Vì sao mèo thích sợ len

Đa số các giống mèo đều thích trèo cao hay ngồi ở các vị trí cao. Các nhà nghiên cứu hành vi động vật đã đưa ra một số cách giải thích điều này, thông thường nhất là "độ cao khiến cho mèo có điểm quan sát tốt hơn".

Đa số các giống mèo đều thích trèo cao hay ngồi ở các vị trí cao. Các nhà nghiên cứu hành vi động vật đã đưa ra một số cách giải thích điều này, thông thường nhất là "độ cao khiến cho mèo có điểm quan sát tốt hơn". Từ vị trí đó, chúng có thể giám sát vương quốc của mình và biết mọi hoạt động của con người cũng như là các con vật khác. Trong môi trường hoang dã, một vị trí trên cao cũng được dùng làm nơi ẩn mình để săn mồi. Vì thế độ cao cũng có thể mang lại cho mèo cảm giác an toàn và uy thế.

Vì sao mèo sợ nước?

Theo các nhà khoa học, tổ tiên sống trên sa mạc của mèo nhà cũng có kinh nghiệm rất hạn chế đối với nước. Các nghiên cứu gene cho thấy họ hàng gần nhất của mèo nhà là những con mèo hoang dã từ châu Phi, châu Âu và mèo sa mạc Trung Quốc. Và ngay từ khi con người thuần hoá những chú mèo đầu tiên - bằng chứng sớm nhất có từ năm 9.500 trước - chủ nhân của chúng đã bảo vệ các con vật yêu của mình khỏi những yếu tố này. Như vậy mèo không tiến hóa để thích nghi hay làm quen với nước.

Vì sao mèo thích ăn cá?

"Thủ phạm" khiến mèo ăn cá là người Ai Cập cổ - những người đầu tiên thuần hóa mèo thành vật nuôi trong nhà. 

Các tài liệu lịch sử cho thấy, người Ai Cập để dụ mèo vào nhà đã dùng đến cá, và cũng chỉ cho chúng ăn cá mà thôi. Mèo khi đó cũng chấp nhận ăn, và thói quen ăn cá trở thành một tập tính được duy trì đến tận ngày hôm nay.

Lý do mèo ăn cá là để hấp thụ protein, và quan trọng hơn là taurine - một dạng amino acid giúp điều hòa nhịp tim, khả năng sinh sản và khả năng tiêu hóa. Hầu hết các loài động vật đều tự tổng hợp được taurine nhưng mèo thì không, nên chúng cần các nguồn cung khác để thay thế.

Ngày:23/05/2020 lúc 12:41PM

Hẳn là dù bạn có nuôi mèo hay không thì vẫn biết rằng mèo rất sợ nước. Nhưng bạn có hiểu tại sao mèo lại sợ nước chưa? Nếu chưa thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Bản tính sợ nước từ tổ tiên hoang dã

Có tài liệu khoa học cho thấy, tổ tiên nhà mèo có nguồn gốc sống ở nơi khô ráo. Họ hàng gần nhất của những chú mèo hiện nay chính là loài mèo sống ở châu Phi và mèo ở sa mạc tại Trung Quốc. Những nơi này rất khô hạn, nắng nóng và vô cùng khan hiếm nước. 

Chính vì môi trường sống này, mèo rất hạn chế về những bản năng sinh tồn trong môi trường nước. Đối với tổ tiên của mèo, nước còn là nơi có nhiều rủi ro và mối đe dọa cho tính mạng. Mèo có thể làm mồi cho cá sấu, hà mã và nhiều động vật nguy hiểm dưới nước khác nếu dám bén mảng tới. Đây chính là lí do tại sao mèo khá hốt hoảng và sợ gặp nước. 

Sau khi nghiên cứu về bộ gen của mèo, các nhà khoa học đã kết luận, mèo chính là động vật bán thuần hoá. Biểu hiện của loại động vật này chính là giữ được rất nhiều tập tính, hành vi của tổ tiên hoang dã. Chính vì thế, mèo hiện đại cũng sợ nước, không có kinh nghiệm sống khi tiếp xúc với nước như một bản năng.

