Xúc phạm danh dự nhân phẩm là gì năm 2024

Đã qua rồi cái thời, hễ bực tức nhau thì chửi mắng nhau thậm tệ, nói xấu người khác, tung hình ảnh người khác kèm theo những lời lăng mạ, xúc phạm… rồi “huề cả làng”. Hay chuyện đánh ghen thì xã hội mặc nhiên chấp nhận chuyện chính thất đón đường đánh, làm nhục, kẻ thứ 3 chỉ có thể cam chịu. Nhiều phiên tòa hình sự đã xử phạt tù những trường hợp đánh ghen kiểu làm nhục người khác; những vụ xét xử dân sự mà bị đơn phải bồi thường tiền danh dự cho nguyên đơn, phải đăng báo cải chính, xin lỗi công khai cũng không còn hiếm nữa. Người dân đang ngày ngày nhận thức tốt về quyền công dân của mình cũng như những quyền mà pháp luật bảo hộ cho công dân.

XÚC PHẠM TRÊN MẠNG, BỊ PHẠT THẬT TẠI TÒA

Vụ kiện liên quan đến yêu cầu đòi bồi thường danh dự, nhân phẩm bị xâm phạm của ông Nguyễn Văn Tùng (cơ sở sửa xe Thanh Tùng) từ sự xuất hiện của một clip đăng trên mạng xã hội (MXH) và được nhiều trang mạng chia sẻ đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Bạc Liêu nhiều ngày nay.

Lần đầu tiên, TAND TP. Bạc Liêu đưa vụ án liên quan đến hành vi xúc phạm trên MXH ra xét xử theo yêu cầu khởi kiện của đương sự. Và cũng là lần đầu tiên, bản án đã tuyên buộc 2 bị đơn phải bồi thường cho nguyên đơn với mức bồi thường do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm với mức tối đa theo quy định pháp luật: 10 tháng lương cơ sở.

Tòa án xác định, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ, việc ông Tùng có đơn yêu cầu các đương sự đăng clip, chia sẻ clip trên MXH gây ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm của ông Tùng là hành vi trái pháp luật, do đó buộc các đương sự phải xin lỗi, cải chính công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng và bồi thường danh dự, nhân phẩm bị xâm hại với mức cao nhất là 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Phiên tòa sau đó nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận xã hội, khi mà nhân phẩm, danh dự, quyền chính đáng của công dân được Hiến pháp bảo vệ, phiên tòa còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật đã được thực thi. Ông Nguyễn Văn Tùng - nguyên đơn của vụ kiện sau phiên tòa - cho biết ông theo đuổi vụ việc đã 3 năm, và kết quả này thật sự minh oan cho ông. Tiền bồi thường không phải là vấn đề, nhưng qua đó chứng minh cho nhiều người thấy rằng, không thể để cá nhân hay tổ chức nào tự cho mình cái quyền tự do ngôn luận mà không chấp hành quy định của pháp luật.

Xúc phạm danh dự nhân phẩm là gì năm 2024

Phiên tòa xét xử vụ kiện của ông Nguyễn Văn Tùng tại TAND TP. Bạc Liêu. Ảnh: K.P

ĐỪNG ĐÙA VỚI PHÁP LUẬT

Danh dự, nhân phẩm là những giá trị gắn liền với nhân thân của con người, được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm của một cá nhân có thể bằng nhiều hình thức khác nhau, như dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu để nhục mạ nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác. Hiện nay, với sự xuất hiện của MXH, nhiều người còn lợi dụng mạng công nghệ viễn thông, sử dụng MXH đăng đàn chửi bới, xúc phạm người khác, đăng hình ảnh của người khác kèm theo những bình luận tiêu cực… Dễ thấy nhất có thể kể đến như vụ lùm xùm xoay quanh bà Nguyễn Phương Hằng (CEO Đại Nam) và các cá nhân khác, trong đó có nhiều người là luật sư, nhà báo, giảng viên đại học cũng phải chịu liên đới trong vòng tố tụng.

Tùy theo tính chất, mức độ của từng vụ việc có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, Bộ luật Dân sự cũng quy định, cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 592 Bộ luật Dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá 10 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, mà điển hình chính là vụ kiện của ông Nguyễn Văn Tùng tại TP. Bạc Liêu.

Ngoài ra, hành vi lợi dụng MXH để thực hiện xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên các nền tảng MXH có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng nếu chưa đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

NHƯ THẾ NÀO THÌ BỊ COI LÀ XÚC PHẠM DANH DỰ NHÂN PHẨM ? CHẾ TÀI XỬ LÝ RA SAO ?. ĐƯỜNG DÂY NÓNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ: 0982 69 29 12


Thưa Luật sư:

Trước kia, tôi có đi cải tạo một thời gian, sau khi về hòa nhập với xã hội, cho đến nay tôi là một công dân tốt, không vi phạm pháp luật. Nhưng do có mâu thuẫn với người hàng xóm, ông ta đã nói những lời lẻ xúc phạm tới quá khứ, xúc phạm tới uy tín hiện tại của tôi. Cụ thể là ông ta nói tôi lúc xưa là một kẻ tội phạm, là một người từng đi tù, không được xã hội công nhận (trong đó còn có những từ ngữ khó nghe). Vậy cho tôi hỏi, như vậy có gọi là xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác không ?. Chân thành cảm ơn Luật sư ! Hoàng Văn Bính.

