Vi sinh hồ cá là gì năm 2024

Nếu bạn là một người chơi thủy sinh thì chắc chắn đã từng nghe đến vi sinh trong hồ thủy sinh. Vậy nó có tác dụng gì trong bể mà được nhiều người chơi thủy sinh lâu năm chú ý đến thế? Hãy cùng Thủy Sinh Tím tìm hiểu về vi sinh trong bể thủy sinh gồm những loại gì và cách thức hoạt động của chúng ra sao nhé.

1. Vi sinh là gì? Các loại vi sinh nào có lợi cho hồ thủy sinh?

Có một vài câu hỏi mà dường như bất cứ người chơi thủy sinh nào cũng đã từng một lần thắc mắc, đó là: Làm thế nào để nước hồ thủy sinh trong vắt và không có mùi? Làm thế nào để cây thủy sinh lên căng lá?... Và thật bất ngờ khi câu trả lời đều là: "Châm thêm vi sinh vào hồ để nước trong, hết mùi, để cây lên căng".

Vậy vi sinh là gì mà thần kì đến thế? Vi sinh là tập hợp tất cả những sinh vật đơn bào, đa bào nhỏ bé không thể nhìn thấy bằng mắt thường, bao gồm các loại vi khuẩn, nấm, tảo,...Vi sinh có mặt ở khắp mọi nơi, chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng (trong đó có chất hữu cơ) ở xung quanh môi trường sống và thải ra các đơn chất.

Vi sinh hồ cá là gì năm 2024

Một trong những loại vi sinh phổ biến trong bể thủy sinh hiện nay là Vi khuẩn nitrat hóa: Động vật trong bể hoặc những chất dinh dưỡng thừa từ thức ăn hoặc trong phân nền cây cối được các sinh vật thủy sinh trong môi trường nước hấp thụ tạo ra NH3 dạng khí bốc mùi và NH4 dạng ion trôi trong nước dẫn đến làm ô nhiễm môi trường nước và đồng thời tăng sự phát sinh của rêu hại trong bể. NH3 giải phóng và phân hủy thành NO2 nitrit, NO2 tuy không bốc mùi nhưng cây không hấp thụ được, vô tình làm cho bể vẫn bị ô nhiễm, dẫn đến hiện tượng nước ngà ngà không trong và xuất hiện rêu hại. Lúc này nếu bạn bổ sung lượng vi sinh nitrat hóa vào bể thì NO2 do vi sinh sẽ phân hủy thành NO3 lúc này NO3 được cây hấp thụ hay là lượng đạm tự nhiên cho cây sinh trưởng và phát triển. Như vậy, nhờ có vi sinh này mà bể vừa hạn chế rêu hại, nước trong hơn mà cây nhờ đó mà sinh trưởng phát triển tốt hơn.

Vi sinh hồ cá là gì năm 2024

Ngoài vi khuẩn Nitrat hóa, hiện nay các nhà sản xuất chế phẩm vi sinh cho thủy sinh đã phát triển thêm các chủng vi sinh khác để chăm sóc cho hồ thủy sinh của bạn như:

  • Vi sinh xenlulo hóa: Phân giải các chất mùn hữu cơ thành lượng Carbon để cây hấp thụ dễ hơn.
  • Vi sinh ion hóa Kali, Phốt pho, Mangan,…: Để cây sinh trưởng và phát triển ổn định thì cần các chất vi lượng để kích thích quá trình sinh trưởng xảy ra nhanh hơn và ổn định hơn, do đó các vi khuẩn này giúp tăng cường khả năng hấp thụ cho cây.

Ngoài ra còn có rất nhiều chủng vi sinh khác mà Thủy Sinh Tím không thể liệt kê hết cho các bạn.

2. Cách phát triển hệ vi sinh trong hồ thủy sinh

Vi sinh vật tồn tại trong toàn bộ môi trường hồ thủy sinh như đất nền, máy lọc... Chúng trú ngụ chủ yếu trong các giá thể, cụ thể ở trong hồ thủy sinh thì giá thể cho vi sinh chính là vật liệu lọc. Vật liệu lọc chất lượng càng cao thì càng nhiều lỗ nang cho vi sinh trú ngụ.