Đặc biệt, mèo nhà còn được con người bảo vệ khỏi những nguy cơ tổn thương. Trong đó, con người thường không để dây nước vô mèo nếu chúng không thích. Vì thế, mèo càng không thể hòa nhập hơn với môi trường nước. Duy chỉ có những chú mèo cưng từ bé đã được huấn luyện trở thành thú cưng thì được dạy và cho tiếp xúc với nước. Ít nhất là mèo được tắm rửa thường xuyên bằng nước. Chỉ những chú mèo được huấn luyện thế này mới làm quen và thích nghi được với nước. 

Nước làm trôi chất tiết của mèo

Mèo có chất tiết riêng để giao tiếp với đồng loại. Nếu xuống nước hoặc tắm rửa, nước có thể rửa trôi hoặc làm loãng chất tiết này. Mèo có thể gặp cản trở trong giao tiếp, nhận biết nếu chất tiết này biến mất. 

Do đó, mèo thường tự làm sạch lông bằng cách liếm lông. Trong nước bọt của mèo có chứa chất giúp tẩy rửa tự nhiên mà không ảnh hưởng đến đặc tính chất tiết. Nước bọt của mèo có thể làm giảm dầu mỡ dính trên lông, da. Còn những cái ngạnh, gai ở lưỡi thì giúp loại bỏ bụi bẩn, tạp chất. Điều này lí giải tại sao mèo sợ nước, không tắm nhưng vẫn sạch sẽ.

Bản tính đề cao cảnh giác

Mèo khá nhạy cảm và luôn nhận thức được các mối nguy hiểm xung quanh mình. Do đó, chúng luôn cảnh giác và trang bị sẵn sàng cho việc chạy trốn hoặc chiến đấu với kẻ thù. 

Để làm được điều này, chúng phải luôn trong trạng thái hoàn hảo nhất. Nếu bộ lông của mèo dính nước, lông sẽ nặng hơn. Việc di chuyển cũng không thể nhanh nhẹn như bình thường được. Do đó, chỉ cần lông dính nước là mèo cảm thấy bất an. Đây là lí do vô cùng hợp lý giải thích tại sao mèo lại sợ nước đến vậy. Bởi vì loài mèo nhỏ bé, yếu ớt và hầu như không có khả năng tự vệ nào tốt hơn việc chạy trốn.

Mèo dễ bị lạnh

Tại sao mèo lại sợ nước chỉ vì sợ lạnh, trong khi chúng đã có một lớp lông dày? Đó là do mèo có thân nhiệt khá cao. Chúng khó thích nghi với môi trường lạnh, dễ bị lạnh vì nước mát sẽ làm thân nhiệt hạ xuống nhanh chóng. 

Không những thế, lông mèo lại lâu khô. Nên mèo sẽ phải chịu một thời gian dài bất an nếu để lông ướt, đồng thời cũng dễ bị bệnh hơn.

Bí quyết tắm cho mèo

Xuất phát từ lí do tại sao mèo sợ nước, bạn cần chú ý hơn khi tắm cho mèo. Pha nước có nhiệt độ ấm vừa phải. Nếu nước không đủ ấm, mèo sẽ dễ cảm lạnh. Nếu nước quá nóng thì mèo sẽ càng sợ nước hơn và lập tức nhảy ra khỏi nước. 

Đầu tiên, bạn cần đổ đầy chậu/bồn tắm. Không nên để mèo vô chậu rồi xả nước trựa tiếp vào. Lực nước và âm thanh xả nước làm cho mèo trở nên sợ hãi hơn. 

Mèo không muốn mất đi mùi hương tự nhiên của mình nên bạn hãy dùng dầu gội, sữa tắm dành riêng cho mèo. Tuyệt đối không dùng loại dành cho người vì lông và da mèo khá nhạy cảm. Khi tắm cần cẩn thận để xà phòng không vấy vào mắt, tai, miệng mèo. 

