Vì sao phải nấu chanh dây

Tên gọi khác của chanh dây là chanh leo, giống chanh đặc sản Đà Lạt hay được trồng trang trí làm cổng nhà hoặc bờ rào. Trồng chanh leo (chanh dây) khá đơn giản, chỉ cần làm giàn cao và vun gốc, chăm tưới đều đặn chanh sẽ cho sai trái. Tuy giá thu mua khá thấp nhưng hương vị thơm ngon đặt biệt và tác dụng của chanh dây khiến nhiều người khá yêu thích loại quả này.

Nhiều người thắc mắc chanh dây có phải chanh leo không? Thì câu trả lời thực tế chúng là một. Do đặc tính thân leo và thường được trồng để trang trí nhà cửa bằng cách leo lên giàn nên mới có tên gọi chanh leo.

Giới thiệu chanh dây

Chanh dây là loại trái cây quen thuộc và gần gũi với không gian ăn uống và đời sống của mọi gia đình Việt trên khắp vùng miền, đặc biệt được ưa chuộng mỗi dịp hè nắng nóng. Không những là thức uống giải khát được yêu thích mà bản thân loại trái cây này cũng đem lại rất nhiều lợi ích.

Chanh leo có mấy loại?

Tại Việt Nam có hai loại chanh dây phổ biến là loại vỏ tím và vỏ vàng. Hãy cùng Vinfruits phân biệt hai loại chanh dây đặc biệt này nhé!

Chanh dây vỏ tím

Có nguồn gốc từ Brazil và một số vùng thuộc phía Bắc Argentina. Trái khi còn nhỏ màu xám chì, vỏ xù xì và có lông mịn. Khi trái chín dần, vỏ dần chuyển sang màu tím thẫm, trơn láng (hơi giống trái vú sữa tím nhưng nhỏ hơn). Cây chanh leo vỏ tím có hình dạng tròn đều, vỏ mỏng, khi héo vỏ thì hạt chanh mọng nước, thơm ngon, độ chua nhẹ rất hấp dẫn.

Vì sao phải nấu chanh dây

Chanh dây vỏ tím

Chanh leo vỏ tím dùng để pha nước uống, làm bánh và làm mứt. Vị chua nhẹ nên có thể pha thêm chút đường, uống lạnh sẽ rất hấp dẫn. Đây là món nước giải nhiệt yêu thích của người dân các vùng nhiệt đới. Một số nước châu Âu biết đến chanh dây như một loại trái cây để lấy mùi vị và hương thơm trong các món súp hoặc bánh mousse đặc biệt của họ. 

Chanh dây vỏ vàng

Kích thước lớn hơn cây chanh dây vỏ tím, vỏ dày và hạt mọng nước. Chanh vỏ vàng có mùi thơm không bằng và vị cũng chua hơn. Nước cốt chanh dây vỏ vàng thường dùng để nấu ăn, làm bánh, mứt vì màu sắc tươi đẹp của chúng. Chanh dây vỏ vàng hơi dày, ít thịt bên trong nên mặc dù to hơn chanh vỏ tím nhưng thường không được ưa chuộng bằng. 

Vì sao phải nấu chanh dây

Chanh dây vỏ vàng

Với đặc tính hương thơm và mùi vị, người ta thường chiết tách chanh dây vỏ vàng nấu kèm với đường kính hoặc mật mía để trở thành dạng syrup dùng trong pha chế và giải khác.

Chanh dây chuối

Có tên gọi như vậy bởi hình dáng bên ngoài thuôn dài, có cuống và vỏ ửng màu xanh vàng rất giống quả chuối khi gần chín. Loại chanh này hiện tại rất hiếm tại Việt Nam. Được trồng nhiều tại Nam Mỹ. Khi chín, chanh dây chuối thường ngả sang màu vàng nâu, loại này thiêng về vị chua hơn là hương thơm. Nên thường dùng làm gia vị trong một số món ăn đặc trưng vùng miền.

