Bài tập bổ sung - câu 2.a, 2.b, 2.c phần bài tập bổ sung – trang 13 vở bài tập vật lí 8

Vận tốc của vận động viên chạy; vận tốc của con báo đang chạy; vận tốc của chim bồ câu khi bay; vận tốc của âm thanh; vận tốc của máy bay phản lực chiến đấu; vận tốc của ánh sáng.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
  • 2.a.
  • 2.b.
  • 2.c.

2. Bài tập bổ sung

2.a.

Hãy sắp xếp các vận tốc sau theo thứ tự tăng dần.

- Vận tốc của ánh sáng: \[300 000 km/s\].

- Vận tốc của con báo đang chạy: \[30 m/s\].

- Vận tốc của chim bồ câu khi bay: \[110 km/h\].

- Vận tốc của vận động viên chạy \[100 m\]: \[36km/h\].

- Vận tốc của âm thanh: \[300 m/s\].

- Vận tốc của máy bay phản lực chiến đấu: \[2 500 km/h\].

Phương pháp giải:

Vận dụng cách đổi giữa các đơn vị đo vận tốc.

Bài toán này đưa ra các vận tốc dùng đơn vị km/h và m/s cần đưa về cùng một đơn vị đo km/s hoặc m/s

\[1 km/h = 3,6 m/s\]

\[1m/s = \dfrac{1}{{3,6}}km/h\]

Lời giải chi tiết:

- Vận tốc của ánh sáng: \[300 000 km/s = 300 000 000 m/s\].

- Vận tốc của con báo đang chạy: \[30 m/s\].

- Vận tốc của chim bồ câu khi bay: \[110 km/h = 31 m/s\].

- Vận tốc của vận động viên chạy \[100 m\]: \[36km/h =10 m/s\].

- Vận tốc của âm thanh: \[300 m/s\].

- Vận tốc của máy bay phản lực chiến đấu: \[2 500 km/h = 694 m/s\].

Vì \[10 < 30 < 31 < 300 < 694 < 300000000\] nên các vận tốc trên được sắp xếp theo thứ tự tăng dần là:

Vận tốc của vận động viên chạy; vận tốc của con báo đang chạy; vận tốc của chim bồ câu khi bay; vận tốc của âm thanh; vận tốc của máy bay phản lực chiến đấu; vận tốc của ánh sáng.

2.b.

Trong các công thức tính vận tốc sau đây, công thức nào đúng?

A. \[v = s.t\]

B. \[v = \dfrac{t}{s}\]

C. \[v = \dfrac{s}{t}\]

D. Cả ba công thức trên đều không đúng.

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết: vận tốc là quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính: \[v = \dfrac{s}{t}\]

Trong đó: v là vận tốc của vật

s là quãng đường vật đi được

t là thời gian vật đi được quãng đường đó

Lời giải chi tiết:

Ta có vận tốc:\[v = \dfrac{s}{t}\]

=> Đáp án đúng C

2.c.

Con tàu vũ trụ đầu tiên bay một vòng xung quanh Trái Đất hết \[90\] phút với vận tốc \[28 800 km/h\]. Tính quãng đường con tàu vũ trụ bay được khi bay hết một vòng?

Phương pháp giải:

Vận dụng lí thuyết: vận tốc là quãng đường vật đi được trong một đơn vị thời gian.

Công thức tính: \[v = \dfrac{s}{t}\]

Trong đó: v là vận tốc của vật

s là quãng đường vật đi được

t là thời gian vật đi được quãng đường đó

Từ công thức tính vận tốc, rút ra được cách tính quãng đường vật đi được với vận tốc v trong thời gian t như sau: \[s = v.t\]

Lưu ý về đơn vị tính phải thống nhất. Khi vận tốc tính bằng km/h, thời gian tính bằng giờ thì quãng đường thu được có đơn vị là km.

Lời giải chi tiết:

Đổi: \[90\] phút = \[1,5\] giờ

Quãng đường con tàu vũ trụ bay được khi bay hết một vòng là:

\[s = v.t=28 800 . 1,5 = 43 200 [km]\]

Đáp số: \[43 200 km\]

Video liên quan

Chủ Đề