Vì sao người châu Phi chạy nhanh

VÌ SAO NGƯỜI MỸ GỐC PHI CHẠY NHANH TỚI VẬY? TAI SAO NGƯỜI CHÂU PHI CHẠY NHANH TỚI VẬY

Home Kiến thức vì sao người mỹ gốc phi chạy nhanh tới vậy? tai sao người châu phi chạy nhanh tới vậy

quý khách gồm từng lưu ý trong số cuộc thi bơi lội, rất ít khi chúng ta phát hiện một vận tải viên lượn lờ bơi lội là fan da đen. Hay chỉ là sự việc vô tình...Thực ra nó bao gồm lý do riêng, cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao lại như thế nhé.

Bạn đang xem: Vì sao người mỹ gốc phi chạy nhanh tới vậy? tai sao người châu phi chạy nhanh tới vậy


Người châu Phi vốn được coi là những người có khả năng vận động " ttách sinh" - tố hóa học thân thể trời sinc giúp họ có thể lực mạnh khỏe, bền bỉ và không đam mê hợp với lượn lờ bơi lội. Tuy nhiên ngulặng nhân chủ yếu lại là do vụ việc làng mạc hội: tình trạng túng bấn, biệt lập chủng tộc...bắt đầu là nguyên nhân căn uống bản khiến họ không tồn tại sàng lọc theo xua đuổi bộ môn thể dục thể thao này.

Yếu tố di truyền trong thể thao

19/08/2008 10:38 -

Nhìn qua kết quả các kì Thế vận hội [Olympic Games] trong vòng 30 năm qua, rất dễ ghi nhận một khuynh hướng chung: trong khi sự bình đẳng về cơ hội được thi thố tài năng trong các môn thể thao càng ngày càng được nâng cao và bảo đảm, thì kết quả tranh tài trong các bộ môn thể thao loại "tinh hoa" [elite sports] lại càng ngày càng tập trung theo sắc dân. Nói cách khác, trong một số bộ môn thể thao, vận động viên của một vài sắc dân có khuynh hướng thành công nổi trội hơn các sắc dân khác

Trật tự mới
Vào thời trước Thế chiến thứ hai cho đến thập niên 70, khi mà chính sách kì thị chủng tộc và tình trạng kinh tế nghèo nàn còn là hàng rào hạn chế sự tham gia của người da đen trong các cuộc tranh tài thể thao, danh sách vận động viên đoạt huy chương và danh dự hầu như chỉ có tên người da trắng gốc Âu châu. Nhưng những năm gần đây khi nhiều quốc gia Á châu và Phi châu đã có thể gửi các đoàn vận động viên đi tranh tài thì sự phân phối huy chương trong Thế vận hội đã thay đổi rõ nét. Nếu Adolf Hitler có sống lại chắc cũng cảm thấy hỗ thẹn cho cái thuyết "Người Aryan siêu việt" của ông ta.
Phân tích kết quả các kì Thế vận hội trong vòng 3 thập niên qua cho thấy một vài xu hướng thú vị Như sau:
• trong những môn thể thao đòi hỏi thể lực của phần trên cơ thể như cử tạ và ném lao, các vận động viên người da trắng hay Âu châu dẫn đầu;
• trong những môn thể thao đòi hỏi thể lực của phần dưới cơ thể và sự nhanh nhẹn như điền kinh, các vận động viên gốc Phi châu thống lĩnh;
• trong những môn nhảy cao như bóng rổ, người da đen miền Tây Phi châu lại hầu như làm chủ;
• trong những môn thể thao cần sự dẻo dai và thẩm Mỹ như nhảy lộn xuống nước, một số môn trượt băng, và thể dục thẩm Mỹ, người Á châu, đặc biệt là người Đông Á, thường đứng đầu danh sách huy chương vàng.

Sự "phân chia" rõ nét nhất có thể thấy trong các bộ môn điền kinh. Chẳng hạn như trong chạy nước rút 100m, 200m, 400m và chạy việt dã đại đa số [nếu không muốn nói là tất cả] các vận động viên vô địch đều là những người -- hoặc sinh trưởng, hoặc có gốc gác -- ở các nước thuộc vùng Tây Phi châu.
Mà chẳng phải riêng gì trong Thế vận hội, trong các môn thể thao chuyên nghiệp ở Mỹ, sự có mặt của người da đen cũng rất cao. Người Mỹ gốc Phi châu chỉ chiếm khoảng 13% tổng dân số Mỹ, nhưng họ chiếm gần 90% trong lực lượng vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp. Cần nói thêm là khoảng 40 năm về trước, khi mà sự kì thị chủng tộc còn là một vấn đề, người Mỹ da đen chỉ chiếm khoảng 10% trong tổng số vận động viên bóng rổ. Ngoài ra, trong bộ môn bóng bầu dục [American Football], vài mươi năm trước đây 100% cầu thủ là người da trắng; nhưng nay, 70% cầu thủ là người da đen. Ở Âu châu, các vận động viên gốc Phi châu đang tràn ngập các câu lạc bộ bóng đá chuyên nghiệp tại Pháp, Anh, Hà Lan, Đức, v.v… Dĩ nhiên, chúng ta cũng không nên quên rằng Nigeria và Cameron đang trên đường trở thành hai cường quốc về bóng đá.