Vì sao phải nấu chanh dây

Chanh dây chuối

Dân Nam Mỹ không xem chanh dây chuối như một loại trái cây hay nước giải khát mà đơn thuần chỉ là một loại quả dại có vị chua và không mang lại giá trị kinh tế cao. Trái chanh dây chuối có kích thước vừa phải, trái chính thường dài khoảng 12cm, đường kính rộng nhất vào khoảng 8cm.

Chanh dây khổng lồ

Có ngoại hình khá giống trái ổi tượng Việt Nam. Vỏ xanh nhẵn bóng, hơi sần sùi, khi chính ngả vàng. Đặc biệt giống chanh này cho ruột màu trắng, hạt nhỏ (thỉnh thoảng một số trái cho ruột vàng, nhưng không đáng kể). Loại chanh này cũng nằm trong top các loại trái gia vị dùng để lấy nước chế biến. 

Vì sao phải nấu chanh dây

Chanh dây khổng lồ

Hạt chanh dây khổng lồ thường bé hơn các loại trên nên cho lượng nước khá dồi dào. Mùi thơm nhẹ, vị chua trung bình, hơi nhẫn đắng mùi nhựa cây. Điều đáng nói ở đây là kích thước trái có thể lên tới 15 – 30 cm, đường kính lên tới 18 cm nên có tên gọi: chanh dây khổng lồ.

Chanh dây Colombia

Trái tròn nhỏ như cây chanh dây vỏ tím, vỏ dày, tép chanh màu trắng trọng, hạt chanh đen và nhỏ. Đây là giống chanh đặc biệt vùng Nam Mỹ (Colombia, Peru, Venezuela,…) Giống chanh này không có gì đặc biệt hơn các loại kể trên, ngoài màu sắc vỏ khi chưa chín có màu xanh bóng, lúc chín ngả vàng rồi sang cam.

Vì sao phải nấu chanh dây

Chanh dây Colombia

Cách trồng chanh dây

Hướng dẫn làm giàn thẳng đứng (giàn truyền thống)

Một trong những kiểu giàn phổ biến khi trồng chanh dây là giàn thẳng đứng, loại giàn này khóa dễ làm. Thường thấy nhất là bờ rào của các gia đình nông thôn. Tuy nhiên, loại giàn này thường yêu cầu vuông đất bằng phẳng, đủ nắng và nước để tưới tiêu trên diện rộng. Điển hình như càng giàn cọc trồng tiêu trong những năm đầu chưa bói trái, có thể trồng xen kẽ chanh leo.

Vì sao phải nấu chanh dây

Giàn danh leo kiểu truyền thống

Kỹ thuật làm giàn

  • Hàng biên: đảm bảo 100% hàng biên đều là cọc bê tông và phải néo cọc thật chắc chắn, tránh xiêu vẹo. Vì đây là hàng cọc tiêu chuẩn, dùng để làm mốc và canh đo cho các cọc tiếp theo. Nếu hàng cọc này ko thẳng hàng hoặc khoảng cách không đều nhau, có khả năng cả vườn sẽ xiên xẹo, không ngay hàng thẳng lối.
  • Hàng tiếp theo trồng theo kiểu xen kẽ giữa cọc betong và thanh tre/cọc cao su, miễn sao vừa đủ chắc chắn cho giàn theo kiểu 1-0-1 (1 là trụ betong, 0 là thanh tre/cọc cao su). Mỗi hố chôn như vậy cách nhau 5m.
  • Chiều cao của cọc thường phải tối thiểu 3m (50m chôn sâu, chèn kỹ chắc chắn, 2,5m lộ thiên). Bạn vẫn có thể làm cao hơn nhưng sẽ không đảm bảo cho việc tưới tiêu và thu hoạch. Đồng thời nếu để gốc chanh leo quá cao cây sẽ nhanh chóng kiệt sức, năng suất trái giảm đáng kể. 

Kỹ thuật giăng mắc lưới

  • Sau khi các cọc trụ đã đóng ngay thẳng và chắc chắn, sử dụng kẽm 4li và kẽm 2li bắt đầu giăng mắc lưới.
  • Kẽm 4li giăng nối các đầu cọc theo hình chữ thập. Cứ một hàng ngang cắt một hàng dọc cho hết các cọc (cả bê tông và thanh tre/cọc cao su)
  • Kẽm 2li giăng chồng lên trên và nối giữa 4 cọc tạo thành các ô vuông nhỏ đường kính 50 x 50 cm, vừa đủ cho trái chanh leo khi lớn lọt qua kẽ mắc lưới. Lần lượt làm như vậy hết khu vườn.

