Vì sao dùng trắc nghiệm john holland

Trắc nghiệm hướng nghiệp là một công cụ hữu ích và khoa học cho cha mẹ trong hành trình hướng nghiệp cho con. Trong số đó không thể không kể đến trắc nghiệm tính cách Holland vì nó khá đơn giản, dễ làm, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện giáo dục tại Việt Nam. Đây cũng là bài test được trường Đại học RMIT sử dụng chính thức công việc tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cấp 3 và sinh viên đang theo học tại trường.

Hãy cùng RMIT & Cha Mẹ tìm hiểu về bài trắc nghiệm này và ứng dụng của nó trong hướng nghiệp cho con.

Trắc nghiệm tính cách Holland là gì?

Trắc nghiệm Holland [hay còn gọi là trắc nghiệm sở thích Holland] được phát triển bởi tiến sĩ tâm lý học người Mỹ – John Holland. Bài trắc nghiệm này đã được sử dụng khá rộng rãi trong hướng nghiệp phổ thông tại các quốc gia phát triển nhất về giáo dục như Hà Lan, New Zealand, Thuỵ Sỹ, Italy… Tại Việt Nam, bài trắc nghiệm này còn khá mới nhưng cũng đang được áp dụng rộng rãi trong công tác hướng nghiệp.

Trắc nghiệm Holland chia tính cách con người ra làm 6 nhóm, tương ứng với 6 loại ngành nghề phù hợp:

Kỹ thuật: Thích làm với những vật cụ thể, máy móc, dụng cụ, cây cối, con vật hoặc các hoạt động ngoài trời.
Nghiên cứu: Thích quan sát, tìm tòi, điều tra, phân tích, đánh giá hoặc giải quyết vấn đề.
Nghệ thuật: Có khả năng nghệ thuật, sáng tác, trực giác và thích làm việc trong các tình huống không có kế hoạch trước như dùng trí tưởng tượng và sáng tạo.
Xã hội: Thích làm việc cung cấp hoặc làm sáng tỏ thông tin, thích giúp đỡ, huấn luyện, chữa trị hoặc chăm sóc sức khoả cho người khác, có khả năng về ngôn ngữ.
Quản lý: thích làm việc với những người khác, có khả năng tác động, thuyết phục, thể hiện, lãnh đạo hoặc quản lý các mục tiêu của tổ chức, các lợi ích kinh tế.
Nghiệp vụ: Thích làm việc với dữ liệu, con số, có khả năng làm việc văn phòng, thống kê, thực hiện các công việc đòi hỏi chi tiết, tỉ mỉ, cẩn thận hoặc làm theo hướng dẫn của người khác.

Mục tiêu của bài trắc nghiệm này là phát hiện ra những điểm nổi trội tiềm ẩn trong tính cách của mỗi cá nhân, từ đó lựa chọn nghề nghiệp và môi trường làm việc phù hợp.

Tại sao trắc nghiệm tính cách Holland phù hợp khi hướng nghiệp cho con?

Trắc nghiệm Holland là lựa chọn lý tưởng khi hướng nghiệp cho con ở giai đoạn phổ thông, vì nó giúp khám phá những nét tính cách tiềm ẩn trong con.

Trong giai đoạn này, con có nhu cầu thể hiện bản thân và khát khao học hỏi chuyên ngành khá cao, nhưng lại thiếu một chỉ dẫn đủ tin cậy và khách quan để đưa ra quyết định về nghề nghiệp. Bài trắc nghiệm tính cách Holland như một ngọn hải đăng giúp soi đường chỉ lối cho cả cha mẹ và con trên hành trình sự nghiệp trong giai đoạn ban đầu này. Dựa trên kết quả trắc nghiệm, cha mẹ có thể giúp con lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với tính cách của con.

Nhưng bài trắc nghiệm này không chỉ gói gọn trong chuyện hướng nghiệp. Nó còn có thể giúp cha mẹ đưa ra hướng phát triển về học vấn để theo đuổi nghề nghiệp con ưa thích. Chẳng hạn, con thuộc nhóm “Nghệ thuật“, mong muốn trở thành nhà thiết kế thời trang. Dựa trên mong muốn của con và kết quả trắc nghiệm, cha mẹ có thể cho con theo học các lớp năng khiếu vẽ, khuyến khích con tham gia các hoạt động về thời trang trên trường, hay cùng con tìm kiếm các chương trình học Đại học có đào tạo về thiết kế thời trang,… Hay nói cách khác, trên cơ sở tâm lý học, bài trắc nghiệm Holland giúp cha mẹ và con phát triển sự nghiệp tương lai theo đúng hướng, đúng lộ trình, và mang tính dài hơi.

Kết luận

Nói tóm lại, trắc nghiệm tính cách Holland là một công cụ khá hữu ích và thực tế cho cha mẹ khi hỗ trợ con trong hành trình hướng nghiệp gian nan và dài hơi. Tuy nhiên, để có được thông tin đa chiều và khách quan hơn, cha mẹ có thể kết hợp làm nhiều bài trắc nghiệm hướng nghiệp khác, hay tham gia các buổi chia sẻ về nghề nghiệp từ các trường đại học uy tín trong nước. Nhưng quan trọng nhất đó là cha mẹ cần dành thời gian lắng nghe, quan sát để hiểu mong muốn của con, từ đó có thể đồng hành và đưa ra những lời khuyên hữu ích nhất cho con.

— Bài trắc nghiệm tính cách Holland, được chuyên gia hướng nghiệp của Đại học RMIT Việt hoá và phát triển.

— Bài mô tả lại một ca tư vấn hướng nghiệp cho học sinh cấp 3 có sử dụng trắc nghiệm tính cách Holland, được thực hiện bởi chuyên gia tư vấn hướng nghiệp Phoenix Hồ.

— Các bài viết của chị Phoenix Hồ, chuyên gia tư vấn hướng nghiệp, về các nhóm ngành:

  • 4 bài trắc nghiệm tính cách để hướng nghiệp cho con
  • Tự thiết kế chương trình đại học với Cử nhân Kinh doanh của RMIT
  • Trang bị hành trang để con sẵn sàng chinh phục môi trường đại học quốc tế

16:45:5020/08/2018

Bài trắc nghiệm John Holland dựa trên mô hình của tiến sỹ tâm lý John Holland [người Mỹ], được sử dụng rộng rãi và được đánh giá rất cao trong hướng nghiệp phổ thông tại các quốc gia đi đầu về giáo dục trên thế giới như New Zealand, Hà Lan, Thuỵ Sĩ, Italia, . . .

Theo học thuyết John Holland, có 6 nhóm tính cách tương ứng với 6 nhóm nghề nghiệp phù hợp, đó là: Kỹ thuật, Nghiên cứu, Nghệ thuật, Xã hội, Quản lý, Nghiệp vụ.

Bài trắc nghiệm John Holland khá đơn giản và không mất quá nhiều thời gian suy nghĩ để thực hiện, chính vì thế nên nó phù hợp với cả các gia đình bận rộn. Hơn nữa, bài trắc nghiệm này giúp khám phá khả năng nổi trội tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, từ đó mỗi cá nhân có thể chọn lựa công việc hay môi trường làm việc phù hợp với sở thích mỗi người.

BƯỚC A: Thực hiện bài trắc nghiệm để xác định được ngành học phù hợp sở trường của bản thân

Khi được hỏi về việc chọn ngành, chọn trường trong kỳ tuyển sinh, Có bạn nói: "Em xin xét vào ĐH Kinh tế, ĐH Bách khoa vì gần hết lớp của em xét vào đó, em không xét trường đó mà xét trường khác thì buồn lắm". Có bạn lại nói "bố mẹ em bắt em học trường y nên em phải chọn xét vào trường y"... Có đến 1.001 cách chọn ngành, trường.

Vì sao Bill Gates trở thành ông chủ của tập đoàn Microsoft khổng lồ mà không phải là một kiến trúc sư hay một nhà giáo? Vì sao Đặng Thái Sơn là nghệ sĩ đàn dương cầm nổi tiếng mà không phải là một doanh nhân? Vì sao Ernest Hemingway là nhà văn với những kiệt tác bất hủ mà không phải là một nhà khoa học? Hẳn bạn sẽ trả lời ngay "Vì họ có tài năng thiên bẩm trong những lĩnh vực này." Chính xác như thế. Thế nhưng, bạn có biết chính tính cách, sở thích của bản thân là một trong những yếu tố quan trọng quyết định nghề nghiệp phù hợp của mỗi con người?