Vi sinh hồ cá là gì năm 2024

Vật liệu lọc Neo Media

Để hệ vi sinh trong hồ thủy sinh phát triển ổn định, giúp cây thủy sinh và các động vật thủy sinh phát triển mạnh, chúng ta có thể thực hiện theo các cách sau đây:

  • Cách thứ nhất: Chờ! Vi sinh vật trong môi trường tự nhiên rất phong phú, nếu không có điều kiện để tiếp cận và mua các chế phẩm vi sinh thì các bạn nên chờ một thời gian tầm khoảng 1 - 3 tháng để bể thủy sinh bắt đầu ổn định và lượng vi sinh tự nhiên sẽ giúp cho bể của bạn được hoàn hảo.
  • Cách thứ hai: Sử dụng nguồn nước từ những hồ thủy sinh đã ổn định để thêm vào hồ mới.
  • Cách thứ ba: Châm các chế phẩm vi sinh lúc setup bể. Đây có lẽ là cách làm đơn giản và hiệu quả nhất. Các chế phẩm vi sinh sử dụng cho hồ thủy sinh hiện nay phổ biến là các sản phẩm: Vi khuẩn cộng sinh EM-1, Vi khuẩn cộng sinh EM-Pro, Vi khuẩn quang hợp Jlab,...

Trên đây là những kiến thức cơ bản về vi sinh trong hồ thủy sinh mà Thủy Sinh Tím đã tìm hiểu và chia sẻ đến các bạn. Chúc các bạn sẽ có những chiếc bể thủy sinh ưng ý nhất!

http://taphoathuysinh.com/ - PHỤ KIỆN THỦY SINH TRỌN GÓI - Hotline: 0166 6632 123 (SMS/VIBER/ZALO) - Đ/c: 70/1 Đường 53, Tân Quy Q.7, Tp.HCM - FANPAGE: https://www.facebook.com/TapHoaThuySinhOnline/

Cá bệnh, cá chết là nỗi ám ảnh của hầu hết những người có thú chơi cá cảnh. Không ít người vì quá thất vọng và chán nản sau những lần nhìn đàn cá thân yêu của mình lần lượt ra đi từng con một, đã từ bỏ luôn thú vui này, nhất là những người mới chơi, chưa có kinh nghiệm chăm cá, xử lý nước. Thế nhưng, nhiều người vẫn tiếp tục duy trì thú vui tao nhã này nhờ sự đam mê, và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước để hạn chế và ngăn ngừa dịch bệnh khi nuôi cá, chẳng hạn như:

  • Vệ sinh sát trùng hồ nuôi, dụng cụ.
  • Dùng hóa chất hoặc thuốc kháng sinh để chữa trị cho vật nuôi (cá, tôm tép, rùa, ốc, v.v.).
  • Sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện chất lượng nước, bảo vệ sức khỏe của vật nuôi trong hồ và ngăn ngừa mầm bệnh.

Trong các phương pháp trên thì phương pháp sử dụng vi sinh vật đã và đang được nhiều người chơi cá cảnh, thủy sinh quan tâm và áp dụng cho hồ của mình để phòng ngừa dịch bệnh. Nguyên nhân là bởi phương pháp này không gây nguy hiểm đến hệ sinh thái trong hồ, an toàn và đơn giản khi sử dụng cho vật nuôi, người mới chơi, ít kinh nghiệm vẫn có thể áp dụng được. Trong khi đó, việc dùng hóa chất hay thuốc kháng sinh đòi hỏi người sử dụng phải có một số kinh nghiệm và lượng kiến thức nhất định để có thể áp dụng đúng loại thuốc và liều lượng khi phòng và chữa trị cho vật nuôi, nếu quá liều có thể khiến cho cá bị căng thẳng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Bài viết này sẽ đi sâu vào giới thiệu và giải thích các nguyên lý hoạt động của vi sinh vật có ích, giúp bạn hiểu rõ hơn bằng cách nào mà chúng có khả năng ngăn ngừa mầm bệnh, bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi trong hồ. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo bài viết này để hiểu thêm vi sinh vật là gì và mối quan hệ giữa chúng với các sinh vật bạn đang nuôi trong hồ.

