Afc champions league là gì

Công Phượng đang tìm lại cảm giác ghi bàn của mình trong màu áo của HAGL - Ảnh: T.V.C.

Đây là lợi thế không nhỏ dành cho các chàng trai của đội bóng phố núi và hứa hẹn đội bóng này sẽ tạo nên bất ngờ trước những đội bóng hàng đầu châu Á tại mùa giải AFC Champions League năm nay.

Theo kết quả bốc thăm, Hoàng Anh Gia Lai sẽ góp mặt tại bảng H với các đội bóng Jeonbuk Hyundai Motors [Hàn Quốc], Yokohama F Marinos [Nhật Bản] và Sydney FC [Úc].

Đây được đánh giá là bảng đấu nặng ký với đại diện Việt Nam bởi Jeonbuk Hyundai Motors là đương kim vô địch của giải đấu. Yokohama F Marinos nằm trong nhóm các đội bóng mạnh nhất J-League, còn Sydney FC đã có nhiều lần đăng quang giải vô địch Úc.

Toàn đội HAGL đang tích cực tập luyện để đạt thể trạng tốt nhất trước thềm AFC Champions League 2022 - Ảnh: T.V.C

Chất lượng đội hình được cải thiện

Thử thách trước mắt cho thầy trò HLV Kiatisak là rất lớn, song toàn đội cũng đã có sự chuẩn bị kỹ càng với quyết tâm làm nên chuyện tại đấu trường châu lục. Về mặt đội hình, HAGL đã bổ sung trung vệ Mauricio Barbosa cao 1m98.

Anh sẽ là nhân tố quan trọng cùng với trung vệ Kim Dong Su trong việc bảo vệ khung thành HAGL trước sức tấn công của những đội bóng mạnh của châu lục.

Với việc Mauricio Barbosa có ưu thế thể hình còn Kim Dong Su là một chuyên gia đọc tình huống và có tốc độ, HAGL đang có một bộ đôi hậu vệ bổ trợ cho nhau rất tốt.

Kim Dong Su [trái], một trong những trung vệ có khả năng phán đoán tốt tại V-League - Ảnh: T.V.

Phía trên, HAGL còn đó những nhân tố nổi bật trong đội hình như Tuấn Anh, Xuân Trường, Văn Toàn hay Công Phượng. Những tuyển thủ quốc gia này là nòng cốt để HLV Kiatisak tính toán và xây dựng đấu pháp trước 3 đội bóng còn lại tại bảng đấu.

Ở một diễn biến khác, HAGL cũng đã ký hợp đồng với 10 tài năng trẻ như Dương Văn Lợi, Lê Huy Kiệt và Nguyễn Đức Việt để củng cố lực lượng và mang tới làn gió mới trong đội hình. Đây là những gương mặt đầy hứa hẹn, trưởng thành từ những khóa đào tạo của Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai.

Bên cạnh đó, HAGL đã tăng cường thêm chuyên gia thể lực đến từ Thái Lan - ông Witoon Mingkhaun - người từng có 5 năm giữ vai trò này với đội tuyển Thái Lan và U23 Thái Lan.

Sự có mặt của chuyên gia 59 tuổi được kỳ vọng sẽ giúp Công Phượng và các đồng đội hồi phục tốt sau mỗi trận đấu vì trong năm 2022 HAGL sẽ phải chinh chiến ở nhiều đấu trường khác nhau.

Trọn vẹn hình ảnh của HAGL và AFC Champions League trên FPT Play

Đặc biệt trong năm nay, HAGL nắm lợi thế sân nhà ở vòng bảng AFC Champions League 2022 sau khi ban tổ chức quyết định các trận đấu của bảng H sẽ diễn ra tại Việt Nam.

Sân Thống Nhất [TP.HCM] đã được lựa chọn làm nơi thi đấu chính thức. Đây là sân đấu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của AFC, sức chứa lại lớn hơn sân Pleiku. TP.HCM cũng sở hữu đường bay quốc tế, thuận tiện cho việc di chuyển của các đội bóng đến Việt Nam.

Công tác tổ chức của HAGL cũng được ghi nhận khi ban lãnh đạo đội bóng đã chọn một số khách sạn tiêu chuẩn 4-5 sao làm nơi lưu trú cho quan chức AFC, trọng tài, đội ngũ giám sát và các CLB. Phía CLB cũng đã dành thời gian khảo sát và chọn sân quận 8, Phú Thọ và Quân khu 7 để làm sân tập cho các CLB.

Sân Thống Nhất được lựa chọn làm nơi đăng cai tổ chức bảng H tại AFC Champions League 2022 - Ảnh: T.V.C

Giành quyền đăng cai bảng H có thể xem là thành công lớn của HAGL bởi họ sẽ nhận được sự cổ vũ nhiệt thành của khán giả.