Bạn nên dùng tay hoặc bàn chải mềm xoa đều để làm sạch thật nhẹ nhàng. Vừa tắm vừa trò chuyện, vuốt ve để mèo thư giãn, xua tan cảm giác sợ sệt khi gặp nước của mèo. Nếu mèo thích một món đồ chơi nào đó, hãy để vô chậu nước cho mèo đùa nghịch.

Bạn cần quan sát nét mặt và những cử chỉ của mèo để xem phản ứng của chúng. Nếu có những biểu hiện như hoảng sợ, khó chịu thì bạn nên thêm những hành động yêu thương dành cho mèo. Sau khi tắm xong, bạn cần lau và sấy khô lông cho mèo. 

Trả lời câu hỏi tại sao mèo sợ nước đã phức tạp, làm cho mèo đỡ sợ nước còn công phu hơn. Do đó, hãy dành nhiều hơn sự quan tâm, chăm sóc mèo để mèo thực sự cảm thấy thoải mái. Khi ấy, bạn cũng sẽ thấy hạnh phúc hơn!

Không ít những trường hợp mèo leo lên cây hay một chỗ trên cao; sau đó, chúng ngồi ở trển và banh mồm gọi bạn hộ tống xuống. Vậy tại sao mèo leo lên được mà không leo xuống được?

1. Tại sao mèo leo lên được mà không leo xuống được?

Mèo thích độ cao và chúng là vua leo trèo. Vậy tại sao mèo mắc kẹt trên cây? Nếu chúng có thể leo lên, tại sao lại không thể leo xuống? Trên thực tế, mèo có thể trèo xuống, nhưng vấn đề là nhiều con chúng không biết cách.

Để leo xuống, mèo phải leo lùi xuống phía sau, tức là hướng mông về phía trước. Giống như loài gấu vậy. Gấu đen có khả năng leo cây bẩm sinh và không cần phải được dạy cách làm điều đó. Móng vuốt của chúng thích nghi với việc leo cây, và không giống như mèo, gấu biết rằng hướng mông xuống dưới và đi lùi là cách duy nhất để trèo xuống cây.

Mèo mẹ dạy con của chúng rất nhiều điều, nhưng chúng không dạy chúng về cách mèo leo cây. Đó là bởi vì thông thường, mèo sẽ không leo quá cao và có thể nhảy từ cành này sang cành khác và đáp xuống đất một cách an toàn. Vì vậy, rất ít con mèo biết cách leo xuống cây bằng cách hướng mông xuống dưới và đi lùi.

Video mèo leo lùi xuống cây

Hành động này đơn giản là không theo bản năng. Bản năng của loài mèo là hướng về phía trước trong cuộc sống, luôn biết điều gì đang chờ đợi nó ở phía trước. Vì thế, mèo leo xuống bằng cách chúc đầu xuống dưới. Tuy nhiên, mèo leo xuống cây theo cách này là không thể vì những chiếc móng của chúng.

Móng vuốt của mèo cong về phía sau và nó đóng vai trò tuyệt vời giúp mèo trèo lên cây. Chúng chỉ cần móc móng vuốt vào vỏ cây và kéo mình lên. Nhưng khi mèo leo xuống bằng cách dốc đầu xuống trước, những cái móng vuốt đó giờ đang hướng lên trên và hầu như không có tác dụng trong việc giữ chúng an toàn trên cây.

Mèo không có cách nào tự giữ mình một cách thích hợp với móng vuốt hướng lên theo cách đó. Khi cố thử làm điều đó, mèo dễ dàng cảm nhận được rằng mình sắp ngã, vì vậy nó lùi lại. Con mèo không biết phải làm gì khác, vì vậy nó chỉ đơn giản là ở nguyên vị trí của mình.

Nó có thể đi ngang ra cuối cành hoặc có thể đi lên cao hơn, nhưng sẽ không đi xuống vì nó biết mình sẽ ngã. Ở một số đoạn cây mà các cành có khoảng cách gần nhau, mèo có thể nhảy xuống từ cành này sang cành khác; nhưng khi khoảng cách quá lớn, mèo mắc kẹt tại đó.

