Xây dựng thương hiệu thời trang cao cấp

Ngày đăng: 13/02/22

Cao cấp có thể được định nghĩa bởi cảm nhận của khách hàng về món hàng đó chứ không chỉ gắn liền với những tag giá trên trời. Với việc xây dựng hình ảnh trên nền tảng thương mại điện tử, bạn có thể định hình cách mà khách hàng suy nghĩ về sản phẩm thương hiệu.

Có rất nhiều cách để nâng cao sức hấp dẫn của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể. Tất nhiên, các lời khuyên thường được chọn là áp dụng các quy tắc bán hàng và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng. Thế nhưng, liệu việc sản xuất ra các sản phẩm giá rẻ có liên quan đến mức giá thấp hay không? Hay chúng ta có thể đẩy giá trị của món đồ lên bằng cách thay đổi nhận thức của người tiêu dùng về nó và thương hiệu? Đây thật sự là một vấn đề thú vị vì nhiều doanh nghiệp cảm thấy bị giới hạn về nhiều mặt bởi giá cả của những mặt hàng mà họ đang cung cấp. Do đó, chúng ta nên nhìn nhận lại về cách mà các trải nghiệm cao cấp có thể ảnh hưởng đến doanh số và thành công lâu dài của thương hiệu.

 

Nhưng thế nào là cao cấp? Câu trả lời có thể rất khác nhau tùy vào mỗi cá nhân. Một số sẽ cho rằng sự cao cấp phải gắn với mức giá cao, nhiều con số. Nhóm khác lại cho rằng sự cao cấp phụ thuộc vào sức hấp dẫn của mắt nhìn hoặc các dịch vụ đi kèm dành cho khách hàng đặc biệt. Cả hai đánh giá này đều đúng. Đó chính là lý do vì sao một sản phẩm được cảm nhận như thế nào có thể ảnh hưởng đến giá cả của nó.

Bằng cách này, việc xây dựng nhận thức của khách hàng được áp dụng như một loại chiến lược tiếp thị trực tuyến. Khách hàng sẽ dễ dàng quyết định mua món đồ nếu cảm thấy nó cao cấp trong khi không phải bỏ ra quá nhiều tiền để sở hữu. Họ sẽ nghĩ rằng đây là một món hời và tin rằng giá trị của nó sẽ còn tăng trong tương lai, tựa như một cách để đầu tư. Nói cách khác, chỉ cần bạn tin nó cao cấp thì nó là thế đó. Tuy nhiên, có một số sai lầm trong cái tiếp thị cần tránh bằng mọi giá.

Mặc dù đã có chỉ dẫn về các lỗi thường gặp, nhưng chúng ta vẫn không thể tránh khỏi nhiều trường hợp. Một trong số đó là cung cấp quá nhiều sự lựa chọn cho khách hàng. Bất kể sự đa dạng là cần thiết, nhưng nó dễ dẫn đến sự quá tải cho khách hàng. Người tiêu dùng có thể bối rối hoặc mệt mỏi khi phải lựa chọn để đưa ra quyết định. Do đó, họ có thể thoát khỏi trang web mà không mua được gì.

Các thương hiệu cao cấp thường trình bày trang web theo từng mục cụ thể nối tiếp nhau với nhiều khoảng trống giúp mắt thư giãn.

Một sai lầm khác là tạo ra một trang web chứa quá nhiều thông tin dư thừa. Hãy dành thời gian để suy nghĩ về cách những thương hiệu cao cấp như Gucci và Armani xây dựng nền tảng thương mại điện tử. Trang web của họ có điểm gì chung? Tất cả các sản phẩm của họ được đặt trong một ánh sáng dịu mắt, bố cục tổng thể có xu hướng rõ ràng và thực dụng. Điều này giúp thu hút sự chú ý của người xem vào những gì được cung cấp. Do đó, đơn giản thì tốt hơn nhiều so với quá tải thông tin hình ảnh.

Việc sắp xếp và chọn lọc thông tin cần thiết giúp bố cục trang web gọn ràng nhưng vẫn đầy đủ thông tin mà khách hàng cần để có cái nhìn bao quát về sản phẩm.

Cao cấp được định nghĩa bằng nhận thức về sản phẩm vì nó liên quan đến giá cả. Nếu bạn có thể xây dựng một website tốt, bạn sẽ giúp khách hàng hiểu rõ bản sắc thương hiệu với một cảm giác sang trọng riêng biệt. Hãy ghi nhớ những khái niệm này nếu bạn đang muốn cạnh tranh với những người giỏi nhất trong phân khúc mà mình theo đuổi.

