Vì sao lá cơm nếp lại nhuộm màu thực phẩm

Đến với Hà Thành, bạn nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức món bánh cốm. Những hãy thật cẩn thận truy xuất nguồn gốc thực phẩm cẩn thận trước khi mua và sử dụng nha!

Bánh cốm Hà Thành – nét văn hóa truyền thống dân tộc 

Chiếc bánh cốm được người dân Việt Nam và các du khách nước ngoài cũng vô cùng yêu thích. Nguyên liệu chính tạo nên hương vị của bánh cốm chính là sự hòa quyện giữa gạo nếp và đậu xanh. Loại gạo nếp sử dụng để làm cốm không phải gạo nếp thông thường như các loại bánh khác mà là nếp non. 

Đậu xanh hấp chín, nghiền mịn sau đó trộn đều với đường cát, mứt bí, mứt hạt sen. Trải một lớp cốm xào đường, một lớp nhân đậu xanh rồi phủ một lớp cốm nữa ép chặt lại gói trong lá sen sẽ cho ra một chiếc bánh cốm đúng hương vị dân tộc.

Hương vị bánh cốm phụ thuộc rất lớn vào khâu chọn nguyên liệu, nếu cốm non quá khi xào với đường dễ bị nhão, không thể làm vỏ bánh được. Tuy nhiên, tùy theo mức độ thuần thục và kinh nghiệm của người làm bánh mà cho ra đời những hương vị bánh khác nhau. Những người Hà Thành xưa sẽ cho ra những chiếc bánh cốm với hương vị “chuẩn” nhất.

Những chiếc bánh cốm có màu đẹp tự nhiên hay nhuộm hóa chất 

Nếu là người yêu thích món bánh truyền thống và thường xuyên mua về làm quà cho những người thân yêu thì bạn sẽ phải hoảng sợ khi nghe đến thông tin bánh cốm Hà Nội được nhuộm hóa chất.

Bánh cốm – nét văn hóa dân tộc liệu có còn tồn tại trước thị trường khốc liệt như hiện nay. Hay chính nó cũng bị cuốn vào cơn lốc của thị trường, nơi mà hàng hóa ganh đua, cạnh tranh khốc liệt để chiếm lòng tin của từng khách hàng. Liệu nó có thể “đấu” lại với quá nhiều sản phẩm bánh kẹo ngoại nhập hay nó sẽ dần chìm vào một vùng tối?

Bánh cốm có màu xanh tự nhiên hay do sử dụng phẩm màu 

Nếu như xưa kia, mỗi chiếc bánh làm ra chứa đựng sự đảm đang, cần cù, sáng tạo và tận tụy với nghề của những nghệ nhân lão làng thì người dân làng Vòng hiện nay không còn mặn mà với nghề làm cốm truyền thống nữa, thậm chí một số người chỉ vì lợi ích cá nhân mà đánh đổi cả một nền văn hóa dân tộc. Trước đây, cốm được làm rất công phu, người ta thường dùng lá dong, lá lúa non rửa sạch rồi giã nát, đun sôi, lọc bỏ cặn bã, lấy nước rồi cô lại. Loại nước cô đặc này mang đi pha với một ít nước sôi phun lên cho cốm có màu xanh tự nhiên.

Nhưng ngày nay, người dân lại tạo ra thứ nước này vô cùng nhanh chóng, không mất sức, chỉ bằng những loại hóa chất rẻ tiền pha với nước, người làm cốm đã cho ra đời hợp chất nước màu xanh bắt mắt. Một số khác lại dùng phẩm màu để nhuộm cốm để tiết kiệm thời gian, không mất nhiều công sức mà vẫn có được màu xanh tự nhiên.

Người bán vô tư sử dụng thuốc nhuộm ngay tại điểm bán bất chấp ánh nhìn của những người qua đường hay người mua hàng, chỉ một vài người nhưng khiến người tiêu dùng dần mất niềm tin vào một loại bánh mang nét truyền thống lâu đời, chứa đựng lịch sử và tinh hoa vá hóa dân tộc này. Những người làm cốm truyền thống, “chân chính” sẽ bị ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và danh tiếng của mình nếu như không minh bạch thông tin sản phẩm của mình đầy đủ và chính xác tới người tiêu dùng.

Thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm trước khi sử dụng

Trước thực trạng thực phẩm bẩn như hiện nay thì người tiêu dùng cần phải đề cao cảnh giác. Hãy truy xuất nguồn gốc thực phẩm trước khi mua và sử dụng. Bạn nên mua bánh cốm ở những địa chỉ uy tín và có xuất xứ rõ ràng. Hiện nay, các cơ sở sản xuất hay doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh bánh cốm đã thực hiện đăng ký mã vạch và thực hiện truy xuất nguồn gốc thực phẩm, chính vì vậy người tiêu dùng có thể dễ dàng quét mã kiểm tra xuất xứ của sản phẩm. 

Truy xuất nguồn gốc, xuất xứ bánh cốm trước khi mua hàng

Bạn nên trang bị cho mình một ứng dụng quét mã vạch để dễ dàng hơn trong việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm. Ứng dụng quét mã được nhiều người tin dùng và được đánh giá là vượt trội hơn cả là ứng dụng iCheck scanner. Chỉ với những thao tác dễ dàng, bạn có thể kiểm tra được xuất xứ của sản phẩm và an tâm hơn khi sử dụng. 

Xem thêm:  Vì sao truy xuất nguồn gốc thực phẩm ngày càng cần thiết? 

Sử dụng công nghệ thông minh, tiện ích lại vô cùng hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được uy tín, lòng tin đối với khách hàng. Mọi thắc mắc về tem QR code truy xuất nguồn gốc thực  phẩm của iCheck, quý khách hàng liên hệ ngay theo hotline 0902.195.488 hoặc truy cập vào website://icheck.com.vn/ để được tư vấn trực tiếp, tận tình.

Với những người kinh doanh xôi nếp quanh năm, dù có tích trữ thì gấc cũng không đủ để sản xuất xôi cho hết một mùa. Do đó, để “tiết kiệm” nhiều người đã pha trộn cả phẩm màu để tăng thêm phần hấp dẫn cho xôi gấc.

 

"Cả trăm nghìn một quả gấc thì lời lãi vào đâu"?

Xôi gấc là mặt hàng ăn sáng rất được ưa chuộng bởi mùi vị thơm ngon giá lại rẻ. Tuy nhiên theo như anh Trung [Mai Dịch, Từ Liêm, HN] mua xôi tại chợ Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội phản ánh, 3 gói xôi gấc anh mua không có lấy một hạt gấc, màu sắc gói xôi đỏ tươi, khác xa màu cam nhạt thường thấy ở xôi gấc.

"Tôi khá ngạc nhiên là tại sao xôi gấc mà lại chả có chút gì gọi là ... gấc cả. Xôi có màu đỏ và có mùi vị khá bất thường không giống  xôi gấc như gia đình tôi vẫn nấu. Liệu họ có cho cái gì vào không?", anh Trung e ngại.

Thông tin trên Chất lượng Việt Nam cho hay,  vào thời điểm trái mùa như hiện nay các tiểu thương kinh doanh đồ ăn sáng thường phải sử dụng  gấc từ mùa trước để chế biến. Theo đó, gấc thường được bỏ vào thùng và theo công thức: một lớp gấc, một lớp muối, một lớp gấc, một lớp đường.  Nhưng với những người kinh doanh xôi nếp quanh năm thì dù có tích trữ thì gấc cũng không đủ để sản xuất xôi cho hết một mùa. Do đó, để “tiết kiệm” nhiều người đã pha trộn cả phẩm màu để tăng thêm phần hấp dẫn cho xôi gấc.

