Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

Ẩm thực Hàn – Việt: Giống và khác nhau

Ngoài ngôn ngữ, nhân loại còn tìm tới những hình thức đa dạng khác để giao lưu với nhau như các loại hình nghệ thuật như mĩ thuật, vũ đạo, âm nhạc và ẩm thực. Có câu: “Con đường gần nhất để chinh phục người đàn ông là thông qua dạ dày của họ”.

0

1244

Tuy nhiên, ẩm thực không chỉ chinh phục người đàn ông mà còn là vũ khí “ngọt ngào” chinh phục toàn nhân loại, không phân biệt chủng tộc, lứa tuổi, giới tính. Thông qua qua màu sắc, mùi vị món ăn của một quốc gia mà ta có thể biết về đặc trưng văn hóa, phong tục sinh hoạt của dân tộc đó.

Món mì lạnh của người Hàn Quốc

Cùng xuất phát từ quốc gia nông nghiệp nhưng Việt Nam là vùng nhiệt đới gió mùa, còn Hàn Quốc thuộc khí hậu Á hàn đới. Nếu như khí hậu nhiệt đới đem lại cho Việt Nam nguồn tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ và thảm thực vật phong phú, làm tiền đề cho nền ẩm thực phong phú về rau và canh. Ngược lại, sự kết hợp giữa khí hậu đại lục và khí hậu biển phân chia khí hậu Hàn Quốc thành 4 mùa rõ rệt, mùa xuân và mùa thu ngắn, mùa hè nóng và ẩm ướt, mùa đông kéo dài với gió khô và tuyết dày. Đất đai khô cằn và mùa đông khắc nghiệt khiến người Hàn Quốc từ xưa đã có thói quen phơi khô rau, tích trữ lương thực “xanh” cho mùa đông. Truyền thống muối kimchi trước mùa đông cũng là để duy trì chất xơ, đảm bảo có rau trong suốt cả mùa đông lạnh giá.

Nếu như cây lương thực lâu đời của người Việt Nam là lúa thì cây lương thực đầu tiên phát triển ở Hàn Quốc là kê và lúa mạch. Kê, lúa mạch và các loại rau chính là lương thực chủ yếu của đa phần người dân Hàn Quốc. Cùng với sự du nhập của nền văn hóa Trung Hoa lớn mạnh vào xứ Hàn, lúa cũng bắt đầu xuất hiện và được trồng ở đây vào khoảng thế kỉ thứ II sau Công nguyên. Tuy vậy, lúc này, gạo vẫn là một thứ lương thực quý, có giá trị cao. Thậm chí, dưới triều đại Silla thống nhất (668 – 935), gạo còn được dùng để đóng thuế. Cơm trắng, vì thế cũng trở thành một món ăn cao sang, chỉ thường xuyên hiện diện trong bữa ăn của các gia đình quyền thế và giàu có. Ở các gia đình thường dân, cơm xuất hiện dưới dạng các món trộn như Boribap (gạo và lúa mạch), Gongbap (gạo và đậu). Các món ăn theo kiểu trộn hay thập cẩm rất phổ biến ở Hàn quốc cho tới nay cũng bắt đầu hình thành do đây. Mãi tới nửa sau thế kỉ 20, cơm mới trở thành món ăn chính trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của họ.

Món phở đặc trưng của người Việt

Một điểm tương đồng dễ nhận thấy của trong văn hóa ẩm thực của hai quốc gia là việc chịu ảnh hưởng của nền ẩm thực Trung Quốc. Trong đó phải kể đến triết lí ngũ vị (chua, cay,mặn, ngọt, chát) và sự hòa hợp màu màu sắc (xanh, đỏ, đen, trắng, vàng) trong bữa ăn theo nguyên tắc âm dương. Nguyên tắc âm dương còn được thể hiện ở sự kết hợp các món ăn có tính hàn với các món ăn có tính nóng. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe cũng được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Ví dụ, ở Việt Nam khi ăn thịt gà luôn phải cho gừng hoặc sả; hoặc ở Hàn Quốc những món lạnh như neangmyoen (mì lạnh) cũng luôn được ăn kèm cũng ớt hoặc kimchi.

