Bấm lỗ tai bao lâu thì lành bacsitriseo.com

LƯU Ý KHI BẤM LỖ TAI “LÀM ĐẸP” CHO TRẺ SƠ SINH

Bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh mới 2-3 ngày tuổi  ngoài việc giúp trẻ không nhớ gì về cảm giác đau đớn mà còn giúp phân biệt được bé sơ sinh là bé trai hay bé gái. Các bé gái sơ sinh cũng thêm phần dễ thương vì được“làm đẹp” ngay từ lúc nhỏ. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần lưu ý lựa chọn địa điểm và chăm sóc sau bấm lỗ tai cho bé để an toàn sức khỏe cho bé.

Đáp ứng nhu cầu của nhiều bậc cha mẹ, hiện nay tại Phòng khám Tai-Mũi-Họng, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh đã thực hiện dịch vụ bấm lỗ tai cho trẻ sơ sinh và trẻ em. Các bé sơ sinh gái khi mới chào đời vài ngày đã có thể bấm lỗ tai đảm bảo an toàn. Dịch vụ “thú vị” này đang được các bậc phụ huynh có con nhỏ quan tâm.

Tại sao nên thực hiện bấm lỗ tai cho trẻ tại Bệnh viện

Với sự mỏng manh của mình, các bé gái sơ sinh sẽ rất dễ bị tổn thương dù chỉ là một “cú chích” nhỏ. Lúc này, bé vẫn còn rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng khi hệ miễn dịch còn quá yếu ớt. Khi lựa chọn các cơ sở bấm lỗ tai ở ngoài với dụng cụ và thiết bị bấm lỗ tai không được vệ sinh đúng cách, không đủ đảm bảo an toàn cho bé. Nguy cơ nhiễm trùng tai, bưng mủ, sưng tai… là rất cao.

Theo bác sĩ Trần Kim Tuyến, Phòng khám Tai-Mũi-Họng, Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản-Nhi tỉnh chia sẻ: “Bấm lỗ tai tại Bệnh viện, phụ huynh có thể yên tâm vì tất cả dụng cụ bấm lỗ tai đều đảm bảo vô trùng và được vệ sinh thường xuyên. Với một số trẻ lớn hơn sẽ được bôi thuốc tê giảm đau trước khi bấm. Phụ huynh cũng sẽ được hướng dẫn chu đáo để chăm sóc tai cho trẻ sau khi bấm”

Thông thường, sau khi bấm tai cho bé, các nhân viên y tế sẽ luồn qua lỗ tai một sợi chỉ vô trùng trước khi phụ huynh cho bé mang bông tai. Khi đưa bé về, nếu thấy sợi chỉ này quá dài,  nên rút chỉ lại và cắt bớt để tránh trường hợp bé cáu bẳn, quơ tay và giật sợi chỉ này làm chảy máu tại lỗ tai vừa bấm. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý vệ sinh tai vừa được bấm của trẻ để tránh nhiễm trùng vết bấm.

Bác sĩ và y tá đang thực hiện xỏ chỉ lỗ tai cho bé sơ sinh

Lưu ý trong vệ sinh tai cho bé vừa xỏ khuyên tai

  1. Luôn rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào tai trẻ
  2. Trong khoảng thời gian 2 tuần kể từ lúc bấm tai, bé rất dễ bị nhiễm trùng nên mẹ cần hạn chế cho bé nghịch nước bẩn.
  3. Vệ sinh vết xỏ khuyên bằng nước muối Nacl 0,95 thấm vào bông lau xung quanh tai 1 lần/ ngày. Tuyệt đối không sử dụng cồn hay nước tẩy mạnh như oxy già.
  4. Trong một tuần đầu, không xoay chỉ vừa mới xỏ. Sau 1 tuần, xoay chỉ nhẹ nhàng mỗi khi vệ sinh tai cho trẻ bằng nước muối
  5. Khi vết xỏ đã lành hửng [6 tuần đến 6 tháng], có thể thay bằng khuyên tai cho trẻ, nên đeo các loại khuyên bằng thếp phẫu thuật không gỉ hoặc vàng, không đeo các loại khuyên tai khác dễ gây dị ứng
  6. Theo dõi tai trẻ hằng ngày và đến gặp bác sĩ khi phát hiện các dấu hiệu:
  • Đau và sưng kéo dài ngoài vị trí của lỗ xỏ khuyên tai
  • Chảy máu
  • Có dịch vàng hoặc một lớp màng bọc quanh lỗ xỏ khuyên tai
  • Sốt trên 38 độ C

