến việc Bắc Ireland tiếp tục nằm lại thị trường nội khối]. Cuối cùng, Thủ tướng Anh thậm chí còn dọa sẽ kích hoạt Điều 16 của Nghị định thư, cho phép đơn phương đình chỉ hiệu lực nếu Brussels không đồng ý sửa lại văn bản.Về phần mình, các nước châu Âu đã không sa vào cuộc đấu giá và đang tự nhủ sẵn sàng thực hiện bất kỳ nỗ lực nào để tìm ra một thỏa hiệp. Tuy nhiên, EU cũng nhấn mạnh điều kiện rằng sẽ không có sự thỏa hiệp đối với hòa bình ở Ireland, và không gây nguy hiểm cho thị trường nội khối bất khả xâm phạm, nơi mà Bắc Ireland có thể là một cửa ngõ thiếu công bằng nếu các biện pháp kiểm soát không được tuân thủ. “Những gì đang được cân nhắc ở đây chắc chắn là một phần của EU”, chuyên gia Elvire Fabry thuộc Viện nghiên cứu châu Âu Jacques-Delors khẳng định. Do vậy, EC, trong khi vẫn bảo lưu các biện pháp sẵn sàng trả đũa Anh nếu Điều 16 được kích hoạt, đã chấp nhận tiếp tục đàm phán với Chính phủ Anh.EC hiện đã sẵn sàng nới lỏng đáng kể việc kiểm soát hàng hóa đến từ Vương quốc Anh và dự định tiếp tục áp dụng như vậy đối với Bắc Ireland, đặc biệt với mặt hàng xúc xích Anh nổi tiếng. Tuy nhiên, sự suy giảm lòng tin giữa EU và Anh đã khiến những nỗ lực nhằm đi đến một thoả thuận trở thành một “canh bạc” thực sự.

"Dù điều gì xảy ra thì Anh sẽ vẫn là nước láng giềng của chúng tôi", một nhà ngoại giao châu Âu xác nhận. Do vậy, Brussels như đang phải tiến về phía trước trên một sợi dây mong manh mà vẫn phải đảm bảo thăng bằng. Trước hết, EC muốn chứng tỏ rằng EU đang làm mọi cách trong khả năng có thể để tìm ra giải pháp. "Nếu Anh từ chối cánh tay dang rộng của châu Âu, họ chỉ có thể tự trách mình. Còn chúng tôi buộc phải đi đến tận cùng của lý lẽ để đảm bảo sự thống nhất của 27 thành viên", một nguồn tin châu Âu kết luận.

Trên thực tế, Chính phủ Anh vẫn hy vọng sẽ chia rẽ được các thành viên EU. Quả thực đến nay, đã có không ít thành viên tỏ ra mệt mỏi với thỏa thuận “Brexit bất tận” này. Cộng hoà Ireland đang rất lo ngại những gì có thể xảy ra tiếp theo. Pháp là thành viên ngày càng có nhiều xung đột với Anh, nhất là trong vấn đề đánh bắt cá, nhập cư và đặc biệt sau sự xuất hiện của liên minh AUKUS [gồm Anh, Mỹ, Australia], sẽ đóng vai trò “một cảnh sát” như ví von của chuyên gia Elvire Fabry. Nói rộng hơn, Paris muốn biến Brexit trở thành một “tấm gương phản diện” để bất cứ thành viên nào có ý định rời bỏ EU cũng phải chán nản nhìn vào. Hà Lan và Đức tỏ ra ít hiếu chiến với Anh hơn so với Pháp. Và để ngăn họ tự phân ly, EC không còn lựa chọn nào khác ngoài việc theo đuổi một chiến lược hòa giải.Thông điệp từ một châu Âu luôn tìm kiếm giải pháp bằng mọi giá cũng được gửi tới Washington, nơi Anh đang nỗ lực gửi gắm một tương lai khác xa với EU. Trong khi ông Joe Biden thường nhắc đến nguồn gốc Ireland của mình và nhiều lần bày tỏ lo ngại Brexit đe dọa Hiệp định hòa bình Belfast, Brussels vẫn cố gắng thuyết phục ông Biden về thiện chí của mình, hy vọng ông có thể giúp tác động để đi đến những thoả thuận tốt hơn. Một mục tiêu khác trong chiến lược của châu Âu đó là việc EC đang muốn thuyết phục người Bắc Ireland rằng EU thực sự muốn tạo điều kiện cho họ trong khi ngược lại, Anh chỉ muốn theo đuổi một chính sách ý thức hệ. "Đề xuất [thỏa hiệp về các biện pháp kiểm soát] là một phần trong nhiều yêu cầu của các doanh nghiệp Bắc Ireland", nghị sĩ châu Âu Nathalie Loiseau xác nhận.EC hy vọng sẽ thuyết phục Belfast về những thuận lợi mà quy chế kép tạo ra cho Bắc Ireland. "Trao đổi thương mại giữa hai miền Ireland đã phát triển nhờ quy chế thành viên thị trường nội khối. Bắc Ireland đã không phải trải qua tình trạng thiếu hụt từng diễn ra ở Vương quốc Anh", EC khẳng định.Trong khi đó, nữ nghị sĩ Nathalie Loiseau nêu quan điểm: “Rủi ro là ở chỗ kinh tế Bắc Ireland đang cất cánh, trở thành mảnh đất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, vì Bắc Ireland nằm trong cả thị trường Anh và thị trường nội khối châu Âu. Trong khi đó, Anh phải gánh chịu những hậu quả tai hại của Brexit từ năm này qua năm khác"./.

