Vì sao cần phải bảo vệ rừng

Ôn tập Phần II – Lâm nghiệp – Câu 1 trang 79 SGK Công nghệ 7. Tại sao phải bảo vệ rừng? Dùng các biện pháp nào để bảo vệ rừng?

Tại sao phải bảo vệ rừng? Dùng các biện pháp nào để bảo vệ rừng?

– Phải bảo vệ rừng vì:

Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. 

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất. 
Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước. 

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn. 

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. 

– Các biện pháp bảo vệ rừng:

Quảng cáo

–  Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng và đất rừng, mua bán lâm sản trái phép, săn bắn động vật rừng… Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp. Pháp lệnh bảo vệ rừng và phát triển rùng đã được Hội đồng Nhà nước thông qua và ban hành ngày 19-8-1991.

–  Chính quyền địa phương, cơ quan lâm nghiệp phai có kế hoạch và biện pháp về : định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.

–  Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

–   Biện pháp khoanh nuôi phục hồi rừng : thông qua các biện pháp bảo vệ, chăm sóc, gieo trồng bổ sung để thúc đẩy tái sinh rừng tự nhiên, phục hồi rừng có giá trị.

Câu 3: Trang 93 – sgk địa lí 4

Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?


Cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng vì: rừng góp phần chống xói mòn đất, tăng độ che phủ rừng, hạn chế lũ lụt, điều tiết nguồn nước, điều hòa khí hậu…


Từ khóa tìm kiếm Google: bảo vệ rừng ở tây nguyên, lí do phải bảo vệ rừng, trồng rừng ở tây nguyên, hoạt động sản xuất người dân tây nguyên.

Soạn địa lí 4 bài 31 – 32: Ôn tập sgk Địa lí 4 Trang 155

Soạn địa lí 4 bài 29: Biển, đảo và quần đảo sgk Địa lí 4 Trang 149

Soạn địa lí 4 bài 28: Thành phố Đà Nẵng sgk Địa lí 4 Trang 147

Soạn địa lí 4 bài 27: Thành phố Huế sgk Địa lí 4 Trang 145

Soạn địa lí 4 bài 23: Ôn tập sgk Địa lí 4 Trang 134

Soạn địa lí 4 bài 22: Thành phố Cần Thơ sgk Địa lí 4 Trang 131

Soạn địa lí 4 bài 21: Thành phố Hồ Chí Minh sgk Địa lí 4 Trang 127

Soạn địa lí 4 bài 18: Người dân ở đồng bằng Nam Bộ sgk Địa lí 4 Trang 119

Soạn địa lí 4 bài 17: Đồng bằng Nam Bộ sgk Địa lí 4 Trang 116

Soạn địa lí 4 bài 16: Thành phố Hải Phòng sgk Địa lí 4 Trang 113

Soạn địa lí 4 bài 15: Thủ đô Hà Nội sgk Địa lí 4 Trang 109

Soạn địa lí 4 bài 12: Người dân ở đồng bằng Bắc Bộ sgk Địa lí 4 Trang 100

Soạn địa lí 4 bài 11: Đồng bằng Bắc Bộ sgk Địa lí 4 Trang 98

Soạn địa lí 4 bài 10: Ôn tập sgk Địa lí 4 Trang 97

Soạn địa lí 4 bài 9: Thành phố Đà Lạt sgk Địa lí 4 Trang 93

Soạn địa lí 4 bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên sgk Địa lí 4 Trang 84

Soạn địa lí 4 bài 5: Tây Nguyên sgk Địa lí 4 Trang 82

Soạn địa lí 4 bài 4: Trung du Bắc Bộ sgk Địa lí 4 Trang 79

Soạn địa lí 4 bài 2: Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sgk Địa lí 4 Trang 72

Hay nhất

- Phải bảo vệ rừng vì:
Rừng có tác dụng làm trong sạch không khí. Tán lá cản và giữ bụi. Lá cây tiết ra nhiều loại chất kháng khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi trùng gây bệnh trong không khí.

Rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài quý hiếm. Trong rừng có nhiều loại cây khác nhau. Ðây là nguồn thực phẩm, nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi.

Rừng bảo vệ và cải tạo đất. Nhờ có tán lá xoè rộng như chiếc ô, nước mưa không xối thẳng xuống mặt đất, nắng không đốt cháy mặt đất, nên lớp đất trên mặt khó bị rửa trôi theo nước mưa. Rừng nuôi đất, bồi bổ cho đất.
Ðất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Ðất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước.

Rừng có tác dụng điều hoà dòng chảy trong sông ngòi và dưới đất. Nước mưa rơi xuống vùng có rừng bị giữ lại nhiều hơn trong tán cây và trong đất, do đó lượng dòng chảy do mưa trong mùa lũ giảm đi. Rừng cản không cho dòng chảy mặt chảy quá nhanh, làm cho lũ xuất hiện chậm hơn, giảm mức độ đột ngột và ác liệt của từng trận lũ. Nước thấm xuống đất rừng vừa là nguồn dự trữ nuôi cây và các sinh vật sống trong đất, vừa chảy rất chậm về nuôi các sông trong thời gian không mưa. Do đó những vùng có nhiều rừng che phủ sẽ giảm bớt được thiên tai hạn hán và lũ lụt. Rừng càng nằm gần đầu nguồn sông, tác dụng điều hoà dòng chảy càng lớn hơn.

Rừng có giá trị lớn về du lịch. Vì rừng có nhiều phong cảnh đẹp, với nhiều loại động thực vật hoang dã, lôi cuốn sự ham hiểu biết, trí tò mò của mọi người. Khí hậu trong rừng mát mẻ, điều hoà, không khí sạch sẽ còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Video liên quan

Chủ Đề