Bấm lỗ tai khi còn nhỏ trẻ không có cảm giác đau đớn là mấy, tuy nhiên làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, yếu ớt nên phụ huynh cần chăm sóc cẩn thận để tránh gây ra nguy cơ nhiễm trùng cho bé./.

                                                                                                                         B.M

Với sự phát triển của xã hội hiện nay thì nhu cầu làm đẹp của con người, đặc biệt là đối với các bạn trẻ, ngày càng được chú trọng và quan tâm. Có rất nhiều cách thức và phương tiện làm đẹp khác nhau, bấm lỗ tai để đeo bông tai [khuyên tai] là một trong những cách thức làm đẹp này.

Ngoài dái tai [phần da vành tai không só sụn] là một vị trí bấm lỗ tai kinh điển, nhiều bạn trẻ ngày nay lại có sở thích bấm lỗ tai ở nhiều vị trí khác trên vành tai để tạo sự khác biệt hoặc thể hiện cá tính riêng của mình.

Giải phẫu vành tai

Tuy nhiên, những vị trí khác của vành tai đều chứa sụn bên trong, nên việc bấm lỗ tai ở những vị trí này đều phải bấm qua lớp sụn vành tai. Điều này dẫn đến nguy cơ viêm sụn vành tai rất cao nếu dụng cụ không được đảm bảo vô trùng và không được thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín. Hơn nữa, nguy cơ nhiễm các bệnh lây qua đường máu [viêm gan siêu vi B, HIV…] cũng có thể xảy ra khi dụng cụ bấm lỗ tai không được xử lý theo đúng quy định.

Viêm sụn vành tai do bấm lỗ tai

Theo một thống kê tại bệnh viện Tai Mũi Họng Thành Phố Hồ Chí Minh vào năm 2020, trong số 81 trường hợp viêm sụn vành tai phải nhập viện điều trị, có đến 62 trường hợp là do bấm lỗ tai [chiếm gần 80%]. Đa số các trường hợp bấm lỗ tai là các bạn trẻ trong độ tuổi từ 16 – 30, trong đó có 70% các trường hợp là nữ.

Hầu hết các trường hợp nhập viện do người bệnh đến khám muộn, bệnh đã tiến triển thành áp xe vành tai, phải rạch dẫn lưu mủ, thậm chí có khoảng 25% trường hợp sụn vành tai bị hoại tử do viêm, phải phẫu thuật để nạo vét sụn hoại tử. Điều này có thể dẫn tới nguy cơ vành tai bị biến dạng, co rút lại khi khỏi bệnh, gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp phải phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ lại vành tai sau đó.

Vì vậy, những ai muốn bấm lỗ tai để thỏa mãn nhu cầu làm đẹp hay thể hiện cá tính bản thân thì nên đến các cơ sở có uy tín để vừa được làm những điều mình thích và vừa đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, tránh được những nguy cơ viêm sụn vành tai và nhiễm các bệnh lây qua đường máu, cũng như là các di chứng của bệnh. Ngoài ra, khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm sụn vành tai [như đỏ da vành tai, sưng đau hoặc đọng ít mủ quanh lỗ bấm tai] thì nên đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa tai mũi họng để được thăm khám và xử trí kịp thời.

Khoa Tai-Tai thần kinh

Video liên quan

Chủ Đề