Người Hàn Quốc có thói quen sử dụng gia vị: hạt tiêu, hành, tỏi… và cách gia giảm hợp lí trong từng món ăn, đem lại hương vị mới lạ và đậm đà hơn cho các món ăn. Tuy nhiên, khí hậu nhiệt đới đã đem đến cho ẩm thực Việt Nam một lợi thế lớn trong việc sử dụng các nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn. Ngoài hạt tiêu, hành, tỏi… là các nguyên liệu cơ bản, ẩm thực Việt Nam còn tự hào với các loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thìa là, mùi tàu v.v… gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng, chanh quả hoặc lá non; các gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, bỗng rượu, dấm thanh hoặc kẹo đắng, nước cốt dừa v.v…

Mâm cơm của người Việt

Bởi sự phong phú trong gia vị nên các món ăn của người Việt thường mang tính chất phối trộn. Người Việt ít khi ăn món nào riêng biệt, thưởng thức từng món, mà một bữa ăn thường là sự tổng hòa các món ăn từ đầu đến cuối bữa. Ngược lại, nếu đã từng đến nhà hàng Hàn Quốc, chắc hẳn chúng ta sẽ thấy “hoa mắt” bởi các món ăn được bày la liệt trên các đĩa nhỏ riêng biệt. Trong thực đơn của các món ăn ở nhà hàng Việt Nam, mỗi một đơn vị món ăn sẽ được tính bằng đĩa (đĩa thịt bò xào, đĩa nộm, đĩa nem rán) hoặc bát (bát canh, bát cơm). Nhưng ở nhà hàng Hàn Quốc, menu chỉ ghi tên một món ăn chính. Khi ta đặt một món ăn chính đó, các món ăn phụ được bày trên đĩa nhỏ sẽ được tự động được đưa ra theo set (bộ). Tùy theo nhà hàng mà số lượng và nội dung các món ăn phụ có thể khác nhau. Thông thường một món chính được bày trong tô to sẽ đi kèm với 3~5 đĩa nhỏ. Trong thời gian chờ đợi món chính được làm nóng sốt, thực khách có thể thưởng thức các món ăn phụ đặc trưng như: kimchi, salat, rau trộn, đậu đen trưng mắm, vài lát đậu phụ rim… Nhiều nhà hàng “hào phóng” còn có thể phục vụ thêm các món ăn phụ khác như: bí đỏ hấp, trứng rán, thậm chí là cả khoai lang luộc. Các nhà hàng Hàn Quốc ngày càng chú trọng đến chiến lược dịch vụ – chiến lược này tập trung vào chất lượng món ăn, vệ sinh, phong thái phục vụ và nằm ở “정과 인심” (“Tình” và “Nhân tâm” của người Hàn Quốc, tức muốn nói đến sự tốt bụng, hào phóng của con người). Đặc biệt, với các bạn sinh viên thì việc có thể được “xin thêm” các món ăn phụ mà không mất thêm tiền là điều rất đáng “cảm kích”.

Mâm cơm của người Hàn Quốc

Một nét đặc biệt khác của ẩm thực Việt Nam mà các nước khác, nhất là nước phương Tây không có chính là gia vị “nước mắm”. Nước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn của người Việt. Bát nước mắm dùng chung trên mâm cơm, từ xưa đến nay làm khẩu vị đậm đà hơn, món ăn có hương vị đặc trưng hơn và biểu thị tính cộng đồng gắn bó của người Việt. Trong khi đó, ẩm thực Hàn Quốc lại chú trọng tới các loại tương, tương ớt, tương trộn dấm…Tùy theo loại món ăn mà bát nước mắm có thể xuất hiện trong bữa ăn của người Hàn nhưng nước mắm của Hàn Quốc không thơm và cũng không có mùi vị “đậm đà” như nước mắm Việt Nam.

Lễ hội ẩm thực Hàn quốc tại Việt Nam

Về mặt trình bày, ẩm thực Hàn Quốc giống với Nhật Bản với những món ăn được chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ, quá trình bày biện món cũng tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Thế giới gọi ẩm thực Hàn Quốc là “slow food”. Chính vì thế mà người thưởng thức món ăn Hàn phải dành nhiều thời gian, có như thế mới cảm nhận được hết sự tinh hoa của những món ăn đó. Ngược lại, ẩm thực Việt Nam thường đặt mục tiêu hàng đầu là ngon chứ không phải “đẹp”. Bởi vậy, ẩm thực Việt Nam không thiên về bày biện có tính thẩm mĩ cao như ẩm thực Hàn Quốc mà thiên về phối trộn gia vị một cách tinh tế để món ăn được ngon. Tuy nhiên, trong thời đại hội nhập, ẩm thực Việt Nam đang ngày càng hướng ra thế giới với những món ăn chinh phục năm châu ở cả hương vị đậm đà, ngon miệng lẫn nghệ thuật trang trí đầy tính thẩm mĩ.

Sau đây, Korea.com.vn xin tóm tắt các điểm giống và khác nhau giữa ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Hàn Quốc qua hệ thống bảng sau:

Giống nhau
  • Món ăn chủ đạo là cơm. (Khác Phương Tây là bánh mì hoặc soup)
  • Các món ăn ít mỡ, dầu và ưa chuộng nhiều rau, củ, quả.
  • Các món ăn trộn, kết hợp hài hòa gia vị, màu sắc.
  • Dùng đũa.
  • Bữa ăn mang tính cộng đồng, tập thể cao (cùng ăn chung các món ăn trên bàn chứ không chia thành suất theo kiểu phương Tây).
Khác nhauẨm thực Việt NamẨm thực Hàn Quốc
  • Dọn thành mâm
  • Dọn thành các đĩa
  • Ngồi bàn cao
  • Bàn ăn truyền thống Hàn Quốc là loại bàn nhỏ, thường khi vào nhà phải bỏ giầy, dép và ngồi khoanh chân khi ăn
  • Sử dụng nhiều gia vị, đặc biệt là bát nước mắm
  • Sử dụng các loại tương, đặc biệt là tương ớt
  • Sử dụng nhiều hương liệu, nhiều loại rau thơm trong món ăn
  • Sử dụng nhiều bột ớt, gừng, tỏi trong món ăn
  • Chú trọng món ăn ngon
  • Chú trọng vào hình thức, cách trang trí món ăn mang tính thẩm mĩ cao

VIACộng đồng Việt Hàn

Facebook

Twitter

Google+

Pinterest

WhatsApp

Previous articleXem tướng mặt – nghề làm ăn phát đạt ở Hàn Quốc

Next articleAlbum cuối cùng của Jong Hyun lọt vào Billboard 200

Bạn có biết sự khác nhau giữa ẩm thực Việt Nam và ẩm thực Hàn Quốc???

720 0 0

Thông qua qua màu sắc, mùi vị món ăn của một quốc gia mà ta có thể biết về đặc trưng văn hóa, phong tục sinh hoạt của dân tộc đó

Người Việt thường ăn rau củ tươi trong khi người Hàn Quốc tìm cách muối rau củ để trữ đông nhằm duy trì chất xơ, đảm bảo có rau trong suốt cả mùa đông lạnh giá.

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

Nếu như cây lương thực lâu đời của người Việt Nam là lúa thì cây lương thực đầu tiên phát triển ở Hàn Quốc là kê và lúa mạch.

Người Việt Nam ăn cơm là chủ yếu và thường là cơm trắng trong khi các món cơm theo kiểu trộn hay thập cẩm rất phổ biến ở Hàn Quốc.

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

Món ăn của người Việt thường mang tính chất phối trộn, người Hàn Quốc thưởng thức từng món. Ở Việt Nam, nước mắm được sử dụng thường xuyên trong hầu hết các món ăn; khi ăn cơm, bát nước mắm dùng chung trên mâm. Trong khi đó, ẩm thực Hàn Quốc lại chú trọng tới các loại tương, tương ớt, tương trộn dấm…

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào
Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

Ẩm thực 2 quốc gia còn giống nhau ở sự kết hợp các món ăn có tính hàn với các món ăn có tính nóng. Các món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món hay không được ăn cùng lúc vì không ngon, hoặc có khả năng gây hại cho sức khỏe.

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào
Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

Ở Việt Nam khi ăn thịt gà luôn phải cho gừng hoặc sả còn ở Hàn Quốc những món lạnh như neangmyoen (mì lạnh) cũng luôn được ăn kèm cũng ớt hoặc kimchi.

Trong thực đơn của các món ăn ở nhà hàng Việt Nam, mỗi một đơn vị món ăn sẽ được tính bằng đĩa (đĩa thịt bò xào, đĩa nộm, đĩa nem rán) hoặc bát (bát canh, bát cơm). Nhưng ở nhà hàng Hàn Quốc, menu chỉ ghi tên một món ăn chính. Khi ta đặt một món ăn chính đó, các món ăn phụ được bày trên đĩa nhỏ sẽ được tự động được đưa ra theo set (bộ).

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào
Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

Về mặt trình bày, những món ăn Hàn Quốc được chế biến cầu kỳ, tỉ mỉ, quá trình bày biện món cũng tinh tế và mang tính thẩm mỹ cao. Ngược lại, ẩm thực Việt Nam thường đặt mục tiêu hàng đầu là ngon chứ không phải "đẹp".

Source: Tổng hợp Editor: KN

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

QK Ngân
3 người theo dõi

Theo dõi

Từ khóa:

Gửi Đóng

ILUVK.VN

Văn hóa ăn uống Hàn-Việt giống và khác nhau như thế nào?

June Noodle2019-10-04T17:29:59+00:00

Mỳ cay, mỳ cay 7 cấp độ, mỳ cay cấp độ, mỳ cay hàn quốc, mỳ cay June Noodle House

Việt Nam và Hàn Quốc đều là những quốc gia thuộc nền văn hóa Á Đông. Nhưng trong nền văn hóa ẩm thực truyền thống của mỗi nước lại có một số nét tương đồng cũng như sự khác biệt. Bởi sự chi phối của nhiều nguyên nhân như: khi hậu, vị trí đía lí, cuộc sống hiện đại và hội nhập. Và bài viết này sẽ giúp bạn hiểu một cách rõ ràng nhất về Văn hóa ăn uống Hàn-Việt giống và khác nhau như thế nào?

  1. Giống nhau

  • Cơm là món không thể thiếu trong tất cả các bữa ăn. Nói cách khác là cả người Hàn và người Việt đều sử dụng cơm làm bữa chính.
  • Dụng cụ trong bữa ăn là đũa và muỗng, còn người phương Tây dùng dao và nĩa
  • Văn hóa mời cơm: việc mời cơm tất cả mọi người và những người nhỏ tuổi mời cơm người lớn.
  • Sau khi ăn thường uống trà, cà phê hoặc ăn hoa quả. Nhằm để cùng trò chuyện sau bữa ăn, giúp gắng và tăng tình cảm gia đình.
  1. Khác nhau

