Vì sao pkl không có chân chống đứng

Có nhiều nguyên nhân khiến chiếc xe của bạn không may bị đổ như va chạm giao thông, dắt xe không cẩn thận… thậm chí do chiều cao khiêm tốn dẫn đến mất thăng bằng khi chống chân. Phần lớn xe 2 bánh ở Việt Nam là loại phân khối nhỏ [dưới 175cc] chỉ nặng trên dưới 100 kg nên việc dựng lại xe cũng phần nào dễ dàng.

Mô tô phân khối lớn [PKL] thì lại là một câu chuyện khác. Trọng lượng của những con ngựa sắt này có thể ngót nghét 200 kg, thậm chí mẫu xe đường trường Honda Goldwing với đầy bình xăng có thể nặng đến 421 kg. Vì vậy, việc đưa những chiến mã này trở về vị trí dũng mãnh nhất của nó không hề đơn giản.

Tuy nhiên, có một mẹo dựng xe bị ngã đổ khá hay được chia sẻ trong giới chơi mô tô PKL. Chỉ cần nắm những kỹ thuật cơ bản sau đây, ngay cả phái đẹp vốn chân yếu tay mềm cũng có thể dựng được chiếc PKL nặng hàng trăm kg.

Trường hợp xe đổ bên phải.

- Tắt máy, rút chìa khóa. - Gạt chống nghiêng. - Ngồi xổm tựa lưng vào bên phải xe. Tay trái nắm chắt ghi đông, tay phải nắm bất kì vị trí nào chắc chắn ở phần đuôi xe [gác chân, chắn bùn], càng thấp càng tốt. - Dùng sức mạnh của chân đứng dậy và bước lùi ra sau cho đến khi xe nghiêng về bên trái. Lúc này xe sẽ được chống nghiêng giữ lại.


Clip cách dựng xe đổ bên phải

Trường hợp xe đổ bên trái.

- Tắt máy, rút chìa khóa.

- Ngồi xuống áp sát bên trái xe, hai tay nắm chặt ghi đông và kết hợp bóp phanh.

- Đẩy mạnh chân phải đứng lên thật dứt khoát. Cần kiểm soát lực để không bị quá đà khiến xe đổ tiếp về bên phải.

- Gạt chống nghiêng.


Cách dựng xe đổ bên trái - Clip: Youtube

Lưu ý: Bạn cũng có thể áp dụng cách dựng như khi xe đổ bên phải. Khi xe gần tới vị trí cân bằng, dùng chân phải để gạt chống nghiêng như hình dưới đây.

Trong cả hai trường hợp trên, toàn bộ sức nặng của xe đều được dồn vào chân nên việc dựng xe cũng trở nên dễ dàng. Một ưu điểm nữa là lưng của bạn được giữ thẳng, tránh gặp phải những chấn thương do phải cúi xuống như những cách thông thường. Phái đẹp cũng có thể áp dụng phương pháp này để tự dựng chiếc xe máy của mình nếu chẳng may bị ngã đổ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, giải pháp tốt nhất vẫn là nhờ sự trợ giúp của những người xung quanh.


Cô gái dựng chiếc mô tô Honda Goldwing nặng 421 kg - Clip: Youtube

Minh Đức

>> Johnny Trí Nguyễn hướng dẫn kỹ thuật đá số sống khi chạy mô tô

>> Kinh nghiệm lái mô tô của Johnny Trí Nguyễn: ‘Dưới cứng, trên mềm’

>> Nghẹt thở với màn trình diễn mô tô tại Motul Stunt Fest 2015

>> Dàn mô tô tiền tỉ Harley-Davidson dạo phố Sài Gòn

>> ‘Vũ điệu' mô tô mạo hiểm gây 'nghẹt thở' tại Sài Gòn

Mới nhất Xem nhiều International
XeDiễn đànHỏi đáp
{{#is_first}}
{{#thumbnail_url}} {{/thumbnail_url}}
{{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Tôi rất thích xe máy phân khối lớn thể thao hầm hố, nhưng các xe đều trang bị côn tay, sử dụng ở thành phố rất bất tiện. [Việt Anh]

Một số xe có công nghệ sang số không cần bóp côn nhưng mà đi chậm tắc đường vẫn phải bóp nhả côn để khỏi tắt máy. Còn có dòng xe tay ga phân khối lớn nhưng kiểu dáng không được đẹp và cục máy ở bánh sau tôi không thích. Mong độc giả trả lời thắc mắc ở trên và có thể tư vấn cho tôi nhưng dòng xe thể thao hầm hố nhưng côn tự động [nếu có]. Xin cám ơn nhiều.