Nguyên lý hoạt động của vi sinh vật

Các vi sinh vật được xem là có ích nếu chúng không gây hại cho con người và môi trường, đồng thời có ít nhất một trong những đặc tính sau: sản sinh ra các hợp chất khống chế các vi sinh vật có hại, cạnh tranh nguồn năng lượng và dinh dưỡng, cạnh tranh điểm bám, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ hệ tiêu hóa, cải thiện chất lượng nước.

Vi sinh hồ cá là gì năm 2024

Sản sinh hợp chất khống chế vi sinh vật có hại

– Một số vi sinh vật có lợi có khả năng sản xuất ra các hợp chất kháng và diệt khuẩn như bacteriocin, lysozymes, proteases, hydrogen peroxide, siderophores, v.v. Một số khác thì sản sinh ra axit hữu cơ và các axit béo dễ bay hơi như axit lactic, acetic, butyric, propionic, v.v. để làm giảm độ pH trong dạ dày và đường tiêu hóa, nhờ đó khống chế được sự phát triển của các vi sinh vật gây hại.

– Một số vi sinh vật tiêu biểu có khả năng này: nhóm vi khuẩn Bacillus (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis, Bacillus megaterium, v.v.), vi khuẩn acid lactic (Lactobacillus plantarum, Lactobacillus casei, Lactococcus lactis, Carnobacterium divergens, Enterococcus faecalis, v.v.), men Saccharomyces cerevisiae, v.v.

Vi sinh hồ cá là gì năm 2024

Cạnh tranh nguồn năng lượng và dinh dưỡng

– Ánh sáng, oxy hòa tan trong nước, CO2, NH3, NO2–, H2S, chất thải của sinh vật thủy sinh, bùn cặn, tảo chết, xác của các loại động vật và thực vật thủy sinh, v.v. chính là các nguồn năng lượng và dinh dưỡng mà vi sinh vật sử dụng để tồn tại và phát triển. Các vi sinh vật (có lợi lẫn có hại) ở trong hồ và bên trong đường tiêu hóa của vật nuôi sẽ cạnh tranh lẫn nhau để chiếm lấy các nguồn năng lượng và dinh dưỡng này.

– Để ức chế các vi sinh vật gây hại, chúng ta cần tạo điều kiện phù hợp nhằm giúp quần thể vi sinh có lợi dễ dàng cạnh tranh và phát triển áp đảo quần thể vi sinh gây hại. Một số phương pháp thường được áp dụng trong thực tế bao gồm: sử dụng hệ thống lọc vi sinh để phát triển quần thể vi khuẩn nitrat hóa; tạo quần thể vi sinh có lợi áp đảo ngay từ đầu bằng cách bổ sung vào nước hồ và thức ăn những vi sinh có lợi như men Saccharomyces cerevisiae, vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn acid lactic, vi khuẩn quang hợp (PSB), xạ khuẩn, v.v.

Vi sinh hồ cá là gì năm 2024

Cạnh tranh điểm bám

– Một trong những cơ chế hoạt động giúp các nhóm vi sinh có lợi ngăn ngừa được mầm bệnh chính là nhờ vào khả năng cạnh tranh điểm bám với các nhóm vi sinh vật gây hại.

– Một số cách thức cạnh tranh điểm bám của vi sinh vật có lợi:

  • Cạnh tranh điểm bám trên niêm mạc (màng nhầy) đường tiêu hóa. Vi khuẩn axit lactic, vi khuẩn Bacillus, men Saccharomyces, xạ khuẩn bám và chiếm chỗ trên thành ruột, đồng thời cạnh tranh nguồn năng lượng và dinh dưỡng, cũng như tiết ra các hợp chất kháng sinh hoặc thay đổi môi trường pH, giúp tiêu diệt và ngăn ngừa sự phát triển của quần thể vi sinh gây hại.
  • Cạnh tranh điểm bám trên mang, da. Một số vi sinh vật có lợi có khả năng bám trên mang hoặc da cá, nhờ đó hạn chế được sự xâm nhập của các vi sinh vật gây hại.
  • Cạnh tranh điểm bám trên bề mặt thức ăn. Khi cho thức ăn vào hồ nuôi hoặc khi thức ăn đã đi vào bên trong đường tiêu hóa, các vi sinh có lợi như vi khuẩn axit lactic, vi khuẩn Bacillus, men Saccharomyces sẽ cạnh tranh với các loại vi sinh gây hại để bám vào bề mặt thức ăn, giúp tăng khả năng phòng chống bệnh tật.

Tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ hệ tiêu hóa

– Cá bột, tôm tép, và các loài không xương sống khác (trùn, cua, ốc, san hô, v.v.) có hệ miễn dịch kém phát triển và chủ yếu dựa vào những đáp ứng miễn dịch tự nhiên (bẩm sinh) để chống chọi với các bệnh truyền nhiễm. Để tăng cường hệ miễn dịch cho vật nuôi, người ta thường bổ sung thêm các vi sinh vật có lợi vào thức ăn. Khi đi vào bên trong đường tiêu hóa của vật nuôi, chúng sẽ kích thích hệ miễn dịch bằng cách tác động vào các hàng rào vật lý (bám vào da hoặc niêm mạc), hàng rào tế bào (tương tác với các tế bào tiêu diệt tự nhiên, đại thực bào, bạch cầu) và hàng rào hóa học (tiết ra hợp chất kháng sinh, tạo môi trường acid trong dạ dày).

– Bên cạnh đó, một số chủng vi sinh còn tiết ra các enzyme như proteases, amylases, lipases, nucleases, v.v. để hỗ trợ quá trình tiêu hóa của vật nuôi, giúp chúng hấp thụ tối đa dưỡng chất có trong thức ăn và đồng thời giảm thiểu lượng chất thải ra ngoài môi trường.

– Một số nhóm vi sinh vật thường được trộn chung với thức ăn cho vật nuôi gồm có: vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn axit lactic, men Saccharomyces cerevisiae.

Cải thiện chất lượng nước

– Theo báo cáo nghiên cứu của He và Wu (2003) thì chỉ có 13.9% lượng ni tơ và 25.4% phốt pho trong thức ăn được các loài động vật thủy sinh sử dụng, phần còn lại sẽ bị đào thải vào môi trường nuôi, dần dần tích tụ lại và gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa (sự dư thừa dinh dưỡng trong nước, chủ yếu là do dư thừa ni tơ và phốt pho). Hiện tượng này dẫn đến sự phát triển mất kiểm soát của tảo và vi sinh vật có hại, khiến cho lượng oxy hòa tan trong nước bị suy giảm, sản sinh ra các hợp chất nitơ hoặc khí độc hại cho động vật thủy sinh như NH3, NO2, H2S, khiên cho cân bằng sinh thái bị phá hủy, v.v. Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm kiếm giải pháp cho việc quản lý chất lượng nước, và một trong số đó là sử dụng các vi sinh vật có lợi.

– Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn Bacillus, vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn axit lactic và men Saccharomyces

Bộ vi sinh bao lâu thì thả cá?

Vây nên với trường hợp này người nuôi cá nên đợi khoảng 48 tiếng sau khi châm vi sinh mới thả cá vào. Điều này đảm bảo môi trường đã đủ ổn định và đủ kiện kiện an toàn cho cá sinh sống và phát triển.

Chấm vi sinh có tác dụng gì?

Châm vi sinh được thực hiện nhằm cung cấp và bổ sung thêm vi sinh cho môi trường bể nuôi. Trong một số trường hợp, châm vi sinh có tác dụng hỗ trợ hồi phục kịp thời hệ vi sinh hiện có trong môi trường khi quá ít vi sinh.

Vi sinh trong nước là gì?

Vi sinh vật trong nước là các loại sinh vật sống, và các tác động đến con người. Khác với suy nghĩ của nhiều người, vi sinh vật không chỉ có tác động tiêu cực mà còn có giá trị tích cực. Trong xử lý nước thải, chúng đóng vai trò lớn trong việc phân giải và làm sạch nước thải nhanh hơn, hiệu quả hơn.

Men vi sinh có tác dụng gì cho bể cá?

Men vi sinh giúp loại bỏ độc tố, giúp nước trong bể cá luôn sạch sẽ Các chất thải sinh học tự nhiên có thể tích tụ khá nhanh trong bể. Chất thải bao gồm phân cá, thức ăn thừa, thực vật phân hủy… Các chất thải sinh học này đủ mạnh để giết vật nuôi trong bể cá của bạn một cách nhanh chóng nhưng âm thầm.