Xúc phạm danh dự nhân phẩm là gì năm 2024
Ảnh minh họa: Internet

Trả lời:

HÃNG LUẬT ANH BẰNG cảm ơn Bạn đã gửi vấn đề pháp lý và yêu cầu tư vấn tới chúng tôi.

Theo bạn trình bày, bạn bị người hàng xóm nói những lời lẽ xúc phạm tới quá khứ, xúc phạm tới danh dự, nhân phẩm, uy tín hiện tại của bạn như đã từng là một kẻ tội phạm, là một người từng đi tù, không được xã hội công nhận. Hành vi này được coi là dùng lời nói thô bạo để xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của bạn. Điều 34 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín như sau:

Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

Theo đó, hành vi bằng lời nói hoặc hành động, làm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác là hành vi trái pháp luật. Người thực hiện hành vi này tùy vào mức độ của hành vi vi phạm mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về trách nhiệm hành chính: Hành vi trên còn bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình. Và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai khi các thành viên trong gia đình có yêu cầu đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

Trường hợp ông ta có hành vi cố ý xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn gây hậu quả nghiêm trọng thì ông ta có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 121, Bộ luật hình sự năm 1999 như sau:

  1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
  3. Phạm tội nhiều lần;
  4. Đối với nhiều người;
  5. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; ...

Theo đó, các dấu hiệu của tội làm nhục người khác gồm: - Về khách thể: hành vi đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự nhân phẩm của người khác. - Về chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là chủ thể thường, do đó, tất cả những người đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có nhận thức bình thường đều phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm mình thực hiện. - Về mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. - Về mặt khách quan: người phạm tội phải là người có hành vi bằng lời nói hoặc hành động xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Việc đánh giá việc xúc phạm có ở mức độ nghiêm trọng hay không phải căn cứ vào thái độ, nhận thức của người phạm tội; cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; vị trí và môi trường xung quanh; vị trí, vai trò, uy tín của người bị hại trong gia đình, tổ chức hoặc trong xã hội; dư luận xã hội về hành vi xúc phạm đó.

Trong trường hợp hành vi của người hàng xóm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn thông qua bằng lời nói như sỉ nhục, thóa mạ, chửi bới một cách thô bỉ, tục tĩu…nhằm vào nhân cách, danh dự, với tính chất là hạ thấp nhân cách, danh dự của bạn, đồng thời làm cho bạn cảm thấy xấu hổ, nhục nhã trước những người khác thì ông ấy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999. Mức hình phạt có thể phải gánh chịu là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Để xử lý hành vi này, bạn nên làm đơn tố cáo tường trình gửi tới cơ quan công an cấp huyện nơi người hàng xóm bạn đang sinh sống để yêu cầu giải quyết.

Mặt khác, về trách nhiệm dân sự: Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

  1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:
  2. Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
  3. Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
  4. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."

    Theo đó. khi nhận thấy danh dự nhân phẩm của mình bị xâm phạm bạn có quyền khởi kiện dân sự có kèm nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình đồng thời yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường theo Điều 592 Bộ luật dân sự 2015.

    HÃNG LUẬT ANH BẰNG | ANH BANG LAW. Since 2007. Chúng tôi, hãng luật hàng đầu tại Hà nội với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động tư vấn, cung ứng các dịch vụ pháp lý chuyên sâu, tháo gỡ các vướng mắc pháp lý trong các vụ việc dân sự, hôn nhân gia đình, đất đai, kinh doanh thương mại, lao động, hình sự… HÃNG LUẬT ANH BẰNG luôn cẩn trọng, nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng nhu cầu của khách hàng để đưa ra các tham vấn, phương án, giải pháp tối ưu cho khách hàng. Triết lý hoạt động của chúng tôi là: Tạo lập, nền tảng, vững bền . Tạo lập một nền tảng pháp lý bền vững cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nhân.

Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác là gì?

Câu trả lời. Tại Điều 155 Bộ luật Hình sự quy định về “Tội làm nhục người khác” như sau: 1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Danh dự và nhân phẩm là gì?

Định nghĩa danh dự nhân phẩm. Danh dự là sự tôn trọng, đánh giá của xã hội đối với một người dựa trên các giá trị đạo đức, tinh thần của người đó. Nhân phẩm là toàn bộ phẩm chất mà mỗi người có được, được hiểu là giá trị tư tưởng, tính cách của một người.

Như thế nào là bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác?

Tuy nhiên, có thể hiểu, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác là những hành vi truyền bá thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác. Trong khi đó, Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về danh dự và nhân phẩm.

Phỉ báng người khác bị phạt như thế nào?

Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi năm 2017) quy định hành vi vu khống người khác có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng và phạt tù với mức cao nhất từ 03 năm đến 07 năm.