Thực hiện: Hiếu Lê

Theo Luxuo

Please follow and like us:

Tags: ArmaniChanelGucciLouis Vuittonthương mại điện tửwebsite

quần áo thiết kế

Hiện nay, quần áo thiết kế ngày càng phổ biến trên thị trường. Bên cạnh những thương hiệu lớn như NEM, Seven a.m, Elise…những đơn vị quần áo thiết kế vừa và nhỏ xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải nhãn hàng nào cũng làm nên chuyện.

Nếu bạn đang có ý định tự tạo lập một thương hiệu quần áo thiết kế cho bản thân, 10 mẹo sau đây sẽ giúp ích cho bạn trong việc định hướng bước đi cho mình.

1. Suy nghĩ đúng đắn

Với bất kể cơ hội kinh doanh hoặc ý tưởng nào bạn đang theo đuổi, bạn sẽ không bao giờ tìm thấy thành công nếu không có suy nghĩ đúng đắn. Tại sao bạn muốn bắt đầu một thương hiệu quần áo của riêng mình? Bạn đang làm việc vì đó là niềm đam mê, tiền bạc hay danh vọng…? Có được suy nghĩ đúng đòi hỏi bạn phải hiểu rằng thành công không phải chỉ qua một đêm hay thứ gì đó dễ dàng. Bạn cũng cần phải được chuẩn bị sẵn sàng để đối mặt với những thách thức kinh doanh và cạnh tranh gay gắt của ngành thời trang này.

2. Thấu hiểu thị trường thời trang

Thời trang thường thay đổi rất nhanh chóng về các kiểu dáng, mẫu mã, xu hướng… Để thành công trong lĩnh vực này, bạn phải thật hiểu mong muốn khách hàng. Bắt kịp xu hướng, sáng tạo, linh hoạt trong chiến thuật của riêng mình là chìa khóa dẫn đến thành công.

Bạn cũng sẽ cần phải tiến hành một số nghiên cứu thị trường thời trang. Bạn phải hiểu được thị hiếu khách hàng tiềm năng của mình; sở thích và mong đợi của họ ra sao. Ngành công nghiệp thời trang luôn thay đổi theo mùa. Bạn sẽ không muốn tạo ra mẫu mùa hè khi nó đã vào mùa thu phải không? Vì vậy, bạn cần phải đi trước thời trang và theo kịp xu hướng để biết những gì khách hàng mong muốn cũng như là những nhà thiết kế khác đang làm.

3. Viết kế hoạch kinh doanh

Bất kể một viêc gì cũng cần phải có kế hoạch. Khi bắt đầu một doanh nghiệp, kế hoạch kinh doanh là rất quan trọng. Điều này đối với tạo lập một thương hiệu quần áo thiết kế lại càng quan trọng hơn.

  • Xác định thị trường mục tiêu của bạn và tìm hiểu các loại sản phẩm mà họ mua. Sẽ rất tốt nếu bạn đã có 1 quá trình trải nghiệm thực tế. Một công việc bán thời gian trong một cửa hàng quần áo sẽ giúp bạn biết những gì bán chạy và những gì không; nhu cầu của khách hàng ra sao…
  • Đặt ra các câu hỏi từ các cửa hàng khác nhau về khách hàng, sản phẩm, giá cả, chất lượng… Hãy tạo một danh sách các tài liệu liên quan đến công việc cùng với dự trù kinh phí trong 1-2 năm hoặc dài hơi hơn.
  • Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia về các kế hoạch của bạn; tìm kiếm lời khuyên từ các doanh nhân trong ngành công nghiệp thời trang.
  • Lưu ý đến các yêu cầu pháp lý. Cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết và xác định loại doanh nghiệp mà bạn muốn tạo ra…

4. Xây dựng một logo thương hiệu riêng

Hãy chắc chắn rằng tên thương hiệu của bạn là sáng tạo, độc đáo và hấp dẫn.

Bạn sẽ cần phải tạo ra một logo phản ánh được bản chất của thương hiệu.

Cuối cùng bạn nên xem xét việc đăng ký bản quyền để tránh những đối thủ khác “ăn cắp” thương hiệu, ý tưởng.

5. Thiết kế quần áo của bạn

Thiết kế quần áo của bạn

Phần thú vị nhất của quá trình này đó là thiết kế các mẫu quần áo.