Lí do
Có nhiều nguyên nhân kinh tế và xã hội cho xu hướng trên đây. Phi châu không giàu có như các nước Âu Mỹ, nên họ phải chú trọng vào những bộ môn thể thao mà họ có thể tận dụng được với chi phí thấp nhất. Điền kinh và bóng đá là hai môn thể thao không cần đầu tư cao vào cơ sở vật chất, và do đó, rất phù hợp với kinh tế của các quốc gia nghèo. Vì thế, người Phi châu xuất sắc trong hai bộ môn này cũng không phải là điều quá ngạc nhiên.
Nhưng còn có lí do sinh học mà có lẽ ít ai muốn đề cập đến. Mỗi bộ môn thể thao đòi hỏi một khả năng về sinh-cơ lực [biomechanics] và khí lực [aerobics]. Hàng trăm nghiên cứu về nhân chủng học trong vài thập niên qua cho thấy rằng các đặc điểm then chốt của người vận động viên như cấu trúc của cơ thể, sự phân bố các cơ bắp, hệ thống nội tiết, công suất của phổi, khả năng sử dụng năng lực, v.v... đều có liên quan tới khả năng và kết quả trong các kỳ tranh tài. Căn cứ trên các dữ kiện về thân thể, người ta có thể đặt giả thuyết là người da đen có nhiều lợi thế hơn người da trắng trong các môn thể thao như chạy đua và nhảy cao. Tính trung bình, các sắc dân Phi châu ở vùng sa mạc Sahara có chung một số đặc tính về cơ thể: mật độ xương cao, tỉ lệ mỡ thấp, chân dài, mông nhỏ, và háng hẹp. Những đặc điểm sinh lý này giúp cho họ những ưu điểm quan trọng trong bộ môn điền kinh. Những dữ kiện này còn giải thích tại sao các sắc dân khác, như người Á châu chẳng hạn, hầu như vắng bóng trong một số bộ môn điền kinh và bóng rổ, vì so với người da trắng và da đen, người Á châu có mật độ xương thấp, chân và tay ngắn, tỉ trọng mỡ thấp, và mông nhỏ.
Để có hiệu quả tối ưu trong các môn thể thao như chạy nước rút và đường dài, vận động viên cần có một hệ thống cơ tốt. Cơ là loại mô có chức năng tạo ra sự chuyển động của cơ thể, giữ vững vị trí cơ thể chống lại trọng lực, tạo chuyển động ở các cấu trúc bên trong cơ thể và làm thay đổi áp suất hay sức căng của các cấu trúc bên trong cơ thể. Trong cơ có các cơ chế chuyển năng lượng hóa học thành năng lượng cơ học. Có thể chia cơ thành hai loại sơ [fibres]: sơ có độ co dãn chậm [được gọi là sơ loại I] và sơ có độ co dãn nhanh [sơ loại II]. Sơ loại I có chức năng quyết định mức độ chịu đựng, trong khi sơ loại II giúp cho các động tác cần sức mạnh như chạy nước rút hay nhảy cao.
Các vận động viên chạy nước rút có đến 75% [hay cao hơn] sơ loại II [co dãn nhanh]. Ngược lại, các vận động viên chạy đường trường thường có đến 75% sơ loại I [co dãn chậm]. Người da trắng, tính quân bình, có tỉ lệ sơ loại I ít hơn người da đen gốc Tây Phi châu khoảng 30%.
Thực ra, mô hình về sơ co dãn nhanh hay chậm khá đơn giản. Dựa theo hiệu quả trong qui trình chuyển hóa nội tiết tố, người ta có thể chia các loại sơ co dãn nhanh thành hai loại khác nhau: một loại có hiệu quả cao, và một loại có hiệu quả thấp. Sơ có hiệu quả cao có khả năng thích ứng tốt với môi trường luyện tập; ngược lại, sơ loại có hiệu quả thấp rất "lười biếng", không phản ứng nhạy trong môi trường chuyển hóa. Điều này giải thích tại sao trong một số người dù tập dợt rất nhiều nhưng kết quả chẳng có gì đáng kể. Chẳng hạn như khi vận động viên chạy cực nhanh, oxygen không tiêu hóa kịp, và vì thế bắt buộc các cơ phải dùng oxygen một cách hữu hiệu hơn. Tuy nhiên, tập dợt không thể biến các loại co dãn nhanh thành sơ co dãn chậm, hay ngược lại [mặc dù con người có thể mất dần dà và vĩnh viễn các sơ co dãn nhanh vì quá trình lão hóa].

Yếu tố gene
Tại sao sự phân phối mật độ xương và cơ khác nhau giữa người Phi và Âu châu? Câu trả lời đơn giản là do di truyền. Thực vậy, sự khác biệt về các đặc điểm trên giữa các dân tộc trên thế giới không thể giải thích đơn thuần bằng sự khác biệt về môi trường sống, mà là còn ở yếu tố di truyền. Một số nghiên cứu của người viết bài này và nhiều đồng nghiệp trên thế giới cho thấy các yếu tố di truyền có thể giải thích khoảng 65% tới 85% những khác biệt về mật độ xương giữa các sắc dân trên thế giới. Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu nhân chủng học còn ước đoán là các yếu tố di truyền có thể quyết định khoảng 45% sự khác nhau về mức độ phân phối các loại cơ, các yếu tô môi trường quyết định khoảng 40% và phần còn lại [15%] là do các yếu tố liên quan đến các sai số ngẫu nhiên.
Dựa vào sự phân phối của mật độ xương trong dân số, người ta có thể ước đoán là có khoảng 70 đến 100 gene có ảnh hưởng đến sức mạnh của xương. Trong các gene đó, Vitamin D receptor gene [còn gọi ngắn là VDR] giữ một vai trò quan trọng trong việc duy trì xương. Theo nghiên cứu của người viết bài này, có đến 70-75% trong người Phi châu có gene này; trong khi đó, tỉ lệ này trong người Âu châu là 60% và người Á châu chỉ 10%. Những dữ kiện này có lẽ giải thích tại sao người da đen rất kém trong môn bơi lội. Họ thường được mệnh danh là "sinkers" [người chìm]. Họ có một bộ xương nặng và hệ thống cơ bắp tương đối dày, làm cho họ khó mà bồng bềnh trên mặt nước được như người da trắng hay Á châu. Trong lịch sử Thế vận hội, chỉ có một người da đen duy nhất chiếm huy chương vàng trong bơi lội: đó là Anthony Nesty [Mỹ] vào năm 1988.
Một số nhà khoa học ở Úc, trong khi tìm di truyền tố gây ra bệnh loạn dưỡng cơ [muscular dystrophy], phát hiện rằng khoảng 20% người gốc Á châu và Âu châu có một loại gene mà họ gọi là "wimp gene" [gene yếu đuối]. Gene này có chức năng ngăn chận cơ thể sản xuất ra chất alpha-actinin-3, một nội tiết tố cung cấp sức mạnh trong các cơ co dãn nhanh. Các mẫu máu lấy từ bộ tộc Zulu thuộc dân tộc Bantus [Tây Phi] cho thấy chỉ có 3% mang "gene yếu đuối" này. Phát hiện này có thể giải thích tại sao một số người dù luyện tập cả đời mà vẫn mãi mãi là “người yếu đuối”, trong khi đó có một số người có mức độ phát triển cơ rất nhanh! Có người suy luận rằng nhu cầu cho một "speed gene" ["gene chạy nhanh"] càng ngày càng mất đi, vì tốc độ đi săn thú vật hay chạy thoát kẻ thù để duy trì sự sống còn không cần thiết nữa!
Nhưng dù cho có đủ thành phần sơ cũng chưa chắc đem lại một sự vận động bền bỉ, bởi vì các gene chỉ quyết định khoảng 25% tính bền bỉ. Như vậy, luyện tập vẫn là một yếu tố quan trọng -- nhưng càng quan trọng cho người da đen hơn là cho người da trắng. Nhiều thí nghiệm cho thấy một kết quả chung: chỉ cần tăng cường độ luyện tập khoảng 5%, thể lực của người da đen có thể tăng theo cấp số nhân đến 50%; trong khi đó, dù có tăng cường độ luyện tập ở mức độ tối đa 50%, thể lực trong người da trắng tăng chỉ 5%! Cần nói thêm là mức độ khác biệt giữa các vận động viên trong các bộ môn thể thao tinh hoa như chạy nước rút cực kì nhỏ; nhỏ đến nổi nếu một vận động viên có một cơ thể hay khả năng dùng các cơ sơ [muscles fibres] hữu hiệu hơn thì kết quả sẽ cực kì quan trọng. Một phần phút hay thậm chí một phần giây đồng hồ có thể quyết định một huy chương vàng hay bạc.

Ý nghĩa
Sự thành công của các vận động viên người Phi châu, dù ở Phi châu hay Mỹ hay bất Âu châu thường là con dao hai lưỡi. Nếu họ thắng, họ trở thành mục tiêu của một suy luận thiếu logic như sau: thể lực và trí lực liên hệ với nhau theo tỉ lệ nghịch; và người da đen có thể lực tốt do trời sinh ra như vậy [đồng nghĩa với di truyền]; suy ra, người da đen không thông minh bằng người da trắng! Cái thông điệp ngầm và thâm hơn là: đứng trên quan điểm di truyền và cơ thể học, người da đen gần gũi với thú vật hơn người da trắng. Nhưng nếu họ không thắng trong một cuộc thi đua, sẽ có người cho rằng vì họ là sắc dân thấp kém, không chịu nổi sự thách thức của cuộc tranh tài, và kém trí lực để đối xử với tình thế căng thẳng.
Ngược lại, có người dùng lá bài kì thị chủng tộc để chế giễu những nghiên cứu về di truyền học như là một trò chơi phản trí thức. Thực vậy, những bàn tán quanh chủ đề di truyền và thể thao dễ đem lại nhiều hiểu lầm đáng tiếc. Trong bài diễn văn đọc tại Hội nghị của Hiệp hội khoa học tiên tiến [Association for the Advancement of Science, Mỹ] vào năm 1955, Roger Bannister, một nhà tâm thần học danh tiếng, đề cập đến sự liên hệ giữa di truyền và thể thao khi ông cho rằng sự khác biệt về cơ thể của người da đen và da trắng có thể là một yếu tố quan trọng trong các cuộc tranh tài điền kinh. Ngay sau đó, ông ta bị đồng nghiệp chế giễu và xa lánh. Có người cho rằng vì người da trắng thất bại trong môn điền kinh, nên họ tìm cách chạy trốn thực tế bằng cách mang khoa học ra giải thích!
Tất nhiên, những mỉa mai trên đây chỉ là những phản ứng đơn giản hóa vấn đề. Sự thực là phần lớn các sắc dân có những đặc tính sinh lí khác nhau. Tất cả những chỉ số về nội tiết, mật độ xương, cấu trúc của cơ, v.v... có liên hệ mật thiết đến mỗi bộ môn thể thao. Đó là sự thật. Những đặc tính sinh lí trên đây là do các gene quyết định. Đó cũng là sự thật. Tuy nhiên, không có lí do gì để tin rằng các gene làm việc độc lập với môi trường. Theo tôi, bí mật cần được khai thác là gene nào hợp [hay không hợp] với môi trường nào để người vận động viên có một năng suất tối đa trong vận động. Tức là, có trong mình những loại cơ và sơ tốt chưa chắc bảo đảm được chức vị vô địch, nếu người vận động viên không tập dượt.
Thực ra, trong bất cứ hoạt động nào, bộ não [chứ không phải tim hay phổi] mới là cơ quan đóng vai trò chủ đạo. Di truyền học không phải là một trò chơi với tổng số 0, với thể lực và trí lực ở hai thái cực đối nghịch nhau. Chỉ có một số gene liên quan đến thể lực, nhưng gần 50% trong số 25.000 gene tạo nên cái cơ quan phức tạp nhất của con người: bộ não. Như vậy, giả thuyết về kém trí lực trong thể thao xem ra khó có thể tin cậy được.
Do đó, chúng ta có thể làm một dự đoán cho kết quả Thế vận hội Bắc Kinh 2008 mà xác suất đúng có thể khoảng 99%: tất cả các vận động viên sẽ vào vòng chung kết của môn chạy đua 100 thước sẽ là những người được sinh trưởng tại, hay có gốc gác ở, các nước thuộc miền Tây Phi châu. Một dự đoán khác: không ai ngoài các vận động viên Tây Phi sẽ giữ danh hiệu không chính thức "Người nhanh nhất thế giới" trong tương lai.
Điều này cũng có nghĩa là nếu chúng ta, người Việt, muốn lập thêm thành tích trong các kì Thế vận hội, tôi nghĩ rằng chúng ta nên tập trung nhân lực và cơ sở vật chất vào những bộ môn như bơi lội, võ thuật, hay những môn hợp với cơ thể của chúng ta hơn: chân tay tương đối ngắn, mật độ xương thấp so với các sắc dân, nhưng bù lại ta có cơ thể dẽo dai, có thể chịu đựng bền bĩ hơn và trí lực khá. Tất nhiên, chúng ta không nên tập trung tài nguyên vào các bộ môn cần lực mạnh cấp thời như chạy đua hay phóng lao!

Nguyễn Văn Tuấn
Chia sẻ
Tags:

Người Kalenjin trên đường chạy

Thứ Bảy, 18-09-2021, 22:14
Facebook Email Bản in +

“Một ngày mới trên bình nguyên châu Phi, linh dương thức giấc và biết rằng mình cần chạy nhanh hơn con sư tử nhanh nhất hoặc sẽ bị hạ gục. Vẫn buổi bình minh ấy, sư tử thức giấc và biết rằng mình cần chạy nhanh hơn con linh dương chậm nhất hoặc sẽ bị chết đói. Dù bạn là linh dương hay sư tử, khi mặt trời lên, tốt hơn hết là bắt đầu chạy” [Ngạn ngữ châu Phi].

Khi nghe thông tin vận động viên Eliud Kipchoge người Kenya tiếp tục đoạt Huy chương vàng tại Olympic Tokyo, ở nội dung marathon điền kinh nam với thành tích 2 giờ 8 phút 38 giây [anh cũng là người từng tham gia thử thách Ineos vào năm 2019 với thành tích 1 giờ 59 phút 40 giây và trở thành người đầu tiên trong lịch sử chạy marathon dưới 2 giờ, được truyền thông ngợi ca như “một kỳ tích đối với loài người”] tôi bỗng nhớ tới câu châm ngôn về cuộc đua giữa linh dương và sư tử. Những năm gắn bó với dải đất Đông Phi và may mắn được gặp gỡ cư dân bản địa dọc vùng thung lũng tách giãn lớn Great Rift Valley, tôi hiểu vì sao từ lâu người Kenya và Ethiopia luôn dẫn đầu trong các giải điền kinh thế giới. Trên thực tế, đa số các nhà vô địch đến từ một vài tộc người nhất định nơi đây. Ở Kenya, họ xuất thân từ bộ tộc trứ danh nơi Eliud Kipchoge sinh ra - tộc Kalenjin.

Với dân số chỉ 6 triệu sinh sống rải rác ở các vùng cao nguyên dọc Great Rift Valley, từ lâu người Kalenjin đã được mệnh danh “the running tribe” - tộc người sinh ra để chạy. Nhiều thập kỷ qua, tài năng của họ trở thành đề tài nghiên cứu bất tận cho giới khoa học thể thao. Yếu tố di truyền, môi trường sinh sống, chế độ dinh dưỡng và kỷ luật rèn luyện thường được nhắc đến. Nhưng còn một nguyên nhân khác mà ít người muốn đề cập, nó giản đơn và khắc nghiệt như câu nói của một cựu kỷ lục gia ngày nào: “Chúng tôi chạy để thoát khỏi đói nghèo, để sinh tồn như cách linh dương trốn thoát sư tử”.

Vận động viên Eliud Kipchoge cán đích đầu tiên trong cuộc thi marathon
tại Olympic Tokyo 2020.

“Văn hóa chạy” ở Kenya được tiên phong bởi Kipchoge Keino, vận động viên kỳ cựu lập kỷ lục 1500m tại Thế vận hội mùa hè 1968 trong lúc mắc bệnh viêm túi mật. Paul Tegrat, Wilson Kipsang, Tegla Loroupe, Dennis Kimetto, Wesley Korir, Eliud Kipchoge... những cái tên huyền thoại lần lượt ra đời trên mảnh đất nơi các vận động viên đoạt Huy chương vàng được hâm mộ hơn cả ca sĩ diễn viên nổi tiếng. Họ đại diện cho ý chí của cả một cộng đồng và một quốc gia.

Phân nhánh từ nhóm các dân tộc Nilotic vốn nổi tiếng với sức mạnh thể lực như người Dinka, Nuer, Samburu và Maasai, sở hữu chiều cao khiêm tốn phù hợp chạy cự ly dài cùng cẳng chân và bắp đùi nhỏ giúp tiết kiệm sức lực mỗi sải bước, từ lâu người Kalenjin đã không có đối thủ trên đường chạy. Tương tự các tộc Nilotic bán du mục, cuộc sống truyền thống của họ gắn liền với đàn gia súc. Thanh, thiếu niên sau giờ đến trường trở về nhà với nhiệm vụ quen thuộc: đưa đàn gia súc xuống vùng trũng tìm cỏ rồi lại ngược trở lại núi đồi cao khi hoàng hôn xuống. Sữa, ngũ cốc và thịt là ba thành phần dinh dưỡng chính nơi đây. Ở lục địa đen, món ăn cốt yếu luôn đến từ ngô, sắn, kê, khoai mỡ, cao lương rồi mới đến lúa gạo.

Tại Tanzania và Kenya, ugali làm từ bột ngô nấu sệt là linh hồn trong những bữa ăn gia đình đạm bạc. Người Kalenjin còn sáng tạo ra món sữa lên men mursik và vô tình bổ sung canxi vào dinh dưỡng hằng ngày. Họ uống mursik đêm ngày, uống tại các sự kiện đặc biệt, uống khi các vận động viên Kalenjin đặt chân về đất mẹ sau kỳ thi đấu. Trong dịp quan trọng, mursik được trộn thêm máu động vật. Bằng cách bắn gọn lẹ đầu mũi tên vào cổ bò hoặc dê, đàn ông trong nhà lấy lượng máu nhỏ đủ để không giết hại con vật. Sản phẩm cuối cùng được đựng trong vỏ bầu sotet hoặc quả baobab khô trang trí bằng các họa tiết hình học đối xứng hoặc dây kết hạt cườm rực rỡ.

Một yếu tố quan trọng khác lý giải sự lên ngôi của người Kalenjin trong làng điền kinh là môi trường bản địa. Kéo dài gần 7.000km từ Tây Nam Á cho tới Mozambique cận Nam Phi, Great Rift Valley là hệ thống thung lũng tách giãn lớn nhất hành tinh nơi phát hiện hóa thạch người cổ đại nhất và nơi tập hợp một trong những hệ sinh thái đa dạng bậc nhất gồm vô số núi lửa, hồ sâu, suối nóng, thác nước, hẻm vực và bình nguyên savanna. Với độ cao trung bình hơn 2.000m, khí hậu nơi đây quanh năm mát mẻ và lý tưởng để luyện tập thể thao. Do thích nghi từ nhỏ với nồng độ không khí loãng, đường kính lồng ngực của người Kalenjin lớn hơn người miền đồng bằng. Xuống vùng thấp thi đấu, vận động viên Kalenjin như được tiếp thêm sức mạnh nhờ mật độ oxy trong không khí lớn hơn. Một trung tâm nghiên cứu từ Đan Mạch từng công bố nghiên cứu rằng các thiếu niên Kalenjin ở tuổi đến trường đã trình diễn tốt hơn cả vận động viên chuyên nghiệp nước mình!

Người ta thường có xu hướng tránh thương tổn cho bản thân và đặc biệt cho trẻ nhỏ bằng mọi cách. Nhưng với cư dân Kalenjin, cơn đau được đón nhận thản nhiên như một phần tất yếu của cuộc sống, và người vượt qua đau đớn được tôn vinh. Bé trai Kalenjin đến tuổi cần trải qua nghi lễ cắt bao quy đầu yatiaet và lễ công nhận đánh dấu giai đoạn trưởng thành tumdo. Theo truyền thống, một vị cao niên trong làng sẽ sử dụng lưỡi dao sát trùng qua lửa để “cắt sống” không thuốc giảm đau hay gây tê. Xong xuôi, cậu bé phải chạy nhanh nhất có thể về căn lều nơi mẹ mình đang chờ sẵn với bát sữa nóng và tịnh dưỡng tại đó tới khi lành vết thương. Ngày nay, dù quy trình cắt bao quy đầu tại bệnh viện đã được nhiều phụ huynh Kalenjin lựa chọn, quy ước chung vẫn vẹn nguyên: thiếu niên nào la hét hoặc tỏ ra sợ hãi lập tức bị gắn mác kibitet - kẻ hèn nhát, nỗi hổ thẹn cho gia đình và xóm làng. Bạn tôi từng kể thời của cha cậu, hai trong những thử thách đính kèm yatiaet là bò qua tổ kiến lửa hoặc bụi cây tầm ma ngứa rát.

Vì sao họ phải chịu đau? Vì sao phải khổ luyện? Vì chạy là bản năng, là thú vui và cũng là con đường nhanh nhất thoát khỏi đói nghèo. Đầu thế kỷ 20 dưới thời thuộc địa Anh, người Kalenjin vốn chỉ chăn thả gia súc và trao đổi hàng hóa buộc phải tham gia vào hệ thống tiền tệ. Kenya hậu độc lập trải qua nhiều chương sử nhọc nhằn của bất ổn chính trị, mâu thuẫn sắc tộc và suy thoái môi trường. Mảnh đất Great Rift Valley nơi họ sinh ra đẹp diệu kỳ nhưng không dễ dàng tạo ra miếng cơm manh áo. Khi Kipchoge Keino trở về với phần thưởng và danh tiếng sau chiến thắng Olympic 1968, tấm gương của ông trở thành động lực cho các thế hệ Kalenjin nối tiếp. Nhưng hơn cả của cải, chạy bộ đã trở thành bản năng của người Kalenjin.

Ngày nay, mảnh đất nhỏ bé Iten nằm ở phía Tây Bắc Kenya trở thành thị trấn của những nhà vô địch. Nhiều trung tâm huấn luyện được các cựu vận động viên lập ra thu hút nhân tài trong vùng. Từ thế hệ 8x của Eliud Kipchoge khiêm nhường và đáng mến, rồi sẽ còn các ngôi sao 9x rồi 20x làm rạng danh quê hương. Các vận động viên Kalenjin thi đấu với thêm một sứ mệnh thoát nghèo trên vai. “Trẻ em quê tôi vẫn hằng ngày chạy vài cây số đi lấy nước hoặc chạy đến trường như thế hệ tôi lớn lên cách đây vài thập kỷ. Chúng cần một tương lai tươi sáng hơn giữa mảnh đất ngày một khó khăn vì biến đổi khí hậu”- Wesley Korir nói. Khi thắng giải Boston Marathon 2012, anh đã dùng phần thưởng của mình để lập quỹ giúp 300 trẻ em đến trường và hơn 2.000 nông dân địa phương được hỗ trợ sản xuất. Nữ vô địch Tegla Chepkite Loroupe gần hai thập kỉ qua hoạt động không mệt mỏi cho các dự án bình đẳng giới, giáo dục trẻ em và gắn kết hòa bình thông qua thể thao.

Tôi từng chứng kiến giải Kilimanjaro Marathon qua những làng bản dưới chân ngọn núi cao nhất châu Phi tại Tanzania. Hơn nửa thành viên tham gia chạy full marathon từ Kenya sang. Không khí sục sôi hiện lên qua tiếng trống, điệu nhảy giục giã và những đôi chân rắn rỏi chuẩn bị đua với mặt trời. Nếu có cơ hội tới giải Rift Valley Marathon, có lẽ tôi sẽ mừng phát khóc. Khóc vì biết ơn cuộc đời hào phóng đã cho mình đặt chân tới những miền xa xôi để tận mắt thấy vẻ đẹp của mọi dân tộc và nền văn hóa. Trẻ em chạy cười vang trên con đường đất đến trường, người lớn chạy đủng đỉnh lùa đàn gia súc dưới cái nắng xích đạo lửa nung, những hình ảnh ấy cuộn trào trong tâm trí tôi nhiều đêm. Eliud Kipchoge nói rằng anh chạy để chứng minh không có giới hạn nào dành cho con người, và rằng “khi ta chạy với một tâm trí giản đơn cùng nụ cười thường trực, ta sẽ quên đi gánh nặng trên đôi chân mình”.

Thảo Hiền
Facebook Twitter Link EmailQuay lại

Kenya: Thánh địa của marathon

Chủ Nhật, 12/08/2012 14:10 GMT+7
Quan tâm0
[TT&VH Cuối tuần]- Kenya vẫn đang vật lộn để thoát khỏi cái nghèo nhưng đất nước người dân phải chạy ăn từng bữa ấy lại sản sinh ra vô số nhà vô địch marathon. Dường như cái nghèo đã thúc đẩy những người dân nơi đây phải chạy thật xa, thật nhanh để tới một cuộc sống ấm no hơn.
Marathon là của Kenya
Nếu viên quân bưu Pheidippides [530-490 Trước Công nguyên] là người Kenya, có lẽ ông đã không gục ngã ngay sau khi chạy một mạch 42,195 km từ Marathon về thành Athens để báo tin chiến thắng. Bởi lẽ tại đất nước châu Phi này, có quá nhiều người có thể chạy hết quãng đường này, thậm chí với tốc độ chóng mặt.
Năm 2011, có 70 người Kenya có thể chạy marathon [dài 42,195 km, đúng bằng quãng đường của Pheidippides] nhanh hơn vận động viên xuất sắc nhất châu Âu. Có 151 vận động viên trên thế giới có thể chạy marathon dưới hai giờ 10 phút và 121 trong số này là người Kenya! Cũng trong năm ngoái, cả 20 kỷ lục marathon đều do các vận động viên Kenya xác lập. Họ cũng gần như thống trị các giải marathon hàng đầu thế giới, từ Berlin, London, Boston, Chicago tới New York.
Tại sao các vận động viên Kenya lại có thể xuất sắc như vậy? Nhờ công nghệ thể thao tối tân, nhờ những đội ngũ nghiên cứu dinh dưỡng, sức khỏe hay tâm lý hàng đầu thế giới? Đất nước chỉ có GDP bình quân đầu người là 850 USD, đứng thứ 155/183 theo số liệu của IMF [Quỹ tiền tệ quốc tế], dĩ nhiên chưa thể sở hữu những điều điều kiện lý tưởng như vậy. Bí quyết của họ nằm ở lối sống thường nhật, nơi chạy là một phần của cuộc sống, đã ngấm sâu vào trong từng tế bào của người Kenya.


Với người Kenya, chạy là một cách để tránh xa cái nghèo- Ảnh Getty

Tập chạy với sư tử
Ngay từ nhỏ, các thiếu nhi đã phải chạy bởi Kenya là một nước nghèo, rất thiếu các phương tiện giao thông hiện đại và phải chạy nhanh bởi nguy hiểm luôn rình rập khắp nơi. Cần nhớ Kenya là một trong những nơi có nhiều sư tử nhất thế giới. Johana Kariankei, tài năng trẻ hàng đầu của Kenya, cho biết: “Từ năm bảy tuổi, tôi đã bắt đầu phải chăn 40 con bò, thêm một ít dê nữa. Xung quanh có sư tử, báo và cả voi nữa nên phải để mắt liên hồi và dĩ nhiên phải chạy thật nhanh”.
Cứ chạy suốt ngày, từ ở nhà tới trường, khi chăn nuôi cho gia đình, nên không khó hiểu khi nhiều người Kenya lại có thành tích tốt như vậy. Malcolm Gladwell, tác giả cuốn Những kẻ xuất chúng, sau nhiều nghiên cứu đã cho rằng nếu muốn trở thành vĩ đại, bạn phải luyện tập 10.000 giờ. Giả sử các thiếu nhi Kenya mỗi ngày chạy hai giờ, trong một năm đã đạt 730 giờ. Kariankei năm nay 20 tuổi, tức đã chạy 13 năm, đạt 9.490 giờ, gần đến ngưỡng để trở nên xuất chúng.
Lối sống của người phương tây không cho phép nhiều người, thậm chí chẳng ai, có thể đạt tới ngưỡng chạy 10.000 giờ. Có câu chuyện hài hước cười rằng một quý bà thừa cân định đi bộ để giảm béo nhưng vừa được một lát đã có ô tô dừng lại cho đi nhờ! Thế nên dù Mỹ hay châu Âu có đổ tiền khủng khiếp vào những cuộc nghiên cứu thể thao, nhưng khi các vận động viên của họ không có một nền tảng tốt từ bé, rất khó để đạt được thành tích xuất sắc như ở Kenya.
Ra ngõ gặp anh hùng
Dĩ nhiên thói quen chạy từ thời niên thiếu chỉ là tiền đề. Quá trình tập luyện chuyên nghiệp mới là bước tiếp theo tạo nên những ngôi sao điền kinh hàng đầu. Với nhiều người Kenya, trở thành vận động viên điền kinh là một cơ hội đổi đời. Một vận động viên điền kinh có năng lực khá, nếu nhanh trí một chút và tìm được một huấn luyện viên giỏi có thể dễ dàng kiếm được 15.000-20.000 USD một năm, gấp 10 lần lương của viên chức nhà nước. Các ngôi sao marathon hàng đầu thế giới còn có thể kiếm được nhiều hơn như thế.
Các vận động viên trẻ của Kenya không có tiền để mời các huấn luyện viên hàng đầu nhưng bù lại, có cơ hội tập luyện cùng các nhà vô địch, những người vô cùng thân thiện tại Iten. Đây một ngôi làng nhỏ nằm cách thủ đô Nairobi sáu giờ lái xe, là thánh địa Mecca của các nhà vô địch marathon. Tại ngôi làng này, có tới 700-1.000 vận động viên điền kinh, chiếm hơn một nửa dân số cả ngôi làng. Sẽ chẳng ngạc nhiên nếu bạn tới Iten và thấy trong số hàng trăm vận động viên đang tập chạy quanh đường làng, thỉnh thoảng lại bị chặn bởi những chú cừu, có nhiều nhà vô địch thế giới.
Khi đã “gần đèn”, các vận động viên trẻ sớm “rạng” hơn hẳn. Kariankei cho biết: “Ở gần các nhà vô địch, giấc mơ của tôi sớm thành hiện thực hơn. Tập luyện hằng ngày cùng họ, tôi biết cách họ rèn luyện ra sao, chạy như thế nào và tôi có thể làm giống như vậy. Tôi đến Iten tập luyện toàn thời gian ba năm nay và tiến bộ chóng mặt”. Janet Achola, 22 tuổi, một vận động viên điền kinh Uganda, cũng đã tới Iten tập luyện và thu được những kết quả đáng kinh ngạc. Năm 2010, Achola chạy 1.500 mét hết 4:09:51 nhưng sau hai năm, đã rút ngắn xuống còn 4:05:52, phá kỷ lục quốc gia.
Các vận độc viên thuộc nhóm có khả năng giành huy chương tại Olympic thường được chính phủ các nước đầu tư cả núi tiền nhưng các vận động viên Kenya dù xuất sắc cũng không được hưởng những chính sách như vậy. Thậm chí, một vận động viên từng giành huy chương Olympic còn tiết lộ rằng có quan chức đã vòi phóng viên quốc tế 1.000 USD cho mỗi cuộc phỏng vấn với các ngôi sao nhưng biển thủ số tiền này. Biết vậy, nhưng các vận động viên không lên tiếng bởi chính trị tại Kenya rất phức tạp [Samuel Wanjiru, vận động viên marathon hàng đầu Kenya năm ngoái đã bỗng dưng bị ngã từ ban công một cách rất bí ẩn] và phần khác, với họ, được chạy đã là một niềm vui. Cũng giống như anh chàng Forrest Gump, niềm vui đến từ việc chạy chứ không phải phần thưởng nơi cuối con đường.
Trần Khánh An


