Bài test pittsburgh đánh giá giấc ngủ

Ngủ là một trong những hoạt động giúp duy trì nhịp sinh học của cơ thể. Một giấc ngủ chất lượng sẽ giúp nâng cao sức khỏe và tỉnh táo. Những người thường xuyên rối loạn giấc ngủ hoặc ngủ không đủ giấc sẽ thúc đẩy các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Tiểu đường, tim mạch, lo âu, trầm cảm, tai nạn, suy giảm nhận thức và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống.

Rối loạn giấc ngủ là khái niệm thể hiện sự: Rối loạn về số lượng, chất lượng và chu kỳ giấc ngủ.

Trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI là 1 bài kiểm tra cho kết quả khá chính xác tình trạng rối loạn và chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân. Với phương pháp này, tình trạng rối loạn giấc ngủ của người bệnh sẽ được đánh giá dựa trên thang đo chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh (The Pittsburgh Sleep Quality Index – PSQI).

Test Đánh Giá Chất Lượng Giấc Ngủ Pittsburgh (psqi)

Tháng 12 5, 2022 0 770

Bài viết được viết bởi BS CKI. Nguyễn Đại Phong, khoa Nội Tâm thần - Thần kinh bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - CuBa Đồng Hới

Bài viết được cố vấn chuyên môn bởi ThS.BSNT Trịnh Trọng Tuấn - Bác sĩ khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E

Rối loạn giấc ngủ được chẩn đoán như thế nào? Làm sao để biết một người có bị rối loạn giấc ngủ hay không?... Để chẩn đoán, bác sĩ cần thăm khám lâm sàng, khai thác các triệu chứng: khó ngủ vào ban đêm, giấc ngủ ngắn, hay mơ khi ngủ, buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, mất tập trung vào ban ngày,... cùng các yếu tố nguy cơ cũng như chỉ định thực hiện các cận lâm sàng khác và có cả thực hiện bài trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI (thang đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh).

Đây là một công cụ hỗ trợ, giúp các bác sĩ có thêm cơ sở trong việc xác định nguyên nhân và tình trạng bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

THANG ĐÁNH GIÁ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ PSQI

Thang đo chỉ số chất lượng giấc ngủ - PSQI (The Pittsburgh Sleep Quality Index) được phát triển vào năm 1989 bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh.

Đây là một bảng câu hỏi tự đánh giá bao gồm 19 câu hỏi mà người thực hiện sẽ trả lời về bản thân, trong đó bao gồm 4 câu hỏi mở và 15 câu hỏi khi trả lời cần dựa trên tần suất sự kiện (không, ít hơn 1 lần/ tuần, 1 - 2 lần/tuần, 3 hoặc trên 3 lần/tuần).

Cũng theo đó, chất lượng giấc ngủ của mỗi người được đánh giá trên 7 phương diện:

  • Chất lượng giấc ngủ chủ quan (theo cảm nhận của người bệnh)
  • Độ trễ của giấc ngủ
  • Thời gian ngủ
  • Hiệu quả giấc ngủ theo thói quen (tỷ lệ toàn bộ thời gian ngủ và thời gian nằm trên giường)
  • Các yếu tố ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Việc sử dụng thuốc kích thích giấc ngủ (bao gồm cả thuốc được kê đơn và không kê đơn)
  • Những bất thường về thời gian ngủ trong ngày

Dựa vào kết quả bài trắc nghiệm rối loạn giấc ngủ PSQI, các bác sĩ có thêm cơ sở trong việc xác định nguyên nhân, tình trạng của người bệnh và đưa ra các phương án điều trị phù hợp.

Nội dung bài test và lưu ý thực hiện

Lưu ý:

  • Người bệnh cần trả lời đầy đủ tất cả câu hỏi, không bỏ trống bất cứ câu hỏi nào.
  • Tất cả câu hỏi đều về trải nghiệm giấc ngủ trong tháng gần đây nhất khi người bệnh đến bệnh viện khám hoặc làm bài kiểm tra. Người bệnh nên lựa chọn đáp án dựa theo tình trạng giấc ngủ của phần lớn các ngày trong tháng đó.

1. Trong tháng qua, anh (chị) thường lên giường đi ngủ lúc mấy giờ?

Giờ đi ngủ thường là:………………………………

2. Trong tháng qua, mỗi đêm anh (chị) thường mất bao nhiêu phút mới chợp mắt được?

Số phút thường là:………………………………

3. Trong tháng qua, anh (chị) thường thức giấc ngủ buổi sáng lúc mấy giờ?

Giờ thức giấc thường là:……………………….