Quảng cáo

Tag

Chân chống nghiêng cũng như gác chân sau của xe máy là những thứ được anh chị em sử dụng rất nhiều khi di chuyển bằng xe máy. Chắc chẳn không ít người đã từng bị chân chống nghiêng cũng như gác chân sau gây ra những thương tích ở chân. Ở video cũng như bài viết này, mình muốn cùng với anh em chia sẻ với nhau về những thứ này. Nếu như có gì chưa đúng hoặc chưa đủ anh em có thể góp ý phía dưới cho mình nha.

Đầu tiên mình sẽ nói về chân chống nghiêng trước, đây là chi tiết để giữ vững xe khi dừng lại vì thế nên nó thường được làm bằng kim loại khá kiên cố. Thường chi tiết này sẽ gây ra những chấn thương ở chân trong một số trường hợp như:

  • Dắt xe trong nơi đỗ xe mà quên gạt chân chống nghiêng lên, lui lại bị gạt vào chân.
  • Không gạt chân chống nghiêng lúc chạy xe, trúng ổ gà, gờ giảm tốc hoặc rẽ trái bị vướng và có khi sẽ té xuống đường. Đây chỉ là trường hợp cho những mẫu xe cũ, còn với một số loại xe hiện nay thì phải gạt chống lên mới đề máy được.
  • Gây nguy hiểm cho người khác khi không gạt chân chống nghiêng lên.

Với trường hợp anh em đi ngoài đường không gạt chân chống nghiêng lên mà quẹt xuống đường cũng vi phạm giao thông. Mức phạt cho lỗi này từ 2 - 3 triệu đồng lận đó anh em. Còn anh em nào muốn an toàn hơn có thể gắn thêm 1 cái bọc chân chống bằng cao su để giảm sát thương.

Còn với gác chân cho người ngồi sau trên xe máy, mình cũng thấy nó khá nguy hiểm cho người đi cạnh nếu như nó không được gạt nào. Với một vài xe có gác chân sau nằm sát vào xe như kiểu của Vespa thì cũng đỡ sợ. Còn với một số dòng xe có đồ gác chân sau lòi ra như 1 cái đồ gạt thì khá nguy hiểm. Trong đó mình nghĩ Honda LEAD sẽ là chiếc xe nguy hiểm nhất và hiện giờ cũng đang được xài rất nhiều. Thân hình làm phình ra cùng với 2 gác chân sau bằng kim loại cỡ lớn.


Gác chân sau của Vespa, khó ngồi cho người sau nhưng lại khá an toàn cho người xung quanh

Vậy nên khi anh em chạy xe có chở người ngồi sau, khi không còn chở nữa có thể lấy chân gạt vào hoặc người ngồi sau khi xuống chủ động gạt đồ gác chân lên. Tuy cái này cũng đơn giản nhưng nếu không để ý có thể làm người khác bị thương.

1. Để bình xăng cạn

Đây là lỗi người mới chạy xe hay mắc phải, khi lượng xăng quá ít sẽ dẫn đến đóng cặn bởi xăng vẫn có lẫn các hạt tạp chất có thể gây nghẹt bơm hay kim phun nhiên liệu hoặc hư hại chế hòa khí do kẹt phao xăng.

Khi nhiên liệu cạn, lực hút sẽ mạnh hơn do trong bơm nhiên liệu hút theo một phần không khí, có thể gây kích nổ bên trong họng nạp, dẫn tới hiện tượng động cơ làm việc giật cục.

2. Không thực hiện thay dầu, bảo dưỡng định kỳ

Dầu máy và nước mát là 2 thành phần quan trọng nhất, nếu không chú ý thay đúng hạn, đúng chủng loại, dung tích động cơ sẽ nhanh chóng bị hỏng, phải thay thế các chi tiết máy.

Một số các điều chỉnh khác như tăng xích, dây côn, cùm dây ga, vệ sinh lọc gió, vệ sinh kim phun nhiên liệu… cũng rất hay bị bỏ qua do chủ nhân quên hoặc không chú ý cũng khiến xe nhanh xuống cấp, có thể gây nguy hiểm trong một vài tình huống.