Một con sóc hay gấu mèo có thể trèo xuống cây theo cách chúc đầu xuống

Bạn có thể đã nhìn thấy một con sóc hoặc gấu mèo leo xuống cây bằng cách chúc đầu xuống dưới. Điều này là do chúng có một lợi thế đặc biệt mà mèo không có. Bàn chân sau của chúng có một khớp cho phép chúng xoay bàn chân về phía sau để có thể hướng móng vuốt của mình xuống bất kể hướng của cơ thể.

Báo đốm Sunda và mèo đốm Margay là những thành viên duy nhất của họ mèo có khớp tương tự ở bàn chân sau. Tất cả những con mèo khác thì không, vì vậy chân sau của chúng luôn hướng về phía trước. Để leo xuống, chúng phải hướng mông xuống và leo xuống từ từ.

Đội cứu hộ giải cứu mèo

Vì vậy, đừng bao giờ nghĩ rằng con mèo leo cây xuống dễ dàng như cách mà chúng leo lên; hoặc nghĩ rằng mèo sẽ leo xuống khi nó thích. Nếu bạn thấy một con mèo ở trên cây hàng giờ liền thì có thể con mèo bị kẹt trên đó. Nếu ở trên đó quá lâu, mèo có thể thiếu thức ăn và nước uống, thiếu ngủ và yếu ớt hơn. Đó là lý do tại sao ở nước ngoài, các nhân viên cứu hộ sẽ “hộ giá” một con mèo mắc kẹt trên cây.

Đôi khi một con mèo sẽ xuống được bằng một cách nào đó. Mèo ngã từ trên cao xuống khi trượt chân hoặc ngủ gật, hoặc nó có thể lấy hết can đảm để nhảy, chúng có thể chúi đầu về phía trước để leo xuống.

2. Mèo leo cây làm gì?

Nếu mèo không thể leo xuống cây, vậy thì ngay từ đầu tại sao chúng lại leo lên? Câu trả lời nằm ở bản năng của loài mèo. Như các bạn đã biết, mèo là động vật săn mồi và đồng thời cũng là con mồi. Vì vậy, với tư cách là những thợ săn lành nghề, mèo có thể đuổi theo con mồi của mình trên cây mà không nhận ra mình đã mắc vào thứ gì.

Mặt khác, mèo có xu hướng tới nơi cao khi chúng cảm thấy bị đe dọa. Vì vậy, nếu một con mèo cảm thấy tính mạng của mình đang gặp nguy hiểm, rất có thể mèo leo lên một cái cây, nơi mang lại sự an toàn và thuận lợi. Ngoài ra, có thể mèo leo cây vì chúng có thể làm được và điều đó rất thú vị và kích thích chúng. Tất nhiên là chúng không suy nghĩ cách leo xuống mà cứ một phát phi lên cây trước rồi tính.

3. Làm gì khi mèo bị mắc kẹt trên cây?

Bạn có thể thấy trong khi các phim hoạt hình và chương trình truyền hình, những người chủ mèo thường cuồng loạn gọi cho sở cứu hỏa khi con mèo leo lên cây và bị mắc kẹt ở trển. Đó là một phản ứng phóng đại. Thay vì gọi và chờ đợi người tới giúp, bạn có thể tìm cách cứu mèo bị kẹt như sau:

a. Thu hút mèo bằng thức ăn và đồ chơi

Một số con mèo bị mắc kẹt chỉ đơn giản là chọn không đi xuống vì sợ hãi hoặc vì những lý do khác. Bạn nên lấy ra một số thức ăn yêu thích của mèo và đặt bát thức ăn ở gốc cây, để một lúc xem mèo có xuống không. Làm ấm một chút thức ăn ướt sẽ làm tăng mùi thơm để bạn có thể dỗ mèo từ trên cây xuống nhanh hơn trong hầu hết các trường hợp.

