Vì sao bệnh nhân phải lấy tủy sống làm gì

Phóng to
Bác sĩ lấy dịch xương sống để biết trẻ có bị viêm màng não hay không tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, TP.HCM sáng 19-11 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

“Tim tôi như xé ra từng mảnh khi đưa con lên phòng thủ thuật lấy dịch tủy sống vì bác sĩ nghi ngờ con tôi mắc bệnh viêm màng não. Không tin tưởng vào chỉ định này nên tôi đã xin cho bé không làm nữa và ký vào bản cam kết phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu có gì xảy ra. Cuối cùng con tôi được ra viện với chẩn đoán viêm đường hô hấp”.

Một bà mẹ ở Q.6, TP.HCM có con nằm điều trị tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM đã phản ảnh như vậy.

1,5 tháng tuổi, bị chọc dò tủy sống 4 lần

Chị P.T.T., ở Bà Rịa - Vũng Tàu, cũng rất băn khoăn, lo lắng khi con trai của chị mới hơn 2 tháng tuổi phải chọc tủy sống hai lần. Chị T. cho biết cách đây ba tuần con chị bị sốt, bụng trướng nên chị đưa con đến Bệnh viện Nhi Đồng 2 và được nhập viện vào khoa tiêu hóa.

Sau hai ngày theo dõi, các bác sĩ đã chỉ định chọc dò tủy sống để xét nghiệm. Kết quả bé không bị viêm màng não. Sau khi điều trị bé hạ sốt và được xuất viện. Nhưng một tuần sau bé lại lên cơn sốt nên lại nhập khoa nội tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2. Tại đây, các bác sĩ lại tiếp tục chọc dò tủy sống lần hai cho bé. Kết quả bé không bị viêm màng não mà bị nhiễm trùng máu.

Là thủ thuật cần thiết

TS.BS Lê Mạnh Hùng, phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết chọc dò tủy sống là thủ thuật chọc vào những khe đốt sống để rút dịch não tủy ra chứ không phải lấy tủy sống. Nguy cơ của thủ thuật này là nhiễm trùng tại nơi chọc nếu không được đảm bảo vô trùng và tụt não, gây tử vong. Tuy nhiên, những tai biến này đều có thể tránh được khi tuân thủ đúng quy định về chọc dò tủy sống. Đây là thủ thuật cần thiết để chẩn đoán nguyên nhân các bệnh lý hệ thần kinh trung ương như viêm não, viêm màng não, tai biến mạch máu não...

Ngày 15-11, tại phòng 108 khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bà mẹ đang chăm sóc con nằm điều trị ở đây kể hầu hết bệnh nhi trong phòng đều phải chọc dò tủy sống. Bé T.T.K., hơn 1,5 tháng tuổi, ở Bình Chánh, TP.HCM đã bị chọc dò tủy sống đến bốn lần.

Lần đầu bé được xác định mắc bệnh viêm màng não, còn những lần sau là do bệnh không bớt nên các bác sĩ tiến hành chọc tiếp. Trong phòng còn có bé N.T.Đ., 4 tuổi, ở Bình Phước, cũng bị chọc dò tủy sống nhưng cuối cùng được chẩn đoán sốt siêu vi. Bé N.K.D., 7 tuổi, ở Long An, cũng được thực hiện thủ thuật này nhưng không bị viêm não hay viêm màng não.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1, cho biết trung bình mỗi ngày khoa chọc dò tủy sống mười trường hợp, trong đó tỉ lệ mắc bệnh viêm màng não, viêm não là 30%.

20% người nhà bệnh nhi phản đối

Theo bác sĩ Khanh, cứ mười người nhận được chỉ định con họ cần lấy dịch xương sống [chọc dò tủy sống - PV] sẽ có hai người phản đối, không chịu thực hiện. Thông thường trẻ viêm màng não, viêm não có biểu hiện sốt cao, ói, nhức đầu, nặng hơn là co giật.

Trẻ bị viêm đường hô hấp hay nhiễm trùng đường ruột, sốt siêu vi đều bị sốt cao, ói, nhức đầu. Những bệnh khác có thể chờ theo dõi từ 24-48 giờ nhưng bệnh viêm màng não chỉ cần điều trị trễ 12 giờ thì tiên lượng của bệnh nhi sẽ xấu đi nhiều. Thực hiện thủ thuật lấy dịch xương sống không đơn giản vì cần có một bác sĩ và ba điều dưỡng, nên không thể lạm dụng kỹ thuật này.

Bác sĩ Khanh cho rằng sở dĩ nhiều người lo sợ về thủ thuật này là do chưa hiểu đúng. Nhiều người cho rằng chọc dò tủy sống sẽ lấy đi phần tinh túy trong cơ thể nhưng thật ra thủ thuật này chỉ lấy dịch xương sống. Dịch xương sống không phải là tinh túy hay tủy mà chỉ như “nước mắt” trong cơ thể, lấy đi không ảnh hưởng gì.

Có một số trường hợp viêm màng não do siêu vi cần lấy bớt dịch này ra thì bé mới hết nhức đầu. Bệnh viện Nhi Đồng 1 đang thay đổi ngôn ngữ để tránh sự hiểu nhầm. Cách gọi “chọc dò tủy sống” được thay bằng “lấy dịch xương sống” hoặc “chọc dò thắt lưng”.

Theo bác sĩ Nguyễn Anh Tuấn - phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nhi Đồng 2, các bậc phụ huynh không nên lo lắng quá khi cho con nhỏ chọc dò tủy sống vì đó là thủ thuật lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm như những xét nghiệm thường quy khác.

Phương pháp này là phương pháp trực tiếp xác định bệnh nhân có bị viêm màng não hay không, không ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Những trường hợp không được chọc dò tủy sống là bệnh nhân tăng áp lực nội sọ [do có phù não, có khối u trong não], các chỉ số sinh hiệu không ổn định, rối loạn đông máu, giảm tiểu cầu, nhiễm trùng ở vị trí chọc dò.

Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, trước khi có chỉ định chọc dò tủy sống, các bác sĩ phải đánh giá lâm sàng cẩn thận để loại bỏ các yếu tố chống chỉ định. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiếp xúc với người nhà bệnh nhân và bệnh nhân để tư vấn và nhận được sự đồng ý mới tiến hành thực hiện.

Bước tiếp theo, các bác sĩ sẽ soi đáy mắt xem có phù gai thị hay không vì đó là một dấu hiệu quan trọng phản ánh tăng áp lực nội sọ. Lấy sinh hiệu, đánh giá để có những xử lý kịp thời.

Trường hợp có những bé được chọc dò tủy sống đến hai lần thậm chí ba, bốn lần, theo bác sĩ Tuấn, do kết quả một xét nghiệm chỉ có giá trị ở thời điểm lấy mẫu. Vì vậy nhiều trường hợp phải chọc dò tủy sống nhiều lần mới phát hiện trẻ bị viêm màng não.

Khi xác định bệnh nhân bị viêm màng não, nếu nhận thấy không đáp ứng tốt điều trị thì sau 48 giờ từ lần chọc thứ nhất bác sĩ sẽ chọc dò tủy sống một lần nữa để có những đánh giá chi tiết và đổi thuốc điều trị cho bệnh nhân.

T.Dương

Bệnh lý tủy sống thường là hậu quả của những tình trạng từ bên ngoài tủy, như:

Ít gặp hơn, các bệnh lý nội tại của tủy sống. Các bệnh lý nội tại bao gồm nhồi máu tủy sống Nhồi máu tủy Nhồi máu tủy sống thường là kết quả của thiếu máu cục bộ bắt nguồn từ một động mạch đốt sống ngoài. Các triệu chứng bao gồm đau lưng đột ngột và nghiêm trọng, ngay sau đó là sự tiến triển nhanh... đọc thêm , chảy máu, viêm tủy cắt ngang Viêm tủy ngang cấp Viêm tủy ngang cấp là tình trạng viêm cấp ở chất xám và trắng trong một hoặc nhiều đoạn tủy sống liền kề, thường là đoạn tủy ngực. Các nguyên nhân bao gồm xơ cứng rải rác, viêm tủy thị thần... đọc thêm , nhiễm HIV, nhiễm virus bại liệt Bệnh bại liệt Bệnh bại liệt là một nhiễm trùng cấp tính gây ra bởi vi rút bại liệt [một enterovirus]. Các biểu hiện bao gồm bệnh nhẹ không đặc hiệu [viêm tủy xám dạng thui chột], đôi khi viêm tủy xám không... đọc thêm , nhiễm vi-rút West Nile, giang mai [có thể gây ra bệnh Tabes cột sau Giang mai muộn hoặc lan tỏa ], chấn thương Chấn thương cột sống Chấn thương cột sống có thể gây thương tích đến tủy sống, đốt sống, hoặc cả hai. Thỉnh thoảng, tổn thương dây thần kinh kèm theo. Giải phẫu các cột của cột sống được xem xét ở nơi khác. Tổn... đọc thêm , thiếu vitamin B12 Thiếu Vitamin B12 Thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn thường là do hấp thụ không đầy đủ, nhưng sự thiếu hụt có thể phát triển ở những người ăn chay không được bổ sung vitamin. Sự thiếu hụt gây ra thiếu máu hồng... đọc thêm [gây ra thoái hóa kết hợp bán cấp Triệu chứng và Dấu hiệu Thiếu vitamin B12 trong chế độ ăn thường là do hấp thụ không đầy đủ, nhưng sự thiếu hụt có thể phát triển ở những người ăn chay không được bổ sung vitamin. Sự thiếu hụt gây ra thiếu máu hồng... đọc thêm ], bệnh giải ép Bệnh giảm áp Bệnh giảm áp xảy ra khi giảm áp lực nhanh [ví dụ, trong khi bơi lên nhanh sau khi lặn, ra khỏi thùng lặn hoặc buồng áp suất cao, hoặc đi lên cao] dẫn đến khí đã hòa tan trong máu hoặc các mô... đọc thêm , tổn thương do ánh sáng Tổn thương do sét đánh Tổn thương do sét đánh bao gồm ngừng tim, mất ý thức, và thiếu hụt thần kinh tạm thời hoặc vĩnh viễn; bỏng nghiêm trọng và tổn thương mô nội tạng rất hiếm. Chẩn đoán lâm sàng; đánh giá đòi hỏi... đọc thêm [có thể gây ra liệt sét Triệu chứng và Dấu hiệu [tê liệt thoáng qua và mất cảm giác do thiếu máu cục bộ]], xạ trị [có thể gây bệnh lý tủy], rỗng tủy, và u tủy sống Các khối u tủy sống Các khối u tủy sống có thể phát triển trong nhu mô tủy sống, phá huỷ trực tiếp mô, hoặc bên ngoài nhu mô tủy, thường gây chèn ép ủy hoặc rễ dây thần kinh. Các triệu chứng bao gồm đau lưng tiến... đọc thêm . Dị dạng động tĩnh mạch Dị dạng mạch tủy sống Các dị dạng mach [AVMs] trong hoặc xung quanh tủy sống có thể gây chèn ép tủy, thiếu máu cục bộ, xuất huyết nhu mô, xuất huyết dưới nhện hoặc kết hợp các yếu tố trên. Triệu chứng có thể bao... đọc thêm có thể là ngoài tủy hoặc trong tủy. Thiếu đồng Thiếu đồng Đồng là một thành phần có trong nhiều protein của cơ thể; hầu hết toàn bộ đồng của cơ thể được giới hạn trong các protein đồng. Thiếu hụt đồng có thể do mắc phải hoặc di truyền. [Xem thêm Tổng... đọc thêm có thể dẫn đến bệnh lý tủy tương tự như thiếu vitamin B12.

Video liên quan

Chủ Đề