3. Lười vệ sinh hệ thống phanh

Theo thời gian, phanh bẩn khi hoạt động sẽ sinh ra nhiệt, bụi phanh và mạt kim loại khiến các chi tiết phanh giảm hiệu suất. Lâu ngày không làm vệ sinh hệ, thống phanh sẽ không ăn, mất bám, thậm chí bị bó phanh dẫn tới cháy phanh, bục ống dầu do sôi dầu phanh…

Việc quan tâm vệ sinh hệ thống phanh sẽ giúp người lái nắm được tình hình, sớm có biện pháp thay thế bởi đây là hệ thống trực tiếp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

4. Ngồi lên xe khi đang để chân chống nghiêng

Sai lầm này hết sức phổ biến ở hầu hết người sử dụng với mọi dòng xe. Riêng chân chống xe phân khối lớn hầu hết được thiết kế để chịu khối lượng của chiếc xe, việc thường xuyên ngồi lên sẽ khiến chân chống dần biến dạng và hư hại.

Đặc biệt, một số dòng xe đắt tiền có chân chống được gắn trực tiếp vào lốc máy có thể khiến lốc máy bị hư hại như trờn ren, nứt hay nghiêm trọng hơn là vỡ lốc máy.

5. Dắt xe bằng cách nắm vào đai ở yên sau xe

Dây đai nằm ở yên sau xe được thiết kế để người ngồi sau bám vào, buộc các túi đồ không quá nặng, hay để luồn tay xuống phía dưới mỗi khi dắt xe.

Tuy nhiên, do hầu hết các dòng phân khối lớn không có tay xách phía sau nên nhiều người tóm chặt dây đai này mỗi khi dắt xe, khiến dây đai dễ bị đứt, và khi đang dắt xe có thể khiến xe bị đổ do không thể đỡ kịp.

6. Không tháo xăng, ắc-quy khi để xe một thời gian dài

Cần lưu ý để xăng lâu bên trong bình dễ dấn đến hiện tượng “thối xăng”, tạo ra lớp màng bám khiến bơm xăng bị nghẹt và khó điều khiển.

Việc không tháo ắc-quy khiến ắc-quy nhanh hết điện, xe khó khởi động lại do không được nạp trong một thời gian dài bởi ngay cả khi tắt máy, ắc-quy vẫn phải nuôi hệ thống điện, ECU cũng như cảnh báo khác tùy thuộc các dòng xe. Một số trường hợp có thể gây ra chập cháy.

7. Bơm lốp quá căng

Rất nhiều người có sở thích bơm lốp căng để đi lâu, tuy nhiên đây là sai lầm chết người. Lốp quá căng sẽ khiến xe có độ nảy lớn, rung động mạnh, độ bám đường giảm, tiếp xúc mặt đường kém, làm giảm khả năng phanh, ôm cua cũng như khiến cho lốp mòn không đều.

Chưa kể khi di chuyển trong những ngày nắng nóng nhiệt độ tăng cao có thể khiến lốp xe bị nổ do giãn nở nhiệt, gây nguy hiểm cho người điều khiển.

8. Không sử dụng chất bôi trơn cho đai ốc, bu-lông

Thông thường, để bu-lông vặn chặt, cần kiểm tra các vòng ren ăn khớp với nhau, siết đủ lực. Việc tra dầu mỡ theo hướng dẫn của nhà sản xuất không làm bu-lông, ốc vít dễ bị tuột mà còn giúp cho việc bảo dưỡng dễ dàng hơn.

Giảm ma sát giữa bu-lông và ốc vít bằng chất bôi trơn, cùng với lực siết đủ mạnh sẽ làm các chi tiết này xoáy chặt hơn. 

9. Cắt côn nẹt pô liên tục

Các chuyên gia của hãng đều khuyến cáo hành động này rất có hại. Đa số người dùng cũng biết vê côn thường xuyên vừa gây tốn xăng không cần thiết, vừa khiến động cơ nhanh bị quá nhiệt, dễ hao mòn các chi tiết máy.

Tuy nhiên, do là thao tác thú vị, nhiều người vẫn khó bỏ thói quen này ngay cả khi biết là nó có hại cho động cơ.

10. Rà phanh liên tục khi xuống dốc

Thói quen không hãm số mà sử dụng phanh liên tục khi xuống dốc thường bắt gặp ở lái mới, việc này khiến dầu trong ống nhanh sôi, má phanh quá nhiệt gây mất khả năng phanh cũng như đĩa phanh mất khả năng ma sát.

Tất cả hiện tượng trở nên nghiêm trọng khi đang đổ đèo. Ngay cả khi có ABS, dùng phanh không đúng cách khi xuống dốc liên tục cũng khiến hệ thống mất tác dụng. Một số trường hợp dẫn tới cháy đĩa, thậm chí vỡ đĩa có thể gây lộn xe rất nguy hiểm.

Video liên quan

Chủ Đề