Vốn pháp định và vốn điều lệ là gì

Vốn điều lệ và vốn pháp định có điểm giống và khác nhau, phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định như thế nào?

Vốn là tài sản cần thiết không thể thiếu khi thành lập công ty. Các công ty, doanh nghiệp khi thành lập đều phải có vốn điều lệ, tuy nhiên vốn pháp định thì không phải công ty nào cũng cần có. Vậy vốn điều lệ và vốn pháp định khác nhau như thế nào?

Vốn điều lệ và vốn pháp định là gì?

Vốn điều lệ

Theo khoản 29 điều 4 luật doanh nghiệp vốn điều lệ được giải thích:

  • Là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.
  • Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Ta có thể hiểu vốn điều lệ là số tiền mà thành viên, cổ đông trong công ty đã góp/cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi vào giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp và gửi phòng đăng ký kinh doanh. Vốn điều lệ là một trong những điều kiện khi kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.

Đặc điểm:

- Tài sản góp vốn: Là đồng Việt Nam/các tài sản định giá được bằng đồng Việt Nam và quyền sở hữu trí tuệ được pháp luật công nhận.

- Hình thức:

  • Là vốn đầu tư hoạt động cho doanh nghiệp
  • Là sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên/cổ đông với doanh nghiệp
  • Là sự thể hiện độ uy tín của doanh nghiệp với khách hàng/đối tác.
  • Là cơ sở phân chia lợi nhuận/rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên/cổ đông góp vốn

- Mức vốn: Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu/tối đa khi thành lập công ty. Nhưng nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có yêu cầu mức vốn pháp định thì vốn tối thiểu được quy định bằng với mức quy định của ngành nghề kinh doanh đó.

Bạn có thể xem thêm quy định về góp vốn điều lệ TẠI ĐÂY

Vốn pháp định

Theo luật doanh nghiệp 2005 quy định tại khoản 7 điều 4 cho biết:

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp.

Đặc điểm:

- Vốn pháp định ở Việt Nam được xác định theo từng ngành, nghề, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.

- Việc quy định mức vốn pháp định chủ yếu được xác định thông qua các văn bản dưới luật do cơ quan hành pháp ban hành.

Ví dụ: Vốn pháp định của một số ngành nghề như sau:

Ngành nghề kinh doanh bất động sản: 6 tỷ VNDNgành kinh doanh lữ hành quốc tế: 250 triệu VNDNgành dịch vụ bảo vệ: 2 tỷ VND

Ngành vận dịch vụ đòi nợ: 2 tỷ VND

Bạn có thể xem thêm danh sách vốn pháp lý của các ngành nghề TẠI ĐÂY. 

>>> Vậy mức vốn pháp định kinh doanh bảo hiểm nhân thọ hiện nay là bao nhiêu?

So sánh vốn điều lệ và vốn pháp định

Giống nhau

Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư/cá nhân/cổ đông cùng góp vào công ty làm vốn sản xuất, phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty. 

Khác nhau

Phân biệt Vốn điều lệ Vốn pháp định
Cơ sở xác định

 Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

Vốn điều lệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Vốn pháp định bắt buộc là mức vốn tối thiểu bằng với ngành nghề mà công ty thành lập.

Mức vốn Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty. Mức vốn pháp định là cố định, được quy định theo từng ngành nghề kinh doanh.

Như vậy, mặc dù vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn mà các doanh nghiệp cần có khi thành lập công ty. Tuy nhiên, hai loại vốn này không phải là một và có sự khác nhau nhất định. Qua bài viết chắc hẳn bạn đọc đã phân biệt được vốn điều lệ và vốn pháp định giống và khác nhau như thế nào.

Theo thị trường tài chính Việt Nam

Bài viết có hữu ích không?

Không

Tin tức kế toán Vốn điều lệ và vốn pháp định có giống nhau không?

>> 12 thay đổi nhất định phải biết về Đăng ký kinh doanh 2019

>> Con dấu của một số cơ quan, tổ chức hết giá trị sử dụng vẫn được giữ lại

1. Thứ nhất cần hiểu Vốn điều lệ là gì? Vốn pháp định là gì?

Theo khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

a. Vốn điều lệ

– Tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty TNHH, công ty hợp danh;

– Tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Nói một cách dễ hiểu, vốn điều lệ chính là số tiền mà thành viên cam kết góp tại thời điểm đăng ký thành lập công ty, được ghi trong Giấy đề nghị thành lập công ty gửi Phòng Đăng ký kinh doanh

b. Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với một số ngành nghề.

Vốn pháp định xác định theo từng ngành, nghề, không áp dụng cho từng loại hình doanh nghiệp.

2. Thứ hai Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

a. Giống nhau

Vốn điều lệ và vốn pháp định đều là số vốn ban đầu do nhà đầu tư cùng góp vào công ty làm vốn sản xuất kinh doanh của công ty.

b. Khác nhau

Vốn điều lệ Vốn pháp định
Cơ sở xác định Khi thành lập công ty bắt buộc phải đăng ký vốn điều lệ.

Vốn điềulệ có thể tăng hoặc giảm trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

Vốn pháp định không phụ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà được xác định theo ngành nghề kinh doanh cụ thể.

Công ty dự định thành lập có ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định thì vốn góp phải tối thiểu bằng vốn pháp định.

Mức vốn Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi thành lập công ty.

Tuy nhiên, cần chú ý nếu đăng ký vốn điều lệ quá thấp thì sẽ khó tạo được niềm tin với khách hàng khi giao dịch.

Song nếu đăng ký vốn điều lệ quá cao so với số vốn thực sẽ tác động tới nghĩa vụ tài chính của công ty

Mức vốn pháp định là cố định đối với từng ngành nghề kinh doanh.

Ví dụ:

– Ngành nghề kinh doanh bất động sản vốn pháp định 6 tỷ

– Cho thuê lại lao động yêu cầu vốn pháp định 2 tỷ đồng

Như vậy, vốn điều lệ và vốn pháp định không phải là một, đây là 2 loại vốn mà các nhà đầu tư cần quan tâm khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp.

>> 12 thay đổi nhất định phải biết về Đăng ký kinh doanh 2019

>> Con dấu của một số cơ quan, tổ chức hết giá trị sử dụng vẫn được giữ lại

Bài viết liên quan

  • Thông tư 93/2017/TT-BTC ngày 19/09/2017 – Bãi bỏ việc nộp mẫu 06/GTGT
  • Trung tâm đào tạo kế toán thực tế tại Vũ Ninh Bắc Ninh Giá rẻ Uy tín
  • Cho phép đại lý thuế được cung cấp dịch vụ kế toán
  • Dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại Quận 12 Chuyên nghiệp Uy tín
  • Chi phí cho nhân viên đi học nâng cao tay nghề có hợp lý không?
  • Sơ đồ Kế toán cho thuê hoạt động và nhượng bán, thanh lý BĐSĐTTT 200
  • Lớp học kế toán tổng hợp tại Biên Hòa chất lượng tốt
  • Như thế nào là thanh toán không dùng tiền mặt
  • Dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Đáp Cầu Bắc Ninh Chuyên nghiệp Uy tín
  • Các trường hợp không phải xuất hóa đơn theo TT39/2014

Video liên quan

Chủ Đề