Viêm phế quản cấp bao lâu thì khỏi

Viêm phế quản là tình trạng ống phế quản của phổi bị viêm nhiễm, thường xuất hiện bất ngờ và kéo dài khoảng từ 3 – 10 ngày. Vậy viêm phế quản bao lâu thì khỏi và cách điều trị như thế nào? Sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết về vấn đề này.

Viêm phế quản bao lâu thì khỏi?

Viêm phế quản được phân thành 2 dạng cấp và mãn tính. Tùy theo mức độ nghiêm trọng mà thời gian kéo dài bệnh sẽ khác nhau.

Bệnh thường hình thành từ 3 tới 4 ngày sau khi nhiễm cảm lạnh. Các biểu hiện đầu tiên là ho khan, sau đó chất nhầy dần xuất hiện. Đa số trường hợp, bệnh nhân mắc viêm phế quản cấp thường chỉ cần điều trị tại nhà và trong vòng 10 ngày bệnh sẽ khỏi. Một số trường hợp kéo dài trong vài tuần nhưng cũng sẽ dần thuyên giảm.

Bệnh diễn ra trong thời gian dài và tái phát thường xuyên. Các triệu chứng thường kéo dài trên 3 tháng và mỗi năm viêm phế quản lại tái phát nhiều lần khiến cuộc sống của người bệnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Như thế nào là khỏi viêm phế quản?

Bệnh nhân sẽ được kết luận là khỏi viêm phế quản khi các triệu chứng của bệnh biến mất hoàn toàn.

Những dấu hiệu và triệu chứng của viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính bao gồm:

  • Cổ họng tiết nhiều đờm, đờm có thể trong hoặc màu trắng, vàng, xanh lục.
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Khó thở, thở khò khè
  • Sốt và ớn lạnh
  • Đau tức ở ngực.

Nếu bạn có thắc mắc nào liên quan đến các triệu chứng của bệnh, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn.

Cách điều trị viêm phế quản

Thuốc tây

Tùy vào tình trạng viêm phế quản bác sĩ sẽ đưa ra những kế hoạch điều trị cụ thể, bao gồm:

  • Cho người bệnh dùng thuốc giãn phế quản để mở đường hô hấp ở phổi, giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Sử dụng Theophylline giúp các cơ trong cơ quan hô hấp được thư giãn để chúng mở rộng hơn. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng theophylin nếu người bệnh bị khó thở nặng.
  • Nếu các triệu chứng không được cải thiện sau khi dùng thuốc giãn phế quản và cả theophylline, người bệnh sẽ được cho uống steroid ở dạng hít hoặc viên.

Thuốc Nam

Trà la hán quả chữa ho

La hán quả có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm và trị ho. Uống trà la hán quả giúp làm dịu tổn thương niêm mạc, tiêu đờm và khắc phục các triệu chứng viêm phế quản.

Ngoài ra, theo kết quả của một số nghiên cứu, dược liệu của trà la hán quả cũng có tác dụng chữa viêm họng và phòng chống ung thư.

Cách pha trà la hán quả điều trị bệnh viêm phế quản:

  • Chuẩn bị 20g quả la hán
  • Cho vào ly hãm cùng 500ml nước sôi trong 30 phút.

Uống khi nước còn ấm.

Dùng gừng và trầu không

Hai nguyên liệu trầu không và gừng thường được dùng để trị cảm mạo. Trầu không có vị cay nồng, tính ấm, giúp hóa đờm, kháng viêm. Ngoài ra, trầu không còn chứa những chất tương tự kháng sinh, có tác dụng ức chế một số loại virus gây bệnh.

Trong khi đó, gừng tác dụng giảm ho và buồn nôn, làm ấm phế quản giúp phòng chống ho kéo dài. Phối hợp 2 nguyên liệu này có thể làm giảm đờm, chống viêm, kháng khuẩn và kiểm soát viêm phế quản.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 10 lá trầu không, mang đi rửa sạch và lấy thêm 5 lát gừng.
  • Giã nát cả 2 nguyên liệu và cho vào nước sôi ngâm khoảng 30 phút
  • Vắt lấy nước uống 2 lần mỗi ngày.

Duy trì 2 lần mỗi ngày.

Phật thủ

Theo Đông y, Phật thủ có vị đắng, chua, tính ấm, thường được dùng để chỉ thống, hóa đàm, giảm các dấu hiệu viêm dạ dày, viêm phế quản.