Bạn có muốn biết mình thuộc típ người nào và thiên hướng nghề nghiệp nào phù hợp với bạn nhất không? Mời bạn tham gia bài trắc nghiệm sau:

Bước thứ nhất: các bạn tự điền vào sáu phiếu "tự khám phá sở thích" A, B, C, D, E, F bên dưới để xem phiếu nào được điểm cao nhất thì sở thích nghề nghiệp của bạn ở hướng đó.

Cách điền: đọc từng mục tự khám phá [1 đến 9], đánh dấu vào mức độ 1,2,3,4,5.Đánh dấu cột mức độ xong thì tự điền điểm vào cột điểm.Mức 1: rất thấp = 1 điểm, mức 2: thấp = 2 điểm, mức 3: vừa = 3 điểm, mức 4: cao = 4 điểm, mức 5: rất cao = 5 điểm.

Sau đó, bạn tính tổng điểm của mỗi phiếu. Ví dụ:

Phiếu A

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Có tính tự lập

     

X

 

4

 2. Có đầu óc thực tế

       

X

5

 3. Dễ thích nghi, linh động

   

X

   

3

  4. Vận hành máy móc, thiết bị

   

X

   

3

 5. Làm các công việc thủ công

   

X

   

3

 6. Tiếp xúc thiên nhiên, động, thực vật

 

X

     

2

 7. Làm công việc mang tính thực hành

   

X

   

3

 8. Thấy được kết quả công việc

   

X

   

3

 9. Làm việc ngoài trời

 

X

     

2

 Tổng điểm

28

Hãy trả lời trung thực từng câu hỏi bằng cách chọn một câu duy nhất trong từng cặp câu trả lời mô tả đúng nhất về bạn. Hãy trả lời như chính con người thật của bạn, đừng chọn câu trả lời mà bạn muốn hay phải như vậy.

Phiếu A

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Có tính tự lập

 2. Có đầu óc thực tế

 3. Dễ thích nghi, linh động

 4. Vận hành máy móc, thiết bị

 5. Làm các công việc thủ công

 6. Tiếp xúc thiên nhiên, động, thực vật

 7. Làm công việc mang tính thực hành

 8. Thấy được kết quả công việc

 9. Làm việc ngoài trời

 Tổng điểm

 

Phiếu B

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Tính tìm hiểu, khám phá

 2. Có đầu óc phân tích

 3. Tính logích

 4. Quan sát, phản ánh, nghiên cứu

 5. Tổng hợp, khái quát, suy diễn

 6. Điều tra, phân loại, kiểm tra đánh giá

 7. Tự tổ chức công việc

 8. Thực hiện những vấn đề phức tạp

 9. Khả năng giải quyết các vấn đề

 Tổng điểm

Phiếu C

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Dễ xúc động

 2. Có óc tưởng tượng

 3. Tự do, không khuôn mẫu, bốc đồng

 4. Trình diễn, diễn xuất

 5. Có thể chụp ảnh, vẽ, trang trí, điêu khắc

 6. Năng khiếu âm nhạc

 7. Khả năng viết, trình bày ý tưởng

 8. Sáng tạo ý tưởng, chương trình... mới

 9. Thoải mái biểu lộ ý thích riêng

 Tổng điểm

Phiếu D

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Tính thân thiện, giúp đỡ người khác

 2. Thích gặp gỡ, làm việc với con người

 3. Lịch thiệp, tử tế

 4. Khuyên bảo, huấn luyện, giảng giải

 5. Lắng nghe và sẵn sàng phục vụ

 6. Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng

 7. Hoạt động vì mục tiêu xã hội, cái chung

 8. Đóng góp để thế giới tốt đẹp hơn

 9. Khả năng hòa giải, giải quyết sự việc

 Tổng điểm

Phiếu E

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Tính phiêu lưu, mạo hiểm

         

 2. Tính quyết đoán

         

 3. Năng động

         

 4. Diễn đạt, tranh luận, thuyết phục

         

 5. Quản lý, chỉ đạo, xbạn xét, đánh giá

         

 6. Đặt ra mục tiêu, kế hoạch và quyết định

         

 7. Gây ảnh hưởng đối với người khác

         

 8. Cạnh tranh, vượt lên người khác

         

 9. Được sự kính trọng,vị nể

         

 Tổng điểm

Phiếu F

Mức độ đúng với tôi

1

2

3

4

5

Điểm

 1. Có đầu óc tổ chức, sắp xếp, ngăn nắp

           

 2. Cẩn thận, tỉ mỉ

           

 3. Chu đáo, chính xác, đáng tin cậy

           

 4. Tính toán, so sánh, ghi chép số liệu

           

 5. Lưu trữ, phân loại, cập nhật thông tin

           

 6. Dự kiến về chi tiêu, ngân sách

           

 7. Làm công việc có nhiệm vụ rõ ràng

           

 8. Lên kế hoạch, điều phối công việc

           

 9. Làm việc với con số, theo các quy định

           

 Tổng điểm

 

Bước thứ hai: sau khi điền điểm tất cả sáu phiếu, phiếu nào điểm cao nhất thì đó là hướng sở thích, nghề nghiệp của bạn, có thể phù hợp với ngành nghề của phiếu đó như sau:

•    Phiếu A: nhóm sở thích này thiên về khả năng kỹ thuật, công nghệ, hệ thống quản lý; ưa thích làm việc với công cụ, máy móc, động thực vật; thích làm việc ngoài trời. Nhóm này phù hợp các ngành nghề về kỹ thuật: nông nghiệp, thủy lợi, lâm nghiệp, dầu khí, giao thông vận tải, quản lý đất đai, kỹ thuật và quản lý môi trường, quản lý công nghiệp, điều khiển máy móc thiết bị, điều khiển các phương tiện giao thông - lái xe, tàu; bảo hộ an toàn lao động, các ngành nghề sản xuất thủ công, cảnh sát, thể dục thể thao...

•    Phiếu B: nhóm này thường thiên về khả năng quan sát, khám phá, mang tính nghiên cứu hoặc thí nghiệm; phân tích đánh giá, giải quyết các vấn đề. Như vậy sẽ phù hợp các ngành về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, y dược, toán học, thống kê, khảo cổ, công nghệ thông tin, kinh tế học...

•    Phiếu C: nhóm này thiên về khả năng nghệ thuật, khả năng về trực giác, tưởng tượng cao, thích nghi nơi phát huy ngẫu hứng, không ràng buộc bởi khuôn mẫu. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề về văn chương, báo chí - bình luận viên, dẫn chương trình..., điện ảnh, sân khấu, mỹ thuật, âm nhạc, múa, kiến trúc, thời trang, hội họa...

•    Phiếu D: nhóm này thường thiên về khả năng ngôn ngữ, giảng giải, thích làm việc - quan hệ với con người, thích công việc đào tạo, hướng dẫn, trợ giúp người khác... Như vậy sẽ phù hợp các ngành nghề sư phạm, huấn luyện viên, tư vấn, hoạt động xã hội...

•    Phiếu E: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng kinh doanh; mạnh bạo, dám nghĩ, dám làm; có khả năng quản lý, chỉ đạo... Như thế có thể phù hợp các ngành nghề về quản trị sản xuất - kinh doanh, thương mại, dịch vụ khách hàng, báo chí, luật, marketing...

•    Phiếu F: nhóm sở thích này thường thiên về khả năng vận dụng những con số - số học, thích thực hiện những công việc chi tiết, thích làm việc với dữ liệu hoặc thích làm theo chỉ dẫn của người khác, thích công việc bàn giấy. Như thế sẽ phù hợp các ngành nghề hành chính, quản trị văn phòng, thư ký, văn thư lưu trữ - thư viện, thống kê - phân tích, kế toán-kiểm toán

Bước thứ ba: sau khi xác định sở thích thuộc nhóm nào [phiếu có điểm cao nhất] và liên hệ ngành nghề có khả năng thích hợp thì chọn trường có ngành đó.

Bước B: Kiểm tra ngành vừa chọn so với nhu cầu nguồn nhân lực trong tương lai sắp tới như thế nào dựa vào bảng định hướng nhu cầu nguồn nhân lực với số liệu do Cục thống kê hoặc Bộ lao động TB&XH cung cấp.

>> xem thêm: Những ngành cần nhiều nhân lực giai đoạn 2019-2025

Để tham khảo thông tin về các ngành học mà bạn quan tâm, các bạn hãy vào mục Hướng nghiệp trên Hay Học Hỏi tìm kiếm nhé, nội dung các bài viết tìm hiểu ngành học là gì? học gì? ra trường làm gì? học ở đâu? sẽ được cập nhật đầy đủ để các bạn thuận tiện tham khảo.

Chúc các bạn có những lựa chọn đúng đắn để đảm bảo cho tương lai tươi sáng.

Hay học hỏi - Tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề