Bắt giữ người trái pháp luật là gì năm 2024

Nhìn chung cả ba hành vi này đều được thực hiện bởi một người hoặc một nhóm người không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện các hành vi khống chế, ngăn cản, giam giữ, cách ly, tước đoạt quyền tự do hoạt động, dịch chuyển thân thể của người khác. Họ có thể thực hiện một, hai hoặc đồng thời cả ba hành vi nêu trên.

Bắt giữ người trái pháp luật là gì năm 2024
Các hành vi không thỏa mãn các quy định về bắt, giữ hoặc giam người theo quy định của pháp luật sẽ bị xem là trái pháp luật.

2. Quy định pháp luật về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật được quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự như sau:

“Điều 157. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  1. Có tổ chức;
  1. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  1. Đối với người đang thi hành công vụ;
  1. Phạm tội 02 lần trở lên;

đ) Đối với 02 người trở lên;

  1. Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  1. Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
  1. Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

  1. Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
  1. Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
  1. Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

Lưu ý: Trường hợp đặc biệt của hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

  • Nếu người bị bắt, giữ hoặc giam trái pháp luật là người dưới 16 tuổi thì phạm tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi (Điều 153 Bộ luật Hình sự).
  • Nếu chủ thể thực hiện hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật là người có chức vụ, quyền hạn thì phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật (Điều 377 Bộ luật Hình sự).

Như vậy, hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nếu không thỏa mãn dấu hiệu của hành vi được quy định tại Điều 153 và Điều 377 Bộ luật Hình sự thì phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật và ngược lại.

Xem thêm bài viết: Phân tích “Tội xâm phạm chỗ ở của người khác” (Điều 158 BLHS 2017)

3. Dấu hiệu pháp lý của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Tương tự như bao tội phạm khác, để tìm hiểu rõ hơn về những đặc điểm pháp lý của Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật tại Điều 157 Bộ luật Hình sự cần phải phân tích 04 dấu hiệu pháp lý cơ bản sau:

3.1. Ai có thể phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật? (chủ thể)

Người phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể là bất kì ai (công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch); từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự (theo Điều 12 Bộ luật Hình sự)

Năng lực trách nhiệm hình sự bao gồm năng lực nhận thức và năng lực làm chủ hành vi. Thiếu một trong hai năng lực này, người đó bị coi là không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc bị hạn chế năng lực chịu trách nhiệm hình sự và được loại trừ trách nhiệm hình sự theo Điều 21 Bộ luật hình sự.

3.2. Hành vi nào cấu thành tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật? (mặt khách quan)

Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thể hiện qua 03 hành vi chính như sau:

Một là, bắt người trái pháp luật: Là hành vi bắt người mà không có lệnh của những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật, không thuộc trường hợp bắt người phạm tội quả tang (Điều 111 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015), không thuộc trường hợp bắt người có lệnh truy nã (khoản 1 Điều 112 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015) hoặc tuy có lệnh của những người có thẩm quyền nhưng việc tiến hành bắt không đúng thủ tục như bắt người vào ban đêm (sau 22 giờ) mà không thuộc trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang hoặc bắt người khác với mục đích riêng.

Hình thức bắt người khác là dùng vũ lực (trói, khóa tay, …) hoặc đe doạ dùng vũ lực buộc người bị bắt phải đến nơi mà người phạm tội đã chọn. Nếu trong quá trình bắt mà gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ, của người bị hại thì tùy trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng với hành vi xâm phạm. Ví dụ: Điều 126 về Tội giết người do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội hoặc Điều 136 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Hai là, giữ người trái pháp luật: Là hành vi không cho người khác di chuyển hoặc đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của mình trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích giữ người trái pháp luật không phải là dấu hiệu bắt buộc. Ví dụ: giữ con nợ trên xe ô tô, đe dọa buộc chỉ đường để chở đến nhà gia đình để đòi tiền.

Ba là, giam người trái pháp luật: Là hành vi cách ly người khác trái pháp luật ở một địa điểm và trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Chủ nợ nhốt con nợ trong phòng khách sạn 12 tiếng để ép con nợ viết giấy vay nợ…

Lưu ý:

  • Người phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật có thể thực hiện cả ba hành vi: bắt, giữ hoặc giam người hoặc chỉ thực hiện một trong ba hành vi hoặc hai trong ba hành vi đó.
  • Hành vi bắt, giữ hoặc giam người nêu trên phải trái pháp luật. Tính trái pháp luật thể hiện qua hành vi bắt, giữ hoặc giam người là việc bắt, giữ hoặc giam người nằm ngoài những trường hợp pháp luật cho phép.
  • Hậu quả của tội phạm này không phải là dấu hiệu bắt buộc mà nếu có thì là dấu hiệu định khung hình phạt.
  • Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
  • Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo quy định tại Điều 377 Bộ luật Hình sự là trường hợp đặc biệt, áp dụng đối với chủ thể là người có chức vụ, quyền hạn so với trường hợp quy định tại điều luật này.

Xem thêm bài viết: Tội bức tử là gì? Theo quy định tại Điều 130 Bộ luật Hình sự 2015?

3.3. Các hành vi trên gây ra những tác động như thế nào? (khách thể)

Hành vi bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tự do cá nhân của con người, của công dân mà ở đây là người bị hại. Đây là những quyền cơ bản của người bị hại và được pháp luật bảo vệ.

3.4. Dấu hiệu về lỗi, động cơ, mục đích (mặt chủ quan)

Lỗi: Tội phạm này được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ mức độ nguy hiểm do hành vi bắt, giữ, giam người trái pháp luật, nhìn thấy trước hậu quả gây tổn hại đến thân thể, quyền tự do của nạn nhân nhưng vẫn mong muốn tội phạm xảy ra.

Động cơ, mục đích: Người phạm tội phạm tội có thể vì nhiều động cơ và mục đích khác nhau, tuy nhiên đây không phải dấu hiệu bắt buộc của mặt chủ quan.

Lưu ý: Nếu bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật vì mục đích thực hiện một tội phạm khác thì có thể bị truy cứu về tội có dấu hiệu mục đích là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội phạm. Ví dụ:

  • Nếu bắt, giữ hoặc giam người khác để đem bán thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội mua bán người (Điều 150)
  • Nếu bắt, giữ hoặc giam người khác nhằm mục đích chiếm giữ người dưới 16 tuổi thì người phạm tội sẽ bị truy cứu về tội chiếm giữ người dưới 16 tuổi (Điều 153).
    Bắt giữ người trái pháp luật là gì năm 2024
    Dấu hiệu pháp lý của tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

4. Khung hình phạt đối với tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật

Người phạm tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự theo các khung hình phạt quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự như sau:

Khung hình phạt Hành vi phạm tộiKhung 1: Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 (Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi) và Điều 377 (Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật) của Bộ luật Hình sự.Khung 2: Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.Thực hiện hành vi phạm tội như trên và thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Đối với người đang thi hành công vụ;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Đối với 02 người trở lên;
  • Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%. Khung 3: Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.Thực hiện hành vi phạm tội như trên và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
  • Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Bắt giữ và tạm giam con nợ để đòi nợ có vi phạm pháp luật hay không?

Hành vi bắt giữ, tạm giam con nợ của chủ nợ với mục đích đòi nợ có thể sẽ khiến chủ nợ bị truy tố về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật nếu hành này thuộc các quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự, Tùy vào tính chất và mức độ của hành vi phạm tội mà chủ nợ phải đối mặt với các án phạt khác nhau, cụ thể:

Trường hợp 1: Hành vi bắt, giữ hoặc giam con nợ mà con nợ không phải là người dưới 16 tuổi và chủ nợ không có thẩm quyền giam, giữ người khác theo quy định của pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trường hợp 2: Chủ nợ thực hiện hành vi bắt giữ, tạm giam con nợ với mục đích đòi nợ và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Chủ nợ đã tổ chức, lên kế hoạch để bắt giữ, tạm giam con nợ từ trước;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi này;
  • Con nợ là người đang thi hành công vụ;
  • Phạm tội này 02 lần trở lên;
  • Phạm tội đối với 02 con nợ trở lên;
  • Đối với con nợ là người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Làm cho con nợ hoặc gia đình con nợ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của con nợ mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Trường hợp 3: Chủ nợ cũng thực hiện hành vi bắt giữ, tạm giam con nợ để đòi nợ nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

  • Làm cho con nợ chết hoặc tự sát;
  • Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của con nợ;
  • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của con nợ mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

Xem thêm bài viết: Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ bị phạt tù bao nhiêu năm?

6. Phong tục “bắt vợ” ở các tỉnh vùng cao, miền núi có phạm tội này hay không?

Tục “bắt vợ” hay tục “kéo dâu” là phong tục đã có từ lâu đời của người dân tộc Mông và Thái. Khi cả hai bên nam yêu thương nhau thật lòng và đều đã đủ tuổi kết hôn mà bị nhà gái ngăn cản hoặc khi người nam không đủ tiền cươi vợ thì tối đến hai người hẹn nhau và người con trai đưa cô gái về nhà mình sau đó sẽ thông báo cho nhà gái và tổ chức đám cưới sau.

Tuy nhiên hiện nay, tục lệ này đã bị biến tướng và trở thành hiện tượng xấu trong xã hội. Nhiều thanh niên lợi dụng tục “bắt vợ” để bắt người con gái về làm vợ mình mà không có sự đồng ý của cô gái đó. Hành vi này thực chất là cướp vợ, là một trong các tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cấm áp dụng theo phụ lục ban hành kèm Nghị định 126/2014/NĐ-CP. Bởi lẽ, khi này hành vi “bắt vợ” đã vi phạm quy tắc tự nguyện trong hôn nhân tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình và là một trong các trường hợp bị cấm kết hôn theo điểm b khoản 2 Điều 5 Luật này.

Theo Điều 23 Hiến pháp, công dân có quyền tự do đi lại cũng như cư trú ở trong nước, ra nước ngoài hay từ nước ngoài về nước. Khi người con trai lợi dụng tục bắt vợ để bắt giữ, giam giữ người trái luật đã xâm phạm đến quyền tự do đi lại của cô gái nên có thể bị xử lý về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật tại Điều 157 Bộ luật Hình sự với các khung hình phạt như sau:

  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  • Phạt tù từ 02 – 07 năm: Phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; phạm tội 02 lần trở lên; với hai người; với người dưới 18 tuổi, phụ nữ biết là có thai, người già yếu…
  • Phạt tù từ 05 – 12 năm: Nếu làm người bị bắt, giữ, giam chết/tự sát; tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo… với cô gái đó.

Như vậy, nếu thực hiện tục “bắt vợ” với mục đích cưỡng ép người con gái làm vợ mình mà cô gái không tự nguyện thì hành vi này là vi phạm pháp luật và phạm vào Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.

7. Luật sư tư vấn pháp luật Hình sự

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật A+ tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các vấn đề hình sự bao gồm các dịch vụ sau:

  • Đánh giá các vấn đề pháp lý liên quan đến hình sự;
  • Tư vấn thu thập và chuẩn bị chứng cứ;
  • Soạn thảo hồ sơ khởi kiện trong trường hợp khởi kiện;
  • Luật sư bảo vệ tại tòa án.

Lý do chọn Luật A+:

Giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm

Đội ngũ luật sư của Luật A+ đều là các luật sư xuất sắc, nắm rõ các quy định pháp luật, hiểu cách vận hành của cơ quan tố tụng và cơ quan Đảng giám sát. Ngoài ra các luật sư A+ đã chinh chiến và dày dạn kinh nghiệm ở các vụ án hình sự.

Thấu hiểu

Luật sư A+ thấu hiểu nỗi sợ hãi và hoang mang của thân chủ khi đối diện với một tình huống có thể phải ở tù, có thể sẽ bị oan sai, mong muốn được hỗ trợ hết mức 24/7 từ chuyên môn đến sự an tâm tâm lý. Vì thế chúng tôi sẽ làm hết khả năng để đem lại sự an tâm và công bằng cho thân chủ, khách hàng.

Cam kết đến cùng

Hành trình giành được công bằng cho khách hàng có thể sẽ không thuận lợi và bằng phẳng. Hành trình đó có thể phải trải qua nhiều năm với nhiều cấp xét xử. Luật sư A+ cam kết sẽ đi cùng và bảo vệ khách hàng cho đến khi nào công lý, công bằng được thực hiện.