Cách dùng phật thủ điều trị viêm phế quản:

  • Lấy 2 loại bán hạ và phật thủ, chia đều mỗi thứ 6g.
  • Cho vào nồi sắc uống trong ngày.

Ngoài ra, bạn cũng có thể uống trà phật thủ để trị ho như sau

  • Lấy 30g phật thủ,  đun sôi còn khoảng 200ml nước.
  • Cho vào 2 thìa mật ong rồi uống.

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống khoa học cũng có thể góp phần làm giảm các dấu hiệu viêm phế quản hiệu quả. Hãy thử áp dụng những điều sau:

  • Thường xuyên hít thở luồng khí ẩm ướt tỏa ra từ máy tạo độ ẩm sẽ có tác dụng giảm ho và làm loãng chất nhầy. Luôn đảm bảo bình chứa nước được vệ sinh sạch sẽ theo hướng dẫn để tránh vi khuẩn và nấm phát triển trong bình chứa.
  • Nên từ bỏ thói quen hút thuốc lá nếu bạn thường hút thuốc. Những ai sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm nên đeo khẩu trang thường xuyên khi ra ngoài và trong lúc làm việc. Việc tiếp xúc với những chất độc hại quá nhiều sẽ khiến các triệu chứng viêm phế quản trở nặng  hơn.
  • Nên tập thể dục tối thiểu 3 lần/tuần trong 30 phút để rèn luyện các cơ. Bạn có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để xây dựng kế hoạch tập luyện phù hợp.

Đến đây hẳn các bạn đã hiểu rõ viêm phế quản bao lâu thì khỏi cũng như những thông tin liên quan. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích để việc điều trị diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

Viêm phế quản gây hiện tượng tăng sinh dịch nhầy, kích thích sưng viêm và gây cản trở đến hệ thống hô hấp. Không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà bệnh còn làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy các triệu chứng viêm phế quản kéo dài trong bao lâu? Điều trị viêm phế quản như thế nào? Những thông tin cơ bản sẽ được đề cập dưới đây.

Các triệu chứng viêm phế quản kéo dài từ 7 ngày đến 3 tháng, tùy vào giai đoạn phát triển của bệnh và phương pháp điều trị

Viêm phế quản là hiện tượng kích ứng và gây viêm tại các ống dẫn khí và khu vực xung quanh. Viêm phế quản gây hiện tượng viêm, sưng và tăng tiết dịch trong phế quản làm cản trở chức năng hô hấp. Viêm phế quản được chia thành 2 dạng đó là viêm phế quản cấp tính và viêm phế quản mãn tính.

Các triệu chứng của bệnh viêm phế quản cũng được thay đổi theo từng giai đoạn khác nhau.

  • Thời gian đầu, bệnh nhân thường hay bị ho, ho có đờm: Triệu chứng ho xảy ra nhiều lần/năm và được chia thành từng đợt cụ thể. Bệnh thường xuất hiện khi thời tiết trở lạnh hoặc thời điểm giao mùa. Viêm phế quản thời kỳ đầu xuất hiện với những cơn ho khan, ho có đờm màu trắng, có bọt khí.
  • Cơn ho kéo dài, đờm đậm đặc, có màu vàng như mủ, khối lượng đờm lớn hơn 5ml và có chiều hướng gia tăng chứng tỏ tình trạng viêm đã trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh phát triển lâu có thể gây ra các biến chứng khác như giãn phế quản, áp-xe hóa với khối lượng đờm nhiều. Kèm theo đó là các cơn ho có đờm tái phát thường xuyên, nhiều hơn 4-5 lần/năm, thời gian ho kéo dài.
  • Khó thở, thở khò khè là triệu chứng khá quan trọng và thường xuất hiện ở giai đoạn muộn hơn. Ban đầu, bệnh nhân chỉ cảm giác “trống hơi” nặng nề, lồng ngực bị đè nén, nhưng dần dần bệnh nhân sẽ cảm thấy thiếu không khí thực sự.
  • Ngoài ra, viêm phế quản còn được biểu hiện bằng một số triệu chứng khác không phổ biến như da xanh xao, gầy sút, người mệt mỏi, buồn ngủ lơ mơ, tim đập nhanh,…

Nguyên nhân gây viêm phế quản được xác định là do nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có dấu hiệu viêm phế quản do vi khuẩn thì có thể chỉ định sử dụng kháng sinh để điều trị. Các dòng kháng sinh có khả năng làm chậm tình trạng truyền nhiễm nhưng không làm giảm thời gian của các triệu chứng. Tuy nhiên, kháng sinh không có tác dụng với trường hợp viêm phế quản do virus.