Vì sao phải nấu chanh dây

Cách giăng cọc: số 0 là cọc tre, từ 1-17 là cọc bê tông

Kiểm tra lại từng mối nối cho thật kỹ. Đối với kẽm 2li có thể thay thế bằng dây nilon hoặc dây thừng sợi nhỏ, miễn sao chịu lực được giàn và tùy điều kiện kinh tế của nhà nông.

Ưu điểm giàn truyền thống

  • Có thể tận dụng phần gốc của các trụ tiêu trong vườn để làm giàn chanh dây, nhưng sau khi tháo gỡ có phần vất vả vì tiêu leo theo dạng thẳng đứng, còn chanh dây lại bò ngang.
  • Đơn giản, dễ thi công, không cần tính toán phức tạp, nhà nông có thể tự làm được.

Nhược điểm của giàn truyền thống

  • Khó xử lý sau bệnh, phun thuốc bề mặt vì giàn dựng trên cao, chỉ xử lý được mặt dưới.
  • Chỉ cần bung sập một mắc nối là có nguy cơ ảnh hưởng, sập cả giàn.
  • Phần dưới giàn không đủ nắng, lại thừa nước. Phần trên gian không được phun xịt thuốc, thiếu sự chăm sóc. Năng suất chỉ đạt 60-70%. 

Hướng dẫn làm giàn chữ T

Có hai loại giàn cọc chữ T dùng để trồng chanh leo, đó là giàn cọc đơn và giàn cọc đôi. Chúng ta hãy cùng tham khảo cách làm hai loại giàn này nhé!

Vì sao phải nấu chanh dây

Cách làm cọc chữ T đơn

Cách làm giàn cọc đơn trồng chanh leo:

  • Trồng một cọc trụ đầu tiên thật vững vàng. Cứ cách 3m thì trồng thêm một cọc tiếp theo. Có thể dùng vật liệu là cột betong hay thanh tre, gỗ cao su đều được. Mỗi cọc cao 3m (50cm âm dưới đất, 2,5m nổi lên trên). 
  • Cách làm thanh ngang: dùng cây gỗ thẳng dài từ 1,2m đến 1,5m bắt ngang ngay trên đầu cọc. Siết chặt bằng kẽm 4li chắc chắn. Điểm giữa của thanh ngang cũng là điểm nối trên đầu cọc. 
  • Dùng kẽm 4 li nối các điểm giữa này lại với nhau, từ cọc này sang cọc kia tạo thành các đoạn song song. Dùng kẽm 2li tạo mắc lưới 50cm tương tự như giàn truyền thống. Như vậy là ta đã có giàn chữ T với thiết kế cọc đơn.

Vì sao phải nấu chanh dây

Cách làm cọc chứ T đôi

Cách làm giàn cọc đôi trồng chanh leo:

  • Thay vì nối các cọc lại với nhau thì ta có thể chia thành các giàn nhỏ, mỗi giàn 2 cọc hoặc 3 cọc cách đều nhau. Giữa các giàn nhỏ này là lối đi hoặc có thể trồng xen canh hoa màu khác.
  • Cách thiết kế mắc lưới tương tự như giàn cọc đơn, tuy nhiên cột trụ 2 đầu hoặc cột trụ giữa nên được chôn chắc chắn để làm bảo không ngã giàn, sập giàn. 

Ưu điểm của giàn chữ T

  • Có thể trồng xen canh nhiều loại hoa màu ngắn ngày bên dưới.
  • Dễ chăm sóc và thu hoạch theo mùa vụ.
  • Hạn chế lây sâu bệnh giữa các giàn và điều trị bệnh cho cây triệt để từng giàn.
  • Cây được hưởng đầy đủ ánh sáng hơn kiểu giàn truyền thống, tưới tiêu cũng dễ thông thoát nước hơn. Giàn chữ T cho năng suất trái đạt tới 80% mỗi mùa vụ.

