Vì sao cần vừa sử dụng vừa cải tạo đất

- Chọn bài -Bài 1: Vai trò, nhiện vụ của trồng trọtBài 2: Khái niệm về đất trồng và thành phần cần đất trồngBài 3: Một số tính chất của đất trồngBài 4: Thực Hành : Xác định thành phần cơ giới của đất bằng phương pháp đơn giảnBài 5: Thực Hành : Xác định độ pH của đất bằng phương pháp so màuBài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đấtBài 7: Tác dụng của phân bón trong trồng trọtBài 8: Thực Hành : Nhận biết một số loại phân bón hoá học thông thườngBài 9: Cách sử dụng vào bảo quản các loại phân bón thông thườngBài 10: Vai trò của giống và phương pháp chọn giống cây trồngBài 11: Sản xuất vào bảo quản giống cây trồngBài 12: Sâu, bệnh hại cây trồngBài 13: Phòng trừ sâu, bệnh hạiBài 14: Thực Hành : Nhận biết một số loại thuốc và nhận biết hiệu quả của thuốc trừ sâu,bệnh hại

Giải vở bài tập công nghệ 7 – Bài 7: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

I.

Bạn đang xem: Vì sao phải cải tạo đất công nghệ 7

Vì sao phải sử dụng đất hợp lí [Trang 13 – vbt Công nghệ 7]:

– Em hãy cho biết mục đích của các biện pháp sử dụng đất dưới đây:
Biện pháp sử dụng đất Mục đích
– Thâm canh tăng vụ – Tăng sản lượng
– Không bỏ đất hoang – Tăng diện tích đất trồng.
– Chọn cây trồng phù hợp với đất – Tạo điều kiện sinh trưởng cây trồng.
– Vừa sử dụng đất, vừa cải tạo – Tăng năng suất cây trồng.

II. Biện pháp cải tạo và bảo vệ đất [Trang 13 – vbt Công nghệ 7]:

Em hãy điền câu trả lời thích hợp vào bảng sau:

Biện pháp cải tạo đất Mục đích Áp dụng cho loại đất nào?
– Cày sâu bừa kĩ, bón phân hữu cơ. – Tăng bề dày của lớp đất canh tác. – Có tầng đất mỏng, nghèo dinh dưỡng như đất bạc màu
– Làm ruộng bậc thang – Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi. – Đất dốc [đồi, núi]
– Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh – Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.

Xem thêm: Công Việc Của Nhân Viên Kế Toán Thanh Toán Là Gì Và Kế Toán Công Nợ Là Gì?

– Đất dốc; đất cần được cải tạo.
– Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên. – Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt. – Đất phèn
– Bón vôi – Khử chua. – Đất chua.

Trả lời câu hỏi

Câu 1 [Trang 13 – vbt Công nghệ 7]: Ở địa phương em người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất?

Lời giải:

– Ở địa phương em thường trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh để tăng độ che phủ, cải thiện đất xói mòn.

Câu 2 [Trang 14 – vbt Công nghệ 7]: Vì sao phải cải tạo đất?

Lời giải:

– Những loại đất có tính chất xấu như chua, phèn, mặn, bạc màu,… cần phải cải tạo để làm giảm những tính chất xấu đó đi để cây trồng phát triển tốt hơn.

– Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất.

Câu 3 [Trang 14 – vbt Công nghệ 7]: Trò chơi giải ô chữ

Ô chữ gồm hai câu với 25 chữ cái, là tục ngữ về kinh nghiệm làm đất của ông cha ta, cho biết chữ cái mở đầu là M và B.

Lời giải:

B Ă N G M Ô T G I O P H Â N

– Một hòn đất nỏ, bằng một giỏ phân

Độ phì nhiêu của đất nông nghiệp nước ta có sự giảm sút hàm lượng hữu cơ, lượng mùn trong đất nhanh chóng. Trước đây, rất nhiều loại đất có hàm lượng hữu cơ từ 2-3% phổ biến thì nay gần như không còn gặp. Những loại đất ở đồng bằng phù sa cũng chỉ còn trên dưới 1% hàm lượng hữu cơ. Ngoài ra, diện tích có nguy cơ bị hoang hóa cũng theo đó mà tăng đến gần 1/3 lãnh thổ, quá kinh khủng!

Đây chính là lý do mà hôm nay mình viết về chủ đề tình trạng canh tác đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay như thế nào? Vì sao phải cải tạo đất?. Sau khi đã nắm thông tin rồi thì mình sẽ chia sẻ thêm về người ta dụng những biện pháp nào để cải tạo đất phèn, đất mặn và vườn tạp nhé.

 Tình trạng canh tác đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay như thế nào? Cùng tìm hiểu vì sao phải cải tạo đất?

Đất trồng là yếu tố vô cùng quan trọng trong việc quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nhưng hiện nay đang bị vắt kiệt “sức lao động” vì nông dân canh tác liên tục, sử dụng phân bón hóa học, thuốc BVTV tràn lan, trồng độc canh,.. dẫn đến đất nông nghiệp ngày càng khô cứng bạc màu. Hơn 1,3 triệu ha bị suy thoái, hơn 2,3 triệu ha đất có dấu hiệu suy thoái và 6,6 triệu ha có nguy cơ suy thoái. Những con số đang cực kỳ báo động. Đất đai phải màu mỡ, phù sa thì các vi sinh vật, động vật tồn tại trong đất mới có đủ điều kiện để phát triển tốt, giúp tăng năng suất cây trồng được.

Vậy chắc hẳn các bạn đã hiểu vì sao mà chúng ta cần phải cải tạo đất rồi chứ. Một số loại đất như: đất kiềm, đất chua có chứa tính Axit, Bazơ không thể để trồng cây được nên cần phải cải tạo đất.

Cải tạo đất để khai thác tiềm năng của đất, bắt đất phải làm ra lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, của cải, để nuôi sống và phục vụ con người. Biện pháp cải tạo đất cần phải có công sức, trí tuệ, vốn liếng, với điều kiện cần và đủ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”.

Vì sao phải bảo vệ đất?

Ngoài những khía cạnh mình có đề cập ở trên thì vẫn còn đó các lý do khác mà chúng ta phải bảo vệ đất. Theo như thống kê của Tổng Cục Dân Số thì mỗi năm nước ta tăng thêm khoảng hơn 1 triệu người. Dân số tăng đi kèm với nhu cầu lương thực, thực phẩm cũng lớn. Trong khi diện tích đất nông nghiệp càng ngày càng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Câu nói “tấc đất tấc vàng” quả thực chưa bao giờ sai, vì vậy mà việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp thật sự rất đáng báo động.

Vì sao phải cải tạo đất? Người ta dụng những biện pháp nào để cải tạo đất?

Mỗi loại đất thoái hóa sẽ cần phải có một biện pháp để cải tạo đất khác nhau. Với quy trình, các thức, thành phần khác nhau. Nhưng mấu chốt quan trọng của tất cả biện pháp này vẫn là bổ sung một lượng lớn chất mùn hữu cơ vào đất. Mình xin tổng hợp các biện pháp cải tạo đất phổ biến hiện nay:

  • Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ: Giúp tăng bề dày của lớp đất canh tác.
  • Trồng xen cây phân xanh: Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi.
  • Làm ruộng bậc thang: Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.
  • Bón vôi: Giúp khử chua
  • Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên: Hoà tan chất phèn trong nước, tháo nước có hòa tan phèn thay thế bằng nước ngọt. 

Vì sao cần phải cải tạo đất phèn, đất mặn

Đất phèn và đất mặn ở đồng bằng Sông Cửu Long chiếm diện tích rất lớn[ 2,5 triệu ha]. Sự ảnh hưởng của biến đổi khi hậu ngày càng nặng nề dẫn tới làm tăng diện tích bị nhiễm phèn, mặn. Đặc biệt vào những mùa khô thiếu nước ngọt thì tình trạng này lại càng thêm trầm trọng. Hai loại đất này có khả năng hạn chế quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, tác động xấu trực tiếp đến hoạt động sản xuất. Mặc dù đã có những biện pháp kỹ thuật, phương án để khắc phục, xử lý phần nào giúp người dân thích nghi hơn. Nhưng nếu đẩy mạnh triển khai nghiên cứu cải tạo trên toàn bộ diện tích thì sẽ mang lại tiềm năng năng suất rất lớn. 

Cho biết vì sao phải cải tạo vườn tạp

Vườn tạp là vườn cây gồm nhiều loại cây: cây ăn quả, cây công nghiệp, cây làm thuốc v.v.. cùng sinh sống, phát triển trên một diện tích đất nhất định. Sản phẩm thu được rải rác qua nhiều tháng không xác định được sản phẩm chính, thu nhập giá trị không cao.”

Hiện nay thực trạng đất vườn tạp tại nước ta được chia thành 4 loại chính sau:

  • Đất vườn trồng lẫn lộn nhiều loại cây ăn quả [3 giống trở lên]. Bố trí một cách tùy tiện, sử dụng không gian không hợp lý. Các quần thể trong vườn gần như không có sự tương hỗ với nhau.
  • Loại hình đất vườn tiếp theo chỉ có 1 đến 2 chủng loại nhưng chất lượng giống kém. Nguyên nhân chủ yếu là thiếu chuyên môn ham rẻ nên khó kiểm soát được tiêu chuẩn và chất lượng của giống cây trồng.
  • Loại hình thứ 3 của đất vườn tạp là gì? Là vườn trồng được từ 1 đến 2 cây ăn quả đủ tiêu chuẩn về giống tuy nhiên đầu tư chăm sóc, bón phân tưới nước lại không đúng kỹ thuật khiến cho cây sinh trưởng kém, chậm ra hoa, sâu bệnh phát sinh và không được phòng trừ kịp thời khiến cho năng suất khá kém.
  • Vườn trồng cây ăn quả xen kẽ với nhiều loại cây trồng khác. Tuy nhiên không nhận thấy được loại cây trồng nào là chủ lực thật sự. Loại vườn này thường cho chủ vườn thu nhập rất thấp.

Chúng ta có thể thấy ngay, điểm chung của các loại vườn tạp kể trên là đều mang lại giá trị sản xuất rất thấp. Nếu như chủ vườn nắm được quy trình kỹ thuật chuẩn để cải tạo vườn tạp thì sẽ cho thu nhập tốt. Trước mắt, cần xác định những cây có giá trị hiện có trong vườn, phù hợp với quy hoạch phát triển của vùng đặc biệt phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thì giữ lại [không nên xoá trắng].

Ví dụ: trong vườn có vải thiều, nhãn, mít, hồng, dứa của nông dân Vĩnh Phúc cần xác định cây chính là vải thiều, dứa, ngoài mục đích ăn tươi còn phục vụ nguyên liệu cho nhà máy chế biến thực phẩm Vĩnh Phúc [Tam Dương].

Video liên quan

Chủ Đề