Sự kiện Brexit mặc dù đã len lỏi từ rất lâu trong lòng nước Anh vào năm 2012, nhưng mãi đến thời gian gần đây từ khoá Brexit là gì mới thật sự được quan tâm trên toàn thế giới. Bởi Brexit không chỉ đơn thuần là một sự kiện chính trị nội bộ của Anh, của khối liên minh Châu Âu [EU] mà còn ảnh hướng đến tình hình kinh tế của cả thế giới. Trong đó, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi hiện tượng Brexit. Vậy Brexit là gì?

Brexit là gì?

Brexit là từ viết ghép của “Britian” – Vương quốc Anh và “Exit” – Sự ra đi. Brexit là từ ám chỉ cho việc Vương quốc Anh rời khỏi khối Liên hiệp Châu Âu [EU].

Việc dùng từ ghép không phải được sử dụng lần đầu tiên mà trước đó. Vào năm 2012, khi mà Greece [Hy Lạp] rơi vào cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng. Khi đó, người ta đã dùng từ ghép “Grexit” để ám chỉ việc Hy Lạp có thể phải đối mặt với việc bị rời ra khỏi EU.

Tại sao Anh lại rời bỏ liên minh EU?

Vấn đề của nước Anh trước Brexit

Có nhiều lý do để Anh quyết định rời khỏi EU nhưng nhìn chung vẫn nằm trong phạm vi những lý dưới đây là quan trọng nhất trong việc ra quyết định Brexit:

Sự khủng hoảng dân nhập cư

Việc Anh tham gia vào Cộng đồng kinh tế Châu Âu – EEC [tiền thân của EU] năm 1973 đã khiến cho cuộc nhập cư vào Anh diễn ra một cách mạnh mẽ. Chính điều đó đã làm mất đi những bản sắc văn hoá của Anh Quốc, đồng thời kéo theo nhiều tệ nạn xã hội.

Trong đó, nổi bật nhất vẫn là sự trỗi dậy của các phần tử cực đoan Hồi giáo, làm cho tình hình chính trị tại Xứ sở sương mù dần dần bị mất kiểm soát.

Tình hình chính trị nội bộ bất ổn

Anh cũng giống như những quốc gia khác ở Lục địa già có nhiều Đảng phái. Tại chính trường Anh, có 2 đảng chiếm phần lớn là Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động. Ngay cả các chính trị gia cũng thể hiện những quan điểm khác nhau về việc nước Anh có nên rời khỏi Liên Minh Châu Âu hay không?

EU đã lấy của Anh nhiều tỷ bảng mỗi năm

Theo số liệu thống kê vào năm 2015, Anh đã đóng góp 8,5 tỷ bảng Anh vào Ngân sách của EU. Khoảng đóng góp này tương đương 12,57% ngân sách của tổ chức này, đứng sau Pháp và Đức.

