Vì sao hà lan thấp hơn mực nước biển

Hà Lan được biết đến là đất nước nằm thấp nhất so với mực nước biển. Vùng trũng nhất ở dưới mực nước biển tới 6,74m là một thị trấn nhỏ thuộc thành phố Rotterdam.

Bản thân tên gọi tiếng Anh của quốc gia này “The Netherlands” cũng có nghĩa là “Những vùng đất thấp”. Ngoài ra thống kê cho thấy 2/3 diện tích của quốc gia này nằm ở khu vực dễ ngập lụt trong khi mật độ dân số thuộc nhóm đông đảo bậc nhất.

Đặc điểm này đã nhiều lần khiến Hà Lan trải qua những thảm hoạ kinh hoàng. Đỉnh điểm nhất là tháng 2/1953, triều cường dâng cao do ảnh hưởng của một cơn bão đã tàn phá gần như hoàn toàn vùng duyên hải phía nam.

Hơn 200.000 hecta đất trồng trọt bị ngập lụt, 1.835 người bị chết đuối. Cũng từ thảm hoạ này đã lộ ra điểm yếu lớn nhất trong hệ thống các công trình phòng vệ chống nước biển của Hà Lan.

Chính vì vậy, chính phủ Hà Lan đã ngay lập tức thành lập Uỷ ban Châu thổ nhằm sửa chữa, thi công các công trình phòng vệ chống biển.

Kỳ quan đê biển

Sau một thời gian nghiên cứu thực địa, Ủy ban Châu thổ nước này đã cho ra đời một kế hoạch xây dựng các công trình với tầm vóc và quy mô vĩ đại. Đó là hệ thống các công trình đê biển, kè biển, cửa cống và cửa chắn lụt ở khu vực Tây Nam.

Tổng cộng có 65 đê chắn sóng đúc bê tông khổng lồ cùng 62 cửa van bằng thép di động treo giữa các đê chắn với tổng chiều dài 6,8km.

Được biết các cửa van dày 5m và rộng 40m, thay đổi theo độ cao từ 6m đến 12m tuỳ theo vị trí của chúng trong đập chắn. Cửa van lớn nhất nằm ở phần sâu nhất của châu thổ, nặng tới 480 tấn phải mất cả tiếng đồng hồ mới mở hay đóng cửa van.

Các công trình này được xây dựng trong suốt hơn nửa thế kỷ nhằm bảo vệ các khu vực đất đai rộng lớn trong vùng châu thổ trước sự tấn công của nước biển. Đây cũng được ghi nhận là hệ thống phòng hộ duy nhất chống lại sóng biến trên thế giới thuộc loại này.

Thậm chí, cùng với kim tự tháp ở Ai Cập, đường hầm qua eo biển Manche, kênh đào Panama , đấu trường Colosseum... Hệ thống đê biển ở Hà Lan được các nhà kiến trúc trên thế giới bầu chọn là một trong số 10 công trình vĩ đại nhất trên hành tinh.

Ngày nay, nhờ công nghệ hiện đại, Hà Lan còn tạo ra những đập nước di động để tăng hiệu quả ngăn lũ nhưng vẫn đảm bảo giao thương đường thủy.

Hay mới đây, các chuyên gia Hà Lan đang nghiên cứu và triển khai những dự án xây dựng hệ thống "đê chắn sóng thông minh" bằng cách tích hợp công nghệ cảm ứng để giám sát những con đê, đập nhằm đưa ra những cảnh báo sớm về nguy cơ bị nước biển tàn phá do biến đổi khí hậu.

Theo đó các chuyên gia và các nhà khoa học thủy lợi Hà Lan đang thử nghiệm gắn các chip vào thân đê, đập nhằm mục đích phát hiện sớm và cảnh báo các trận sóng thần và nước biển dâng.

Cuối cùng, trong trường hợp xấu nhất, tức là nước biển dâng quá nhanh, hệ thống bơm nước bị hỏng, với địa hình của Hà Lan, trong vòng một tuần, toàn bộ lãnh thổ Hà Lan sẽ bị chìm trong nước. Chính vì vậy, người dân Hà Lan có ý thức rất cao với mối nguy hiểm luôn tiềm ẩn này.

Trẻ em tại Hà Lan được học bơi lội từ nhỏ và để lấy được "bằng bơi lội" chúng phải trải qua bài kiểm tra đạp nước trong vòng 30 phút, xác định một vật cản dưới nước, sau đó bơi 100m.

Cối xay gió - vị cứu tinh của đất nước Hà Lan

Không phải ngẫu nhiên cối xay gió lại trở thành biểu tượng của đất nước Hà Lan. Nếu như ngay từ thế kỷ thứ 10, người Hà Lan đã nghĩ cách trị thuỷ bằng việc đắp đê thì 400 năm sau đó, họ nhận ra tác dụng kỳ diệu của cối xay gió trong cuộc chiến giành lại đất.

Cối xay gió xuất hiện ở khắp mọi nơi trên đất nước Hà Lan. Sự hiện diện của cối xay gió dày đặc hơn tại những khu vực trũng.

Ban đầu, cối xay gió làm bằng đá, sau đó được cải tiến với chất liệu nhẹ hơn như gỗ. Những chiếc cánh quạt cực khỏe, dài hàng chục mét của cối xay gió truyền lực của gió lên bánh guồng lớn bằng gỗ để đổ nước ra sông.

Ngoài ra cối xay gió cũng được xây dựng dọc các con kênh để tăng khả năng thoát nước.

Ngày nay, cối xay gió đã không còn đóng vai trò chính trong quy trình thoát nước của Hà Lan. Người ta sử dụng máy bơm dùng nhiên liệu diesel và bơm điện để đẩy nước xuống hạ nguồn. Tuy nhiên, cối xay gió vẫn luôn là niềm tự hào và nét đặc trưng không thể chối bỏ của đất nước Hà Lan.

Nhìn chung vì nhận thức được là quốc gia ven biển, có nhiều khu vực dưới mực nước biển và những phần đất thấp thường bị ngập nên người Hà Lan đã trở thành chuyên gia đứng đầu thế giới về các biện pháp chống biển.

Giờ đây cả thế giới được chiêm ngưỡng đất nước Hà Lan với không gian thoáng đãng, cánh đồng hoa tuylíp, cối xay gió và những tòa biệt thự cổ kính bên những dòng kênh rạch phủ khắp cả nước.

Người Hà Lan luôn tự hào rằng: "Chúa đã tạo ra thế giới, nhưng chính người Hà Lan đã tạo ra đất nước Hà Lan".

Theo Trí thức trẻ/CafeBiz

Hà Lan muốn dùng chim diệt drone

Hà Lan đối mặt với nguy cơ nước biển dâng lên tới 2m vào năm 2100

Mực nước biển ở Hà Lan đang có xu hướng dâng cao. [Ảnh: phys.org]

VTV.vn - Viện Khí tượng Hà Lan [KNMI] ngày 25/10 cảnh báo mực nước ngoài khơi Hà Lan có thể dâng lên tới 2m vào năm 2100, cao hơn nhiều so với dự báo đưa ra năm 2014.

Theo cảnh báo của Viện Khí tượng Hà Lan [KNMI], mực nước biển dâng ở ngoài khơi nước này nói trên sẽ diễn ra nếu các nước không giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính.

Trong báo cáo, KNMI nêu rõ, nếu các nước không giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, mực nước ngoài khơi Hà Lan có thể tăng 1,2m vào năm 2100 so với đầu thế kỷ này, thậm chí lên tới 2m nếu tình trạng băng tan ở Nam cực gia tăng. Trước đó, năm 2014, KNMI dự báo mực nước biển Hà Lan có thể tăng cao nhất là 1m.

Cảnh báo trên được KNMI đưa ra dựa trên báo cáo mới nhất của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu [IPCC] công bố vào tháng 8 và nghiên cứu của chính tổ chức, trong bối cảnh chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu [COP26] tại Glasgow [Scotland].

Cùng chung nhận định với IPCC, KNMI cho rằng, khí hậu Hà Lan đang thay đổi nhanh chóng. Theo cơ quan nghiên cứu này, Hà Lan có thể phải trải qua mùa xuân và hè khô hạn hơn, đồng thời hứng chịu những cơn mưa dữ dội hơn. Khí hậu Hà Lan sẽ trở nên giống với khí hậu vùng Nam Âu, vốn ấm hơn nhiều so với khu vực Bắc Âu.

Hà Lan đối mặt nguy cơ "nghiêm trọng hơn dự tính". [Ảnh: weforum.org]

Với khoảng 33% lãnh thổ nằm dưới mực nước biển, Hà Lan đặc biệt dễ bị ảnh hưởng do tình trạng ấm lên của Trái đất nhưngđây cũng là một trong những quốc gia gây ô nhiễm lớn nhất ở châu Âu. Các nghiên cứu gần đây nhất cho thấy, khoảng 60% diện tích của Hà Lan dễ bị ngập lụt, bao gồm cả bờ biển và các khu vực gần sông. Do đó, giới chuyên gia cho rằng Chính phủ Hà Lan cần có những lựa chọn quyết liệt trong quy hoạch không gian nhằm kiềm chế hậu quả của biến đổi khí hậu.

Mối đe dọa từ biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao mà Hà Lan đang phải đối mặt nghiêm trọng hơn so với suy nghĩ trước đây, buộc quốc gia nằm ở vùng đất thấp này phải hành động khẩn cấp để tự bảo vệ mình. Đây là cảnh báo của Nhà vua Hà Lan Willem-Alexander ngày 21/9, trong bài phát biểu hàng năm khai mạc kỳ họp Quốc hội.

Nhà vua Willem-Alexander nêu rõ: "Biến đổi khí hậu rõ ràng là vấn đề cấp bách nhất. Biến đổi khí hậu và nước biển dâng cao đang diễn ra với tốc độ nhanh hơn và nghiêm trọng hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây".

Nhà vua Hà Lan nhắc tới các trận lũ lụt nghiêm trọng ở tỉnh Limburg, miền Nam nước này vào tháng 7 vừa qua, cho rằng thiên tai này buộc Chính phủ phải rà soát và thúc đẩy các biện pháp đã được lên kế hoạch. Ông nhấn mạnh, trong những năm tới, Hà Lan chắc chắn cần phải nỗ lực hơn nữa để đạt được mục tiêu giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân làm Trái đất ấm lên

Với khoảng 1/3 diện tích nằm dưới mực nước biển, Hà Lan từ lâu vẫn là quốc gia dễ bị ngập lụt nghiêm trọng. Hà Lan, vốn nằm trong số những nước có lượng khí thải tính theo đầu người lớn nhất châu Âu, dự kiến dành khoảng 7 tỷ Euro trong kế hoạch ngân sách năm tới để tăng tính bền vững, chống chịu với thiên tai của các gia đình và doanh nghiệp.

Hà Lan đẩy mạnh công nghệ ứng phó với tình trạng nước biển dâng

VTV.vn - Từng hứng chịu nhiều thiệt hại trong lịch sử khi 1/3 diện tích nằm dưới mực nước biển, Hà Lan đang sở hữu công nghệ đê điều phòng chống lũ lụt an toàn nhất thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

giảm lượng khí phát thải, khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, mực nước ngoài khơi Hà Lan, lãnh thổ nằm dưới mực nước biển

Video liên quan

Chủ Đề