Nhược điểm giàn chữ T

  • Phức tạp trong vấn đề thiết kế và thi công, cần phải có tay nghề nhất định.
  • Cọc trụ phải chắc chắn, to, vững,…khiến cho ngân sách làm giàn đội lên.
  • Diện tích trồng thưa, trải dài trên diện rộng, khiến diện tích canh tác thực tế không nhiều.
  • Khó đạt được mức năng suất kỳ vọng/diện tích. Kiểu trồng này chỉ thích hợp xen canh.

Công dụng của quả chanh dây

Chanh dây (thuộc họ Lạc Tiên)

Đây là loại cây dây leo , thân trơn có lông tơ và nhiều tua cuốn. Lá mọc so le hình chân vịt dài từ 6-15cm . Hoa màu trắng ánh tím . Quả mọng nước, nhiều hạt; quả có màu xanh lục và chuyển màu nâu đen , tím hoặc vàng khi chín. Có vị chua ngọt và có hương rất thơm.

Chanh dây mọc nhiều ở các vùng có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới

Là loại cây dễ bị sâu bọ tấn công và gây bệnh vì vậy đòi hỏi sự chăm sóc tỉ mỉ của người trồng. Cây nên được trồng tại nơi có ánh sáng vừa đủ , cần nhiều nước thúc đẩy cây nhanh ra hoa và kết trái. Càng gần lúc thu hoạch lượng nước cây cần càng nhiều.

Chanh dây có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Chanh dây có hàm lượng dinh dưỡng cao khiến nhiều người coi chanh dây như là “ vua bảo vệ sức khỏe”:

-Protein : 2,2g

-Chất béo : 0,7g

-Năng lượng : 97 kcal

-Nước : 72,93g

-Canxi : 12mg

-Vitamin A : 700IU

-Vitamin B6 : 0,1g

-Vitamin E : 1,12mg ATE

-Carbohydrate : 23,38g

-Kali : 348g

Vì sao phải nấu chanh dây

Chanh dây có thể chế biến được nhiều món ngon hấp dẫn

Lượng Kali nhiều là thành phần chính giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp. Loại quả này có chứa nhiều chất chống oxy hóa hỗ trợ trong việc ngăn ngừa bệnh ung thư. Cùng với đó là các vitamin, axit amin bổ sung hỗ trợ hệ miễn dịch. Uống 1 ly chanh dây mỗi ngày để có được làn da đẹp mà các chị em phụ nữ ưa chuộng.

Nước chanh dây giải khát

Nước chanh dây là thức uống ngon bổ trong những ngày hè oi bức. Nhưng cũng cần sử dụng có chừng mực để không gây ảnh hưởng xấu cho cơ thể. Hạt chanh dây có thể dùng để chế biến dầu, tạo mùi thơm cho thực phẩm và giữ ẩm cho da. Vitamin C và collagen mà chanh dây cung cấp giúp cải thiện và đem lại mái tóc chắc khỏe.

Ổn định đường huyết

Hàm lượng chất xơ cao có trong quả chanh dây hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh tiểu đường do các chất này có khả năng hạ đường huyết và giảm lượng cholesterol xấu .

Giúp xương chắc khỏe

Chanh dây giàu các chất như magie, canxi, sắt,… những khoáng chất này khi kết hợp với các khoáng chất trong thực phẩm như rau xanh và sữa giúp duy trì và ngăn ngừa bệnh loãng xương . Đặc biệt tốt cho những người trong độ tuổi trung niên .

Vì sao phải nấu chanh dây

Chanh dây còn có thể dùng làm nước sốt đồ nướng rất ngon

Đem lại giấc ngủ ngon và giúp giảm stress

Hợp chất alkaloids trong quả chanh dây có khả năng làm giảm các triệu chứng lo âu , suy nhược; giúp cơ thể tĩnh tâm,an thần và mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn sau một ngày làm việc và học tập mệt mỏi.

Hỗ trợ giảm cân

Là loại trái cây hữu ích cho người ăn kiêng hoặc mong muốn giảm cân. Quả chanh dây chứa nhiều chất xơ nhưng ít calo và chất béo giúp làm giảm cảm giác thèm ăn.

Tác dụng của chanh dây

Chanh dây có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, điển hình là giải nhiệt, giảm cân, bổ sung vitamin A, C và một số khoáng chất cần thiết. Uống chanh dây thường xuyên còn giúp hạ đường huyết, giảm mở máu, chống mất nước và một phần kích thích các tế bào niêm mạc ruột chống lại các vi khuẩn gây hại. Sau đây là lợi ích thật sự của chanh danh dành cho từng đối tượng đặc biệt, bạn nên lưu ý khi sử dụng loại trái cây thơm ngon đặc biệt này nhé:

Chanh dây giúp giảm cân: 

Một ưu điểm tuyệt vời của chanh dây là hỗ trợ trao đổi chất và đào thải bớt lượng mỡ dư thừa trong máu. Người ta cho rằng đều đặn mỗi ngày uống một cốc nước ấm pha chanh dây và mật ong sẽ giúp vòng eo được “siết lại 5cm” trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, mọi phương pháp giảm cân đều nên phối hợp với việc tập luyện thể dục thể thao nghiêm ngặt, tăng cường trao đổi chất và có một chế độ ăn hợp lý.

Vì sao phải nấu chanh dây

Chanh dây giúp giảm cân

Chanh dây giúp giảm mụn, ngừa thâm, dưỡng da:

Trong chanh dây có chứa nhiều vitamin C giúp làm sáng da, ngừa thâm nám. Vitamin A bổ sung sinh tố cho một đôi mắt sáng khỏe, tanin giúp ngăn ngừa ung thư, một chút kẽm rất tốt cho những người cơ địa dễ nổi mụn. Có thể nói chanh dây là một “trái sắc đẹp” rất có ít cho phụ nữ và bạn gái tuổi dậy thì. Tuy nhiên, một số thành phần trong chanh dây, đặc biệt là chất axit rất có hại cho dạ dày, bạn tuyệt đối tuân thủ liều lượng hợp lý khi sử dụng nhé.

Giải nhiệt, thanh mát cơ thể:

Vào mùa hè nóng bức hay sau một ngày vận đồng nhiều, dung nạp quá nhiều đạm động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ, đường bột,…hãy pha một cốc chanh dây mật ong thêm chút đá viên mát lạnh. Thức uống tuyệt vời này sẽ giúp cơ thể bạn lấy lại cảm giác sảng khoái, thanh nhiệt, chống nhiệt miệng, nổi mụn. Chất axit trong chanh dây nếu dùng một cách điều độ có thể trung hòa bớt lượng mỡ và tinh bột có trong thực phẩm hàng ngày. Vậy nên bạn hãy trữ một ít chanh dây trong nhà dùng khi cần thiết nhé!

Lọc máu, giảm mỡ máu: 

Tác dụng này dành cho những người cơ địa béo phì, mỡ trong máu hoặc có đường huyết cao. Uống chanh dây cũng như một thứ nước giải khát hàng ngày giúp trung hòa lượng đường trong máu và hạ đường huyết. Mang lại cho bạn một trái tim và cơ thể khỏe mạnh.

Vì sao phải nấu chanh dây

Các bác sĩ khuyến cáo không nên lạm dụng uống nước chanh leo quá thường xuyên. Đặc biệt không được uống dưới dạng nguyên chất mà phải pha loãng cùng với nước và đường để giảm nồng độ axit (chất gây vị chua) có trong chanh leo. Nếu lạm dụng hoặc uống dưới dạng nguyên chất có thể dễ gây ra các bệnh về bao tử như ợ chua, rối loạn dịch tiết dạ dày, thậm chí loét bao tử, mất máu. Vậy nên cần cân nhắc giữa các mặt lợi ích và tác hại của chanh dây để có cách dùng cho phù hợp bạn nhé!

Cách pha chanh dây

Lựa chọn chanh dây ngon

Trái chanh dây ngọn là trái tròn đều, không có vết ong đốt. Tuy nhiên, chanh dây tươi thường có vị chua và ít nước, nên người ta thường cắt cuống, để chanh dây xuống nền đất mát cho đến khi khô lại, vỏ nhăn nheo. Lúc ấy nước chanh sẽ đạt độ chín mọng, vàng đẹp, thơm đậm và giảm độ chua đi đáng kể. 

Cách pha nước chanh dây hấp dẫn

  • Sau khi chọn được trái chanh ngon, bạn dùng dao cắt đôi, nạo lấy phần hạt chanh mọng nước. 
  • Dùng một chiếc vợt lưới lọc lấy phần nước cốt màu vàng đậm, gạt bỏ đi phần hạt đen cứng.
  • Pha loãng nước cốt này với nước lọc theo tỉ lệ 1:2 hoặc 1:3 nếu bạn uống ít chua. 
  • Pha thêm đường cho vừa vị, uống ngon hơn khi thêm đá. 

Món mới hấp dẫn: Chanh dây dầm đá

Nếu bạn muốn thưởng thức vị đậm đà nguyên chất của chanh dây, có thể thử món chanh dây đá bào, hay còn gọi là chanh dây dầm đá. 

  • Giữ nguyên phần nước cốt chanh dây không cần lược bỏ hạt.
  • Đá bào mịn, cấp đông.
  • Syrup ngô hoặc đường nâu tạo ngọt

Vì sao phải nấu chanh dây

Chanh dây đá bào

Cho đá bào ra ly/chén, tưới nước cốt chanh dây lên phần đá bào cho tan chảy dần, thêm syrup ngô/đường nâu tạo độ ngọt và thưởng thức.

Một số đặc điểm thú vị của chanh dây:

Trái chanh dây có ngọt không?

Đây là câu hỏi phổ biến nhất khi lần đầu tiên ngửi thấy hương thơm quyến rũ của loại quả này. Khác với mùi hương nồng nàn, vị trái chanh dây thuần chua, tuy nhiên một số trái chín cũng có thể có vị ngọt dịu và chua nhẹ rất hấp dẫn.

Cách uống chanh dây ngon?

Chanh dây ngon nhất khi trái đã chín tới và hơi héo vỏ một chút. Trái chanh tươi thường khá chua, vậy nên nếu thấy trái đã già bạn nên cắt cuống, để dưới nền đất từ 5 – 7 ngày cho đến khi lớp vỏ ngoài khô héo và móp méo lại. Lúc này vị chanh sẽ dịu hơn và hương thơm cũng rất đậm đà.

Uống chanh dây có tốt không?

Quả Chanh Leo và lợi ích tuyệt vời

Thành phần chính là chất xơ trong chanh dây giúp cơ thể nhanh chóng đào thải các loại mỡ xấu như mỡ trong máu, mỡ nội tạng. Vì thế Chanh leo rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường, nhiễm mỡ máu. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên không nên uống quá 2 cốc chanh dây nguyên chất/ngày mà chỉ nên pha loãng, dùng thêm với nước khoáng, đường/mật ong,…để trung hòa bớt lượng axit có trong nước cốt chanh dây. Ngoài ra, uống 1 ly nước chanh leo có thể giúp người già hạ huyết áp trong các trường hợp cao máu, tiểu đường. Và đặc biệt kiêng kỵ với người huyết áp thấp.

Vì sao phải nấu chanh dây

Thành phần dinh dưỡng của chanh dây

Ngoài ra, trong chanh dây còn có chứa các vitamin nhóm A, C giúp ngăn ngừa lão hóa, chống nắng sinh học, giúp da sáng và đều màu hơn. Có thể nói chanh dây là một loại quả vừa giúp đẹp da vừa giữ dáng cho chị em phụ nữ.

Tác hại khi uống nhiều chanh leo

Bên cạnh các lợi ích kể trên, chúng ta cũng cần quan tâm đến một số tác dụng phụ khi uống quá nhiều chanh leo trong ngày. Trong chanh leo có chứa nhiều axit giúp kích thích đào thải mỡ thừa, mỡ thành ruột. Nhưng nếu uống chanh leo vào buổi sáng hoặc trước bữa ăn, có thể gây ra các triệu chứng như rối loạn dịch vị dạ dày, tăng nồng độ axit trong bao tử, ợ nóng, ợ chua, loét bao tử. 