4. Trong tháng qua, mỗi đêm anh (chị) thường ngủ được mấy tiếng đồng hồ?

Số giờ ngủ được mỗi đêm thường là:………….

5. Trong tháng qua, anh (chị) có thường gặp các vấn đề sau gây mất ngủ cho anh (chị) không?

  1. Không thể ngủ được trong vòng 30 phút

□ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

  1. Tỉnh dậy lúc nửa đêm hoặc quá sớm vào buổi sáng □ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

  1. Phải thức dậy để tắm

□ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

  1. Khó thở

□ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

  1. Ho hoặc ngáy to

□ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

  1. Cảm thấy rất lạnh

□ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

  1. Cảm thấy rất nóng

□ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

  1. Có ác mộng

□ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

  1. Thấy đau

□ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

  1. Lý do khác:

………………………………………………………………………………………

Trong tháng qua, vấn đề này có thường gây mất ngủ cho anh (chị) không?

□ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

6. Trong tháng qua, anh (chị) có thường phải sử dụng thuốc ngủ không (sử dụng theo đơn hoặc tự mua về dùng)?

□ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

7. Trong tháng qua, anh (chị) có hay gặp khó khăn để giữ đầu óc tỉnh táo lúc lái xe, lúc ăn hay lúc tham gia vào các hoạt động xả hơi hay không?

□ Không

□ Ít hơn 1 lần/tuần

□ 1-2 lần/tuần

□ 3 hoặc hơn 3 lần/tuần

8. Trong tháng qua, anh (chị) có gặp khó khăn để duy trì hứng thú hoàn thành các công việc không?

□ Không gặp khó khan gì

□ Cũng hơi khó

□ Ở chừng mực nào đó cũng khó khăn

□ Đó là một khó khăn lớn

9. Trong tháng qua, nhìn chung anh (chị) đánh giá về chất lượng giấc ngủ của mình như thế nào?

□ Rất tốt

□ Tương đối tốt

□ Tương đối kém

□ Rất kém

Cách tính điểm và đọc kết quả

Thông thường người bệnh sẽ thực hiện bài test này tại các cơ sở y tế. Thang điểm của bài trắc nghiệm này sẽ được lập trình sẵn cho máy tính và máy tính sẽ tính toán đưa ra kết quả cuối cùng. Dựa vào điểm số, bảng câu hỏi và quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán và chỉ định điều trị phù hợp.

Tổng số điểm của bài test dao động từ 0 - 21 điểm. Điểm càng cao thì chất lượng giấc ngủ càng kém. Nếu tổng điểm PSQI lớn hơn 5 điểm thì đánh giá có chất lượng giấc ngủ kém.

ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN GIẤC NGỦ NHƯ THẾ NÀO?

Để điều trị bệnh trước hết cần phải thăm khám, xác định nguyên nhân rối loạn giấc ngủ. Từ đó tìm biện pháp giải quyết nguyên nhân. Một số phương pháp điều trị có thể thực hiện như:

  • Vệ sinh giấc ngủ:
    • Tạo thói quen thức ngủ đúng giờ
    • Tránh dùng thuốc và các chất có thể kích thích thần kinh trung ương
    • Tránh các căng thẳng tâm lý
    • Chế độ làm việc, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý, hài hoà tránh quá mức
    • Trước khi đi ngủ dùng các phương pháp gây thư giãn như: bấm huyệt, xoa bóp, tắm nước ấm,...
  • Sử dụng thuốc ngủ: Đây là biện pháp cuối cùng khi các phương pháp trên không có hiệu quả. Sử dụng thuốc ngủ phải có sự chỉ định của bác sĩ. Không nên tự ý dùng thuốc ngủ vì có thể có tác dụng phụ hoặc lệ thuộc (nghiện), đặc biệt là các thuốc hướng thần.

Lưu ý bạn đọc bài test rối loạn giấc ngủ PSQI không dành cho mục đích sử dụng tại nhà hoặc để tự thực hiện để diễn giải hoặc xác định tình trạng bệnh. Quan trọng nhất, người bệnh không nên tự xử trí tình trạng này bằng cách tự ý dùng thuốc. Việc tự ý dùng thuốc có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau này. Việc cần làm khi thấy những dấu hiệu, triệu chứng của rối loạn giấc ngủ là thăm khám ở những cơ sở uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Liên hệ ngay hotline Phòng khám Chuyên khoa Tâm thần Yên Hòa 0983.188.689 hoặc 0866.188.689 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch