Xe không sang tên đổi chủ bị phạt bao nhiêu?

Từ ngày 15.8, khi Thông tư 24/2023 của Bộ Công an có hiệu lực, biển số ôtô, xe máy được cấp và quản lí theo mã định danh của chủ xe. Xe không chính chủ đã đăng kí biển 5 số thì mặc định là biển số định danh của người đứng tên trên giấy đăng kí xe chứ không phải của người đang sử dụng.

Sau ngày 15.8.2023, chủ mới chỉ có thể đăng kí sang tên để sở hữu xe chứ không thể sở hữu biển số cũ của xe. Ảnh: Chân Phúc

Từ sau ngày 15.8, người sở hữu xe không chính chủ sẽ đối diện với 2 trường hợp khi đi sang tên phương tiện. Trường hợp nếu còn giấy tờ mua bán, chủ xe lúc này sẽ bị xử phạt hành chính nếu quá thời hạn được quy định, sau đó mới được làm thủ tục đăng kí sang tên.

Trường hợp thứ 2 là không còn giấy tờ mua bán, lúc này, công an sẽ phải niêm yết công khai trong 30 ngày rồi gửi thông báo cho người đang đứng tên trên đăng kí xe. Khi không có khiếu kiện, công an sẽ ra quyết định xử phạt hành chính, sau đó làm thủ tục sang tên.

Tuy nhiên, sau ngày 15.8.2023, chủ mới chỉ có thể đăng kí sang tên để sở hữu xe chứ không thể sở hữu biển số cũ của xe.

Theo Thông tư 24 quy định từ ngày 15.8 khi bán xe, chủ xe phải nộp lại đăng kí, biển số cho công an để làm thủ tục thu hồi chứ không được giao cho chủ mới. Trong 30 ngày, kể từ khi làm giấy tờ bán xe, chủ xe phải làm thủ tục thu hồi, nếu không sẽ bị xử phạt hành chính. Với xe máy, người vi phạm sẽ bị phạt từ 800.000 đến 2 triệu đồng; với ôtô, mức phạt từ 2-4 triệu đồng, đối với tổ chức sẽ bị phạt gấp đôi.

Ngoài bị xử phạt như trên, khi bán xe nhưng không sang tên, biển số định danh vẫn quản lí theo chủ cũ thì trường hợp xảy ra tai nạn, vi phạm giao thông, chủ xe phải chịu trách nhiệm pháp lí với phương tiện được gắn với biển số định danh của mình. Khi tiến hành các thủ tục xác minh, điều tra, công an sẽ làm việc với chủ xe đầu tiên. Theo đó, Cục Cảnh sát giao thông khuyến cáo, khi thực hiện chuyển nhượng, mua bán xe cần thực hiện sang tên đổi chủ ngay theo đúng quy định để tránh các vấn đề về pháp lí.

Gửi phản ánh tới Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, anh Nguyễn Thế Lượng, địa chỉ tại huyện Hoài Đức, TP Hà Nội nêu vụ việc liên quan đến cá nhân anh khi gặp vướng mắc trong trường hợp này. Anh Lượng cho biết, do sơ suất, anh vi phạm Luật Giao thông đường bộ, chiếu theo quy định tại Nghị định số 100/2019/NĐ-CP lực lượng CSGT Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt hành chính và tạm giữ ô tô. Tuy nhiên, khi đến nơi làm việc theo lịch hẹn, cơ quan chức năng đã yêu cầu anh Lượng phải chứng minh được quyền sở hữu đối với chiếc xe, nhưng anh Lượng khai báo chiếc xe do vợ anh mua bán tại chợ xe cũ tại khu vực quận Cầu Giấy, chỉ bàn giao giấy đăng ký xe, hợp đồng mua bán đã ký sẵn và hiện không xác định chủ xe là ai. Do đó, để tránh các trường hợp có dấu hiệu của hành vi phạm tội, cơ quan công an đã tiến hành lập biên bản tạm giữ xe để điều tra, làm rõ.

 Nhìn nhận vấn đề dưới góc độ pháp lý, luật sư Lê Xuân Thảo, đoàn luật sư TP Hà Nội cho biết, việc người đang sử dụng phương tiện giao thông chưa nắm rõ quy định về sang tên đổi chủ, việc vi phạm quy định và cơ quan công an tạm giữ xe là hoàn toàn chính đáng.

 Để tránh những phát sinh, vướng mắc khi gặp phải những vấn đề nêu trên, tại Thông tư số 58/2020 của Bộ Công an có nêu cụ thể quy định quy trình cấp, thu hồi, đăng ký, biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2020, thì sau ngày 31/12/2021, những xe mua bán qua nhiều đời chủ mà không làm đúng thủ tục giấy tờ sẽ không thể sang tên đổi chủ. Khi đó, người sở hữu xe sẽ bị lực lượng cảnh sát giao thông [CSGT] phạt lỗi “xe không chính chủ” thông qua công tác điều tra, giải quyết tai nạn giao thông [TNGT], đăng ký xe hoặc bị phát hiện, xử lý nếu vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

 Căn cứ Nghị định số 100/2019 ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thì người vi phạm hành vi này có thể chịu mức phạt hành chính tối đa lên tới 8 triệu đồng [Khoản 4 và Khoản 7, Điều 30, Mục 6, Chương II, Nghị định số 100/2019]. Trong đó có một số  quy định về mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 400.000 - 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 - 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô hoặc phạt tiền từ 2.000.000 - 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 - 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

 Để tránh bị xử phạt theo các mức quy định nêu trên, theo luật sư Lê Xuân Thảo, người dân cần phải nhận thức được việc sang tên đổi chủ, chủ phương tiện chính là bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của mình. Thông tư số 58/2020 có nêu cụ thể những nội dung liên quan đến nội dung “Giải quyết đăng ký sang tên xe đối với trường hợp xe đã chuyển quyền sở hữu qua nhiều người”, do đó, có nêu những vấn đề liên quan đến người đang sử dụng phương tiện khi chưa tiến hành sang tên, đổi chủ [Điểm 1, Điểm 2, Điêm 4, Điều 19, Mục E, Chương II, Thông tư số 58/2020. Cụ thể như sau:

 - Thủ tục, hồ sơ sang tên: Người đang sử dụng xe đến cơ quan quản lý hồ sơ đăng ký xe để làm thủ tục sang tên, xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, ghi rõ quá trình mua bán, giao nhận xe hợp pháp, cam kết về nguồn gốc xuất xứ của xe và nộp giấy tờ sau:

 a] Giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

 b] Giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người đứng tên trong giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe của người bán cuối cùng [nếu có].

 - Thủ tục, hồ sơ đăng ký sang tên: Người đang sử dụng xe liên hệ với cơ quan đăng ký xe nơi cư trú: xuất trình giấy tờ theo quy định tại Điều 9 Thông tư này và nộp giấy tờ sau:

 a] Giấy khai đăng ký xe [theo mẫu số 01];

 b] Chứng từ lệ phí trước bạ theo quy định;

 c] Giấy chứng nhận thu hồi đăng ký, biển số xe [đối với trường hợp khác tỉnh và mô tô khác điểm đăng ký xe].

 - Trách nhiệm của người đang sử dụng xe:

 a] Trực tiếp đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục sang tên;

 b] Kê khai cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc xuất xứ của xe, quá trình mua bán, giao nhận xe;

 c] Khai và nộp lệ phí trước bạ theo quy định của pháp luật.

 “Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên một số người dân vẫn chưa thể thực hiện việc sang tên, đổi chủ theo quy định, điều kiện khách quan này có thể coi là yếu tố đê cơ quan chức năng xem xét nhắc nhở. Tuy nhiên, người dân cần chủ động thực hiện công việc liên quan đến thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện, bởi sắp thời hạn đã được quy định. Để tránh những phát sinh vướng mắc gặp pahri, trường hợp cần hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể, người dân hoàn toàn có thể liên hệ cơ quan chuyên môn như Giao thông vận tải; Công an, Tư pháp để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theoi quy định pháp luật.” – luật sư Lê Xuân Thảo cho biết thêm./.

Chủ Đề