“Có người sử dụng phẩm màu trộn lẫn gấc để tăng màu đỏ cho xôi. Đợt đầu năm, tôi bỏ mối gấc cho các cơ sở bán xôi phục vụ cho việc đi lễ chùa, thì hầu hết nhà nào cũng dùng thêm phẩm màu cho xôi gấc. Chỉ cần tí ti màu là được một thúng xôi, đi lễ chùa thấy đỏ là ai cũng nghĩ xôi gấc chứ có quan tâm là nó trộn gì đâu”, chị Thanh, một người chuyên bỏ mối gấc nói.

Cũng theo chị này, dù trái mùa nhưng gấc tươi vẫn có nhưng giá không hề rẻ. “Bán xôi chủ yếu lấy công làm lãi, 1 quả gấc cả trăm nghìn thì lời lãi vào đâu?” vì thế, nhiều người vẫn lạm dụng phẩm để làm màu cho xôi để bán cho khách hàng.

Cách thức làm màu cho xôi gấc rất đơn giản, chỉ cần bỏ một đến hai thìa bột màu vào ngâm cùng với gạo sau đó khi xôi chỉ cần trộn thêm một phần gấc là có được cả thúng xôi với màu đỏ bắt mắt.

Dù bị làm màu nhưng xôi gấc rất được ưa chuộng và thường bán đắt hơn các loại xôi khác. Nếu tinh ý thì người ăn sẽ phát hiện ra ngay bởi xôi gấc xịn thì có màu cam nhạt và không ngấm sâu vào gạo, còn xôi bị nhuộm màu thì màu sẽ đỏ tươi và tất cả sẽ ngấm rất đều. Đặc biệt, xôi có sử dụng phẩm màu thì mùi vị sẽ hăng không được thơm ngậy như mùi của gấc.

Người tiêu dùng khi mua xôi gấc nên chú ý màu sắc, xôi gấc xịn sẽ có màu cam nhạt

Thận trọng với xôi gấc bị “làm màu”

Theo TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, việc sử dụng phẩm màu tổng hợp để pha trộn chế biến xôi gấc là hết sức nguy hại cho sức khỏe người dùng.

Ông Thịnh cho biết: "Phẩm màu tổng hợp là các phẩm màu được tạo ra bằng các phản ứng tổng hợp hóa học, thường được dùng trong công nghiệp nhuộm vải, làm mực in..., rất ít khi dùng cho thực phẩm, nếu lạm dụng có thể gây ngộ độc".

Hiện nay, phẩm màu tổng hợp hóa học thuộc diện cấm, có thể gây chứng chậm phát triển trí não, làm nghiêm trọng hơn chứng bệnh tăng hiếu động ở trẻ em hoặc biểu hiện bất thường về hành vi, một số loại có thể gây dị ứng. Nếu con người sử dụng thường xuyên, liều cao loại phẩm màu công nghiệp, lâu dài sẽ gây tổn thương hệ thần kinh, suy gan, suy thận, thậm chí là gây ung thư.

Ông Thịnh cũng khuyên người tiêu dùng nên "tẩy chay" các thực phẩm có màu sắc lòe loẹt, bóng bẩy, thực phẩm nguồn gốc chế biến không rõ ràng, nhãn mác không đăng ký chất lượng, không ghi tên loại phẩm màu sử dụng. Các cơ sở chế biến thực phẩm, nước giải khát, không mua chất tạo màu ngoài thị trường tự do, khi không nắm rõ chủng loại, nguồn gốc để chế biến thực phẩm.

"Với xôi gấc có màu sắc, mùi vị bất thường thì không nên mua và sử dụng. Tốt nhất không nên sử dụng những thực phẩm trái mùa để tránh việc gian thương sử dụng chất bảo quản, chất cấm để thực phẩm tươi ngon", ông Thịnh nói.

Tại Việt Nam, trong "Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm" ban hành kèm theo Quyết định số 867/QĐ - BYT, ngày 4/4/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế, quy định cho phép sử dụng 10 loại phẩm màu tổng hợp dùng trong thực phẩm như phẩm vàng tartrazine, phẩm xanh brillant, phẩm đỏ erythrosine, amaranth, ponceau, carmoisine... và phải sử dụng dưới giới hạn cho phép, để không gây độc hại cho người tiêu dùng.

Video liên quan

Chủ Đề