Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến định giá sản phẩm quốc tế

Định giá sản phẩm là một trong những những chiến lược quan trọng nhất quyết định lợi nhuận và tăng trưởng của doanh nghiệp. Khi có một chiến lược giá cả phù hợp, doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận trong việc bán sản phẩm, dịch vụ và cạnh tranh được trên thị trường.

Định giá sản phẩm phụ thuộc vào những yếu tố nào ? Cùng Open End tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình định giá sản phẩm

Định giá sản phẩm là công đoạn mang tính chất quan trọng bởi giá của sản phẩm ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh,… 

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm được chia thành 2 nhóm:

Các yếu tố nội tại

  • Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá sản phẩm. Chúng ta có thể tính toán chi tiết được rằng, để có lợi nhuận thì giá sản phẩm bán ra phải lớn hơn tổng chi phí để sản xuất sản phẩm. Bởi vậy, chi phí sản xuất trên mỗi sản phẩm càng lớn thì giá sản phẩm càng cao và ngược lại.
  • Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với mức giá bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định với mục tiêu cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Để làm được điều đó buộc doanh nghiệp phải có nguồn tài chính dồi dào. Nguồn tài chính càng dồi dào thì sẽ càng có nhiều sự lựa chọn trong việc định giá sản phẩm. Một số doanh nghiệp có nguồn tài chính eo hẹp sẽ không thể áp dụng phương thức này.
  • Chiến lược định vị sản phẩm: Định vị sản phẩm là công việc xác định mức giá, chất lượng của sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, chiến lược định vị sản phẩm đã phần nào quy định giá sản phẩm nằm ở khoảng nào đó trên bản đồ định vị sản phẩm.
  • Chiến lược giá: Đây là yếu tố mang tính chiến lược, ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm trên thị trường. Mỗi chiến lược định giá sẽ tác động đến mức giá của sản phẩm theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn như, cửa hàng áp dụng chiến lược giá phân khúc sẽ phải xác định nhiều mức giá khác nhau cho từng đối tượng khách hàng khác nhau đối với cùng một sản phẩm.

Các yếu tố ngoại tại

  • Nền kinh tế: Nền kinh tế quốc gia hay địa phương tác động không nhỏ tới giá của sản phẩm trên thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống khả năng chi tiêu của khách hàng cũng bị kéo theo, khiến các chủ cửa hàng cần có điều chỉnh về giá phù hợp với khả năng tài chính của đối tượng khách hàng mục tiêu.
  • Nhu cầu thị trường: Khi lượng cầu tăng so với lượng cung, giá sản phẩm sẽ có xu hướng tăng và ngược lại, khi lượng cầu giảm so với lượng cung, giá sản phẩm sẽ có xu hướng giảm.
  • Cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh luôn có những tác động nhất định tới quá trình định giá sản phẩm. Hầu hết giá của sản phẩm cùng loại từ đối thủ cạnh tranh luôn được đưa ra để so sánh. 
  • Đặc điểm tài chính của khách hàng mục tiêu: Tùy theo đặc điểm tài chính của khách hàng mục tiêu mà sẽ xác định mức giá khác nhau cho sản phẩm. Những sản phẩm hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có điều kiện kinh tế khá giả thường có mức giá cao, chứng tỏ giá trị và chất lượng tốt. Ngược lại, sản phẩm hướng đến những người có điều kiện kinh tế eo hẹp lại có mức giá thấp để phù hợp với khả năng chi tiêu của họ.

Xác định rõ ràng cơ cấu chi phí tạo nên sản phẩm

Tuy là 1 yếu tố quan trọng nhưng nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm thường không có một cơ cấu chi phí rõ ràng và đầy đủ. Chi phí tạo nên một sản phẩm không đơn giản là các nguyên liệu sản xuất còn có các chi phí để duy trì và vận hành kinh doanh sản phẩm, bao gồm:

  • Chi phí cố định: Mặt bằng, thiết bị,… đầu tư cho kinh doanh
  • Chi phí trực tiếp: Các chi phí trực tiếp tạo nên sản phẩm gồm nguyên vật liệu, dụng cụ, các phần hư hao, thất thoát trong quá sản xuất sản phẩm,…
  • Chi phí nhân sự
  • Chi phí bổ sung [giá trị thương hiệu, chất lượng dịch vụ…]
  • Chi phí khác [quảng cáo, chi phí vận hành…]

Sau khi có một bảng chi phí đầy đủ và rõ ràng việc tiếp theo cần làm là lên định mức tiêu chuẩn cho các loại chi phí này. Ví dụ về cơ cấu chi phí tạo nên sản phẩm:

  • Chi phí cố định thường ở khoảng 10 – 20% phụ thuộc vào vị trí và quy mô
  • Chi phí trực tiếp: 15 – 35% tùy vào từng mô hình
  • Chi phí nhân sự thường chỉ chiếm 10% và tối đa là 15% trong giá bán sản phẩm
  • Chi phí quảng cáo tùy vào chiến lược và quy mô của từng doanh nghiệp có hay không thực hiện quảng cáo. Chi phí này sẽ được dao động ở mức 5 – 10%

Công ty Cổ Phần Phát Triển Open End

Địa chỉ: Tầng 14, tòa nhà HM Tower, 412 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 5, Quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Chi nhánh Miền Bắc: Số 108 Ngõ Trung Tả, Phường Văn Chương, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

SĐT: 0938 838 493

Email: 

Website: OpenEnd.vn

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Định giá sản phẩm là công đoạn mang tính chất quan trọng và phức tạp - quan trọng bởi giá của sản phẩm ảnh hưởng đến rất nhiều khía cạnh của doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, chiến lược marketing, chiến lược kinh doanh... - phức tạp bởi việc định gia sản phẩm cần căn cứ vào nhiều yếu tố. Chính vì thế, hocmarketing.org sẽ trình bày chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm.

Nhìn chung, có tổng cộng 9 yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm và các yếu tố đó có thể phân thành 2 nhóm, gồm các yếu tố nội tại/bên trong doanh nghiệp [Chi phí sản xuất, Nguồn lực tài chính, Chiến lược định vị, Chiến lược giá] và các yếu tố ngoại tại/bên ngoài doanh nghiệp [Nền kinh tế, Cầu thị trường, Cạnh tranh, Tài chính của khách hàng mục tiêu, Mùa vụ]. Để có thể có một cái nhìn rõ hơn, chúng ta cùng xem qua biểu đồ dưới đây.

Sơ đồ thể hiện các yếu tố ảnh hưởng đến công việc định giá sản phẩm

A. Các yếu tố nội tại [bên trong doanh nghiệp] ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm

1. Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là yếu tố lớn nhất ảnh hưởng trực tiếp đến việc định giá của bất kỳ một sản phẩm. Bằng một phép tính đơn giản, chúng ta có thể hình dung được rằng, để doanh nghiệp có thể có lợi nhuận thì giá sản phẩm bán ra phải lớn hơn tổng chi phí để sản xuất ra sản phẩm đó. Chính vì thế, chi phí sản xuất trên mỗi sản phẩm càng lớn thì giá sản phẩm sẽ càng cao và ngược lại.

2. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Một số doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với mức giá bằng hoặc thấp hơn chi phí sản xuất trong một khoảng thời gian nhất định với mục tiêu cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần. Để làm được điều đó, buộc doanh nghiệp phải có nguồn tài chính dồi dào. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp có nguồn tài chính eo hẹp sẽ không thể áp dụng phương thức này.

Tài chính của doanh nghiệp có được thông qua các nguồn: Vốn từ các thành viên sáng lập công ty, vốn đầu tư từ các cổ đông, chênh lệch giá trị của cổ phiếu, lợi nhuận thu được thông qua hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp có nguồn tài chính càng dồi dào thì sẽ có nhiều sự lựa chọn trong công tác định giá sản phẩm.

3. Chiến lược định vị sản phẩm

Chiến lược định vị sản phẩm là một trong các yếu tố chiến lược của doanh nghiệp ảnh hưởng đến việc định giá. Bản chất của định vị sản phẩm là công việc xác định mức giá và chất lượng của sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Chính vì thế, chiến lược định vị sản phẩm đã phần nào quy định giá sản phẩm/dịch vụ nằm ở một khoảng nào đó trên bản đồ định vị sản phẩm.

4. Chiến lược giá

Chiến lược giá là yếu tố mang tính chiến lược tiếp theo, ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm trên thị trường. Có nhiều chiến lược giá mà doanh nghiệp có thể áp dụng, mỗi chiến lược giá sẽ tác động đến mức giá của sản phẩm theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ, doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá hớt ván sữa sẽ định một mức giá cao nhất có thể vào thời điểm sản phẩm vừa được tung ra thị trường. Hay khi áp dụng chiến lược giá phân khúc, doanh nghiệp sẽ phải xác định nhiều mức giá khác nhau cho từng đối tượng khách hàng khác nhau đối với cùng 1 sản phẩm.

B. Các yếu tố ngoại tại [bên ngoài doanh nghiệp] ảnh hưởng đến việc định giá sản phẩm

1. Nền kinh tế

Nền kinh tế của một quốc gia, hay một địa phương tác động đến nhiều mặt trong đời sống vật chất của những cá thể sống trong xã hội đó, trong đó bao gồm giá cả của sản phẩm/dịch vụ trên thị trường. Khi nền kinh tế đi xuống, khả năng chi tiêu của khách hàng cũng bị kéo theo, khiến doanh nghiệp cần có những điều chỉnh về giá sao cho phù hợp với khả năng tài chính của đối tượng khách hàng mục tiêu.

Mặc dù hầu như các quốc gia đều áp dụng mô hình kinh tế thị trường, nhưng đâu đó vẫn còn trường hợp giá của sản phẩm/dịch vụ bị kiểm soát và quy định bởi chính phủ. Hầu hết các trường hợp này rơi và các mặt hàng thiết yếu như điện, nước, xăng dầu...

2. Cầu thị trường

Trong một nền kinh tế thị trường, cầu thị trường là yếu tố vĩ mô tác động đến giá của sản phẩm/dịch vụ lưu hành trên thị trường. Khi lượng cầu tăng so với cung, giá sản phẩm sẽ có xu hướng tăng và ngược lại, khi lượng cầu giảm so với cung, giá sản phẩm cũng sẽ có xu hướng giảm tất yếu.

Trong marketing, cầu thị trường đại diện cho số lượng khách hàng có nhu cầu mà sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp có thể đáp ứng, có khả năng thanh toán và có thể tiếp cận được bởi doanh nghiệp. Khi lượng cầu thị trường có xu hướng tăng cao, doanh nghiệp có thể định giá sản phẩm ở một mức cao hơn so để có thể thu về nhiều lợi nhuận hơn và ngược lại.

3. Cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh luôn có những tác động nhất định đối với quá trình định giá sản phẩm của một doanh nghiệp. Hầu hết giá của sản phẩm cùng loại từ đối thủ cạnh tranh luôn được đưa ra để so sánh trong các buổi họp bàn định giá. 

Nếu quan sát kỹ, chúng ta có thể nhìn thấy được những cuộc chiến về giá của các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Đôi khi, sự thay đổi về giá của một sản phẩm trên thị trường sẽ kéo theo sự thay đổi về giá của những sản phẩm cùng loại cung cấp bởi những doanh nghiệp khác.

4. Đặc điểm tài chính của khách hàng mục tiêu

Tùy theo đặc điểm tài chính của khách hàng mục tiêu, như thu nhập, nghề nghiệp, gia cảnh... mà doanh nghiệp sẽ xác định mức giá khác nhau cho sản phẩm/dịch vụ. Đối với những sản phẩm/dịch vụ hướng đến đối tượng khách hàng mục tiêu là những người có điều kiện kinh tế khá giả, doanh nghiệp thường định ở mức cao, vì theo đặc điểm tâm lý của nhóm khách hàng này, giá cao chứng tỏ giá trị và chất lượng tố. Ngược lại, các sản phẩm hướng đến những người có điều kiện kinh tế eo hẹp luôn có mức giá thấp để phù hợp với khả năng chi tiêu của họ.

5. Mùa vụ, lễ, tết, sự kiện

Số lượng và giá của các sản phẩm nông nghiệp đôi khi sẽ bị chi phối bởi yếu tố mùa vụ như măng cụt, bơ, chôm chôm... Thông thường giá của sản phẩm sẽ tăng cao vào những thời điểm trái mùa và giảm mạnh vào thời điểm vào mùa.

Các dịch vụ như du lịch, nghĩ dưỡng, giải trí luôn có xu hướng tăng giá vào những dịp lễ, tết, sự kiện vì tại thời điểm đó lượng nhu cầu tăng cao.

Ví dụ:

Giá hoa mai tăng cao vào dịp tết

Giá dịch vụ khách sạn, du lịch, nghỉ dưỡng tăng mạnh vào dịp lễ, tế

Giá thịt heo tăng cao vào thời điểm cận tết

Video liên quan

Chủ Đề