HAGL sẽ ra quân tại AFC Champions League bằng cuộc chạm trán Yokohama F. Marinos ngày 16-4 và kết thúc vòng bảng với trận đấu gặp đại diện từ Úc là Sydney FC vào ngày 1-5.

Trong quá khứ, HAGL từng 2 lần tham dự AFC Champions League [2004, 2005] nhưng chưa vượt qua vòng bảng. Năm nay, được sự tiếp sức của khán giả nhà, hy vọng HAGL sẽ tạo ra bất ngờ trước những tên tuổi của châu lục.

Hành trình AFC Champions League 2022 sẽ được truyền hình trọn vẹn và trực tiếp trên hệ thống FPT Play.

Bên cạnh đó, FPT Play cũng tiếp tục nắm giữ bản quyền và phát sóng trọn vẹn AFC Cup 2022 tại thị trường Việt Nam. Đây là sân chơi có sự góp mặt của một đại diện khác của bóng đá nước nhà là Viettel FC.

Mọi thông tin chi tiết xin truy cập website fptplay.vn hoặc liên hệ 19006600 để được giải đáp.

Công Phượng lập cú đúp nhưng HAGL vẫn chưa biết thắng tại V-League 2022

H.D

Cúp C1 châu Á là sân chơi cho ác CLB của châu Á. Nó được xem là bản sao của giải đấu Champions League của châu Âu. Vậy giải đấu này có lịch sử phát triển như thế nào? Thể thức thi đấu ra sao?

Cúp C1 châu Á là gì?

Cúp C1 châu Á [Viết tắt là ACL] hay còn được gọi là AFC Champions League. Đây là giải đấu thường niên dành cho các câu lạc bộ bóng đá trong khu vực Châu Á. Giải đấu được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1967 với tên gọi ban đầu là Asian Club Championship. Đây là giải đấu khu vực có cấp độ tưng ứng với UEFA Champions League, CONMEBOL Copa Libertadores, CAF, CONCACAF và OFC Champions League.

Hiện nay, giải bóng đá này có 32 đội tham gia vòng bảng với các CLB đến từ các quốc gia có nền bóng đá phát triển sẽ được đặt cách vào thẳng vòng trong. Những CLB đến từ các quốc gia có nền bóng đá kém phát triển hơn sẽ phải thi đấu vòng loại để tranh xuất tham dự chính thức. Kể từ năm 2009, nhà vô địch ACL sẽ không có quyền đặt cách vào thắng vòng trong ACL mùa giải tiếp theo. Thể thức này được áp dụng tương tự với các giải bóng CONCACAF Champions League.

Đội vô địch ACL sẽ có được tấm vé tham dự FIFA Club World Cup. Al-Hilal [Ả Rập Saudi] và Pohang Steelers là hai đội giàu thành tích nhất giải đấu khi mỗi đội có 3 lần lên ngôi vô địch. Hiện tại Al-Hilal cũng đang là nhà đương kim vô địch của giải đấu này.

Lịch sử phát triển của giải AFC Champions League

Giải vô địch Cúp C1 châu Á [1967 – 1972]

Giải đấu ban đầu được đặt tên là Asian Club Championship hay còn gọi giải đấu vô địch các câu lạc bộ châu Á. Đây là sân chơi dành riêng cho các câu lạc bộ vô địch của các quốc gia thành viên của AFC và giải đấu đã có nhiều lần thay đổi thể thức thi đấu. Giải đấu đầu tiên thi đấu theo hình thức loại trực tiếp, những giải tiếp theo sẽ được diễn ra theo vòng bảng.

Các đội bóng Israel thống trị giải đấu trong thời gian đầu vì các đội bóng Ả Rập từ trối đối đầu với họ. Năm 1970, khi Homenetmen của Lebanon từ chối thi đấu với Hapoel Tel Aviv tại vòng bán kết, Hapoel được ban tổ chức xử thắng và dành xuất tham dự trận chung kết. Một năm sau đó, đến lượt Al-Shorta của Iraq từ chối thi đấu với câu lạc bộ Maccabi Tel Aviv. Năm 1972, AFC tuyên bố hủy giải đấu vì cả 2 đội bóng Ả Rập từ chối thi đấu với Maccabi Netanya của Israel.

Sau những lùm xùm liên quan đến chính trị, AFC chính thức tước quyền thành viên của Israel và quốc gia này bị chính thức bị gạch tên ra khỏi liên đoàn vào năm 1974. Từ đó, giải các câu lạc bộ châu Á bị tạm dừng.

Sự trở lại của giải vô địch các câu lạc bộ châu Á [1985 – 2002]

Giải đấu chính thức quay trở lại vào năm 1985. Năm 1995, siêu cúp châu Á ra đời và là cuộc đối đầu thường niên giữa đội vô địch Asian Club Championship và Asian Cup Winners’ Cup.

Đến năm 2002,hai giải đấu này chính thức được hợp nhất thành một lấy tên là AFC Champions League như ngày nay.

AFC Champions League [2002 đến nay]

Giải AFC Champions League được diễn ra vào mùa giải dầu tiên 2002-03 với sự tham dự của 8 CLB. Al-Ain [UAE] là nhà vô địch đầu tiên của giải đấu sau khi đánh bại đội BEC Tero Sasana [Thái Lan] trong trận chung kết diễn ra 2 lượt đi và về. Đến mùa 2004, có 29 đôi bóng chính thức tham dự vào giải đấu, trong đó 28 đội sẽ được chia thành 7 bảng thi đấu còn đội vô địch mùa trước sẽ được đặt cách vào vòng trong.

Tuy nhiên, AFC Champions League vẫn còn là một giải đấu thiếu chuyên nghiệp khi vướng phải các vấn đề bạo lực. danh sách thi đấu gửi muộn vẫn diễn ra rất phôt biến. Nhiều người đã đổ lỗi cho việc giải đấu tiền thưởng tí và thiếu kinh phí. Đến năm 2009, ACL nâng số đội lên thành 32 và số vé dự vòng bảng phụ thuộc vào thứ hạng AFC.

Kể từ năm 2021, số đội tham dự lên đến 40 đội. Trong đó, Việt Nam chắc xuất có được một vé tham dự vòng bảng.

Thể thức thi đấu của ACL

Kể từ mùa giải 2009, AFC Champions League được tổ chức thi đấu theo thể thức vòng bảng với 32 đội. Một số CLB đến từ quốc gia có nền bóng đá ít phát triển hơn sẽ được thực hiện vòng đấu sơ loại. Các đội được phân chia thành 2 khu vực miền Đông và miền Tây hoàn toàn tách biệt nhau. Hai đội nhất nhì mỗi bảng sẽ được vào vòng đấu loại trực tiếp.

Các đội bóng miền Đông và Tây sẽ tiếp tục trận chiến cuối cùng trong vòng chung kết. Một đội đại diện cho miền Đông đối đầu với 1 đội đại diện cho miền Tây trong trận chung kết ACL.

Thời gian thi đấu diễn ra trong 2 giai đoạn, vòng bảng sẽ được diễn ra theo quy định là từ tháng 2 đến tháng 5, vòng loại trực tiếp diễn ra từ tháng 8 đến tháng 11. Số suất tham dự vòng bảng ACL sẽ được tính dựa theo thứ hạng của  AFC của các quốc gia tương ứng.

Xem thêm: FA cup là gì? Tìm hiểu lịch sử phát triển của giải đấu

Các nhà vô địch Cúp C1 Châu Á

  • Al-Hilal [Ả Rập Saudi] [3]: 1991, 2000, 2019
  • Pohang Steelers [Hàn Quốc] [3]: 1997, 1998, 2009
  • Esteghlal [Iran] [2]: 1970, 1990–91
  • Al-Ittihad [Ả Rập Saudi] [2]: 2004, 2005
  • Jeonbuk Hyundai Motors [Hàn Quốc] [2]: 2006, 2016
  • Urawa Red Diamonds [Nhật Bản] [2]: 2007, 2017
  • Maccabi Tel Aviv [Israel] [2]: 1969, 1971
  • Thai Farmers Bank [Thái Lan] [2]: 1994, 1994-95
  • Suwon Samsung Bluewings [Hàn Quốc] [2]: 2001, 2002
  • Al-Sadd [Qatar] [2]: 1989, 2011
  • Guangzhou Evergrande [Trung Quốc] [2]: 2013, 2015
  • Jubilo Iwata [Nhật Bản]: 1999
  • Al-Ain [UAE]: 2003
  • Hapoel Tel Aviv [Israel]: 1967
  • Liaoning Whowin [Trung Quốc]: 1990
  • Busan IPark [Hàn Quốc]: 1985-86
  • JEF United Chiba [Nhật Bản]: 1986
  • Tokyo Verdy [Nhật Bản]: 1987
  • PAS Tehran [Iran]: 1993
  • Gamba Osaka [Nhật Bản]: 2008
  • Ulsan Hyundai [Hàn Quốc]: 2012
  • Western Sydney Wanderers [Australia]: 2014
  • Kashima Antlers [Nhật Bản]: 2018

Trên đây là một số thông tin liên quan đến việc tìm hiểu Cúp C1 châu Á là gì? Thể thức thi đấu của giải như thế nào? Hy vọng những thông tin hậu trường mà chúng tôi chia sẻ đã giúp ích cho bạn đọc.

Video liên quan

Chủ Đề