Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu: ông ấy chuột chạy cùng sào rồi!

Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong các câu sau:

– Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

– Anh đã nghĩ thương em như thế này thì anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

(Tô Hoài)

Xem lời giải

Bộ 8 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 bài Thành ngữ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn luyện trắc nghiệm Ngữ văn 7.

Trắc nghiệm Ngữ văn 7 Bài: Thành ngữ

Bài giảng Ngữ văn 7 Bài: Thành ngữ

Câu 1: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu:

Thằng ấy chuột chạy cùng sào rồi!

A. Trạng ngữ.

B. Bổ ngữ.

C. Chủ ngữ.

D. Vị ngữ.

Hiển thị đáp án  

Câu 2: Nghĩa của thành ngữ bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh… đúng hay sai? 

A. Đúng 

B. Sai

Hiển thị đáp án  

Câu 3: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu? 

A. Chủ ngữ 

B. Vị ngữ 

C. Phụ ngữ 

D. Cả A và B

Hiển thị đáp án  

Câu 4: Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao, đúng hay sai? 

A. Đúng 

B. Sai

Hiển thị đáp án  

Câu 5: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ? 

A. Vắt cổ chày ra nước 

B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi 

C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống 

D. Lanh chanh như hành không muối

Hiển thị đáp án  

Đáp án: C

Giải thích: Câu C là câu tục ngữ

Câu 6: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”. 

A. Chủ ngữ 

B. Vị ngữ 

C. Bổ ngữ 

D. Trạng ngữ

Hiển thị đáp án  

Câu 7: Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”? 

A. Đeo nhạc cho mèo

B. Đẽo cày giữa đường 

C. Ếch ngồi đáy giếng 

D. Thầy bói xem voi

Hiển thị đáp án  

Câu 8: Thành ngữ là gì? 

A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh 

B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta 

C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân 

D. Cả 3 đáp án trên

Hiển thị đáp án  

Các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học có đáp án

Trắc nghiệm Tiếng gà trưa có đáp án

Trắc nghiệm Điệp ngữ có đáp án

Trắc nghiệm Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học có đáp án

Trắc nghiệm Làm thơ lục bát có đáp án

Câu hỏi: Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu: "Hắn chuột chạy cùng sào rồi!" 

A. Trạng ngữ.

B. Bổ ngữ.

C. Chủ ngữ.

D. Vị ngữ.

Trả lời:

Đáp án đúng: D. Vị ngữ.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về thành ngữ và tác dụng của thành ngữ nhé

1. Khái niệm thành ngữ

- Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

- Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh,…

2. Nghĩa của thành ngữ

Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh…

3. Đặc điểm thành ngữ

Thành ngữ có tính hình tượng và thường được xây dựng dựa trên các hình ảnh cụ thể.

Thành ngữ có tính hàm súc, khái quát cao. Mặc dù được xây dựng từ những sự vật, sự việc nhưng nghĩa của nó không dựa trên từ ngữ tạo thành mà mang ý nghĩa rộng và khái quát hơn, có tính chất biểu trưng và đầy sắc thái biểu cảm.

4. Cách sử dụng

- Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ , cụm động từ, ...

- Thành ngữ thường ngắn gọn, hàm súc và mang tính biểu cảm cao

4.1. Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu sau:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non.

(Hồ Xuân Hương)

- Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái nghách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang ...

(Tô Hoài)

Trả lời:

- Bảy nổi ba chìm: làm vai trò vị ngữ của câu

- Tắt lửa tối đèn: làm bổ ngữ cho động từ "phòng".

4.2. Phân tích tác dụng của việc dùng thành ngữ trong câu trên.

Việc dùng các thành ngữ trong câu là ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, có tính biểu cảm cao

5. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1:  Thành ngữ nào sau đây có nghĩa là ý tưởng viển vông, thiếu thực tế, thiếu tính khả thi?

A. Đẽo cày giữa đường.

B. Thầy bói xem voi.

C. Ếch ngồi đáy giếng.

D. Đeo nhạc cho mèo.

Câu 2:  Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con”.

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Bổ ngữ

D. Trạng ngữ

Câu 3: Thành ngữ là gì?

A. Thành ngữ là loại từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

B. Những câu đúc rút kinh nghiệm sống của nhân dân ta

C. Những câu hát thể hiện tình cảm, thái độ của nhân dân

D. Cả 3 đáp án trên

Câu 4: Thành ngữ khác với tục ngữ ở điểm nào?

A. Một bên là đơn vị lời nói, một bên là đơn vị tác phẩm.

B. Trong cấu tạo từ có yếu tố "ngữ".

C. Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

D. Do từ cấu tạo nên.

Câu 5: Câu nào dưới đây không phải thành ngữ?

A. Vắt cổ chày ra nước

B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi

C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

D. Lanh chanh như hành không muối

Câu 6: Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ?

A. Một nắng hai sương.

B. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

C. Lời ăn tiếng nói.

D. No cơm ấm cật.

Câu 7: Thành ngữ có thể đóng vai trò gì trong câu?

A. Chủ ngữ

B. Vị ngữ

C. Phụ ngữ

D. Cả A và B

Câu 8: Thành ngữ nào sau đây có ý nghĩa “ý tưởng viển vông, thiếu thực tế thiếu tính khả thi”?

A. Đeo nhạc cho mèo

B. Đẽo cày giữa đường

C. Ếch ngồi đáy giếng

D. Thầy bói xem voi

Câu 9: Dòng nào dưới đây không phải là thành ngữ?

A. Nhai (Ăn) kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

B. Lanh chanh như hành không muối.

C. Nhà rách vách nát.

D. Ếch ngồi đáy giếng.

Câu 10:  Xác định vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu:Thằng ấy chuột chạy cùng sào rồi!

A. Trạng ngữ.

B. Bổ ngữ.

C. Chủ ngữ.

D. Vị ngữ.

Câu 11: Trong những dòng sau đây, dòng nào không phải là thành ngữ?

A. Vắt cổ chày ra nước.

B. Chó ăn đá, gà ăn sỏi.

C. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

D. Lanh chanh như hành không muối

Câu 12: Dòng nào thể hiện đủ và đúng vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong câu?

A. Thành ngữ chỉ có thể làm vị ngữ trong câu.

B. Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ...

C. Thành ngữ luôn luôn đảm nhận vai trò chủ ngữ trong câu.

D. Thành ngữ chỉ có thể làm phụ ngữ trong cụm danh từ, động từ, tính từ...

Câu 13: Thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con.” giữ vai trò gì ?

A. Vị ngữ.

B. Bổ ngữ.

C. Chủ ngữ.

D. Trạng ngữ.

Câu 14: Tìm thành ngữ trong các câu sau:

a. Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công.

(Thương vợ, Tú Xương)

b. Tôi và anh ấy đã cùng vào sinh ra tử ở chiến trường Quảng Trị.

c. “Tôi cắn rơm, cắn cỏ tôi lạy ông giáo! Ông giáo có nghĩ cái tình tôi già nua tuổi tác mà thương thì ông giáo cứ cho tôi gửi.”

(Lão Hạc, Nam Cao)

d. Bà ta tính tình cứ như sư tử Hà Đông.

Câu 15: Thi tìm nhanh các thành ngữ so sánh.

Gợi ý:

Câu 14: Các thành ngữ là:

a. một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa

b. vào sinh ra tử

c. cắn rơm cắn cỏ

d. sư tử Hà Đông

Câu 15:

Các thành ngữ so sánh là: Đẹp như tiên, Xấu như ma, Đen như mực, Nhanh như cắt, Hiền như bụt, Dữ như cọp, Lành như đất, Hôi như cú, Đen như than, Chậm như sên, Câm như hến, Đông như kiến…

Câu 16: Tìm và giải thích nghĩa của các thành ngữ trong các câu:

a.

- sơn hào hải vị: những món ăn ngon, quý hiếm

- nem công chả phượng: những món ăn được chế biến và trình bày một cách công phu.

b.

- khỏe như voi: sức khỏe hơn người

- tứ cố vô thân: mồ côi, không có nơi nương tựa

c.

- da mồi tóc sương: người đã có tuổi

Câu 17: Điền thêm các yếu tố để thành ngữ trọn vẹn:

- Lời ăn...

- Một nắng…

- Ngày lành…

- No cơm…

- Bách chiến…

- Sinh cơ…

Gợi ý:

- Lời ăn tiếng nói

- Một nắng hai sương

- Ngày lành tháng tốt

- No cơm ấm áo

- Bách chiến bách thắng

- Sinh cơ lập nghiệp

Tham khảo các bài học khác