Iten - Meca của marathon
Iten, ngôi nhà của các nhà vô địch. Sẽ chẳng quá nếu nói ngôi làng Iten nhỏ bé nằm cách thủ đô Nairobi của Kenya sáu giờ lái xe là thánh địa của marathon bởi muốn trở thành một ngôi sao chạy đường dài thực sự, bạn phải tới ngôi làng này. Rất nhiều nhà vô địch thế giới hay Olympic xuất thân từ Iten. Cả sáu vận động viên dự Olympic lần này của Kenya đều tập luyện tại hay ở xung quanh Iten. Những tài năng trẻ như Johana Kariankei cũng đều lặn lội từ nơi khác tới Iten để hiện thực hóa giấc mơ của đời mình. Tại sao Iten lại có thể sản sinh và đào tạo ra được nhiều tên tuổi lớn cho làng marathon như vậy? Thứ nhất, có lẽ khó nơi nào có không khí tập luyện tuyệt vời như tại nơi đây. Không có đường chạy chuyên nghiệp nhưng hãy thử tưởng tượng cảnh mỗi sáng lại được chạy với vài trăm người [hơn một nửa dân số Iten là vận động viên điền kinh!] thú vị như thế nào. Thứ hai, có rất nhiều vận động viên xuất sắc “đóng đô” tại đây và tập luyện chung với mọi người nên các vận động viên trẻ sẽ có động lực để phấn đấu cũng như học lỏm các bí quyết. Điều kiện sống tại Iten tuy không tiện nghi nhưng rất lý tưởng. Không khí rất trong lành và ai cũng quan tâm tới sức khỏe. Tại Nairobi, mua thuốc lá ở đâu cũng được nhưng tại Iten, đây là chuyện rất khó bởi gần như không thể thấy cảnh ai đó cầm điếu thuốc trên tay. Các nhà hàng dường như cũng chỉ có thực đơn cho các vận động viên thể thao. Một nhà báo tới đây đã choáng váng khi được người phục vụ mang cho 14 củ khoai nướng, thực đơn của các ngôi sao marathon!

Quan tâm0

Vì sao người Jamaica chạy siêu nhanh?

Thứ Bảy, 11/08/2012 14:55 GMT+7
Quan tâm0
[TT&VH] - Usain Bolt đã giành cả hai HCV ở các nội dung điền kinh quan trọng nhất, chạy 100 và 200 mét, đồng thời, HCB ở nội dung 100 mét và HCB và HCĐ ở 200 mét cũng do Jamaica thâu tóm tất cả. Sự thống trị lan sang các nội dung nữ khi cú đúp của Bolt và Shelly-Ann Franser-Pryce ở nội dung 100 mét năm nay chính là sự lặp lại của kịch bản Olympic Bắc Kinh 2008.
Nếu bạn có dịp tới thăm hòn đảo Caribe này, bạn sẽ được nghe rất nhiều lời giải thích về việc tại sao các VĐV chạy nước rút Jamaica lại xuất sắc như thế, nhưng hãy bắt đầu bằng một điều hết sức rõ ràng: ở đây, mọi đứa trẻ đều thích chạy. Locksley Anderson là HLV ở trường Mona Preparatory, một trường tư ở thủ đô Kingston. Những đứa trẻ ông đào tạo sau này sẽ vào đội tuyển điền kinh của Đại học công nghệ Jamaica, hay Utech, ở chân núi Blue xinh đẹp. Những học trò của Anderson tuổi từ 6 tới 12. “Chúng tới trường này từ năm 3 tuổi”, Anderson nói. “Ở khoảng từ 3-5 tuổi là độ tuổi dễ phát hiện tài năng tự nhiên nhất. Bạn xem cách chúng đi lại, cách chúng chạy và đưa chúng tới đây”.
Những người hùng Jamaica
Những đứa trẻ của Anderson, ngoài việc được rèn luyện bài bản ngay từ khi còn nhỏ, còn có một niềm cảm hứng mà gần như không quốc gia nào có được: gặp mặt những nhà vô địch thế giới và Olympic rất thường xuyên. Fraser-Pryce, cao 1m60, rất hay tới trường Mona Prep để gặp các em nhỏ và sự có mặt của cô, cũng như Bolt, giúp các em có những người hùng bằng xương bằng thịt để noi theo.
“Tôi luôn cười khi thấy chúng vì chúng sẽ túm tụm lại và kêu to “Shelly-Ann””, cô kể. “Và nếu tôi nói “chào các em” với chúng đến 10 lần, chúng vẫn cứ kêu: “Shelly-Ann””. Fraser-Pryce, 25 tuổi, lớn lên trong nghèo khó. Cô là con gái của một bà mẹ đơn thân làm nghề buôn gánh bán bưng trên đường phố. Fraser-Pryce chỉ bắt đầu chạy thật sự nghiêm túc vào năm 21 tuổi, dưới sự huấn luyện của Stephen Francis ở UTech.
Fraser-Pryce hiện tập tại CLB điền kinh MVP, viết tắt của Maximizing Velocity and Power [tối đa hóa tốc độ và sức mạnh], cũng như tại sân tập của đội Utech, một trong những sân tập tiêu chuẩn thế giới ở Jamaica. HLV của cô, Stephen Francis, làm việc ở cả MVP và Utech. Ông là một người cao to vạm vỡ và rất ít nói. Francis sẽ ngồi ở ngoài đường chạy, đưa ra những hướng dẫn ngắn gọn những khi ông không nhìn vào đồng hồ tính giờ.
Buổi tập sáng bắt đầu lúc 6 giờ. CLB lúc đó vắng lặng, các VĐV mới đến và bắt đầu khởi động, rồi sau đó là vài cuộc chạy ngắn. Fraser-Pryce thường chạy 7 lần, một số người khác 9 lần. Nhưng đến đầu giờ trưa, sân tập ở MVP trở thành nơi tập hợp đông đảo một cách khó tin những người chạy nhanh nhất thế giới. CLB hiện đang sở hữu 3 thành viên của đội Olympic 4x100 mét Jamaica giành HCV tại Bắc Kinh 2008, bao gồm Asafa Powell, cựu kỷ lục gia thế giới nội dung 100 mét và cả nhà vô địch chạy vượt rào thế giới Brigitte Ann Foster-Hylton. Nhưng MVP chỉ là một trong hai CLB điền kinh hàng đầu ở Jamaica. CLB kia là Racers Track, nơi Bolt và Yohan Blake đang tập luyện.
Nhà hiền triết của điền kinh Jamaica
Thành công của điền kinh Jamaica hiện đại trước hết phải kể đến công sức của những HLV. Trong quá khứ, do Jamaica là một nước nghèo, thường các VĐV có năng khiếu nhất sẽ tìm cách xin học bổng tại các trường đại học ở Mỹ, nơi cơ sở vật chất và chất lượng huấn luyện điền kinh tốt hơn nhiều. Nhưng giờ đây, với nhiều HLV giỏi hơn, hầu hết những nhà vô địch Olympic của Jamaica đều được đào tạo ở quê nhà.
Những VĐV chạy nước rút đẳng cấp thế giới tại hòn đảo này được tạo ra chủ yếu bởi Dennis Johnson, giờ đã 72 tuổi và được xưng tụng là nhà hiền triết của điền kinh Jamaica. Bản thân Johnson là một người từng phải khăn gói sang Mỹ tập luyện. Ông là VĐV chạy nước rút đẳng cấp thế giới tại Đại học bang California, San Jose vào những năm 1960 và trở về nhà với một HLV huyền thoại ở ngôi trường đó, Bud Winter. Winter từng có thời gian huấn luyện cho các phi công lái máy bay chiến đấu của hải quân Mỹ, không phải chạy nước rút, mà là làm chủ sự tập trung và thư giãn.
“Ông ấy [Winter] cho rằng bạn sẽ thi đấu tốt hơn nhiều nếu thấy thư giãn và ông đã xây dựng phương pháp luận cũng như một số kỹ năng để triển khai ý tưởng đó. Nó đã tạo ra một cuộc cách mạng trong nội dung điền kinh nước rút”, Johnson nói. Theo Johnson, trước đó nhiều người hiểu sai lầm về việc chạy tốc độ cao. Ông khẳng định một VĐV chạy nước rút thư giãn, thoải mái sẽ chạy tốt hơn nhiều so với một người căng thẳng, tập trung quá mức và ham ăn thua.
Johnson hỏi: Bạn đã bao giờ thấy Usain Bolt chạy sau xong rồi vượt lên trong khoảng vài chục mét cuối cùng? Có đúng không? Thật ra không phải như vậy. “Những gì bạn thấy là do các VĐV khác chậm lại, chứ không phải Bolt nhanh lên”, Johnson giải thích. “Với nội dung nước rút, bạn không thể tăng tốc nữa sau 6 giây hay 60 mét đầu tiên. Đó là điều bất khả thi về mặt tâm lý”. Tức là, ảo giác về việc nhà vô địch Olympic tăng tốc vượt qua đối thủ, thực ra là việc các đối thủ của anh chạy chậm lại.
Những HLV giỏi nhất của Jamaica đều là học trò của Dennis Johnson, hoặc là học trò của học trò ông. Nhưng lời giải thích cho thành công của Jamaica trên đường chạy nước rút không chỉ dừng lại ở kỹ năng thư giãn…
Giải thích của khoa học
Tại nhà hàng thức ăn nhanh Juici Patties trong khuôn viên Đại học West Indies, Jamaica, nhà nghiên cứu Rachael Irving vừa gọi một bữa sáng có cá muối với khoai lang, chuối và một tách trà bạc hà. “Đây là những gì người Jamaica thường hay ăn trước khi bắt đầu chạy”, Irving nói.
Thật ra, đó gần như là những thứ thức ăn của mọi người dân Jamaica và nhiều người tin rằng thành phần dinh dưỡng từ các loại thực phẩm trên có vai trò quan trọng trong những tấm huy chương Olympic của đảo quốc Caribe. “Đó là carbohydrate mà các VĐV chạy bộ rất cần vì nó giúp sản sinh ra glucose tạo năng lượng cho các cơ bắp vận động”, Irving nói.
Tiến sĩ Errol Morrison, một chuyên gia nội tiết và là chủ tịch UTech, nói trẻ em ở Jamaica lớn lên với một khẩu phần ăn rất có ích cho cơ thể, kết hợp với những tố chất di truyền, vậy là Jamaica có được những VĐV chạy hàng đầu thế giới. “Những VĐV chạy giỏi đều có gốc gác da đen”, Morrison giải thích. “Họ có các chi dài, ít mỡ, eo thon và thể trạng lý tưởng cho chạy nước rút. Trong chạy nước rút, việc nhấc đầu gối là điều quan trọng nhất. Các VĐV của chúng tôi không chỉ có chi dài, mà còn có xương chậu rắn chắc, tạo thành góc và phát triển, giúp cho việc nhấc các khớp gối nhanh và trực tiếp, trái với xương chậu thường có phần to bè ở người da trắng hay người châu Á”.

Trần Trọng
02h00 ngày 20/6, Jamaica - Mỹ: Mãnh hổ cùng đường
Quan tâm0

Video liên quan

Chủ Đề