  • Hãy phác thảo các mẫu quần áo và chọn lựa vào bộ sưu tập của bạn. Nếu không có kỹ năng thiết kế, bạn có thể tìm kiếm những thiết kế chuyên nghiệp cho riêng mình.
  • Hãy chắc chắn những bộ quần áo đó hợp thời trang và đúng thời điểm mùa vụ để phát hành.

Tiếp theo, bạn nên kiểm tra các tiềm năng của các thiết kế đó bằng cách làm khảo sát; xin ý kiến của bạn bè và gia đình. Đừng quá tự tin vào chính kiến bởi bạn thiết kế cho công chúng. Những lời góp ý thực tế sẽ giúp bạn gạt bỏ những viển vông, làm cho lượng tiêu thụ sản phẩm cao hơn.

6. Tìm một nhà sản xuất

Bạn cần tìm ra một xưởng sản xuất – nơi đáp ứng hết những điều kiện để làm ra các bộ quần áo thiết kế. Cung cấp tất cả các chi tiết cần thiết để để đảm bảo rằng bạn sẽ nhận được sản phẩm mong muốn. Bạn có thể tự đi chọn đặt vải, nguyên vật liệu và chuyển tới xưởng chịu trách nhiệm sản xuất. Đơn giản hơn, bạn có thể đặt luôn từ A-Z ở đó. Đặt vải thì bạn có thể tham khảo ở một số nơi nổi tiếng trong nước như chợ vải Ninh Hiệp, Chợ Kim Biên, Chợ vải Soái Kình Lâm…

8. Tạo lập website

Bạn không thể làm mà không có internet ở bất kỳ lĩnh vực nào trong thời đại này. Có nghĩa là bạn sẽ cần một sự hiện diện trên mạng bằng cách tạo website thương hiệu.

Hãy bắt đầu một thương hiệu quần áo bằng việc tạo ra một website quần áo thiết kế trực tuyến. Bạn có thể liên kết với các sàn TMĐT, trang rao vặt, mạng xã hội,… Nên lựa chọn 1 nền tảng website mang lại cho bạn nhiều cơ hội tích hợp với các kênh bán hàng đa dạng. Khi đó, đăng bán sản phẩm lên các kênh sẽ dễ dàng, nhanh chóng; quản lý bán hàng cũng không phải vất vả ngược xuôi. Mypage là một gợi ý tuyệt vời dành cho bạn. Nếu không chắc chắc, hãy dùng thử miễn phí để trải nghiệm trên trang web Mypage.vn

Tạo lập website

9. Nói chuyện với các nhà bán lẻ

Khách hàng của bạn là ai?  Ai sẽ là những người mà bạn sẽ bán sản phẩm của bạn? Nếu bạn có kế hoạch bắt đầu cung cấp cho các cửa hàng bán lẻ, bạn sẽ phải chú ý tới điều này. Bạn cần phải lập một chiến lược cẩn thận để “đột nhập” vào thị trường.

Các nhà bán lẻ sẽ giúp các thiết kế của bạn đến tay người tiêu dùng nhanh hơn. Vì vậy, bạn nên tìm kiếm những nhà bán lẻ tiềm năng để nói chuyện; đề xuất với họ để trưng bày; bán sản phẩm của bạn trong cửa hàng của họ.

Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét việc có cửa hàng bán lẻ của riêng mình, không chỉ dừng lại ở bán buôn.

10. Xây dựng các chương trình liên kết và mạng lưới quan hệ

Chương trình liên kết sẽ giúp bạn tăng doanh số bán hàng nhanh. Một bài viết trên blog thời trang có thể giúp bạn bán hết các mẫu quần áo thiết kế của mình chỉ trong vài giờ đồng hồ. Tạo nên một chương trình liên kết để mọi người có thể kiếm được chiết khấu từ việc tiếp thị hàng hóa cho bạn; bạn sẽ phải bất ngờ về hiệu quả của nó.

Ngoài ra, hãy xem xét việc tham dự các sự kiện trong ngành. Những show diễn thời trang hay các cuộc họp có nhiều người như bạn trong lĩnh vực cũng đáng lưu ý. Những người có kinh nghiệm hơn bạn sẽ cung cấp cho bạn một số lời khuyên, giúp bạn tồn tại và phát triển trong ngành này.

Xây dựng các chương trình liên kết và mạng lưới quan hệ

Sau các bước này, bạn chỉ cần tập trung vào quảng bá và giới thiệu các mẫu mã, sản phẩm tới công chúng; phát triển cả kênh bán buôn và bán lẻ. Và đừng quên việc thường xuyên cập nhật xu hướng mới trong các thiết kế của bạn nhé!

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề