Bình quân gia quyền cuối kỳ là gì năm 2024

Khi Thiết lập thông tin giá khi Thêm mới sản phẩm, Giá vốn sản phẩm sẽ được tính toán lại sau mỗi lần nhập hàng theo phương pháp bình quân gia quyền.

Khái niệm "Bình quân gia quyền"

Bình quân gia quyền trong tiếng Anh được gọi bằng thuật ngữ “Weighted Average” (hay Weighted Mean), nôm na là chỉ số trung bình có trọng số.

Bình quân gia quyền, còn gọi trung bình cộng gia quyền (hay trung bình cộng có trọng số), là giá trị trung bình cộng thể hiện sự quan trọng của các phần tử trong tập hợp các số đó. Mỗi phần tử trong tập hợp được gọi là 1 giá trị quan sát, gắn với một trọng số. Trọng số chính là đại lượng phản ánh độ tin cậy, đại lượng chỉ tần suất lặp lại hoặc đại lượng dùng để so sánh tầm quan trọng của các thông tin phục vụ cho việc tính toán.

Công thức xác định số Bình quân gia quyền

MAC = ( A + B ) / C

Với:

  • MAC: Giá vốn của sản phẩm sau khi thực hiện nhập hàng
  • A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Số tồn kho trước khi nhập hàng * giá vốn sản phẩm (biến thể) trước khi nhập hàng
  • B: Giá trị kho nhập mới = (Số tồn mới nhập kho * giá nhập kho) + các chi phí nhập hàng
  • C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập

Trường hợp 1: Giả sử doanh nghiệp có các giao dịch sau trong tháng:

  • Ngày 1: Nhập 10 sản phẩm A với giá 100 đồng/cái.
  • Ngày 10: Nhập thêm 20 sản phẩm A với giá 120 đồng/cái.
  • Ngày 15: Bán 15 sản phẩm A.

Biết rằng tồn kho đầu kỳ là 5 sản phẩm A tồn có giá ghi sổ là 90 đồng/cái

Hãy tính giá xuất kho cho 15 sản phẩm đã bán và giá hàng tồn kho cuối kỳ.

Lời giải

Theo phương pháp bình quân cuối kỳ dự trữ

  • Giá bình quân sau cả tháng: (5 * 90 + 10 * 100 + 20 * 120) / (5 + 10 + 20) =110 đồng/cái.
  • Giá xuất kho cho 15 sản phẩm đã bán: 15 * 110 = 1500 đồng.
  • Giá hàng tồn kho: 20 *110 = 2200 đồng.

Theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn

  • Giá bình quân sau lần nhập hàng đầu tiên: (5 * 90 + 10 * 100) / (5 + 10) = 96.67 đồng/cái.
  • Giá bình quân sau lần nhập hàng thứ hai: (15 * 96.67 + 20 * 120) / (15 + 20) =110 đồng/cái.
  • Giá xuất kho cho 15 sản phẩm đã bán: 15 * 110 = 1500 đồng.
  • Giá hàng tồn kho cuối kỳ: 20 * 110 = 2200 đồng

Lưu ý:

Trên thực tế việc ước lượng các giá trị xi có chính xác hay không còn phụ thuộc tính chất đối xứng khi phân phối của từng tổ. Nếu phân phối của từng tổ có tính chất đối xứng thì giá trị xi ước lượng có thể chấp nhận được. Ngược lại, nếu phân phối của từng tổ không đối xứng (lệch trái hoặc lệch phải) thì giá trị xi ước lượng không chính xác, dẫn đến kết quả vô nghĩa.

Ưu điểm

  • Đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện: Phương pháp này chỉ yêu cầu cộng tổng giá trị hàng hóa và chia cho tổng số lượng hàng hóa để tính giá bình quân.
  • Cung cấp giá trung bình: Phương pháp này cung cấp một giá trung bình của hàng hóa, giúp giảm thiểu sự biến động của giá hàng hóa do thay đổi giá nhập hàng.
  • Phù hợp với hàng hóa không thể phân biệt: Phương pháp này rất hữu ích khi áp dụng cho các mặt hàng không thể phân biệt được từng cái hay từng đơn vị cụ thể, ví dụ như xăng, dầu, ngũ cốc, v.v.

Nhược điểm

  • Không chính xác khi giá hàng hóa biến động mạnh: Khi giá nhập hàng có những biến động lớn, phương pháp bình quân gia quyền có thể tạo ra sự sai lệch khi phân bổ chi phí hàng tồn kho.
  • Không thể theo dõi chính xác lô hàng cụ thể: Đối với các doanh nghiệp cần theo dõi chính xác giá của từng lô hàng cụ thể, phương pháp này không phù hợp.

Không phản ánh chính xác lưu thông hàng hóa: Phương pháp này không phản ánh chính xác quy trình lưu thông hàng hóa (nhập trước – xuất trước hoặc nhập sau – xuất trước).

Phương pháp tính giá xuất kho hàng hóa, hàng tồn kho theo Thông thư 200 gồm các cách sau: phương pháp bình quân, đích danh và FIFO (nhập trước xuất trước).

Nội dung chính:

I. Căn cứ pháp lý

  • Thông tư 133/2016/TT-BTC;
  • Thông tư 200/2014/TT-BTC;
  • Chuẩn mực kế toán hàng tồn kho: VAS 02, IAS2.

II. Các phương pháp tính giá xuất kho theo Thông tư 200

Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC, các phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho gồm:

  • Giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền;
  • Giá xuất kho theo phương pháp đích danh;
  • Giá xuất kho theo phương pháp FIFO hay nhập trước xuất trước.

Ngoài 3 phương pháp chính trên Thông tư 200/2014/TT-BTC còn đề cập đến phương pháp giá bán lẻ, áp dụng cho 1 số ngành đặc thù như bán lẻ, siêu thị.

Lưu ý:

  • Hàng hóa, vật tư cần được theo dõi, xác định giá trị nhập, xuất, tồn riêng theo từng mặt hàng;
  • Trong công ty có thể áp dụng phương pháp tính giá khác nhau đối với các nhóm hàng hóa vật tư khác nhau, ví dụ hàng hóa áp dụng PP đích danh, vật tư phụ áp dụng PP bình quân cả kỳ. Tuy nhiên cần đảm bảo được nguyên tắc nhất quán - tức là trong năm chỉ áp dụng 1 phương pháp tính giá cho 1 nhóm hàng;
  • Việc lựa chọn phương pháp tính giá do công ty quyết định, phụ thuộc vào yêu cầu quản lý, khả năng đáp ứng nghiệp vụ, đồng thời phù hợp với đặc điểm của hàng hóa, vật tư mà công ty kinh doanh.

III. Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Giá trị hàng hóa, vật tư được xác định bằng bình quân của giá trị hàng hóa, vật tư nhập trong kỳ và tồn đầu kỳ chia cho tổng số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu mua vào và tồn đầu kỳ.

Tùy theo thời điểm tính giá trị trung bình của hàng hóa xuất kho, phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền được chia thành phương pháp bình quân cuối kỳ (thường là tháng) và phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập.

1. Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ

Đơn xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ (thường là mỗi tháng) được xác định bằng tổng giá trị từng loại hàng hóa, nguyên vật liệu tồn đầu tháng và nhập trong tháng đó chia cho tổng số lượng tương ứng của hàng hóa, nguyên vật liệu tồn đầu tháng và nhập trong tháng:

Đơn giá xuất kho

\=

(Giá trị tồn kho đầu hàng + Tổng giá trị hàng nhập trong tháng)


(Số lượng hàng tồn kho đầu tháng + Tổng số lượng hàng nhập trong tháng)

➨ Ưu điểm:

Dễ thực hiện, tính toán, chỉ cần tính toán một lần vào cuối tháng.

➨ Nhược điểm:

  • Không xác định được giá xuất kho tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ trong tháng do chỉ có thể tính được giá xuất kho vào cuối mỗi tháng sau khi đã có đủ dữ liệu nhập kho, phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Dẫn tới thiếu thông tin kế toán khi cần ra quyết định kinh tế;
  • Do có một đơn giá xuất kho duy nhất cho một loại hàng hoá, nguyên vật liệu, phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ sẽ không phản ánh được sự biến động giá của mỗi lần xuất kho trong trường hợp có sự biến động của đơn giá tồn đầu tháng và đơn giá của các lần nhập trong tháng.

➨ Áp dụng:

Từ ưu nhược điểm đã nếu thì phương pháp tính giá xuất kho bình quân cả kỳ áp dụng đối với các doanh nghiệp có số lượng mặt hàng nhiều, biến động giá ít.

2. Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập

Sau mỗi lần nhập từ mua hàng hoặc sản xuất, đơn vị sẽ thực hiện tính lại giá trị của hàng hóa, vật tư tồn kho đó. Vì thế giá trị xuất kho của từng lần sẽ được tính như sau:

Đơn giá xuất kho lần i

\=

Tổng giá trị tồn kho ngay trước xuất kho lần i


Tổng số lượng tồn kho ngay trước xuất kho lần i

➨ Nhược điểm:

Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập là phải tính toán lại giá xuất kho sau mỗi lần nhập. Do vậy, khối lượng công việc tính toán sẽ tăng lên rất nhiều khi hàng hóa thường xuyên được nhập kho.

➨ Ưu điểm:

So sánh với phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập có thể xác định được đơn giá xuất kho tại mọi thời điểm phát sinh nghiệp vụ trong tháng. Đơn giá xuất kho cũng thể hiện rõ hơn sự biến động về giá xuất kho trong trường hợp giá nhập kho đầu kỳ và nhập kho trong kỳ có sự biến động lớn.

➥ Áp dụng:

Đối với các doanh nghiệp thường ít chủng loại hàng, có giá cả hàng hóa biến động tương đối về giá, khối lượng nhập xuất hàng ít, cần theo dõi chi tiết giá nhập xuất kho để ra quyết định kinh doanh.

Ví dụ:

Công ty TNHH VPP Trường Phát có phát sinh các nghiệp vụ trong tháng 6/2022 đối với mặt hàng băng phiến 500gr/túi như sau:

  • Đầu tháng 6, số lượng hàng tồn: 300 túi - đơn giá tồn: 150.000đ/túi - giá trị tồn: 45.000.000đ;
  • Ngày 02/06: Nhập kho 200 túi - đơn giá nhập: 160.000đ/túi, tổng giá trị nhập kho 32.000.000đ;
  • Ngày 03/06: Nhập kho 100 túi - đơn giá nhập: 165.000đ/túi, tổng giá trị nhập kho 16.500.000đ;
  • Ngày 04/06: Xuất kho 300 túi;
  • Ngày 15/06: Nhập kho 400 túi - đơn giá nhập: 160.000đ/túi, tổng giá trị nhập kho 64.000.000 đ.

Giá xuất kho từng lần theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ và sau mỗi lần nhập như sau:

Bình quân gia quyền sau những lần nhập kho:

➥ Tổng giá trị mã hàng là 77.000.000đ, số lượng tồn kho là 500;

Đơn giá ngày 02/06

\=

(45.000.000 + 32.000.000)


(300 + 200)

\=

154.000 đồng/túi.

➥ Tổng giá trị mã hàng là 93.500.000đ, số lượng tồn kho là 600;

Đơn giá ngày 03/06

\=

(77.000.000 + 16.500.000)


(500 + 100)

\=

155.833.3 đồng/túi.

➥ Giá trị xuất kho ngày 04/06

Giá trị xuất kho

\=

155.833,3

x

300

\=

46.750.000

Giá trị tồn kho = 46.750.000đ, số lượng = 300 túi.

➥ Giá trị tồn kho ngày 15/06 là:

Giá trị tồn kho

\=

46.750.000

+

64.000.000

\=

110.750.000

Bình quân gia quyền cuối kỳ:

Đơn giá bình quân tháng 6 của mã hàng băng phiến túi

\=

(45.000.000 + 32.000.000 + 16.500.000 + 64.000.000)


(300 + 200 + 100 + 400)

\=

157.500 đồng/túi.

➥ Giá trị xuất kho ngày 04/06 = 300 x 157.500 = 47.250.000.

➥ Giá trị tồn kho là: 157.500 x (300 + 200 + 100 + 400 - 300) = 110.250.000đ.

VI. Tính giá xuất kho theo phương pháp đích danh

Phương pháp tính giá đích danh xác định đơn giá xuất kho theo giá trị nhập kho tương ứng của chính mặt hàng đó, chi tiết đến từng chiếc hoặc lô hàng nhập về.

➨ Ưu điểm:

Phương pháp này giúp xác định được đúng nhất giá vốn tương ứng với doanh thu của hàng bán. Đơn giá xuất kho có thể được xác định ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.

➨ Nhược điểm:

Việc áp dụng phương pháp này rất khó khăn đối với công ty có nhiều loại hàng hoá và số lượng nhập xuất thường xuyên. Đòi hỏi kế toán công ty cần theo dõi chi tiết đến từng lô hoặc mã hàng nhập xuất.

➨ Áp dụng:

Các công ty có ít mã hàng, khối lượng nhập xuất hàng ít, giá trị hàng cao, bộ máy kế toán và kho có thể theo dõi hàng nhập xuất kho chi tiết đến từng lô/ mã hàng.

Ví dụ:

Ngày 01/05/2022 Công ty CP XNK PMĐ xuất kho 30.000 bát tô sứ, thuộc 3 lô nhập chi tiết như sau:

  • 15.000 cái nhập ngày 02/09/2021 - đơn giá nhập: 10.000đ/cái - giá trị nhập: 150.000.000 đồng;
  • 10.000 cái nhập ngày 01/06/2021 - đơn giá nhập: 15.000đ/cái - giá trị nhập: 150.000.000 đồng;
  • 5.000 bát nhập ngày 02/01/2021 - đơn giá nhập: 12.000đ/cái - giá trị nhập: 60.000.000 đồng.

➥ Vậy tổng giá trị xuất kho ngày 01/05/2022 là:

150.000.000 + 150.000.000 + 60.000.000 = 360.000.000 đồng.

V. Tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO - nhập trước xuất trước

Phương pháp này dựa trên giả định hàng hóa nào nhập trước sẽ được xuất trước, lượng hàng hóa nhập trước xuất hết rồi mới xuất lượng hàng hóa nhập sau. Hàng tồn kho còn lại sẽ thuộc những lần nhập gần thời điểm hiện tại nhất.

➨ Nhược điểm:

Không phản ánh được đúng giá vốn theo thị trường thời điểm xuất kho, nhất là đối với các mặt hàng có biến động nhiều về giá, khối lượng công việc tăng lên rất nhiều khi đơn vị phát sinh nhiều hoạt động nhập/xuất kho.

➨ Ưu điểm:

Sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước, kế toán có thể tính được giá xuất kho ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ nên đảm bảo tính kịp thời của số liệu kế toán. Ngoài ra đối với các mặt hàng có xu hướng giảm giá sẽ giúp giảm được chi phí thuế TNDN do giá vốn tại thời điểm xuất kho cao hơn so với các phương pháp tính giá còn lại.

➨ Áp dụng:

Các doanh nghiệp có hàng hóa có hạn sử dụng như hóa mỹ phẩm hoặc thực phẩm, giá mặt hàng trên thị trường ổn định hoặc có xu hướng giảm trong tương lai ngắn.

Ví dụ:

Tháng 3 năm 2022, Công ty TNHH MTV ABC có phát sinh các hoạt động mua bán với mặt hàng xúc xích heo như sau:

  • Đầu tháng 3, không còn tồn kho;
  • Ngày 02/03, nhập kho 500 chiếc - đơn giá nhập: 10.000 đồng/chiếc;
  • Ngày 03/03, nhập kho 400 chiếc - đơn giá nhập: 12.000 đồng/chiếc;
  • Ngày 04/03, xuất kho 200 chiếc;
  • Ngày 05/03, xuất kho 400 chiếc;
  • Ngày 06/03, nhập kho 300 chiếc - đơn giá nhập: 14.000 đồng/chiếc;
  • Ngày 07/03, xuất kho 600 chiếc.

Đơn giá và giá trị xuất kho của từng lần xuất kho được xác định như sau:

  • Ngày 04/03, xuất kho 200 chiếc nhập ngày 02/03;

Đơn giá xuất: 10.000 đ/chiếc - giá trị: 2.000.000 đồng;

  • Ngày 05/03, xuất kho 300 chiếc nhập ngày 02/03 và 100 chiếc nhập ngày 03/03;

Đơn giá xuất: (300 x 10.000 + 100 x 12.000) / 400 = 10.500 đồng/chiếc – giá trị xuất: 4.200.000 đồng.

  • Ngày 07/03, xuất kho 300 chiếc nhập ngày 03/03 và 300 chiếc nhập ngày 06/03;

Đơn giá xuất: (300 x 12.000 + 300 x 14.000) / 600 = 13.000 đồng/chiếc – giá trị xuất: 7.800.000 đồng.

VI. Câu hỏi thường gặp về phương pháp tính giá xuất kho

1. Công ty CP MBC kinh doanh mặt hàng tiêu dùng, số lượng hàng hóa nhiều, mặt hàng thường xuyên thay đổi, công ty phát sinh cả hoạt động bán buôn và bán lẻ nên lượng hàng hóa xuất bán trong tháng rất nhiều. Phương pháp tính giá xuất kho nào tối ưu với công ty MBC là gì?

Đối với trường hợp đơn vị có nhiều loại mặt hàng và khối lượng công việc nhập xuất tồn kho lớn, phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ sẽ phù hợp nhất vì cách tính đơn giản.

2. Tập đoàn Ping Pong Việt Nam kinh doanh máy bán hàng tự động là có hệ thống theo dõi vật tư trên máy tính. Mỗi máy bán hàng đều có giá trị lớn, khi nhập kho đều được dán mã vạch thể hiện rõ ngày nhập, lô nhập, đơn giá nhập, nhà cung cấp, chất lượng... và được máy đọc mã vạch đọc và truyền thông tin đến máy tính ngay khi xuất ra. Mọi quá trình nhập kho, xuất kho đều được tự động hoá. Vậy đối với đơn vị, phương pháp nào đáp ứng được tiêu chí thể hiện chính xác nhất đơn giá xuất kho thực tế nhưng vẫn đảm bảo cung cấp giá xuất kho ngay khi phát sinh nghiệp vụ?

Đối với đơn vị có hệ thống theo dõi hàng tồn kho áp dụng công nghệ thông tin, có khả năng cung cấp, xử lý nhanh và chính xác thông tin của từng đơn vị hàng hoá, phương pháp đích danh là phương pháp giúp cung cấp đơn giá xuất kho sát với thực tế nhất. Do tốc độ xử lý nhanh của máy tính nên tuy khối lượng công việc tính toán lớn vẫn sẽ đảm bảo cung cấp đơn giá xuất kho tức thời khi phát sinh nghiệp vụ xuất kho.

Bình quân giá quyền cuối kỳ tiếng Anh là gì?

Số bình quân gia quyền trong tiếng Anh là weighted average hay weighted mean.

Bình quân giá quyền có tên gọi khác là gì?

Bình quân gia quyền, còn gọi trung bình cộng gia quyền (hay trung bình cộng có trọng số), là giá trị trung bình cộng thể hiện sự quan trọng của các phần tử trong tập hợp các số đó.

Phương pháp bình quân nhân giá quyền là gì?

Phương pháp bình quân gia quyền: Đây là phương pháp hay được các doanh nghiệp sử dụng. Theo phương pháp này thì giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ.

Phương pháp bình quân giá truyền là gì?

Phương pháp bình quân gia quyền là một phương pháp được sử dụng để tính giá xuất kho trong kế toán. Phương pháp này phân bổ giá thành phần hàng tồn kho dựa trên trọng số di chuyển hay trung bình cộng của giá các lô hàng đã mua vào trong một thời gian nhất định.