  • Trong cơm của người Hàn có sự pha trộn giữ gạo nếp và gạo tẻ. Nhằm tạo nên độ dẻo cho cơm. Còn ở Việt Nam thì thường chỉ dùng một loại gạo tẻ. Vì Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng gạo thuộc top hàng đầu thế giới.
  • Trong bữa ăn: món ăn không thể thiếu của người Hàn là móm “kim chi” trong những bữa ăn. Còn người Việt thường thì không có món bắt buộc trong bữa ăn. Mà chỉ phụ thuộc và thực đơn mà người phụ nữ lên cho cả gia đình. Người Hàn ăn cơm sẽ không bao giờ cầm chén bát lên mà chỉ bỏ ở dưới bàn. Vì họ dùng cả thìa và đũa để ăn.
  • Trong mâm cơm của người việt thường được bỏ riêng ra đĩa hoặc bát riêng để phân biệt từng món. Khi người nào thích ăn gì thì tự gắp về cho mình. Còn ở người Hàn thì mỗi người ăn được chia thức ăn ra từng bát; hay đĩa nhỏ giống như cơm phần công nhân như ở Việt Nam.
  • Gia vị trong các món ăn: ta thường thấy những món ăn của người Hàn trên tivi hay báo đài; tuy nhìn đơn giản nhưng họ sử dụng rất nhiều gia vị để tạo ra món ăn. Còn đối với người Việt, chúng ta luôn muốn tối giản và giảm lượng gia vị trong từng món ăn.
  • Người Hàn tiết kiệm hơn người Việt khi ăn uống; việc ăn uống của người Hàn họ thường chuẩn bị(ở nhà) hay gọi món (ở ngoài) với lượng thức ăn vừa đủ cho mình. Lúc ăn họ thường không để lại thức ăn thừa trên đĩa. Nếu vào một số trường hợp còn thừa thức ăn thì họ thừa bảo quản lại cho bữa ăn sau. Còn người Việt chúng ta thì rất lãng phí trong việc ăn uống. Lãng phí như thế nào chắc bạn cũng biết.

Nói chung, Văn hóa ăn uống mỗi một quốc gia điều có sự khác biệt. Nhưng cũng có những điểm nổi bậc để lấy làm nét riêng cho đất nước đó.

> Xem thêm:

Cách làm kim chi cải thảo

3 Món Hàn với 59K

Và dưới đây làm một số món ăn mang nét ẩm thực của người Hàn tại nhà của June:

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

MỲ XÀO HẢI SẢN

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

MỲ XÀO PHÔMAI

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

MỲ CAY KIM CHI BÒ

Ẩm thực Việt Nam và Hàn Quốc khác nhau như thế nào

Lẫu 2 ngăn

Trước hết chúng ta cùng đi tìm hiểu sự giống nhau về nền văn hóa ăn uống của 2 quốc gia này

1. Giống nhau:

  • Cả người Hàn và người Việt đều sử dụng cơm làm bữa chính.
  • Nấu được cơm tất cả đều sử dụng gạo để nấu. (Đối với phương Tây họ thường sử dụng bột mì vào trong bữa ăn chính).
  • Khi ăn cơm cả người Hàn và người Việt đều có thói quen sử dụng đũa (Người phương Tây sử dụng dao và dĩa khi ăn).
  • Trước khi ăn đều mời những người lớn tuổi trước
  • Cả người Hàn và người Việt sau khi ăn xong thường uống trà hay cà phê và ăn hoa quả tráng miệng

2. Khác nhau:

a. Nấu cơm: Trong quá trình nấu cơm, người Hàn thường hay trộn cả gạo nếp lẫn gạo tẻ. Mục đích để cho cơm thơm và dẻo hơn. Còn người Việt chúng ta thường nấu gạo tẻ riêng và gạo nếp riêng. Trong bữa ăn bình thường hàng ngày chủ yếu là nấu cơm bằng gạo tẻ và nấu hơi khô để dễ chan canh. Chỉ có ngày đặc biệt như rằm, giỗ, lễ tết… thì mới nấu gạo nếp.
Ngoài ra, người Hàn còn ăn cơm ngũ cốc. Cơm ngũ cốc là loại cơm được trộn 5 loại ngũ cốc vào với nhau để nấu thành cơm.

b. Sử dung Gia vị: Có thể nói, gia vị là linh hồn trong các bữa ăn của người Hàn. Do đó, người Hàn sử dụng rất nhiều gia vị khi nấu ăn.

Cụ thể: Chỉ là món kim chi thôi. Kim chi thực chất là dưa muối của Hàn Quốc mà cũng rất cầu kỳ trong việc sử dụng gia vị. Để làm được kim chi người Hàn dùng rất nhiều gia vị như: Mắm, muối, gừng, tiêu, tỏi, mì chính, hành lá, hẹ, ớt bột, củ cải, đường và cả táo nữa. Còn với dưa muối của Việt Nam chúng ta thì gia vị giảm đi rất nhiều, chỉ cần muối, đường và nước là có thể ok.

c. Trong bữa ăn: Người Việt chúng ta thường xếp bầy thức ăn ra mâm và đặt đũa xuống mâm khi không sử dụng. Nhưng người Hàn thì thường bày biện ra bàn và có kệ đũa riêng. Lý do, người Hàn khi ăn sử dụng cả thìa và bát.
Đối với người Hàn, mỗi bữa ăn thì không thể thiếu món kim chi. Còn người Việt chúng ta thì đều cần có rau như: Rau muống, rau cải… rau ăn củ, rau ăn quả. Việc có thêm những món dưa muối thì tùy, không nhất thiết lúc nào cùng phải có.

Đặc biệt, trong những bữa ăn mùa hè của người Việt thì thường sử dụng canh để chan cơm hoặc uống. Còn người Hàn họ không dùng canh mà thay vào đó là cốc nước lọc.

Bên cạnh đó là việc sử dụng bát: Do người Việt chúng ta thường sử dụng đũa là chính và cầm bát lên khi ăn. Vì thế, bát ăn cơm của chúng ta thường sâu lòng để cho bớt nóng. Còn người Hàn thì họ sử dụng cả thìa và bát. Đặc biệt, là họ không cầm bát lên ăn. Do vậy, mà trôn bát của họ thường nông hơn.

Trong mâm cơm của người Việt thì thức ăn thường để ra đĩa hoặc bát để phân biệt món này món kia. Khi người nào ăn thì tự gắp về bát của mình. Còn đối với người Hàn thì khác, mỗi người ăn sẽ được chia thức ăn ra từng bát nhỏ hoặc đĩa nhỏ.

Ví dụ: Bữa ăn có 4 món, đồng nghĩa 1 người sẽ có 4 cái bát hoặc đĩa đựng đủ các loại món ăn đó riêng ra (kể cả nước chấm cũng chấm riêng). Vì thế, mà việc rửa bát đũa sau khi ăn xong của người Hàn thường rất nhiều và mất thời gian.

d. Người Hàn tiết kiệm hơn người Việt khi ăn uống: Là một quốc gia giàu có nhưng người Hàn vốn rất tiết kiệm. Có lẽ, tính tiết kiệm này do bị ảnh hưởng từ chính sách thắt lưng buộc bụng của chính phủ những năm 70. Do vậy người Hàn ăn rất ít khi thừa (dù ăn ở nhà hay ở quán) và thức ăn thừa người Hàn rất ít khi đổ đi. Thay vào đó, mà họ cất đi để mai ăn tiếp. Thức ăn buổi tối thừa sẽ được dùng cho bữa sáng hôm sau.

Còn người Việt chúng ta thì rất lãng phí trong việc ăn uống. Lãng phí như thế nào chắc bạn cũng biết. Nhiều khi, ăn không hết nhưng cứ gọi và thừa đầy ra để rồi đổ đi mà tiền vẫn phải trả… Nói chung, văn hóa ăn uống của mỗi quốc gia mỗi dân tộc đều có sự khác biệt. Nhưng đối với người Hàn và người Việt cũng có sự hấp dẫn riêng mang tính dân tộc mỗi quốc gia đó.

Với bài viết, sự giống và khác nhau trong văn hóa ăn uống của người Hàn và Việt sẽ giúp cho bạn khám phá cuộc hành trình văn hóa tại xứ Hàn dễ dàng hơn. Nhất là những bạn du học sinh đi du học Hàn Quốc, sẽ nhanh chóng hòa mình với nền văn hóa đó.

korea.net.vn - Website Tư vấn Du học Hàn Quốc uy tín số 1 tại Việt Nam

Những điểm khác biệt văn hoá ăn uống dễ nhận biết của Việt Nam và Hàn Quốc

Hàn Quốc và Việt Nam có những điểm khác biệt nhất định về văn hóa ăn uống. Hãy cùng tìm hiểu xem những điểm khác biệt đó là gì nhé!

Nội dung chính

  • 1. Về nguyên liệu nấu ăn
  • 2. Về thói quen ăn uống
  • 3. Về thức ăn