Vì sao phải nấu chanh dây

Uống chanh leo không đúng cách ảnh hưởng đến bao tử

Người khó ngủ nếu uống chanh leo trước bữa tối có thể bị trằn trọc, mất ngủ,…do chanh leo có chứa vitamin C – Một loại vitamin giúp kích thích tinh thần tỉnh táo, hoạt bát, nhịp tim đập nhanh hơn, gây khó ngủ hơn.

Quả chanh leo có tên gọi khác là chanh dây, mác mác, mắc mát, lạc tiên hoa tía,… Nhiều người bị hấp dẫn bởi hương thơm đậm đà, quyến rũ và màu sắc tươi mát của nước chanh leo mà vô tình sử dụng chanh leo không đúng cách, gây hại cho sức khỏe.

Hướng dẫn sử dụng chanh leo đúng cách

Trong pha chế

Nước chanh leo có vị chua gắt và hương thơm nồng nàn, khi pha nước nên thêm vào mật ong, đường và nước lọc để giảm độ chua và trung hòa lượng axit có trong quả chanh leo, tốt hơn cho bao tử. Từ vị chua và hương thơm này người pha chế có thể kết hợp với một số loại nước ép có vị ngọt khác như dưa hấu, dứa, cam, bưởi,…sẽ cho ra một loại thức uống hỗn hợp thơm ngon, lạ miệng và tốt cho sức khỏe.

Vì sao phải nấu chanh dây

Chanh dây giải nhiệt mùa hè

Trong thức ăn

Một số nhà hàng Âu hay có các món thịt nướng ăn kèm với sốt chanh leo. Đây là loại sốt được pha nấu với rượu/nước dùng + chanh leo + bột sắn dây + cheese cho ra một dạng sánh mịn, hơi chua và thơm béo. Món sốt chanh leo này còn có thể dùng để trộn salad và ăn kèm hải sản hoặc các món nhiều dầu mỡ.

Vì sao phải nấu chanh dây

Các món nướng ăn kèm với sốt chanh dây

Trong làm bánh

Chanh leo thường được dùng để trang trí bề mặt cho các loại mousse (bánh kem bơ phô mai). Vị chanh leo chua chua, thơm mát giúp kích thích vị giác và làm giảm độ ngọt của món bánh. Ngoài ra, màu vàng bắt mắt còn làm cho món bánh thêm hấp dẫn người ăn.

Vì sao phải nấu chanh dây

Bánh mouse chanh dây

Chanh leo là loại trái phổ biến ở các nước nhiệt đới, được khá nhiều người dân địa phương và du khách nước ngoài ưa thích bởi màu vàng tươi sáng và vị chua, hương thơm nồng đượm. Sử dụng chanh leo đúng cách sẽ giúp cho cơ thể thêm khỏe mạnh, bổ sung nhiều vitamin có lợi cho cơ thể, đẹp dáng, dưỡng da cho phụ nữ.

Bạn có thể xem thêm:

Lưu ý khi lựa chọn chanh dây

Khi mua chanh dây nên chọn trái tròn đều, không móp méo hay bầm dập. Trái chín già thường có vỏ ngoài cứng, cuống khô màu nâu sậm, một số trái hơi héo vỏ là đã cắt cành từ 5 – 7 ngày. Nếu không phát hiện các vết ong chích hay bầm dập ở quanh thân trái thì đây là trái chanh ngon. 

Chanh dây như thế nào mới ngon không khó chọn lựa. Chỉ cần bổ đôi và nhìn màu sắc bên trong tép chanh: vàng đều, ruột tách rời khỏi vỏ, hạt đen bóng, mọng nước, hương thơm đậm,… Mỗi loại chanh dây có một hình thái khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung đây vẫn là loại trái cây khá dễ tìm, dễ mua tại các cửa hàng trái cây đặc sản vùng miền như Vinfruits. Hãy tham khảo thêm các loại trái cây khác trong menu và lựa chọn cho mình các loại trái cây sạch, đúng mùa, chuẩn vị và an toàn cho sức khỏe nhé!

Tác giả: Vinfruits