Mèo con bị mắc kẹt trên cây

Như đã nói, nhiều con mèo trèo cây vì chúng đang săn mồi. Bản năng tương tự có thể cám dỗ mèo leo xuống. Tìm kiếm một món đồ chơi ưa thích và thu hút bản chất săn mồi của mèo. Đây phải là thứ mà con mèo cần đuổi theo: laser hoặc cây lông vũ cho mèo. Bạn có thể xoa catnip lên đồ chơi để hấp dẫn mèo. Hãy dụ mèo leo xuống từng bước từng bước một từ từ.

b. Leo lên cây đưa mèo xuống

Bạn chỉ nên làm điều này nếu có đủ khả năng về thể chất và có sự trợ giúp từ người khác. Người đó sẽ đứng dưới theo dõi và trông chừng bạn. Nếu có điều gì đó xảy ra, họ có thể giúp đỡ bạn kịp thời. Tất nhiên là người leo lên cây đưa mèo xuống phải là người quen, đủ để mèo bình tĩnh và tin tưởng họ. Một người lạ có thể dọa mèo rơi và khiến chúng tình huống nguy hiểm hơn. Lưu ý là bạn nên đeo găng tay dày và áo dài tay, vì ngay cả con mèo điềm đạm nhất cũng có thể hoảng sợ khi bạn bế chúng lên.

c. Làm đường cho mèo xuống

Tùy thuộc vào cái cây và độ cao mà mèo leo lên, bạn có thể sử dụng một tấm ván chắc chắn để làm thành đoạn đường dốc để cho mèo dễ dàng đi xuống. Nếu không có tấm ván, bạn có thể dùng một cái thang dài để mèo bám vào. Cách này ít rủi ro hơn đối với bạn và ít rủi ro hơn đối với mèo so với việc leo lên đưa nó xuống.

d. Gọi giúp đỡ

Nếu mèo quá kích động, mèo leo lên quá cao hoặc bạn không thể tự mình giải cứu nó, thì đã đến lúc bạn nhờ sự trợ giúp của những người khác.

4. Lưu ý

– Mèo có thể trốn trên cây vì sợ hãi. Chúng sẽ không leo xuống nếu biết nó không an toàn khi rời khỏi cây. Vì vậy, điều quan trọng trước khi hộ giá hoàng thượng là tìm xem có nguyên nhân nào gây ra sợ hãi cho mèo không [chó rượt, con nít, máy móc ồn ào…]. Nếu có, hãy giải quyết nguyên nhân khiến mèo leo cây vì sợ hãi.

– Giữ bình tĩnh cho mèo và cho cả bản thân bạn. Bạn có thể sợ hãi khi nhìn thấy con mèo mắc kẹt trên cây. Tuy nhiên, hoảng sợ không giúp được gì. Con mèo sẽ nhận ra điều này và cho rằng nó đã đúng khi sợ hãi.

Nói với mèo của bạn bằng một giọng điệu bình tĩnh. Sử dụng những từ mà nó sẽ nhận ra, chẳng hạn như tên con mèo của bạn. Đảm bảo với mèo rằng mọi thứ đều ổn, sẽ không có bất kỳ rắc rối nào. Hãy mỉm cười. Biểu cảm khuôn mặt cũng quan trọng như các dấu hiệu thị giác.

Bạn cũng có thể xoa dịu mèo bằng các yếu tố bên ngoài như âm nhạc dành riêng cho mèo có tác dụng xoa dịu mèo. Phát nhạc qua loa, không lớn đến mức khiến mèo giật mình, nhưng đủ để gây tác động. Bạn cũng có thể dùng mùi hương êm dịu. Tuy nhiên, điều này không chắc sẽ hiệu quả vì ở ngoài không gian mở.

Làm bất cứ điều gì cần thiết để mèo cảm thấy an toàn và có thể kiểm soát được. Con mèo càng bình tĩnh thì càng lấy lại được sự tự tin.

– Đặt nệm ở gần cây phòng ngừa mèo có thể bị té trong quá trình leo xuống cây. Nếu bạn không có đệm, hãy sử dụng nhiều loại đệm và chăn. Nếu bạn có một chiếc chăn có mùi giống con mèo của bạn, hãy sử dụng cái này. Mùi hương sẽ khơi dậy cảm giác thoải mái trong tâm trí mèo.

Video liên quan

Chủ Đề