Một nguyên nhân nữa có thể gây ra tình trạng viêm phế quản có thể là do sử dụng thuốc lá hoặc tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá, chất kích thích. Ngoài ra, bệnh còn bùng phát khi gặp phải các nguyên nhân khác như ô nhiễm môi trường, thường xuyên tiếp xúc với khí độc hại,…

Các triệu chứng viêm phế quản cấp tính thường kéo dài từ 10 đến 14 ngày hoặc kéo dài đến 3 tuần, với các trường hợp điều trị không đúng cách. Viêm phế quản cấp tính thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh hoặc cũng có khi được chẩn đoán là dị ứng.

Viêm phế quản mãn tính có thời gian phát bệnh kéo dài, tái phát thường xuyên, đây là một dạng của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD]. Các triệu chứng do viêm phế quản mãn tính thường kéo dài hơn 3 tháng và các đợt viêm phế quản thường xuất hiện liên tục trong nhiều năm khiến cho cuộc sống bị đảo lộn.

Có khoảng 90% các trường hợp nhiễm virus viêm phế quản cấp tính từ bệnh cúm, cảm lạnh hoặc các bệnh truyền nhiễm. Thời gian ủ bệnh do virus thường kéo dài trong khoảng từ 2 – 6 ngày kể từ thời điểm bệnh nhân tiếp xúc với mầm bệnh. Một số trường hợp, bệnh nhân thường có biểu hiện phát bệnh trong vài giờ với các triệu chứng ban đầu như ho khan, ho dai dẳng sau đó là viêm phế quản do kích thích liên tục vào các ống phế quản, nhưng đây chưa phải là hoạt động gây nhiễm trùng. Ở thời gian ủ bệnh, bệnh nhân chưa có khả năng truyền nhiễm.

Viêm phế quản do nhiễm vi khuẩn thường ít lây lan hơn, trong trường hợp bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn thì khả năng bệnh không được truyền nhiễm trong vòng 24 – 48 giờ. Bệnh chỉ truyền nhiễm khi những người xung quanh có hệ thống miễn dịch bị tổn thương. Viêm phế quản mãn tính thường không phải là bệnh truyền nhiễm, bởi vì chúng ta có thể bị viêm phế quản mãn tính và viêm phế quản cấp tính cùng lúc. Cũng có trường hợp bệnh nhân truyền viêm phế quản cấp cho người khác trong khi bạn đang gặp phải 2 tình trạng song song.

Triệu chứng viêm phế quản bùng phát nhanh hay chậm tùy thuộc vào thể trạng từng người

Có một số biện pháp khắc phục viêm phế quản cấp tính tại nhà mà bạn có thể tham khảo nhằm giảm bớt các triệu chứng. Tuy nhiên, để dứt điểm viêm phế quản, hãy tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi thực hiện.

  • Sử dụng thực phẩm mềm, thức ăn lỏng và uống nhiều nước.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và giúp các tổn thương phục hồi nhanh.
  • Sử dụng thuốc giảm đau không được kê đơn để giảm sốt và giúp cho phế quản thoải mái hơn.
  • Không hút thuốc lá, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc môi trường ô nhiễm.
  • Trao đổi với bác sĩ về các lọ thuốc ho mà bạn đang sử dụng để biết đâu là loại thuốc nên dùng và thuốc nào có thể giúp loại bỏ được chất nhầy ra bên ngoài.
  • Bổ sung các thảo dược cho cơ thể bằng cách ăn gừng, tỏi để làm giảm kích ứng trong đường dẫn khí và thúc đẩy quá trình khôi phục bệnh.

Các triệu chứng viêm phế quản cấp tính thường tự khỏi. Nhưng để ngăn chặn bệnh phát triển mãn tính, bệnh nhân nên đến bệnh viện khi gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở
  • Ho ra máu hoặc dịch nhầy có máu
  • Các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng
  • Các đợt viêm phế quản thường liên tiếp nhau
  • Hơi thở khò khè, ho có đờm từ 3-4 tuần

Viêm phế quản có thể gây ảnh hưởng đến phổi và để lại nhiều biến chứng. Vì vậy, hãy phát hiện và điều trị bệnh từ sớm để dứt điểm bệnh.

Trên đây là một số thông tin về bệnh viêm phế quản và thời gian khỏi bệnh mà bạn đọc có thể tham khảo. Thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị y khoa thay thế chỉ định của bác sĩ.

Video liên quan

Chủ Đề