Người dân Anh tin rằng việc Anh là thành viên của EU là một gánh nặng của quốc gia này khi mà EU đưa ra quá nhiều điều luật hà khắc áp đặt lên Vương quốc Anh. Số liệu từ Open Europe đã chỉ ra 10 điều luật mà EU đưa ra đã làm cho Anh tốn 33,3 tỷ bảng.

Những nguyên nhân khách quan khác dẫn đến Brexit

Sự thật là EU cũng đã mang lại cho Anh rất nhiều lợi ích như việc làm, vốn đầu tư nước ngoài nhưng phần lớn người ta chỉ nhắc đến những thiệt thòi hơn là những cái có được. Những thiệt thòi mà họ liệt kê ra gồm có những vấn đề liên quan đến gánh nặng môi trường, luật pháp, giao thương và quan trọng nhất là vấn đề vị thế, tự chủ của nước Anh trên trường quốc tế.

Toàn cảnh quá trình nước Anh thực hiện Brexit

Nước Anh khi mới gia nhập EU

Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai, nền kinh tế của các quốc gia Châu Âu bị kiệt quệ và một ý tưởng thành lập nên một liên minh ở Châu Âu ra đời vào năm 1945.

Năm 1951, Cộng Đồng Gang Thép Châu Âu [ECSC] được thành lập, Anh từ chối tham gia liên minh này.

Năm 1957, Cộng Đồng Kinh Tế Châu Âu [ECC] được thành lập bởi 6 quốc gia: Bỉ, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan và Tây Đức. Nước Anh lại tiếp tục từ chối lời mời là thành viên của ECC.

Chứng kiến Pháp, Đức hồi phục kinh tế một cách mạnh mẽ, Anh quyết định nộp đơn xin gia nhập ECC vào năm 1961 nhưng bị từ chối bởi Tổng thống Pháp vào năm 1963, 1967. Tuy nhiên, đến năm 1973 thì Anh mới được chính thức được phép trở thành viên của ECC.

Năm 1975, người dân Anh đòi rời khỏi ECC do những nguyên nhân bên trên. Lúc này thì một cuộc trưng cầu ý dân diễn ra và tỷ lệ chọn ở lại ECC là 67%.

Năm 1992, chứng kiến đồng bảng Anh liên tục bị tấn công đầu cơ. Lúc này, Bộ trưởng bộ Tài chính Anh Norman Lamont quyết định rút nước Anh khỏi Cơ chế tỉ giá hối đoái [Exchange Rate Mechanism] của châu Âu. Sau đó, họ vẫn dùng đồng tiền bảng Anh và từ chối sử dụng Euro làm đồng tiền chung.

Sau đó, mặc dù những vấn đề khác giữa EU và Anh vẫn tốt đẹp những vẫn còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn ngầm bên trong. 

Kể từ năm 2010 trở đi, chứng kiến Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng nợ và tình trạng nhập cư một cách mất kiểm soát, người dân Anh lại tiếp tục phong trào đòi rời khỏi EU. Một cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức vào ngày 23 tháng 6 năm 2016.

KẾT QUẢ: Ra đi là 52% và Ở lại là 48%. Anh chính thức tuyên bố chuẩn bị thoả thuận Brexit để rời khỏi EU.

Sự kiện Brexit tác động đến thế giới như thế nào?

Người dân Anh ăn mừng cho sư kiện Brexit

Brexit tác động đến nước Anh

Bước đầu, khi Brexit xảy ra thì nước Anh chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế, chính trị, quân sự và đối ngoại. Mặc dù được tự chủ trong quá trình đám phán nhưng các đối tác lớn vẫn thích EU hơn là một quốc gia riêng lẻ Anh.

Sau cuộc bầu cử trưng cầu ý dân, tỷ lệ 52% – 48% đã cho thấy tình hình phân hoá chính trị một cách rõ ràng trong nội bộ quốc gia này và nó cũng là vấn đề lớn cần phải giải quyết hậu Brexit.

Brexit tác động đến EU

Thời kỳ “mặn nồng” giữa Anh và EU, nền kinh tế của quốc gia này đã chiếm 1/6 GDP của EU, 10% kim ngạch xuất khẩu của toàn EU. Chưa hết, các đối tác thương mại trước đó cũng giảm hẳn rõ rệt.

Sự kiện Brexit được coi là một đòn mực mạnh vào một Khối liên minh chung EU, nhằm phục vụ lợi ích của các quốc gia thành viên.

Brexit tác động đến thế giới

Các quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề bởi vấn đề Brexit là Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc nữa. Cụ thể:

Hoa Kỳ từ lâu có giao thương thương mại rất chặt chẽ với EU, việc Anh rời EU sẽ khiến cho thị trường của EU giảm rõ rệt. Điều này làm cho Hoa Kỳ phải quay sang đàm phán với các quốc gia khác bên trong khối EU.

Với Nhật Bản thì Brexit sẽ mang lại kết quả xấu cho các khoản đầu tư của Nhật Bản tại Anh. Brexit làm cho đồng yên tăng giá chóng mặt, điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến các chính sách kinh tế – đối ngoại của lãnh đạo của đất nước mặt trời mọc.

Cũng giống như Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng có mối liên hệ làm ăn với EU, việc Anh không còn là thành viên của tổ chức này cũng làm cho Trung Quốc phải thay đổi chính sách để thích nghi trong thời gian ngắn.

Brexit tác động đến Việt Nam

  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU [EVFTA] đã làm thay đổi một số chính sách, điều khoản mà Việt Nam đã ký kết với EU.
  • Việt Nam có nhiều cơ hội hợp tác với EU hơn vì EU đang cần các đối tác bên ngoài nhiều hơn bao giờ hết vào lúc này.

Thoả thuận Brexit bao gồm những điều khoản nào?

Để Brexit diễn ra thuận lợi thì cả Anh và EU phải thống nhất được các điều khoản thoả thuận Brexit được kích hoạt. Thoả thuận Brexit sẽ tập trung vào các vấn đề như:

  • Nước Anh phải hoàn trả một số tiền gần 39 tỷ bảng để phá vỡ các  quy tắc.
  • Vấn đề sinh sống của cư dân Anh tại các quốc gia khác trong EU cũng như người dân của các nước khác đang sinh sống trong EU.
  • Vấn đề biên giới giữa Anh và Bắc Ireland và EU.

Gần 1 năm sau Brexit, nước Anh thay đổi ra sao?

Nước Anh hậu Brexit

Đại dịch Covid19 quét qua Châu Âu đã làm lu mờ đi những khác biệt thời kỳ hậu Brexit. Bởi các quốc gia Châu Âu, quốc gia nào cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid19, trong đó có Anh, Pháp, Ý.

Việc hợp tác lại giữa Anh và EU diễn ra rất căng thẳng bởi EU luôn đưa ra cảnh báo cho Anh nên tôn trọng vấn đề thuế quan làm ảnh hưởng đến các nước thành viên.

Hơn một năm qua, Anh đã ký kết 29 thỏa thuận thương mại với 58 quốc gia nhằm mục đích khôi phục mối giao thương với tư cách là một quốc gia độc lập, không năm trong khối liên minh EU nữa.

Câu hỏi liên quan

1. Brexit là gì?

Brexit là từ viết ghép của “Britian” – Vương quốc Anh và “Exit” – Sự ra đi. Brexit là từ ám chỉ cho việc Vương quốc Anh rời khỏi khối Liên hiệp Châu Âu [EU].

2. Thoả thuận Brexit là gì?

Thoả thận Brexit là một thoả thuận được ký kết giữa Anh và EU nhằm giải quyết các vấn đề còn tồn động để chuẩn bị cho sự kiện Brexit.

3. Anh rời khối liên minh Châu Âu EU năm nào?

Sau cuộc trưng cầu ý dân vào năm 2016, Anh kích hoạt điều khoản rời EU vào Quý I, 2017. Tuy nhiên, mãi đến 31/01/2021 thì Anh mới chính thức rời khỏi EU.

4. EU còn lại bao nhiêu quốc gia sau khi Anh rời khối liên minh?

Sau khi Anh thực hiện Brexit, EU còn lại 27 quốc gia thành viên bao gồm: Pháp, Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua, Anh, Ai Len, Đan Mạch, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Thụy Điển, Phần Lan, Séc, Hungary, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Manta, Síp, Bungari và Rumani.

Mong là sau bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về Brexit là gì và những tác động của Brexit.

Video liên quan

Chủ Đề